intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm sốt xuất huyết Dengue có sốc điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Vũng Tàu năm 2021-2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đặc điểm sốt xuất huyết Dengue có sốc điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Vũng Tàu năm 2021-2022 được nghiên cứu nhằm xác định một số đặc điểm của sốc sốt xuất huyết Dengue và sốc sốt xuất huyết Dengue nặng phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm sốt xuất huyết Dengue có sốc điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Vũng Tàu năm 2021-2022

  1. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 ĐẶC ĐIỂM SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CÓ SỐC ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN VŨNG TÀU NĂM 2021-2022 BSCK1. Phạm Đình Quý BS Lê Văn Phúc I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh lưu hành tại các nước nhiệt đới. - Việt Nam nằm trong nhóm các nước SXHD lưu hành cao. Trong những năm gần đây số mắc ngày càng tăng, đặc biệt năm 2022 sau khi dịch Covid 19 được cơ bản khống chế. - Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị SXHD, tổ chức các chương trình tập huấn ở tất cả các tuyến y tế nhưng còn nhiều ca SXHD nặng diễn biến phức tạp và dẫn đến tử vong. - Tại Bệnh viện Vũng Tàu, số trẻ SXHD nhập viện điều trị cũng có xu hướng tăng cao trong năm 2022: Năm 2018: 175 trẻ Năm 2019: 688 trẻ Năm 2020: 86 trẻ Năm 2021: 122 trẻ Năm 2022: 9 tháng đầu năm 863 trẻ - Số trẻ SXHD nhập viện tăng cao trong năm 2022 có khả năng số trẻ biến chứng nặng cũng tăng cao. SXHD nặng ở trẻ em chủ yếu là nhóm có sốc và là một trong các nguyên nhân dẫn tới tử vong. Sốc do tăng tính thấm thành mạch gây thoát huyết tương, không có điều trị đặc hiệu, theo dõi sát lâm sàng và điều trị truyền dịch hợp lý là yếu tố quyết định. - Tỉ lệ tử vong thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương tiện theo dõi điều trị và kinh nghiệm điều trị của bác sĩ lâm sàng. - Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu Đặc điểm sốt xuất huyết Dengue có sốc điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Vũng Tàu năm 2021-2022. Nhằm xác định một số đặc điểm của sốc SXHD và sốc SXHD nặng phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị SXHD. 1 Tác giả liên lạc: BSCK1: Phạm Đình Quý
  2. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu tổng quát - Xác định các yếu tố liên quan SXHD có sốc, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Vũng Tàu từ 01/01/2021 đến 30/9/2022. 2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố liên quan sốc SXHD và sốc SXHD nặng: tuổi, giới tính, ngày vào sốc, mức độ sốc, dư cân/béo phì. - Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị sốc SXHD và sốc SXHD nặng. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân sốc SXHD và sốc SXHD nặng theo tiêu chuẩn trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị SXHD của Bộ Y tế năm 2019 được điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Vũng Tàu từ 01/01/2021 đến 30/9/2022. 2. Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang 3. Xử lý số liệu Phần mềm SPSS 22 IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ 01/01/2021 đến 30/09/2022 có 183 trẻ SXHD có sốc theo tiêu chuẩn Bộ Y tế điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Vũng Tàu. 2 Tác giả liên lạc: BSCK1: Phạm Đình Quý
