intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc cây sầu riêng

Chia sẻ: Kata_0 Kata_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

122
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giai đoạn cây cho trái ổn định: đối với cây có đường kính tán 5-6m đang phát triển bình thường có thể bón phân như sau: Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân gà hoai mục 20-30 kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liều lượng khuyến cáo) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức N: P: K: Mg (18: 11: 5: 3 hoặc 15: 15: 6: 4) với liều lượng 2-3 kg/cây. Cách pha trộn để được 2kg phân hỗn hợp có tỷ lệ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc cây sầu riêng

  1. Chăm sóc cây sầu riêng Giai đoạn cây cho trái ổn định: đối với cây có đường kính tán 5-6m đang phát triển bình thường có thể bón phân như sau: Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân gà hoai mục 20-30 kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liều lượng khuyến cáo) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức N: P: K: Mg (18: 11: 5: 3 hoặc 15: 15: 6: 4) với liều lượng 2-3 kg/cây. Cách pha trộn để được 2kg phân hỗn hợp có tỷ lệ N: P: K: Mg (18: 11: 5: 3) + Urea (46% N): 0,7 kg + Super lân (16,5% P2O5): 1,1 kg + K2SO4 (50% K2O): 0,15 kg. (150 g) + MgSO4 (99% MgO): 0,05 kg (50 g) và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết. Cách pha trộn để được 2 kg phân hỗn hợp có tỷ lệ N:P:K: Mg (15:15: 6: 4) + Urea ( 46% N): 0,46 kg
  2. + Super lân (16,5% P2O5): 1,31kg + K2SO4 (50% K2O): 0,17 kg (170 g) + MgSO4 (99% MgO): 0,06 kg (60 g) và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết. Lần 2: Trước ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N: P: K (10: 50: 17) với liều lượng 2-3kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng. Cách pha trộn để được 2 kg phân hỗn hợp có tỷ lệ N: P: K (10:50: 17). + Urea (46% N) :0,12 kg (120 g) + Super lân ( 16,5% P2O5): 1.70 kg + K2SO4 ( 50% K2O): 0.18 kg (184 g) và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết. Lần 3: Khi trái sầu riêng to bằng trái chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao theo công thức N: P: K: Mg (12: 12: 17: 2) với liều lượng 2-3 kg/cây. Cách pha trộn để được 2 kg phân hỗn hợp có tỷ lệ N:P:K: Mg (12:12: 17: 2)
  3. + Urea (46% N): 0,37 kg (370 g). + Super lân (16,5% P2O5): 1,10 kg (1.100 g). + K2SO4 (50% K2O): 0,5kg (500 g). + MgSO4 (99% K2O): 0,03 kg (30 g). theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết. Lần 4: Trước khi trái chín 01 tháng bón 2- 3kg phân N P K như NPK (16- 16-8) kết hợp với 1-1,5kg phân KNO3 để tăng chất lượng trái. Nên chú ý, đây là lần bón phân thứ 4 sau khi thu hoạch vụ trước và cũng là lần bón phân cuối cùng của vụ trái năm này, lần bón phân này không bón trễ hơn 1 tháng trứơc thu hoạch. Bởi vì bón như vậy, sẽ có nhiều nguy cơ làm giả m phẩ m chất trái như cơm trái bị sượng, bị nhão. Nhìn chung, đối với cây có đường kính tán 5-6m đang phát triển bình thường có thể bón: + Phân gà hoai mục: 20-30 kg/ cây/ năm (hoặc phân Humix, Dynamic lifter 5- 10kg/cây/năm). + Phân vô cơ NPK (theo công thức của từng giai đoạn như đã nêu ra ở trên) với liều lượng 2-3 kg/cây/ lần và 1-1,5kg phân KNO3.
  4. Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng kali cao để góp phần nâng cao năng suất phẩ m chất trái. Có thể phun phân bón lá làm 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau khi đậu trái. Vào thời gian này tránh phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao, vì sẽ kích thích cây ra lá mới cạnh tranh dinh dưỡng với trái đang phát triển, làm giảm phẩ m chất trái như: cơm trái bị sượng, bị nhão. . . cần ngăn ra lá non khi hoa nở để hoa đậu trái tốt và từ 20 ngày đến tuần thứ 10 sau khi hoa nở . Bởi vì, từ ngày thứ 20- 55 sau khi hoa nở, nếu ra đọt sẽ làm giảm số trái trên cây và làm tăng tỷ lệ trái méo mó. Có thể ngăn ra lá non để lá đã phát triển tập trung dinh dưỡng nuôi trái bằng cách phun xịt KNO3 300g/20 lít nước hoặc MKP (0-52-34) theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì . Gần đây, nhà vườn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long rất hay áp dụng Phân MKP (0- 52-34) theo khuyến cáo này để ngăn ra lá non giúp quá trình ra hoa tốt hơn và phẩ m chất trái cao hơn. Lưu ý: Không dùng Clor hoặc loại phân có Clor để bón cho cây sầu riêng, vì Clor có thể làm giảm phẩ m chất trái, khi lượng Clor tích lũy trong đất trong cây đạt đến ngưỡng gây hại. Đối với cây sầu riêng việc bón phân gà là rất cần thiết bởi vì phân gà có khả năng hạn chế sự phát triển của nấ m Phytophthora palmivora, một loại nấm bệnh
  5. rất nguy hiểm đối với cây sầu riêng, có thể thay bằng loại phân đã qua chế biến nhưng có nguồn gốc từ phân gà như: phân Humix, phân Dynamic lifter.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2