intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán và điều trị tổn thương tạng rỗng trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2010-2015

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm nhận xét đặc điểm tổn thương tạng rỗng (TTTR) do chấn thương và kết quả điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2010 - 2015. Đối tượng và phương pháp: hồi cứu, mô tả lâm sàng trên 85 bệnh nhân (BN) TTTR được phẫu thuật trong thời gian nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán và điều trị tổn thương tạng rỗng trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2010-2015

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TỔN THƢƠNG TẠNG RỖNG<br /> TRONG CHẤN THƢƠNG BỤNG KÍN<br /> TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 GIAI ĐOẠN 2010 - 2015<br /> Đặng Việt Dũng*; Lê Thanh Sơn*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nhận xét đặc điểm tổn thương tạng rỗng (TTTR) do chấn thương và kết quả điều<br /> trị tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2010 - 2015. Đối tượng và phương pháp: hồi cứu, mô tả<br /> lâm sàng trên 85 bệnh nhân (BN) TTTR được phẫu thuật trong thời gian nghiên cứu. Kết quả:<br /> tuổi trung bình 33,45 ± 11,32, nam 85,02%. Nguyên nhân do tai nạn giao thông 77,37%; tổn<br /> thương tiểu tràng 65,88%; đại tràng 29,7%; tá tràng 8,2%; bàng quang 8,2%, dạ dày 3,5%;<br /> TTTR đơn thuần 63,5%; tổn thương kết hợp 36,5%.<br /> - Triệu chứng khi vào viện: 22,35% có sốc; 76,4% có hội chứng nhiễm trùng; 92,94% có<br /> phản ứng cơ thành bụng; 48,07 có co cứng cơ thành bụng ở 1 vùng hoặc toàn bộ ổ bụng;<br /> 63,52% có cảm ứng phúc mạc; 82,7% siêu âm thấy dịch ổ bụng; X quang thấy liềm hơi dưới<br /> vòm hoành 29,03%.<br /> - Xử trí: khâu phục hồi tổn thương 81,17%; cắt đoạn ruột 7,05%; làm hậu môn nhân tạo 11,7%.<br /> - Kết quả chung: tốt 77,64%; trung bình 16,47%; xấu 5,88%; tử vong 2,3%. Ngày nằm điều<br /> trị trung bình 12,54 ± 6,7 ngày. Biến chứng nhiễm khuẩn thường gặp, trong đó nhiễm khuẩn vết<br /> mổ 12,94%.<br /> Kết luận: TTTR trong chấn thương bụng kín (CTBK) thường do tai nạn giao thông, hình thái<br /> tổn thương và xử trí đa dạng. Biến chứng sau mổ thường liên quan tới nhiễm trùng.<br /> * Từ khóa: Tổn thương tạng rỗng; Chấn thương bụng kín.<br /> <br /> Diagnosis and Treatment of Traumatic Bowel at 103 Hospital from<br /> 2010 to 2015<br /> Summary<br /> Objective: To review diagnosis and treatment of traumatic bowel at the 103 Hospital from<br /> 2010 to 2015. Subjects and methods: Clinical description and retrospective study on 85<br /> traumatic bowel patients who undergone operation. Results: Average age 33.45 ± 11.32, male:<br /> 84.045%, traffic accident causes: 77.37%. Injury at small intestinal, colon, duodenum, bladder<br /> and stomach accounted for 65.88%; 29.7%; 8.2%; 8.2% and 3.5%, respectively. Bowel injury<br /> alone: 63.5%, combined injury: 36.5%.<br /> Clinical symptoms: Shock: 22.35%; infection syndrome: 76.4%; muscle abdominal wall reaction:<br /> 92.94%; rigidity: 48.07%; rebound tenderness: 63.52%. Free fluid abdominal ultrasound: 82.7%;<br /> pneumoperitoneal sight in plain X ray film: 29.03%. Surgical methods: sewing bowel: 81.17%,<br /> partial resection: 7.05%, colostomy: 11.7%. Treatment results: good 77.64%; moderate 16.47%,<br /> bad 5.88%, average postoperative hospital stay: 15.54 ± 9.98 days. Infectiuos complication was<br /> common with related wound accounted for 12.94%.