  3. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 1. Các yếu tố liên quan sốc SXHD và sốc SXHD nặng. Bảng 4.1: Phân bố theo tuổi và giới tính Sốc SXHD nặng Dân số chung (n=183) Sốc SXHD (n=162) Tuổi (n=21) Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng < 24 tháng 0 0 0 0 0 0 0 8 6 7 5 1 1 2-6 tuổi 4.4% 3.3% 7.7% 4.3% 3.1% 7.4% 4.8% 4.8% 9.6% 103 66 96 54 7 12 7-15 tuổi 56.3% 36.0% 92.3% 59.3% 33.3% 92.6% 33.3% 57.1% 90.4% Tổng 60.7% 39.3% 63.6% 36.4% 38.1% 61.9% So sánh P= 0.005 P= 0.001 P= 0.383 nam và nữ Trung bình 11.0 ± 2.9 11.500% 88.500% Sốc SXHD Sốc SXHD nặng Biểu đồ 4.1: Mức độ sốc 3 Tác giả liên lạc: BSCK1: Phạm Đình Quý
  4. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 60.00% 52.4… 47.600% 53.100% 50.00% 40.00% 28.600% 25.700% Tỉ lệ 30.00% 25.300% 14.800% 20.00% 14.800%14.200% 1.800% 4.800% 4.900% 10.00% 4.800% 5.00% 2.200% .00% Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Dân số chung Sốc SXHD Sốc SXHD nặng Biểu đồ 4.2: Ngày vào sốc Bảng 4.2: Dư cân/ béo phì Dân số chung Sốc SXHD Sốc SXHD nặng Đặc điểm dinh dưỡng (n= 183) (n= 162) (n= 21) Dư cân/ béo phì 38.8% 38.9% 38.1% Không dư cân/ béo phì 61.2% 61.1% 61.9% 2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng Bảng 4.3: Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng Dân số chung Sốc SXHD Sốc SXHD nặng Vào sốc còn sốt 14.8%% 16.6% 0% Xuất huyết da 2.7% 1.9% 9.5% Chảy máu răng/mũi 9.3% 8.6% 14.3% Gan to/đau vùng gan 55.2% 54.4% 61.9% Ói nhiều 27.9% 27.2% 33.3% Xuất huyết tiêu hóa 3.8% 4.3% 0% Suy hô hấp 19.7% 19.1% 23.8% 4 Tác giả liên lạc: BSCK1: Phạm Đình Quý
  5. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 3. Đặc điểm cận lâm sàng Bảng 4.4: Dung tích hồng cầu Dân số chung Sốc SXHD (n=162) Sốc SXHD nặng (n=21) < 35% 35-50% ≥ 50% < 35% 35-50% ≥ 50% < 35% 35-50% ≥ 50% 0 63.4% 36.6% 0 63% 37% 0 66.6% 33.4 47.9 ± 4.8 48.3 ± 3.5 47.9 ± 4.7 P= 0.063 Bảng 4.5: Tiểu cầu Sốc SXHD Sốc SXHD nặng 5000- 5000-
  6. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 4. Đặc điểm điều trị Bảng 4.8: Đặc điểm điều trị Đặc điểm Kết quả Tổng lượng dịch truyền trung bình (ml/kg) 137.7 ± 34.2 Lượng cao phân tử (CPT) trung bình (ml/kg) 84.5 ± 46.1 24-36 86.3% 12% Thời gian truyền dịch (giờ) > 48 1.7% Trung bình 29.0 ± 6.0 Tỉ lệ dùng cao phân tử ở bệnh nhân sốc SXHD 50.8% Tỉ lệ thành công khi chuyển từ dịch CPT sang 35.5% dịch tinh thể Tái sốc 14.2% Sốc kéo dài 0 Quá tải 0 Thở NCPAP 13.6% Bảng 4.9: So sánh sốc SXHD và sốc SXHD nặng Đặc điểm Sốc SXHD Sốc SXHD nặng P Tổng dịch truyền trung bình 134.9 ± 33.9 158.9 ± 29.0 0.585 Lượng cao phân tử trung bình 80.4 ± 46.3 98.38 ± 43.4 0.981 Thời gian truyền dịch 28.5 ± 5.9 33.0 ± 4.8 0.417 Tái sốc 13.6% 19% 0.206 Tỉ lệ thành công khi chuyển từ 35.6% 35% 0.962 dịch CPT sang dịch tinh thể Thở NCPAP 12.3% 23.8% 0.011 V. BÀN LUẬN 1. Các yếu tố liên quan sốc SXHD và sốc SXHD nặng. - Phân bố theo tuổi