intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán và điều trị ung thư ống tai ngoài tại Bệnh viện Tai Mũi Họng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị của các phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư ống tai ngoài tại Bệnh viện Tai Mũi Họng từ năm 2019 đến 2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán và điều trị ung thư ống tai ngoài tại Bệnh viện Tai Mũi Họng

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ỐNG TAI NGOÀI TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG Dương Thanh Hồng1 , Nguyễn Quốc Huy2 TÓM TẮT 6 SUMMARY Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc DIAGNOSIS AND TREATMENT OF điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu EXTERNAL EAR CANAL CANCER AT quả điều trị của các phương pháp chẩn đoán và THE ENT HOSPITAL điều trị ung thư ống tai ngoài tại Bệnh viện Tai Objective: This study aims to describe the Mũi Họng từ năm 2019 đến 2021. clinical and paraclinical characteristics and Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: evaluate the effectiveness of diagnostic and Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả hồi cứu kết treatment methods for external ear canal cancer hợp tiến cứu trên 37 bệnh nhân được chẩn đoán at the ENT Hospital from 2019 to 2021. ung thư ống tai ngoài. Các bệnh nhân này được Subjects and methods: We conducted a chẩn đoán dựa trên kết quả lâm sàng, hình ảnh retrospective and prospective study on 37 học và giải phẫu bệnh. Các phương pháp điều trị patients diagnosed with external ear canal cancer. bao gồm phẫu thuật và/ hoặc xạ trị. These patients were diagnosed based on clinical Kết quả: Trong tổng số 37 bệnh nhân, tuổi imaging and histopathological results. Treatment trung bình là 55,1 ± 12,97 tuổi, với 59,5% là nam methods included surgery and/or radiation và 40,5% là nữ. Đặc điểm lâm sàng phổ biến bao therapy. gồm đau tai (80 - 85%), viêm tai giữa (40 - 75%), Results: Among 37 patients, the average age và mất thính lực (45 - 80%). Tỷ lệ sống sau 1 was 55,1 ± 12,97 years, with 59,5% being male năm là 97,3% và sau 2 năm là 60%. and 40,5% female. Common clinical Kết luận: Điều trị ung thư ống tai ngoài hiệu characteristics included ear pain (80 - 85%), quả đòi hỏi sự phối hợp đa mô thức giữa phẫu otitis media (40 - 75%), and hearing loss (45 - thuật và xạ trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ 80%). The 1-year survival rate was 97,3%, and sống còn khả quan đối với các trường hợp được the 2-year survival rate was 60%. chẩn đoán và điều trị sớm. Conclusion: Effective treatment of external Từ khóa: Ung thư ống tai ngoài, ung thư ear canal cancer requires a multimodal approach, xương thái dương. combining surgery and radiation therapy. The study results indicate a favorable survival rate for cases diagnosed and treated early. 1 Trưởng Khoa Tai – Tai thần kinh, Bệnh viện Tai Keywords: External ear canal cancer, Mũi Họng temporal bone cancer. 2 Bệnh viện Tai Mũi Họng Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Quốc Huy I. ĐẶT VẤN ĐỀ Email: drnghuy@gmail.com Ung thư ống tai ngoài là một loại ung thư Ngày nhận bài: 05/9/2024 hiếm gặp, chiếm dưới 2% các khối u ở vùng Ngày phản biện: 11/9/2024 đầu cổ. Chẩn đoán và điều trị bệnh này đặc Ngày chấp nhận đăng: 03/10/2024 39
