intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường - BSNT. Lê Võ Hoài Thương

Chia sẻ: ViChaeyoung ViChaeyoung | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:57

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường trình bày các nội dung chính sau: Chẩn đoán tăng huyết áp và đái tháo đường theo ESC 2018 và ADA 2020; Chẩn đoán tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân đái tháo đường; Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường dựa trên tổn thương cơ quan đích. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường - BSNT. Lê Võ Hoài Thương

  1. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ  TĂNG HUYẾT ÁP  Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Học viên BSNT: Lê Võ Hoài Thương Giáo sư hướng dẫn: Gs. Ts. Bs Nguyễn Hải Thủy
  2. NỘI DUNG  1. ĐẶT VẤN ĐỀ  2. CHẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG  THEO ESC 2018 VÀ ADA 2020  3. CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH Ở BỆNH  NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG  4. ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO  ĐƯỜNG DỰA TRÊN TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ  Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa phức tạp đặc trưng bởi sự gia tăng bất thường của mức đường huyết - tăng đường huyết.  Điều này xảy ra khi: (1) tế bào β tuyến tụy không tiết ra đủ lượng insulin để duy trì đường huyết và/ hoặc khi (2) có sự đề kháng với hoạt động của insulin.  Tỷ lệ ĐTĐ đã tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây (Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế [IDF]), bệnh lý này là một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới. Năm 2015, trên toàn thế giới có 415 triệu người lớn (độ tuổi 20­79)  tương đương 1 trong 11 người lớn đang sống với bệnh đái tháo đường trong. Dự  kiến, đến năm 2040, đái tháo đường gia tăng 55% với khoảng 642 triệu bệnh  nhân so với năm 2015. .  *Federation I D. Diabetes Atlas, 2006.
  4. ĐẶT VẤN ĐỀ  Việt Nam, năm 2015 có 3,5 triệu người mắc bệnh theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040.  Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế.
  5. ĐẶT VẤN ĐỀ  Theo CDC Hoa Kỳ ước tính bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến 30,3  triệu người ở Hoa Kỳ và 73,6% cá nhân từ 18 tuổi trở lên mắc đái tháo  đường bị tăng huyết áp*.   Tăng huyết áp là một trong những nguy cơ tim mạch phổ biến nhất ở bệnh  nhân đái tháo đường và là nguyên nhân của 75% các ca tử vong  do tim  mạch ở những bệnh nhân này.  Đái tháo đường và tăng huyết áp có mối quan hệ hai chiều**.   Kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường làm giảm đáng kể tỉ  lệ mắc và tử vong do các biến chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ. *Centers for Disease Control and Prevention, (2017), "National Diabetes Statistics Report", Atlanta, pp. **Perreault L, Pan Q A v, (2007), "Exploring residual risk for diabetes and microvascular disease in the Diabetes Prevention Program Outcomes Study", Diabet Med, pp. 1747-1755.
  6. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TĂNG HUYẾT ÁP  (ESC 2018)  Tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm  trương ≥ 90 mmHg, đo tại phòng khám*. Các ngưỡng huyết áp áp dụng để chẩn đoán tăng huyết áp theo cách đo *European Society of Cardiology, (2018), "Definition of hypertension", pp. 3030.
  7. TĂNG HUYẾT ÁP Cách đo: • Nghỉ ngơi trong vòng 5-10 phút trước khi đo huyết áp. • Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ. • Bệnh nhân được đo ở tư thế ngồi, đặt chân trên sàn và tay đỡ ngang tim. • Xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả hơi với tốc độ 2-3mmHg/ nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff) • Không nói chuyện khi đang đo huyết áp. • Lần đo đầu tiên, bệnh nhân được đo huyết áp ở cả hai cánh tay, lấy chỉ số huyết áp ở tay cao hơn.
  8. TĂNG HUYẾT ÁP  Huyết áp nên được đo mỗi lần khám lâm sàng định kỳ bởi một  cá nhân đã được đào tạo.   Thay đổi huyết áp và mạch theo tư thế có thể là bằng chứng  của bệnh lý thần kinh tự động, do đó cần phải điều chỉnh mục  tiêu huyết áp. Đo huyết áp tư thế nên được thực hiện trong lần  thăm khám đầu tiên và khi có chỉ định.  Cần bắt mạch các bệnh nhân tăng huyết áp để xác định nhịp  tim và xem có loạn nhịp như rung nhĩ khi nghỉ.  Tự theo dõi huyết áp tại nhà và theo dõi huyết áp lưu động 24  giờ có thể cung cấp bằng chứng về tăng huyết áp áo choàng  trắng, tăng huyết áp ẩn dấu hoặc sự khác biệt giữa huyết áp  American Diabetes Association, (2020), "Hypertension/ Blood pressure control", Diabetes Care, pp.s112. phòng khám và huyết áp “thực”.