<br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Lê Thanh Sơn (ltson103@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 20/07/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/11/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 04/12/2015<br /> <br /> 161<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> Conclusions: Bowel injury in traumatic abdomen was often caused by traffic accident. Grade<br /> of injury and surgical treatment were variable. Infection often related to postoperative<br /> complications.<br /> * Key words: Bowel injury; Traumatic abdomen.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Chấn thương bụng kín<br /> ngoại khoa thường gặp, có<br /> gia tăng trong những năm<br /> Nguyên nhân chủ yếu do<br /> thông, tai nạn sinh hoạt,<br /> động...<br /> <br /> là cấp cứu<br /> chiều hướng<br /> gần đây [2].<br /> tai nạn giao<br /> tai nạn lao<br /> <br /> TTTR chiếm 22 - 48% các tạng bị tổn<br /> thương trong chấn thương bụng kín [4].<br /> Việc chẩn đoán chính xác tổn thương<br /> trong CTBK gặp không ít khó khăn, nhất<br /> là khi nạn nhân trong tình trạng đa chấn<br /> thương, với nhiều tổn thương phối hợp<br /> khác như chấn thương sọ não, vỡ khung<br /> chậu... làm lu mờ các triệu chứng tổn<br /> thương của ổ bụng nên có thể bị bỏ sót,<br /> hoặc xử trí muộn [6, 9].<br /> Những năm gần đây, nhờ các phương<br /> tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại như<br /> siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, đặc biệt là<br /> việc áp dụng siêu âm bụng chẩn đoán tại<br /> phòng cấp cứu ngày càng trở nên phổ<br /> biến tại nhiều trung tâm trên thế giới cũng<br /> như tại Việt Nam [1, 5, 8, 10]. Việc áp<br /> dụng nội soi trong chẩn đoán và xử trí tổn<br /> thương tạng nói chung, tạng rỗng nói<br /> riêng do CTBK bước đầu đạt kết quả tốt,<br /> giúp giảm tỷ lệ mổ thăm dò, biến chứng<br /> và rút ngắn thời gian điều trị [3]. Điều trị<br /> CTBK có TTTR đơn thuần được nêu<br /> thành những nguyên tắc kinh điển, tuy<br /> nhiên còn nhiều trường hợp rất khó khăn,<br /> việc điều trị tổn thương nặng tá tràng còn<br /> nhiều vấn đề phức tạp, tỷ lệ biến chứng<br /> 162<br /> <br /> và tử vong cao, nhất là khi xử trí thì đầu<br /> thất bại [2, 6]. Để góp phần làm rõ thêm<br /> về tình hình TTTR được thu dung và kết<br /> quả điều trị tại Bệnh viện Quân y 103, báo<br /> cáo này nhằm mục tiêu: Nhận xét đặc<br /> điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán<br /> và đánh giá kết quả điều trị TTTR trong<br /> CTBK tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn<br /> 2010 - 2015.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 85 BN bị CTBK có TTTR được thu dung<br /> và điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y<br /> 103 từ tháng 1 - 2010 đến 4 - 2015.<br /> Tiêu chuẩn lựa chọn: có CTBK, TTTR<br /> đơn thuần hoặc kết hợp các tạng khác<br /> trong hay ngoài ổ bụng; được phẫu thuật<br /> xử trí TTTR trong thời gian nghiên cứu.