intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán và điều trị sốt ve mò ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: ViAphrodite2711 ViAphrodite2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sốt ve mò là bệnh sốt phát ban truyền nhiễm do Orientia Tsutsugamushi gây ra, lây truyền qua vết cắn của ấu trùng mò. Diễn biến của bệnh thay đổi từ những thể nhẹ, có thể tự giới hạn đến những trường hợp nặng, gây tử vong. Bài viết mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, kháng sinh và đáp ứng kháng sinh điều trị của bệnh sốt ve mò ở người lớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán và điều trị sốt ve mò ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br /> <br /> <br /> CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỐT VE MÒ<br /> Ở BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Trần Đăng Khoa*, Lê Bửu Châu*, Nguyễn Anh Tú**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Sốt ve mò là bệnh sốt phát ban truyền nhiễm do Orientia Tsutsugamushi gây ra, lây truyền qua vết<br /> cắn của ấu trùng mò. Diễn biến của bệnh thay đổi từ những thể nhẹ, có thể tự giới hạn đến những trường hợp<br /> nặng, gây tử vong. Những năm gần đây, sốt ve mò ngày càng phổ biến nhưng có rất ít nghiên cứu về bệnh này ở<br /> Việt Nam trong thế kỉ XXI.<br /> Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, kháng sinh và đáp ứng kháng sinh<br /> điều trị của bệnh sốt ve mò ở người lớn.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp bệnh nhân người lớn sốt kéo dài và có<br /> lâm sàng điển hình gồm: sốt, phát ban, vết loét, viêm hạch... được chẩn đoán sốt ve mò tại khoa Nhiễm B, Bệnh<br /> viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM từ năm 2013 đến năm 2014 sẽ được tư vấn tham gia vào nghiên cứu. Sau khi<br /> bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và thu tập các thông tin về tình hình<br /> tiếp xúc với ổ bệnh, xét nghiệm, biến chứng, kháng sinh điều trị và đánh giá đáp ứng điều trị.<br /> Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, có 76 trường hợpsốt ve mò được chẩn đoán và đồng ý tham gia<br /> nghiên cứu, tuổi trung bình là 40,7 ±5 tuổi; 48 (63,2%) trường hợp là nam giới, làm nông chiếm gần 50%<br /> dân. Hơn 2/3 số bệnh nhân đến nhập viện sau thời gian sốt 7-14 ngày, nhức đầu và đau nhức mình chiếm<br /> hơn 90%. Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất với gần 50% số ca bệnh. Vết loét được ghi nhận dưới<br /> rốn chiếm 60,5% với kích thước chủ yếu từ 0,5x1 cho đến 1x1 cm; 97,4% số ca chỉ có 1 vết loét. Bạch cầu<br /> máu trong giới hạn bình thường chiếm hơn 50%; tiểu cầu thấp chỉ chiếm 22,4%; đa phần có tăng men gan<br /> AST và ALT nhẹ. Trung bình của CRP và procalcitonin ở mức cao, gan lách to chiếm 23,2%. Hơn 50%<br /> được điều trị với Azithromycin đơn độc, Thời gian cắt sốt trung bình khi dùng kháng sinh Azithromycin<br /> hoặc Doxycycline đơn độc khoảng 48 giờ, so sánh giữa dùng Azithromycin đơn độc và Doxycycline đơn độc<br /> không khác nhau có ý nghĩa về thời gian cắt sốt trung bình (p>0,05).<br /> Kết luận: Sốt ve mò là bệnh nhiễm trùng khá phổ biển trong những năm gần đây, việc chẩn đoán bệnh chủ<br /> yếu dựa vào dịch tễ, lâm sàng với vết loét điển hình, còn cận lâm sàng chẩn đoán xác định chưa được quan tâm<br /> nhiều. Nghề nghiệp làm nông, nam giới chiếm đa số và đa phần bệnh nhân được điều trị muộn. Viêm phổi là biến<br /> chứng thường gặp nhất và chủ yếu là viêm phổi mô kẻ. Thời gian cắt sốt trung bình khi sử dụng kháng sinh<br /> Azithromycin hoặc Doxycyline đơn độckhác biệt không ý nghĩa, thời gian này khoảng 48 giờ.