và giới tính: + Nhóm dân số chung: 92.3% số trẻ ở nhóm tuổi 7-15, không có trẻ nhũ nhi. Tuổi trung bình 11.0 ± 2.9. Trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ có ý nghĩa thống kê (p=0.005). + Nhóm sốc SXHD: 92.6% số trẻ ở nhóm tuổi 7-15, trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ có ý nghĩa thống kê (p= 0.001) + Nhóm sốc SXHD nặng: 90.4% số trẻ ở nhóm tuổi 7-15, trẻ nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0.383) 6 Tác giả liên lạc: BSCK1: Phạm Đình Quý
  7. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 - Mức độ sốc: 88.5% là sốc SXHD, sốc SXHD nặng có tỉ lệ 11.5%. - Ngày vào sốc: + Nhóm dân số chung: ngày vào sốc thường là ngày thứ 4,5,6 của bệnh, trong đó ngày thứ 5 có tỉ lệ 52.4%, ngày thứ 4 có tỉ lệ 25.7%. Đặc biệt có 4.9% trẻ vào sốc ngày thứ 7 của bệnh. + Ở nhóm sốc SXHD và nhóm sốc SXHD nặng có tỉ lệ tương tự. - Dư cân/béo phì: + Nhóm dân số chung có tỉ lệ dư cân/béo phì khá cao: 38.8%. + Nhóm sốc SXHD và nhóm sốc SXHD nặng có tỉ lệ tương tự. Tỉ lệ trẻ dư cân/béo phì khá cao gây khó khăn hơn trong quá trình điều trị bệnh nhi SXHD có sốc. Theo nghiên cứu của Lý Tố Khanh và cộng sự bệnh nhân béo phì có khả năng tái sốc gấp 2.8 lần bệnh nhân không béo phì [2]. 2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng - Nhóm dân số chung: + Có 14.8% số trẻ lúc vào sốc còn sốt, thấp hơn với nghiên cứu của Văn Thị Cẩm Thanh và cộng sự [3] là 28%. Theo Văn Thị Cẩm Thanh và cộng sự thì sốt lúc sốc là yếu tố liên quan đến tái sốc, sốc kéo dài, xuất huyết nặng và tử vong. + Biểu hiện xuất huyết: xuất huyết da 2.7%, chảy máu nướu răng/mũi 9.3%, xuất huyết tiêu hóa 3.8%. + Gan to/đau vùng gan gặp với tỉ lệ 55.2% và ói nhiều là 27.9%. Như vậy tại Bệnh viện Vũng Tàu dấu hiệu chuyển độ trên lâm sàng gặp với tỉ lệ không cao khiến cho việc phát hiện sớm bệnh nhân chuyển nặng khó khăn hơn. + Có 19.7% trẻ có biến chứng suy hô hấp trong quá trình truyền dịch chống sốc. Thấp hơn so với nghiên cứu của Võ Duy Minh và cộng sự [5] là 40%. - Nhóm sốc SXHD và nhóm sốc SXHD nặng có tỉ lệ triệu chứng lâm sàng tương tự. 3. Đặc điểm cận lâm sàng - Dung tích hồng cầu: + Nhóm dân số chung: dung tích hồng cầu (HCT) trung bình khi vào sốc là 47.9% ± 4.7%, tương đương với nghiên cứu của Phạm Thị Kiều Trang và cộng sự (2019) [4] là 48.9%, cũng tương đương nghiên cứu của Văn Thị Cẩm Thanh và cộng 7 Tác giả liên lạc: BSCK1: Phạm Đình Quý
  8. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 sự (2018) [3] là 48.7%. Trong đó trẻ có HCT 35%-50% là 63.4%, không có trẻ vào sốc mà HCT < 35%. + Nhóm sốc SXHD và sốc SXHD nặng có tỉ lệ tương tự. + Không có sự khác biệt giữa nhóm sốc SXHD và sốc SXHD nặng (p= 0.063). Tương tự như nghiên cứu của Võ Duy Minh và cộng sự [5]. - Số lượng tiểu cầu chủ yếu giảm ở mức trung bình (5000-50000): Nhóm sốc SXHD là 80.2% và nhóm sốc SXHD nặng là 100%. Nhóm sốc SXHD nặng có số lượng tiểu cầu thấp hơn nhóm sốc SXHD có ý nghĩa thống kê (p=0.03). - Chức năng đông máu: + Nhóm dân số chung: 1.7% trẻ TQ ≥ 20 giây, 8.4% trẻ TCK ≥ 60 giây và có 1.7% trẻ fibrinogen