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang.<br /> * Nội dung nghiên cứu:<br /> - Đặc điểm chung về BN: giới, tuổi.<br /> - Đặc điểm về chấn thương: nguyên<br /> nhân, cơ chế, thời gian từ khi chấn<br /> thương đến khi vào viện và phẫu thuật,<br /> tổn thương các tạng ngoài ổ bụng.<br /> - Triệu chứng lâm sàng: toàn thân: sốc,<br /> nhiễm khuẩn.<br /> Bụng: xây xát da thành bụng, bụng<br /> trướng, co cứng thành bụng, phản ứng<br /> thành bụng, gõ đục vùng thấp, gõ mất<br /> vùng đục trước gan...<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> - Cận lâm sàng: công thức máu, siêu<br /> âm ổ bụng, X quang ổ bụng không chuẩn<br /> bị, chọc dò ổ bụng xác định tính chất dịch<br /> trong ổ bụng, nội soi chẩn đoán (nếu có).<br /> - Chỉ định phẫu thuật khi:<br /> + Lâm sàng: có hội chứng viêm phúc<br /> mạc.<br /> + Cận lâm sàng: X quang: có liềm khí<br /> dưới cơ hoành; siêu âm và chọc dò ổ<br /> bụng thấy dịch viêm phúc mạc.<br /> - Đánh giá tổn thương đại thể trong mổ:<br /> + Tình trạng ổ bụng: dịch, giả mạc, bã<br /> thức ăn, máu, nước tiểu, phân, khí.<br /> + Hình thái tổn thương tạng: số tạng<br /> tổn thương, mức độ tổn thương.<br /> - Các phương pháp phẫu thuật:<br /> - Đánh giá kết quả điều trị: thời gian<br /> điều trị; kết quả: tốt, trung bình, xấu; tai<br /> biến, biến chứng và tử vong.<br /> * Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br /> 15.0 và MS Excel 8.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm chung.<br /> Tuổi trung bình: 33,45 ± 11,32 (từ 15 72 tuổi); 20 - 30 tuổi: 45,3%; nam<br /> 85,02%.<br /> 2. Đặc điểm về chấn thƣơng.<br /> Tai nạn giao thông là nguyên nhân<br /> hàng đầu, chiếm tỷ lệ 77,37%, phù hợp<br /> với nghiên cứu của Lê Tư Hoàng, Phạm<br /> Văn Lai [3, 4].<br /> Cơ chế chấn thương: trực tiếp:<br /> 67,52%; gián tiếp: 10,15%; không rõ:<br /> 22,33%.<br /> Thời gian từ khi tai nạn đến khi nhập<br /> viện: < 6 giờ: 69,1%; > 24 giờ: 4,52%.<br /> <br /> Thời gian từ khi nhập viện đến khi<br /> được mổ: < 6 giờ: 65,72%; 6 - < 12 giờ:<br /> 16,91%; 12 - < 24 giờ: 15,84%; > 24 giờ:<br /> 1,53%.<br /> 3. Tri u chứng l m sàng.<br /> * Sốc:<br /> 22,35% (19 BN) trong đó 17 BN sốc đa<br /> chấn thương (20%) với những tổn thương<br /> phối hợp gồm: sọ não 5 BN; lồng ngực<br /> 5 BN; gãy chi 7 BN; gãy khung chậu:<br /> 4 BN; chảy máu trong: 10 BN. Kết quả<br /> trên phù hợp với đánh giá của Nguyễn<br /> Tấn Cường: chấn thương bụng có kết hợp<br /> gãy chi thể 10,14%; chấn thương ngực<br /> kín 7,25% [2].<br /> * Hội chứng nhiễm tr ng:<br /> Trên lâm sàng có biểu hiện sốt, môi<br /> khô, lưỡi bẩn gặp 65 BN (76,4%). Biểu<br /> hiện bụng viêm phúc mạc tới 85,5%, phù<br /> hợp với số BN có bạch cầu tăng > 10 G/L<br /> là 79,6%.<br /> BN có hội chứng nhiễm trùng rõ chủ<br /> yếu là BN đến muộn sau 24 giờ.<br /> * Triệu chứng về tình trạng bụng:<br /> Đau bụng là triệu chứng thường gặp<br /> nhất sau CTBK (79 BN = 92,94%); phù<br /> hợp với khi thăm khám có phản ứng cơ<br /> thành bụng (79 BN = 92,94%); co cứng<br /> cơ thành bụng (25 BN = 48,07%); cảm<br /> ứng phúc mạc (54 BN = 63,52%);<br /> nôn: 22 BN (25,88%); bí trung, đại tiện:<br /> 29 BN (34,11%); trướng bụng: 35 BN<br /> (41,17%); xây xát da bụng: 33 BN<br /> (38,82%); mất vùng đục trước gan:<br /> 3 BN (3,5%); gõ đục vùng thấp: 17 BN<br /> (20%); bí tiểu: 8 BN (9,41%); tiểu máu:<br /> 11 BN (12,94%).