<br /> Từ khóa: Sốt ve mò, Orientia Tsutsugamushi, Azithromycin, Doxycycline.<br /> ABSTRACT<br /> DIAGNOSIS AND TREATMENT OF SCRUB TYPHUS ATHOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES<br /> IN HO CHI MINH CITY<br /> Tran Dang Khoa, Lê Buu Chau, Nguyen Anh Tu<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 1 – 2016: 354 - 358<br /> <br /> Background: Scrub typhusisan infectious disease caused by Orientia Tsutsugamushi, transmitted through<br /> the bite of chigger. Evolution of the disease can vary from mild, self-limited to severe cases, the patient die. In<br /> <br /> * Bộ môn Nhiễm ĐHYD TP.HCM ** Bộ môn Nhiễm ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.<br /> Tác giả liên lạc: Trần Đăng Khoa ĐT 01669008987, Email: drmikoha@gmail.com<br /> 354 Chuyên Đề Nội Khoa II<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> recent years, scrub typhus increasingly popular but no more researches on this disease in Vietnam.<br /> Objective: Describe the characterization epidemiological, clinical, laboratory, antibiotic and the responseof<br /> antibiotic of scrub typhus in adults.<br /> Methods: Prospective, descriptive study examining adult- hospitalized- patients, who were diagnosised<br /> scrub typhuswithfever, rash, ulcer, inflammation of lymph nodes... and were treated at Ward B in Hospital for<br /> Tropical diseases from 2013 to 2014.<br /> Results: A total of 76scrub typhus cases were enrolled. Mean age was 40.7 ± 5 years and male predominated<br /> (63.2%), over 50% of patients are farmers. More than 2/3 of patients hospitalized after 7-14 days duration of<br /> fever, headache and aches for more than 90%. Pneumonia is the most common complication, with nearly 50% of<br /> case. The ulcer was recorded below the navel occupies 60.5% primarily sizes from 0,5x1cm to1x1 cm. 97.4% of<br /> cases have only one ulcer. Leukemia count in blood is normal over 50%; low platelets accounted for only 22.4%;<br /> the mean of AST and ALT are high. Mean of CRP and procalcitoninare high and hepatomegaly and splenomegaly<br /> are 23.2%. Over 50% of cases were treated with Azithromycin alone, the mean of time afebrilebetween treated<br /> with Azithromycin or Doxycycline alone have no significant difference (p>0.05)<br /> Conclusion: Scrub typus is an infection disease fairly common in recent years, the diagnosis is mainly based<br /> on epidemiological, clinical with typical ulcers, while determined diagnosis don’t receive much attention.<br /> Farming, men make have high ratioand most of patients were treated late. Pneumonia is the most common<br /> complication and mostly interstitial pneumonia. The mean of time afebrilebetween treated with Azithromycin or<br /> Doxycycline alone have no significant difference, this time is about 48 hours.<br /> Keywords: Scrub typhus, Orientia Tsutsugamushi, Azithromycin, Doxycycline<br /> MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> Sốt ve mò là bệnh sốt phát ban truyền nhiễm Thiết kế nghiên cứu<br /> do Orientia Tsutsugamushi gây ra, lây truyền qua Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp.<br /> vết cắn của ấu trùng mò. Bệnh có đặc điểm lâm<br /> Dân số mẫu<br /> sàng là sốt kéo dài, có vết loét do côn trùng đốt,<br /> Bệnh nhân sốt ve mò nhập viện điều trị tại<br /> phát ban dạng sẩn và viêm hạch(5). Việt Nam<br /> BV BNĐ TP.HCM từ năm 2013 đến năm 2014.