  9. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 - Không có trẻ quá tải dịch. - Không có trẻ sốc kéo dài. - Có 13.6% trẻ suy hô hấp đòi hỏi hỗ trợ hô hấp áp lực dương. - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tổng lượng dịch truyền giữa nhóm sốc SXHD và nhóm sốc SXHD nặng (P= 0.585). Khác nghiên cứu của Phạm Thị Kiều trang và cộng sự [4]. - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê lượng dịch CPT giữa nhóm sốc SXHD và nhóm sốc SXHD nặng (P= 0.981). Khác nghiên cứu của Phạm Thị Kiều trang và cộng sự [4]. - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thời gian truyền dịch giữa nhóm sốc SXHD và nhóm sốc SXHD nặng (P= 0.417). Tương tự nghiên cứu của Phạm Thị Kiều Trang và cộng sự [4]. - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tỉ lệ tái sốc giữa nhóm sốc SXHD và nhóm sốc SXHD nặng (P= 0.206). Tương tự nghiên cứu của Phạm Thị Kiều trang và cộng sự [4]. - Nhóm sốc SXHD nặng có tỉ lệ thở NCPAP cao hơn nhóm sốc SXHD (P= 0.011). VI. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 183 trẻ SXHD có sốc điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Vũng Tàu từ 01/01/2021 đến 30/9/2022 chúng tôi nhận thấy: - Độ tuổi thường gặp là 7-15 tuổi, trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ - Ngày vào sốc thường là ngày 4 và 5. - Tỉ lệ trẻ béo phì 38.8%. - Tỉ lệ trẻ sốc SXHD nặng chiếm tỉ lệ thấp: 11.5%. - Đa số không tổn thương gan hoặc tổn thương gan nhẹ. - Dung tích hồng cầu khi vào sốc trung bình là 47.9% và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm sốc SXHD và sốc SXHD nặng. - Về điều trị: + 50.8% số trẻ sốc SXHD phải dùng CPT. + Không có sự khác biệt về: Tổng lượng dịch truyền, lượng cao phân tử, thời gian truyền dịch, tỉ lệ tái sốc giữa nhóm sốcSXHD và nhóm sốc SXHD nặng. 9 Tác giả liên lạc: BSCK1: Phạm Đình Quý
  10. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 + Nhóm sốc SXHD nặng có tỉ lệ thở NCPAP cao hơn nhóm sốc SXHD. + Tỉ lệ tái sốc 14.2% + Tỉ lệ thành công khi chuyển từ CPT sang dịch tinh thể là thấp. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết dengue Bộ Y Tế năm 2019 2. Lý Tố Khanh, Nguyễn Thanh Hùng, Bùi Quốc Thắng (2009), “Các yếu tố liên quan đến tái sốc trong sốc sốt xuất huyết dengue tại bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2007 -2008”, Y học TP. Hồ Chí Minh, PB tập 13 số 1, tr 200-206. 3. Văn Thị Cẩm Thanh, Đoàn Thị Ngọc Diệp (2018), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết dengue nặng có sốc tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2015 đến 31/12/2016”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 22 số 4, tr 95-102. 4. Phạm Thị Kiều Trang, Nguyễn Trọng nghĩa, Trần Diệp Tuấn, Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2019), “Sốc sốt xuất huyết dengue tại bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai” Y học TP. Hồ Chí Minh, PB tập 23 số 4, tr 93-98. 5. Võ Duy Minh, Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2021), “Đặc điểm lâm sang và điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 2019-2020” Tạp chí y học Việt Nam, tập 509 số 1, tr 374-377 10 Tác giả liên lạc: BSCK1: Phạm Đình Quý
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2