  2. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 biệt khó khăn do cấu trúc giải phẫu phức tạp III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU và khả năng xâm lấn rộng của khối u vào các 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên mô xung quanh. Tại Việt Nam, đặc biệt là ở cứu Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí 3.1.1. Tổng số bệnh nhân: Nghiên cứu Minh (TP. HCM), việc nghiên cứu về ung bao gồm 37 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư ống tai ngoài còn hạn chế. Nghiên cứu thư ống tai ngoài tại Bệnh viện Tai Mũi này được tiến hành nhằm mô tả chi tiết đặc Họng TP. HCM từ tháng 01/2019 đến tháng điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá 12/2021. hiệu quả điều trị ung thư ống tai ngoài. 3.1.2. Độ tuổi: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 55,1 ± 12,97 tuổi, với khoảng II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tuổi từ 32 đến 86 tuổi. Nhóm tuổi 40 - 60 2.1. Thiết kế nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,6%, tiếp theo là Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu, nhóm trên 60 tuổi chiếm 37,9%, và nhóm từ mô tả hàng loạt ca. 20 - 40 tuổi chiếm 13,5%. Không có bệnh 2.2. Đối tượng nghiên cứu nhân nào dưới 20 tuổi. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư ống 3.1.3. Giới tính: Tỷ lệ giới tính là 22 nam tai ngoài tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. (59,5%) và 15 nữ (40,5%), với tỷ lệ nam:nữ HCM. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng là 1,5:1, cho thấy tỷ lệ mắc ung thư ống tai 01/2019 đến tháng 12/2021 có 37 bệnh nhân ngoài ở nam cao hơn nữ. đã được chẩn đoán và điều trị. 3.1.4. Nơi cư trú: Bệnh nhân cư trú tại Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân có kết Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 35,1%, trong quả giải phẫu bệnh khẳng định ung thư ống khi 64,9% đến từ các tỉnh khác, phản ánh khả tai ngoài, có chỉ định phẫu thuật, và có hồ sơ năng tiếp cận điều trị tại cơ sở chuyên khoa ở bệnh án đầy đủ. thành phố. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không 3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm đồng ý phẫu thuật hoặc thiếu dữ liệu hồ sơ. sàng của mẫu nghiên cứu 2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.1. Triệu chứng lâm sàng: Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án bao Đau tai là triệu chứng phổ biến nhất, gồm: Tuổi, giới, triệu chứng lâm sàng, kết được ghi nhận ở 85% bệnh nhân. Viêm tai quả chẩn đoán hình ảnh (CT, MRI), kết quả giữa được quan sát ở 73% bệnh nhân, mất thính lực ở 77%, chảy máu tai ở 22%, và liệt giải phẫu bệnh. mặt ở 25%. Phân loại giai đoạn bệnh theo hệ thống Thời gian trung bình từ khi xuất hiện TNM của Đại học Pittsburgh. triệu chứng đến khi được chẩn đoán là 4 2.4. Phương pháp điều trị tháng, với phạm vi từ 01 đến 12 tháng. Hầu Phẫu thuật: Bao gồm cắt mặt ngoài hết bệnh nhân (81,1%) được chẩn đoán trong xương thái dương, cắt bán phần hoặc toàn vòng 6 tháng từ khi xuất hiện triệu chứng, phần xương thái dương tùy thuộc vào giai cho thấy khả năng tiếp cận điều trị nhanh đoạn bệnh. chóng tại bệnh viện. Xạ trị: Áp dụng cho các trường hợp giai 3.2.2. Phân độ TNM: đoạn T3, T4 hoặc khi có chỉ định bổ sung sau a. Phân độ TNM của khối u: phẫu thuật. • Phân độ T: 40