<br /> nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa<br /> nóng ẩm, phần lớn cư dân sống bằng nghề nông, Tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> là điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt ve mò phát Bệnh nhân được chẩn đoán sốt ve mò dựa<br /> triển. Diễn biến của bệnh thay đổi từ những thể vào đặc điểm lâm sàng và dịch tễ, nhập viện<br /> nhẹ, có thể tự giới hạn đến những trường hợp điều trị tại BV BNĐ TP.HCM từ năm 2013 đến<br /> nặng, gây tử vong. Tuy nhiên các ca sốt ve mò năm 2014.<br /> thường đến điều trị muộn do chủ quan, ngoài ra<br /> Địa điểm thực hiện<br /> việc người dân và nhân viên y tế chưa nhận thức<br /> Khoa Nhiễm B, BV BNĐ TP.HCM.<br /> được hết mối nguy hiểm của bệnh vì thế công<br /> tác phát hiện sớm ca bệnh còn hạn chế. Do đó Phương pháp thực hiện<br /> nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả đặc Bệnh nhân người lớn sốt kéo dài và có lâm<br /> điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kháng sinh điều trị sàng điển hình gồm: sốt, phát ban, vết loét, viêm<br /> và đáp ứng kháng sinh của bệnh sốt ve mò tại hạch... được chẩn đoán sốt ve mò sẽ được tư vấn<br /> BV Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh (BV BNĐ tham gia vào nghiên cứu. Sau khi bệnh nhân<br /> TP.HCM) hiện nay. đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được hỏi bệnh<br /> sử, khám lâm sàng và thu tập các thông tin về<br /> <br /> <br /> <br /> Bệnh Nhiễm 355<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br /> <br /> tình hình tiếp xúc với ổ bệnh, xét nghiệm biến gặp nhất là từ 20 đến 60 tuổi chiếm 82,9%. Hoạt<br /> chứng, kháng sinh điều trị và đánh giá đáp ứng động tiếp xúc ghi nhận chủ yếu là làm nông với<br /> điều trị. 48,6%; kế đến là đi núi, đi rừng để cắm trại, du<br /> Phân tích kết quả lịch hoặc săn bắt chiếm 25% (Bảng 1).<br /> <br /> Thu thập số liệu bằng mẫu bệnh án soạn sẵn. Đặc điểm lâm sàng:<br /> Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng (n=76)<br /> 16.0. Biến định tính được trình bày dưới dạng Đặc điểm Số ca (n) Tỉ lệ<br /> tần số và tỉ lệ phần trăm. Biến định lượng được Số ngày sốt trước nhập viện<br /> < 7 ngày 10 13,2<br /> trình bày dưới dang giá trị trung bình (TB) và độ<br /> 7 – 14 ngày 52 68,4<br /> lệch chuẩn (ĐLC) nếu có phân phối chuẩn hoặc 15-30 ngày 14 18,3<br /> trình bày dưới dạng giá trị trung vị (khoảng Sốt cao liên tục 63 82,9<br /> o<br /> IQR) nếu không phân phối chuẩn. Dùng phép Sốt ≥ 40 C 43 56,6<br /> kiểm Chi bình phương và Fisher’s exact để so Nhức đầu 70 92,1<br /> sánh tỷ lệ của một biến số định tính trong hai Đau nhức mình 70 92,1<br /> Hạch to 23 30,3<br /> nhóm khác nhau. Dùng phép kiểm t để so sánh<br /> trung bình của một biến số định lượng (phân Tiêu hóa 20 26,3<br /> phối chuẩn) trong hai nhóm khác nhau. Dùng Hô hấp 13 17,1<br /> phép kiểm Mann-Whitney để so sánh trung vị Phát ban 7 9,2<br /> của một biến số định lượng (không phân phối Biến chứng<br /> chuẩn) trong hai nhóm khác nhau. Giá trị p ≤ Viêm phổi 34 46,5<br /> 0,05 được xem như có ý nghĩa thống kê. Viêm màng não 1 1,3<br /> Bệnh nhân sốt ve mò thường đến bệnh viện<br /> KẾT QUẢ<br /> sau khi sốt 7-14 ngày (68,4%), biểu hiện nhức<br /> Đặc điểm dân số đầu và đau nhức mình là 2 triệu chứng thường<br /> Trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến hết gặp nhất của bệnh chiếm hơn 90%. Tình trạng<br /> năm 2014 có 76 trường hợp được chẩn đoán sốt sốt cao ≥ 40oC khi nhập viện chiếm hơn 50%, với<br /> ve mò đồng ý tham gia vào nghiên cứu tại Khoa đa số là sốt cao liên tục. Viêm phổi là biến chứng<br /> Nhiễm B, BV BNĐ TP.HCM. thường gặp nhất với gần 50% số ca bệnh dù biểu<br /> Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu được hiện hô háp chỉ chiếm 17,1%.