<br /> 163<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> 4. Tri u chứng cận l m sàng.<br /> * Xét nghiệm máu:<br /> Bảng 1: Số lượng hồng cầu, hemoglobin (Hb) và hematocrit (Hct).<br /> Hồng cầu T/l)<br /> <br /> Hb (g/l)<br /> <br /> Hct ( % )<br /> <br /> < 2,5<br /> <br /> 2,5 - 3,5<br /> <br /> > 3,5<br /> <br /> < 80<br /> <br /> 80 - 120<br /> <br /> > 120<br /> <br /> < 25<br /> <br /> 25 - 35<br /> <br /> > 35<br /> <br /> n<br /> <br /> 3<br /> <br /> 10<br /> <br /> 72<br /> <br /> 4<br /> <br /> 27<br /> <br /> 54<br /> <br /> 6<br /> <br /> 25<br /> <br /> 54<br /> <br /> %<br /> <br /> 3,50<br /> <br /> 11,76<br /> <br /> 84,7<br /> <br /> 4,7<br /> <br /> 31,7<br /> <br /> 63,5<br /> <br /> 7,05<br /> <br /> 29,4<br /> <br /> 63,5<br /> <br /> 13 BN hồng cầu < 3,5 T/L, đây là những BN có kết hợp gãy xương đùi, xương<br /> chậu, chảy máu trong ổ bụng.<br /> * Hình ảnh X quang:<br /> Kết quả X quang bụng không chuẩn bị:<br /> hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành là triệu<br /> chứng đặc hiệu với TTTR khi CTBK. Tuy<br /> nhiên, triệu chứng này không thường<br /> xuyên gặp với tỷ lệ 29,03% (18 BN) được<br /> chụp X quang ổ bụng, có thể liên quan tới<br /> số BN được nhập viện sớm trước 6 giờ là<br /> 69,1%; không thấy bất thường: 44 BN<br /> (70,9%).<br /> * Siêu âm bụng:<br /> 75/85 BN (88,2%) được siêu âm chẩn<br /> đoán CTBK, đây là một lợi thế quan trọng<br /> nhờ trang bị máy siêu âm tại Khoa Ngoại<br /> Bụng và Hồi sức Cấp cứu của Bệnh viện<br /> Quân y 103. Hình ảnh thường gặp nhất là<br /> dịch ổ bụng (62 BN = 82,7%), tiếp theo là<br /> trướng hơi các quai ruột (16 BN =<br /> 21,33%); chỉ 10 BN (11,7%) không thấy<br /> bất thường khi tiến hành siêu âm bụng.<br /> * Chọc dò ổ bụng:<br /> Có máu không đông: 12 BN (18,4%);<br /> dịch tiêu hóa: 45 BN (69,2%); nước tiểu:<br /> 1 BN (1,5%); không thấy bất thường:<br /> 7 BN (10,7%).<br /> 65 BN (76,4%) được chọc dò ổ bụng<br /> dưới hướng dẫn của siêu âm bụng.<br /> 69,2% trong số này có dịch tiêu hóa;<br /> 164<br /> <br /> chỉ 10,7% không phát hiện tổn thương bất<br /> thường. Kết quả này phù hợp với nghiên<br /> cứu của Trịnh Thanh Mai nhận định về<br /> vai trò của siêu âm chẩn đoán và hướng<br /> dẫn thủ thuật chẩn đoán bằng siêu âm đối<br /> với CTBK [5].<br /> * Nội soi chẩn đoán:<br /> 5 BN trên lâm sàng có hội chứng viêm<br /> phúc mạc rõ sau 9 giờ bị chấn thương,<br /> nhưng siêu âm, X quang, chọc dò không<br /> phát hiện tổn thương, nội soi chẩn đoán<br /> thấy 2 BN thủng sau đại tràng, 3 BN thủng<br /> hỗng tràng được bít lại. Lê Tư Hoàng<br /> (2006) cũng khẳng định giá trị chẩn đoán<br /> và xử trí TTTR do CTBK khi lâm sàng<br /> không điển hình [3].<br /> 5. Tổn thƣơng trong mổ.<br /> * Tình trạng ổ bụng:<br /> Dịch, giả mạc: 79 BN (92,94%); máu:<br /> 15 BN (17,64%); dịch mật: 1 BN (1,1%);<br /> nước tiểu: 5 BN (5,8%); bã thức ăn, phân:<br /> 10 BN (11,76%).<br /> * Tổn thương kết hợp:<br /> TTTR đơn thuần: 54 BN (63,5%); TTTR +<br /> cơ quan ngoài ổ bụng: 21 BN (24,7%);<br /> TTTR + tạng đặc trong ổ bụng: 7 BN<br /> (8,3%); TTTR + tạng đặc trong ổ bụng +<br /> cơ quan ngoài ổ bụng: 3 BN (3,5%).