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Phân độ T Tần số (n) Tỉ lệ % Tổng T1 2 5.4% 18.9% T2 5 13.5% T3 7 18.9% 81.1% T4 23 62.2% Tổng cộng 37 100% Với 37 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, 18.9%, 13.5%, 5.4%. Phân độ T1 chiếm tỉ lệ phân độ T4 chiếm tỉ lớn nhất với 62.2%, thấp nhất. Nếu tính gộp chung phân độ T3, nhiều hơn rất nhiều so 3 giai đoạn còn lại. T4 lại chiếm tỉ lệ đến 81.1%. Phân độ T3, T2, T1 lần lượt chiếm tỉ lệ • Phân độ N: Phân độ N Tần số (n) Tỉ lệ % N0 31 83.8% N1 6 16.2% Tổng cộng 37 100% Tỉ lệ hạch cổ trong ung thư ống tai ngoài ghi nhận được với N0 chiếm tỉ lệ 83.8%, ghi nhận có hạch N1 chiếm tỉ lệ 16.2%. • Phân độ M: Chưa ghi nhận di căn xa, tất cả các trường hợp đều phân độ M0 (100%). b. Phân độ giai đoạn bệnh ung thư ống tai ngoài: Phân độ giai đoạn Tần số (n) Tỉ lệ % Giai đoạn 1 2 5.4% Giai đoạn 2 5 13.5% Giai đoạn 3 6 16.2 Giai đoạn 4 24 64.9% Tổng cộng 37 100% Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn u. Kết quả cho thấy 45,9% bệnh nhân có khối bệnh ung thư ống tai ngoài có 24 bệnh nhân u xâm lấn vào xương chũm, 54,1% có khối u giai đoạn 4, chiếm tỉ lệ lớn nhất với 64.9%; lan vào tai giữa. 20% bệnh nhân có khối u tiếp theo giai đoạn 3 chiếm tỉ lệ 16.2%. Hai xâm lấn đến màng não. giai đoạn 2 và giai đoạn 1 của bệnh chiếm tỉ - Đặc điểm hình ảnh học CT- Scan của lệ ít nhất với 13.5% và 5.4%. mẫu nghiên cứu: 3.2.3. Cận lâm sàng Khảo sát biên u theo các thành của ống a. Chẩn đoán hình ảnh tai và các hướng xâm lấn trên CT- Scan. • CT Scan: Được thực hiện trên tất cả 37 - Giới hạn trước của khối u trên Ct-Scan: bệnh nhân để đánh giá mức độ xâm lấn khối Giới hạn trước của khối u Tần số (n) Tỉ lệ % Chưa hủy xương thành trước 13 35.1% Hủy chưa hết 8 21.6% Hủy hết bề dày thành trước 5 13.5% 41
  4. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 Xâm lấn bao khớp 2 5.4% Hủy lồi cầu xương hàm 3 8.1% Xâm lấn tuyến mang tai 3 8.1% Xâm lấn 2 vị trí trở lên: Khớp thái dương hàm - tuyến mang tai 3 8.1% Tổng cộng 37 100% Nhận xét: Trên Ctsan, khối u chưa hủy xương thành trước ống tai chiếm tỉ lệ lớn nhất 35.1%, kế đến là hủy một phần xương thành trước ống tai chiếm 21.6%. Khối u xâm lấm bao khớp chiếm 5.4%, hủy lồi cầu xương hàm dưới và xâm lấn tuyến mang tai chiếm 8.1%. - Giới hạn dưới của khối u trên Ct-Scan: Giới hạn dưới của khối u Tần số (n) Tỉ lệ % Chưa hủy xương thành dưới ống tai 24 64.9% Hủy xương thành dưới ống tai 11 29.7% Xâm lấm vùng vịnh cảnh 2 5.4% Tổng cộng 37 100% Nhận xét: Khối u chưa hủy xương thành dưới ống tai chiếm tỉ lệ cao nhất với 64.9%, hủy xương thành dưới ống tai chiếm 29.7%, xâm động tĩnh mạch ở vịnh cảnh chiếm 5.4% - Giới hạn sau của khối u trên Ct-Scan: Giới hạn sau của khối u Tần số (n) Tỉ lệ % Chưa hủy xương thành sau ống tai 14 62.2% Hủy 1 phần thành sau ống tai 2 5.4% Xâm nhập hố chũm 11 29.7% Bộc lộ xoang tĩnh mạch sigma 1 2.7% Tổng cộng 37 100% Nhận xét: Khối u chưa hủy xương thành sau ống tai chiếm tỉ lệ cao nhất với 62.2%, thấp nhất