<br /> trình bày theo bảng 1 như sau: Bảng 3. Đặc điểm vết loét (n=76)<br /> Đặc điểm Số ca (n) Tỉ lệ<br /> Bảng 1. Đặc điểm chung dân số nghiên cứu (n=76)<br /> Vị trí vết loét<br /> Đặc điểm Số ca (%) TB ± ĐLC<br /> Dưới rốn 46 60,5<br /> Tuổi 40,7 ± 5<br /> Từ rốn đến cổ 30 39,5<br /> Nam giới 48(63,2)<br /> Kích thước vết loét<br /> Nhóm tuổi<br /> 0,5 x 0,5 cm 11 14,5<br /> < 20 tuổi 04 (5,3)<br /> 0,5 x 1 cm 23 30,3<br /> Từ 20-60 tuổi 63 (82,9)<br /> 1 x 1 cm 28 36,8<br /> >60 tuổi 09 (11,8)<br /> >1x1 cm 14 18,4<br /> Hoạt động tiếp xúc<br /> Một vết loét 74 97,4<br /> Làm nông 37 (48,6)<br /> Làm vườn 10 (13,2) Gần 2/3 vị trí vết loét được ghi nhận dưới<br /> Leo núi, đi rừng... 19 (25,0) rốn với kích thước chủ yếu từ 0,5x1 cho đến 1x1<br /> Không xác định 10 (13,2) cm; và đa số bệnh nhân nghiên cứu chỉ có 1 vết<br /> Tuổi trung bình: 40,7 ± 5 tuổi, giới nam chiếm loét (97,4%); 2 vết loét chỉ chiếm 2,6% và không<br /> 63,2% gần gấp đôi giới nữ, nhóm tuổi thường ghi nhận trường hợp có 3 vết loét trở lên.<br /> <br /> <br /> 356 Chuyên Đề Nội Khoa II<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Đặc điểm cận lâm sàng lúc được chẩn đoán Azithromycin đơn độc và Doxycycline đơn độc<br /> sốt ve mò không khác nhau có ý nghĩa về thời gian cắt sốt<br /> Bảng 4. Đặc điểm cận lâm sàng lúc chẩn đoán trung bình (p>0,05).<br /> BÀN LUẬN<br /> Đặc điểm (n=76) Số ca (%) TB ± ĐLC<br /> 3<br /> Bạch cầu máu (/mm ) Trong thời gian lấy mẫu từ năm 2013 đến<br /> 4000 – 10.000 44 (57,9) năm 2014 có tất cả 76 trường hợp sốt ve mò được<br /> >10.000 29 (38,2)<br /> 3 chẩn đoán và điều trị tại khoa Nhiễm B, BV BNĐ<br /> Tiểu cầu 2 tuần, điều này có thể do<br /> Doxycycline 5 (6,6)<br /> đối tượng mắc bệnh thường là nông dân, hiểu<br /> Doxycycline + kháng sinh khác 7 (9,2)<br /> Thời gian cắt sốt (giờ)<br /> biết về bệnh ít nên chưa nhận thức được mối<br /> Azithromycin 43,17 ± 3,68 nguy hiểm của bệnh sốt ve mò khi điều trị trễ.<br /> Azithromycin + kháng sinh khác 84,9 ± 12,0 Biểu hiện bệnh giống với mô tả trong y văn<br /> Doxycycline 47,2 ± 11,3 trước đây, nhức đầu và đau nhức mình là 2 triệu<br /> Doxycycline + kháng sinh khác 52,8 ± 12,4<br /> chứng thường gặp nhất của bệnh chiếm hơn<br /> Trong 76 ca sốt ve mò tham gia nghiên cứu 90%, triệu chứng hạch to chỉ chiếm 30,3%, các<br /> có hơn 50% được điều trị với Azithromycin đơn triệu chứng khác về phát ban, tiêu hóa và hô hấp<br /> độc, và 6,6% điều trị với Doxycycline đơn độc, chiếm 9,2%, 17,1 và 26%; theo thứ tự(5). Tuy nhiên<br /> các kháng sinh khác phối hợp kèm theo là các triệu chứng này không phải là triệu chứng<br /> Ceftriaxone, Imipenem, Levofloxacin khi có biến đặc hiệu nên bệnh rất dễ bỏ sót nếu không ghi<br /> chứng đi kèm. Thời gian cắt sốt trung bình khi nhận dịch tễ liên quan và phát hiện vết loét do<br /> dùng kháng sinh Azithromycin hoặc ấu trùng mò cắn. Tình trạng sốt cao ≥ 40oC khi<br /> Doxycycline đơn độc khoảng 48 giờ, còn khi có nhập viện chiếm hơn 50%, với đa số là sốt cao<br /> biến chứng thì dài hơn, so sánh giữa dùng<br /> <br /> <br /> Bệnh Nhiễm 357<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br /> <br /> liên tục. Viêm phổi là biến chứng thường gặp Doxycycline đơn độc không khác nhau có ý<br /> nhất với gần 50% số ca bệnh dù biểu hiện hô hấp nghĩa về thời gian cắt sốt trung bình (p>0,05).