intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán hình ảnh - X.Quang Viêm xương tủy

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

368
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là một bệnh tổn thương xương có nhiễm khuẩn. - Nguyên nhân: Chủ yếu hay gặp do tụ cầu vàng, ngoài ra có thể gặp do liên cầu, vi khuẩn Gram (-), Vi khuẩn Gram(+), Eccoli, Klebciella, phong, virut ... - Đường vào có thể trực tiếp (do gẫy xương hở), có thể là đường máu, qua ống nuôi xương. - Tuổi: Thường gặp ở người trẻ, đặc biệt là tuổi 15. - Giới: Tỷ lệ nam / nữ = 2/1 - Có thể gặp 30 - 40 % trong các bệnh nhân tiểu đường - Thường khu trú ở hành xương nơi có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán hình ảnh - X.Quang Viêm xương tủy

  1. Chẩn đoán hình ảnh X.Quang Viêm xương tủy - Là một bệnh tổn thương xương có nhiễm khuẩn. - Nguyên nhân: Chủ yếu hay gặp do tụ cầu vàng, ngoài ra có thể gặp do liên cầu, vi khuẩn Gram (-), Vi khuẩn Gram(+), Eccoli, Klebciella, phong, virut ... - Đường vào có thể trực tiếp (do gẫy xương hở), có thể là đường máu, qua ống nuôi xương. - Tuổi: Thường gặp ở người trẻ, đặc biệt là tuổi 15. - Giới: Tỷ lệ nam / nữ = 2/1 - Có thể gặp 30 - 40 % trong các bệnh nhân tiểu đường - Thường khu trú ở hành xương nơi có mạng mạch máu phong phú của đầu xương dài (gần gối xa khủy) - Trong viêm xương tủy, toàn thể các phần của xương như màng xương, vỏ xương, xương xốp, tủy xương đều bị tổn thương.
  2. - Lâm sàng và cận lâm sàng: + Viêm xương tủy cấp: Xuất hiện đột ngột bằng triệu chứng đau xương đau nhiều và khu trú trong một vùng, sốt, bạch cầu tăng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính. + Viêm xương tủy mãn tính: BN đau xương khu trú trong một vùng, có hội chứng nhiễm trùng. 1./ Chẩn đoán hình ảnh: a/ X.quang thường quy. - Thể điển hình có 4 dấu hiệu tổn thương. */ Loãng xương: Là dấu hiệu sớm của viêm xương tủy (biểu hiện mất vôi nhẹ, đường bờ không rõ). Vị trí: Thường ở vùng hành xương. */ Hình ổ mủ: Là hình khuyết sáng của ổ ap xe, có thể có 1 hoặc nhiều ổ, bên trong có thể có mảnh xương chết. */ Mảnh xương chết: Mảnh xương chết có đậm độ giảm hơn hặc bằng xương lành, Luôn nằm bên trong ổ mủ, chỉ có thể thấy rõ được sau 5 - 6 tháng. */ Hình đặc xương và phản ứng màng xương: Màng xương mờ đậm, bao quanh vùng tiêu xương, phản ứng màng xương xuất hiện có thể làm hẹp ống tủy hoặc phình to. Những hình ảnh đó còn có thể thấy ở bờ các vùng viêm xương mãn tính đã được phẫu thuật nạo vét và là bằng chứng cho sự lan rộng của tổn thương nhiễm trùng.
  3. b/ CT: Có giá trị đánh giá mảnh xương chết tốt hơn XQ, khi đã có mảnh xương chết được phép chẩn đoán xác định “cốt tủy viêm”. c./ Siêu âm: Siêu âm tìm ổ áp xe dưới màng xương ở trẻ em. 2./ Chẩn đoán giai đoạn: a/ Giai đoạn khởi phát. - Thường chưa thấy thay đổi trên xương, nếu có chỉ là mất vôi nhẹ và phản ứng màng xương nhẹ. b/ Giai đoạn toàn phát: (giai đoạn 3 - 5 tuần sau) - Xuất hiện hình tiêu xương, khuyết xương. Các vùng xương xốp sớm bị hơn vùng xương đặc. c/Giai đoạn muộn: (Sau điều trị) - Các tổn thương xương điển hình, đuờng bờ xương lồi lõm không đều. 3./ Các thể lâm sàng không điển hình. a/ Thể Abcess Brodie: - Thường gặp ở người lớn. - vị trí thường gặp là ở hành xương của các xương dài.