<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> Bảng 2: Tổn thương giải phẫu bệnh đại thể.<br /> T ng<br /> Dạ dày<br /> <br /> Tá tràng<br /> <br /> Tiểu tràng<br /> <br /> Đại tràng<br /> <br /> Bàng quang<br /> Túi mật<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3,5<br /> <br /> 7<br /> <br /> 56<br /> <br /> 25<br /> <br /> 7<br /> 1<br /> <br /> 8,2<br /> <br /> 65,88<br /> <br /> 29,7<br /> <br /> 8,2<br /> 1,1<br /> <br /> Giải phẫu b nh<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Rách thanh mạc cơ<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> Thủng<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,1<br /> <br /> Độ I<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> Độ II<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3,5<br /> <br /> Độ III<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> Hỗng tràng<br /> <br /> 23<br /> <br /> 27,05<br /> <br /> Hồi tràng<br /> <br /> 22<br /> <br /> 25,88<br /> <br /> Cả hồi tràng + hỗng tràng<br /> <br /> 11<br /> <br /> 12,94<br /> <br /> Độ I<br /> <br /> 20<br /> <br /> 23,5<br /> <br /> Độ IV<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3,5<br /> <br /> Độ V<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,3<br /> <br /> Độ III<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3,5<br /> <br /> Độ IV<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4,7<br /> <br /> Rách túi mật<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,1<br /> <br /> Tạng tổn thương nhiều nhất là tiểu<br /> tràng (65,88%) với 11 BN (12,94%) thủng<br /> ở cả hồi tràng và hỗng tràng, tiếp theo là<br /> đại tràng (29,7%).<br /> <br /> tiếp theo là làm hậu môn nhân tạo (10 BN =<br /> 11,7%); khâu bàng quang + dẫn lưu trên<br /> xương mu (7 BN = 8,2%) và cắt đoạn<br /> ruột, khâu nối (6 BN = 7,05%).<br /> <br /> Tổn thương tá tràng ít gặp với 7 BN<br /> (8,2%), nhưng phần lớn là tổn thương<br /> mức độ nặng, kèm theo tổn thương kết<br /> hợp ở dạ dày và tụy. Cơ chế tổn thương<br /> ở cả 7 BN là do chấn thương trực tiếp<br /> vào vùng thượng vị, trong đó chỉ 3 BN<br /> trước mổ nghĩ tới có tổn thương tá tràng<br /> vì cơ chế chấn thương trực tiếp vùng<br /> thượng vị và bệnh cảnh viêm phúc mạc<br /> xuất hiện muộn sau 12 giờ, 5 BN tổn<br /> thương tại đoạn 3 tá tràng (ngay trước<br /> cột sống).<br /> <br /> - Đại tràng: 14 BN tổn thương đơn<br /> giản - rách thanh mạc cơ, được khâu<br /> phục hồi đại tràng. 11 BN tổn thương<br /> nặng: 1 BN cắt nửa đại tràng phải nối hồi đại tràng kiểu Quénu, 10 BN làm hậu môn<br /> nhân tạo.<br /> <br /> 6. Các phƣơng pháp ử lý tổn thƣơng.<br /> - Phương pháp khâu phục hồi các vị trí<br /> tổn thương là chủ yếu (69 BN = 81,17%);<br /> <br /> - Tá tràng:<br /> + 2 BN độ I được khâu thanh mạc cơ<br /> đơn thuần.<br /> + 3 BN tổn thương tá tràng độ III: 1 BN<br /> độ II dẫn lưu lỗ thủng ra ngoài + nối vị<br /> tràng có miệng nối Braun, 2 BN được<br /> khâu lỗ thủng tá tràng + nối vị tràng và<br /> giảm áp tá tràng qua sonde dạ dày đặt<br /> sâu xuống đoạn III của tá tràng. Cả 3 đều<br /> được dẫn lưu túi mật giảm áp.<br /> 165<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1