intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về chứng Rối Loạn Tiền Đình (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

178
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'tìm hiểu về chứng rối loạn tiền đình (kỳ 2)', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về chứng Rối Loạn Tiền Đình (Kỳ 2)

  1. Tìm hiểu về chứng Rối Loạn Tiền Đình (Kỳ 2) C- Nguyên nhân Có rất nhiều nguyên nhân, một số chưa rõ, tuỳ theo triệu chứng. Một số nguyên nhân thường gặp như sau: 1. Viêm thần kinh sọ não số 8, nhánh tiền đình (vestibular neuritis). Đây là một tình trạng lành tính, hay tái phát thường do virus, hay gặp ở người trẻ tuổi hoặc trung niên. Lúc đầu có thể bị nôn, ói, rung giật nhãn cầu (nystagmus) về phía bên tai bị. Sau đó là nôn ói. Chứng nầy sẽ tự khỏi nhưng hay tái phát. Bệnh nhân không bị ù tai, mất thính giác (hearing loss).
  2. Xét Nghiệm: Ngoài việc khám lâm sàng thần kinh kỹ lưỡng nên làm thêm: caloric testing: nhỏ nước lạnh, ấm vào tai để kích thích phản ứng rung giật nhãn cầu (nystagmus), điện ký rung giật nhãn cầu (electronystagmography), chụp MRI tai và não để loại trừ các bệnh nặng như: u bướu, u thần kinh thính giác (acoustic neuroma) , nhồi máu thân não, tiểu não Điều trị: Thường do virus nên không có điều trị đặc hiệu. Thuốc trị chóng mặt : - Antivert (meclizine), các thuốc antihistamine khác, +Anticholinergic (scopolamine) - Tanganil (acetyl-DL-leucine)
  3. - Nootropyl (piracetam) - Serc (betahistine)… Những thuốc nêu trên chỉ có tính cách tham khảo, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 2. Chóng Mặt tư thế Lành Tính (Benign Paroxysmal Positional Vertigo) Đây cũng là một tình trạng lành tính, bệnh nhân chóng mặt khi ở một tư thế nào đó, ví dụ nằm nghiêng một bên, ngẩng đầu nhìn một vật gì đó. Nguyên nhân: thoái hoá một trong các bộ phận của hệ tiền đình, viêm tai giữa, chấn thương mê lộ , tắc nghẽn động mạch tiền đình.
  4. Điều trị: Tránh những tư thế gây chóng mặt, thuốc chống nôn ói, chóng mặt như trong phần 1. Nếu không khỏi thực hiện phẫu thuật thần kinh số 8. 3. Bệnh Meniere (Meniere’s disease) - Triệu chứng: chóng mặt nhiều, nôn ói, ù tai, cảm giác tai bị đầy - Nguyên nhân: Không rõ - Điều trị: thuốc chống nôn ói, chóng mặt như trong phần 1. D- Ai dễ bị chứng rối loạn tiền đình?
  5. Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng máy lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Vì ngồi nhiều trong phòng máy lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày gây co thắt động mạch cột sống, dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát nếu không được chú ý kỹ. E- Người mắc chứng rối loạn tiền đình cần lưu ý - Tập thể dục thường xuyên. - Ban đêm, để đèn ngủ sáng cho dễ quan sát sự vật chung quanh. - Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính. - Hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá. - Tránh tiếp xúc với các chất hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích, - Tránh quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh. - Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng. - Giảm căng thẳng, lo âu, hoảng hốt. - Tránh leo trèo cao.
  6. - Tránh đọc sách báo khi ngồi xe hơi. - Nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi cảm thấy chóng mặt. - Hợp tác với thầy thuốc để việc điều trị được tốt. F- Khi nào cần đi khám bệnh? Mặc dù chóng mặt ít khi là triệu chứng của một bệnh lý trầm trọng, nhưng nếu thấy xuất hiện một trong các triệu chứng sau đây thì nên đi bác sĩ để được khám và xác định nguyên nhân ngay: - Cơn nhức đầu đột ngột; - Sốt từ 38 độ C trở lên - Mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực - Giảm thính giác; - Mất định hướng không gian và thời gian; - Nói khó khăn; - Tay chân run rẩy, yếu; - Mất ý thức;
  7. - Cảm thấy lảo đảo, muốn té ngã;. - Cảm giác tê các đầu ngón chân, ngón tay; - Đau tức ngực hoặc nhịp tim nhanh hay chậm bất thường. Các triệu chứng và dấu hiệu đó có thể báo hiệu cho những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng. BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn (Tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu: Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, Mayo Clinics …
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2