intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHÂM TÊ (Kỳ 2)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

120
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuẩn bị: - Thăm khám trước khi mổ như thường lệ. - Thầy thuốc ngoại khoa dự kiến cách mổ. - Người châm tìm hiểu người bệnh: châm thử để đánh giá mức độ đáp ứng. - Và người hồi sức cũng có kế hoạch cấp cứu khi cần. - Trước ngày mổ cần hội ý thống nhất phương án mổ, cách thức châm, cách thức phục vụ người bệnh trong và sau khi mổ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHÂM TÊ (Kỳ 2)

  1. CHÂM TÊ (Kỳ 2) B. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH MỘT CUỘC MỔ CHÂM TÊ 1. Chuẩn bị: - Thăm khám trước khi mổ như thường lệ. - Thầy thuốc ngoại khoa dự kiến cách mổ. - Người châm tìm hiểu người bệnh: châm thử để đánh giá mức độ đáp ứng. - Và người hồi sức cũng có kế hoạch cấp cứu khi cần. - Trước ngày mổ cần hội ý thống nhất phương án mổ, cách thức châm, cách thức phục vụ người bệnh trong và sau khi mổ. 2. Đưa bệnh nhân vào cuộc mổ:
  2. Đêm hôm trước cho bệnh nhân uống thuốc ngủ hoặc thuốc an thần. Khi đưa người bệnh vào phòng mổ, một mặt chuẩn bị tiêm truyền, đo áp huyết, lấy mạch, đo tần số hô hấp...; mặt khác bắt đầu châm kim theo phương án đã chuẩn bị. Sau 15 phút cho nửa liều thuốc tiền mê, tiếp tục vê kim hoặc thông điện đến phút thứ 25 hoặc 30 phút có thể bắt đầu mổ được (gần đến lúc mổ có thể tiêm thêm nửa liều tiền mê hoặc nếu gây được cảm giác đắc khí thật tốt và dự kiến bệnh nhân có thể qua được dễ dàng thì rạch da, cơ; nên dành thuốc tiền mê còn lại cho khi đang mổ). Trong khi mổ, mọi biến đổi về hô hấp, mạch, huyết áp và các biểu hiện sinh lý khác liên quan đến sức chịu đựng của người bệnh đều được theo dõi chu đáo. Việc truyền dịch, máu, điện giải... vẫn làm như trong mổ gây tê, mê thông thường. Nếu bệnh nhân không đau lắm không cần phải cho thuốc giảm đau. Khi qua các tổ chức, các vùng nhạy cảm như màng bụng, màng phổi, mạc treo ruột, màng xương, lân cận các vùng thần kinh hoặc các dây thần kinh lớn nên phong bế bằng một ít thuốc tê, vừa nâng tác dụng trấn đau của châm tê vừa giảm bớt cảm giác do đụng chạm, sờ mó để bệnh nhân bớt căng thẳng. Từ khi bắt đầu châm cho đến khi mổ xong, kíp mổ nên hướng dẫn người bệnh hít thở đều đặn và sâu dài cho thầy thuốc ngoại khoa dễ làm việc, cho châm tê phát huy tốt tác dụng. Người châm tê cũng cần chia sẻ với bệnh nhân nỗi băn khoăn hoặc sự lo sợ của họ khi bị đau, lau mồ hôi, cho nước thấm giọng và dịu dàng, thân thiết khích
  3. lệ họ. Ở những thì mổ ít đau, nên dừng vê kim hoặc dừng thông điện cho bệnh nhân nghỉ. 3. Chăm sóc sau khi mổ: Thường là đơn giản vì người bệnh tỉnh và không có tác dụng phụ của thuốc tê, mê. Tuy nhiên vẫn phải theo dõi chu đáo, đầy đủ, chú ý ảnh hưởng do thao tác châm tê gây nên như: tay chân căng tức, nặng như có hàng chục cân đè lên người (cảm giác này sẽ giảm và sẽ hết hẳn sau đó). C. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP CHÂM TÊ Ba yếu tố căn bản quyết định kết quả châm tê: 1. Công thức huyệt sử dụng: Cần chọn huyệt thích hợp. Huyệt được chọn phải liên quan mật thiết đến vùng mổ, phải dễ gây đắc khí (có cảm ứng mạnh), không ở vị trí trở ngại cho thao tác ngoại khoa và khi vê hoặc xoay kim không làm chảy máu. 2. Kỹ thuật châm tê:
  4. Cường độ và tần số kích thích phải phù hợp với từng người và từng thì mổ để người bệnh chịu được những thao tác của ngoại khoa. Cường độ và tần số quan hệ khăng khít với nhau để đảm bảo lượng kích thích nhất định (ví dụ: ở những thì mổ khẩn trương (rạch da, rạch màng bụng) hoặc khi thao tác gần bó mạch - thần kinh lớn, các đám rối thần kinh… nên cho tần số và cường độ cao). 3. Sự đáp ứng của người bệnh: - Đáp ứng về châm tê: nếu có đáp ứng kích thích của châm thì cảm giác tê nói chung xuất hiện từ các đầu chi, chỏm đầu và từ đó lan ra khắp mặt da toàn thân. - Đáp ứng về tinh thần kinh: nếu người bệnh có nghị lực tin tưởng vào sự sắp xếp của người thầy thuốc thì có thể xem như thuận lợi một phần. Có người bệnh ngủ sau khi tiền mê, lúc này trạng thái tinh thần ở vị trí thứ yếu, tác dụng của châm ở vị trí nổi bật. Khi kích thích vào huyệt người bệnh có thể tê nhiều hay tê ít hoặc không tê. Khi đã tê, nếu tin tưởng thì mức độ tê sẽ được giữ vững hoặc phát huy thêm, trái lại, nếu lo sợ thì độ tê sẽ giảm sút nhiều. Do đó, người bệnh qua được cuộc mổ không phải đơn thuần nhờ vào hiệu quả gây tê của châm mà còn chịu ảnh hưởng của trạng thái tinh thần của người bệnh biểu hiện trong quá trình mổ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2