  9. Phân tầng nguy cơ tim mạch *European Society of Cardiology, (2018), "Importance of hypertension mediated organ damage in refining cardiovascular risk assessment in  hypertensive patients", pp. 3033­3034.
  10. Sơ đồ khám đo chẩn đoán tăng huyết áp
  11. *European Society of Cardiology, (2018), "Confirming the diagnosis of hypertension”pp. 3038­ 3039.
  12. Định nghĩa và phân độ tăng huyết áp theo mức huyết áp đo tại phòng khám (mmHg) *European Society of Cardiology, (2018), " Definition, classification, and epidemiological aspects of hypertension pp. 3030.
  13. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (ADA 2020)  Nồng độ Glucose huyết tương lúc đói  (G°) ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) (đói  có nghĩa là trong vòng 8 giờ không được cung cấp đường) * (1).   HOẶC  Nồng độ Glucose huyết tương hai giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp  glucose bằng đường uống (OGTT) ≥ 200mg/dl (11,1 mmol/l). Nghiệm  pháp dung nạp glucose phải được thực hiện theo đúng mô hình của Tổ  chức Y tế thế giới, sử dụng 75g glucose hòa trong nước. * (2) American diabetes association, (2020), “Diagnosis test for diabetes”, p15­17.
  14. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (ADA 2020) HOẶC  HbA1c ≥ 6,5% (48mmol/mol), thực hiện tại các phòng xét nghiệm được  chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. * (3)   HOẶC  Nồng độ Glucose huyết tương bất kỳ trong ngày ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l), kèm theo các triệu chứng lâm sàng điển hình của hội chứng tăng glucose  máu.  Ghi chú: * Tăng glucose máu không rõ ràng, cần phải lặp lại xét nghiệm.  Nếu không có triệu chứng lâm sàng điển hình của hội chứng tăng glucose  máu, các xét nghiệm (1), (2), (3) ở trên cần lặp lại lần 2 để xác định chẩn  đoán. American diabetes association, (2020), “Diagnosis test for diabetes”, p15­17.
  15. CƠ QUAN ĐÍCH: TIM RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG  Là tổn thương sớm nhất ở bệnh nhân có bệnh cơ tim ĐTĐ trước khi bị rối loạn chức năng tâm thu, trung bình 8 năm sau khởi phát ĐTĐ và rối loạn chức năng tâm thu thường là 18 năm.  Thường không có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ nhàng, không thể phân biệt được RLCNTTr với RLCNTT nếu chỉ dựa vào bệnh sử, lâm sàng, điện tim và Xquang tim phổi.
  16. CƠ QUAN ĐÍCH: TIM RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG  Đánh giá rối loạn chức năng tâm trương thông qua các dạng bất thường  của dòng đổ đầy thất trái bằng siêu âm Doppler tim được mô tả qua 3 giai  đoạn: • Giai đoạn 1: Rối loạn sự giãn tâm trương thất trái đơn thuần (độ đàn hồi  còn bình thường), vận tốc sóng E thấp, A cao, E/A 150ms. • Giai đoạn 2: Rối loạn sự giãn tâm trương và độ đàn hồi thất trái tạo ra  dạng “giả bình thường”: 1 
  17. CƠ QUAN ĐÍCH: TIM RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG  Trên bệnh nhân ĐTĐ, chỉ số khối cơ thất trái (LVMI) trong giới hạn bệnh lý có thể gây RLCNTr khi khảo sát Doppler tim mà trên lâm sàng không phát hiện bất cứ một biểu hiện tim mạch nào khác.  Theo khuyến cáo của Hội siêm âm tim Hoa Kỳ (ASE 2015) đánh giá dày thất trái khi LVMI > 115 (g/cm2) đối với nam và LVMI > 95 (g/cm2) đối với nữ. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hải Thủy, Nguyễn Anh Vũ và cs (2008). Liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ tim mạch với bất thường điện tâm đồ, siêu  âm tim ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học trong Hội nghị ĐTĐ, Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa Miền Trung lần  thứ 6 (15­16/9/2008). Y học thực hành – Bộ Y tế., trang 949­964. American society asociation, 2015, “Cardiac chamber quantification in adults”.
  18. CƠ QUAN ĐÍCH: TIM RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÂM THU  Rối loạn chức năng tâm thu (RLCNTTTT) ở bệnh nhân ĐTĐ thường chỉ xảy ra khi bị mất một số lượng tế bào cơ tim đáng kể sau NMCT cấp.  Bệnh nhân ĐTĐ thường có nguy cơ cao về tử vong và tỷ lệ tử vong tại bệnh viện do suy tim so với người không bị ĐTĐ do sự bất thường chức năng thất trái tại vùng cơ tim không bị nhồi máu kèm với giảm toàn bộ hoặc từng phần về phân suất tống máu.  Siêu âm M-mode: được sử dụng để tính phân suất co cơ thất trái (FS), phân suất tống máu (EF). • Phân suất co cơ: FS (Bình thường 28 – 45%) • Phân suất tống máu EF (Bình thường 55 – 80%) Nguyễn Anh Vũ, (2008), Siêu âm tim từ cơ bản đến nâng cao, NXB Đại học Huế, tr. 169-174.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2