  4. - X.quang: Là ổ khuyết sáng, bờ dầy, không có mảnh xương chết bên trong. - Dễ chẩn đoán nhầm với U xương dạng xương. b./ Thể tiêu hủy: - Gặp ở xương ngắn, xương dẹt: Như xương sườn, xương chậu, xương sọ... - X.quang: Chủ yếu là hình ảnh tiêu xương, rất sáng, rõ. Không có mảnh xương chết bị đóng khung (theo Schinz, hình ảnh giống lao xương). - các dấu hiệu khác kín đáo. c/ Thể viêm xương tủy ở đầu xương: Mủ tràn vào ổ khớp, phá khớp. - Khe khớp rộng, có thể bị chật khớp. - Khi tổn thương ở khớp háng: Chỏm xương đùi có thể chui vào khung chậu. - Nếu được điều trị khỏi thì để lại di chứng: Đầu xương bị dẹt, trật khớp nhẹ, xương xốp bị đặc ở đầu xương. d/ Thể viêm xương tủy trẻ sơ sinh: - Xuất hiện ở nhiều xương, chủ yếu xương dài. - Chẩn đoán viêm xương tủy cho trẻ nhỏ sớm bằng siêu âm tìm hình ảnh áp xe dưới màng xương (là ổ dịch dưới màng xương).
  5. e/ Viêm xương tủy thể giả u: - Còn gọi là cốt tủy viêm xơ hóa, thường gặp ở những xương dài viêm mạn tính - Hình mọc thêm xương rất nhiều. - Dễ nhầm với u xương ác tính thể đặc xương. Cần theo dõi tiến triển và kết hợp lâm sàng, GPB. f/ Thể viêm xương tủy/ Bệnh nhân đái tháo đường: - Tổn thương là viêm xương dạng tiêu hủy. Thường gặp ở xương chi. 4./ Chẩn đoán phân biệt: a./ Thể điển hình cần chẩn đoán phân biệt: */Viêm xương do lao: - Có các thể loãng xương, đặc xương, dầy xương. Nhưng chủ yếu là loãng xương ở hành xương dài. */ Viêm xương do giang mai: Viêm sụn, dải sáng hành xương, lan tỏa đối xứng. */ U nguyên bào sụn: ở đầu xương dài, có thể ở xương gót, bả vai. Tổn thương khuyết xương ranh giới rõ, bờ đều hoặc không đều - Vùng không cản quang có nhiều hình lấm tấm vôi hóa, bờ viền nhiều vòng đậm, 50% trường hợp có phản ứng màng xương.
  6. */ U xơ không tạo xương: Phát hiện tình cờ ở hành xương có những vùng không cản quang hình bầu dục, trục lớn thẳng đứng. Có đường viền trong là các viền xơ, đường viền ngoài là lớp vỏ mỏng lồi. b/ Thể không điển hình: */ Thể Abcess Brodie: Cần chẩn đoán phân biệt với Saccom xương. - Không sốt, đau nhiều về đêm, dùng Aspirin thì đỡ đau. Gặp ở xương đùi, chầy, cột sống. */ Cốt tủy viêm thể giả u: Cần chẩn đoán phân biệt với Saccom Ewing: - Là tổn thương phá vỡ tủy xương, di căn khắp nơi như Xg sọ, Xg sườn, cột sống, Xg chậu. - Giai đoạn sớm trên phim có hình vệt sáng đi từ ống tủy lan ra thân xương và tổ chức đặc của xương. - Giai đoạn tiến triển đường viền xương không rõ, ống tủy rộng, có thể gẫy xương bệnh lý, đôi khi có thể có phản ứng màng xương bù đắp kiểu vỏ hành. */ Cốt tủy viêm thể tiêu hủy: Cần chẩn đoán phân biệt với di căn xương: Trên CĐHA giống nhau, chỉ dựa vào lâm sàng có sốt hay không sốt, và tổn thương nguyên phát. */ Di tích viêm xương tủy: Cần chẩn đoán phân biệt với Loạn sản xơ xương. Gặp ở nhiều xương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2