<br /> chỉ chiếm 17,1%; và tổn thương chủ yếu là dạng Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ là nghiên cứu mô<br /> mô kẻ trên phim X-quang phổi (26%). Các kết tả hàng loạt ca nên chưa thể đánh giá so sánh<br /> quả này cũng phù hợp với một nghiên cứu ở Đài hiệu quả điều trị của 2 loại thuốc trên, cần có<br /> Loan với hạch to chiếm 33%, ho 24%, tiêu chảy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tiếp theo.<br /> 18%,viêm phổi 36%(6); hoặc nghiên cứu khác về KẾT LUẬN<br /> lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam với nhức đầu<br /> chiếm 100%, phát ban 35%(2,3). Gần 2/3 vị trí vết Sốt ve mò là bệnh nhiễm trùng khá phổ biển<br /> loét được ghi nhận dưới rốn với kích thước chủ trong những năm gần đây, việc chẩn đoán bệnh<br /> yếu từ 0,5x1 cho đến 1x1 cm; và đa số bệnh nhân chủ yếu dựa vào dịch tễ, lâm sàng với vết loét<br /> nghiên cứu chỉ có 1 vết loét (97,4%); 2 vết loét chỉ điển hình, còn cận lâm sàng chẩn đoán xác định<br /> chiếm 2,6% và không ghi nhận trường hợp có 3 chưa được quan tâm nhiều. Nghề nghiệp làm<br /> vết loét trở lên. nông, nam giới chiếm đa số và đa phần bệnh<br /> nhân được điều trị muộn. Viêm phổi là biến<br /> Cận lâm sàng của bệnh sốt ve mò đa phần<br /> chứng thường gặp nhất và chủ yếu là viêm phổi<br /> không đặc hiệu, bạch cầu máu trong giới hạn<br /> mô kẻ. Thời gian cắt sốt trung bình khi sử dụng<br /> bình thường chiếm hơn 50%; tiểu cầu thấp chỉ<br /> kháng sinh Azithromycin hoặc Doxycyline đơn<br /> chiếm 22,4%; đa phần có tăng men gan AST và<br /> độc khác biệt không ý nghĩa, thời gian này<br /> ALT nhẹ. Trung bình của CRP và procalcitonin ở<br /> khoảng 48 giờ.<br /> mức cao, gan lách to chỉ chiếm 23,2%. Một điều<br /> hạn chế của nghiên cứu này là không làm được TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> các xét nghiệm để chẩn đoán xác định sốt ve mò, 1. Althaf A, Sarosh Kumar K, et al (2008), “A study on scrub<br /> typhus in terytiary hospital”, KMI issue 4.<br /> cũng như xác định chủng Rickettsia lưu hành ở 2. Berman SJ, Kundin WD (1973), "Scrub typhus in South<br /> từng địa phương. Vietnam. A study of 87 cases".Ann Intern Med, 79 (1), pp. 26-<br /> 30.<br /> Hiện nay, kháng sinh điều trị sốt ve mò đã 3. Deller JJJr, Russell PK (1967), "An analysis of fevers of<br /> thay đổi khi Chloramphenicol không còn được unknown origin in American soldiers in Vietnam".Ann<br /> sử dụng rộng rãi như trước kia, Doxycycline và Intern Med, 66 (6), pp. 1129-43.<br /> 4. Liu YX, Feng D, Suo JJ, Xing YB, Liu G, et al (2009), "Clinical<br /> Azithromycin là 2 lựa chọn đầu tay để điều trị characteristics of the autumn-winter type scrub typhus cases<br /> sốt ve mò hiện tại(5. Trong 76 ca sốt ve mò tham in south of Shandong province, northern China".BMC Infect<br /> Dis, 9, pp. 82<br /> gia nghiên cứu có hơn 50% được điều trị với<br /> 5. Nguyễn Trần Chính (2008), "Bệnh sốt ve mò".Bệnh truyền<br /> Azithromycin đơn độc và 6,6% điều trị với nhiễm, pp. 364-371.<br /> Doxycycline đơn độc, các kháng sinh khác phối 6. Tsay RW, Chang FY (1998), "Serious complications in scrub<br /> typhus".J Microbiol Immunol Infect, 31 (4), pp. 240-4.<br /> hợp kèm theo là Ceftriaxone, Imipenem,<br /> Levofloxacin khi có biến chứng đi kèm. Thời<br /> gian cắt sốt trung bình khi dùng kháng sinh Ngày nhận bài báo: 27/11/2015<br /> Azithromycin hoặc Doxycycline đơn độc khoảng Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015<br /> 48 giờ, còn khi có biến chứng thì dài hơn, so sánh Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016<br /> giữa dùng Azithromycin đơn độc và<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 358 Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2