là bộ lộ xoang sigma 2.7%. Khối u xâm nhập hố chũm chiếm tỉ lệ khá cao với tỉ lệ 29.7%, hủy 1 phần xương thành sau ống tai chiếm 5.4%. - Giới hạn trên của khối u trên Ct-Scan: Giới hạn trên của khối u Tần số (n) Tỉ lệ % Chưa xâm lấm màng não 14 94.6% Xâm lấn màng não 2 5.4% Tổng cộng 37 100% Nhận xét: Tỉ lệ khối u xâm lấn màng não chiếm tỉ lệ cao nhất với 94.6%, chưa xâm lấn chiếm 5.4%. - Giới hạn ngoài của khối u trên Ct-Scan: Giới hạn ngoài của khối u Tần số (n) Tỉ lệ % Chưa đến cửa tai 19 51.4% Ra đến cửa tai 18 48.6% Tổng cộng 37 100% Nhận xét: Khối u chưa lan ra đến cửa tai có tỉ lệ 51.4%, gần bằng với tỉ lệ giới hàn trong ống tai, chưa lan đến cửa tai. 42
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 - Giới hạn trong của khối u trên Ct-Scan: Giới hạn trong của khối u Tần số (n) Tỉ lệ % Chưa vượt qua màng nhĩ 20 54.1% Vào tai giữa chưa quá thành trong hòm nhĩ 16 43.2% Xâm lấn thành trong hòm nhĩ 1 2.7% Tổng cộng 37 100% Nhận xét: Khối u giới hạn trong ống tai, cho thấy MRI có giá trị chẩn đoán tốt hơn chưa vượt quá màng nhĩ chiếm tỉ lệ cao nhất khi đánh giá xâm lấn màng não. với 54.1%, xâm lấn vào tai giữa chiếm tỉ lệ • Giải phẫu bệnh: Ung thư biểu mô tế 43.2%, hủy nhẹ xương thành trong tai giữa bào gai chiếm tỷ lệ cao nhất (80%), tiếp theo chiếm 2.7% (1 trường hợp). là ung thư biểu mô tế bào đáy (10%) và ung • MRI: Được thực hiện trên 30% bệnh thư biểu mô tuyến bọc (10%). Các loại ung nhân để đánh giá chi tiết hơn về mức độ xâm thư này đều có đặc điểm xâm lấn và di căn lấn của khối u vào mô mềm và các cấu trúc mạnh, đòi hỏi phương pháp điều trị tích cực. thần kinh mạch máu. MRI cho thấy 10% b. Biên phẫu thuật bệnh nhân có dấu hiệu xâm lấn màng não, • Phân bố mẫu nghiên cứu theo số trường 15% có xâm lấn dây thần kinh mặt. Thực tế hợp có biên phẫu thuật dương tính: Đặc điểm biên phẫu thuật Tần số (n) Tỉ lệ % Biên phẫu thuật âm tính 27 73% Biên phẫu thuật dương tính 10 27% Tổng cộng 37 100% Trong 37 bệnh nhân, có 28 trường hợp có biên phẫu thuật âm tính chiếm tỉ lệ 75.7% và 9 trường hợp có biên phẫu thuật dương tính, chiếm tỉ lệ 24.3%. • Phân bố mẫu nghiên cứu theo số lượng biên phẫu thuật dương tính: Số biên dương tính Tần số (n) Tỉ lệ % Không có biên dương tính 28 75.7% 1 biên dương tính 4 10.8% 2 biên dương tính 4 10.8% 3 biên dương tính 1 2.7% Tổng cộng 37 100% Trong mẫu nghiên cứu, số trường hợp nhân (64,9%) được phẫu thuật cắt bán phần phẫu thuật có biên âm tính chiếm 75,7%. Số xương thái dương và 13 bệnh nhân (35,1%) trường hợp có 1 biên dương tính và 2 biên được phẫu thuật cắt toàn phần xương thái dương tính đều chiếm 10.8%, riêng một dương. Các ca phẫu thuật cắt bán phần chủ trường hợp có 3 biên dương tính chiếm tỉ lệ yếu ở giai đoạn T1 và T2, trong khi các ca 2.7%. cắt toàn phần chủ yếu ở giai đoạn T3 và T4. 3.3. Kết quả điều trị 3.3.2. Biến chứng sau phẫu thuật: Liệt 3.3.1. Phẫu thuật: mặt xảy ra ở 12% bệnh nhân (ở các bệnh Trong tổng số 37 bệnh nhân, 24 bệnh nhân chưa ghi nhận liệt mặt trước khi phẫu 43
  6. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 thuật), nhiễm trùng vết mổ ở 5%, và rò dịch 50%). Sự khác biệt này có thể do kỹ thuật não tủy ở 3%. Những biến chứng này chủ phẫu thuật tiên tiến hơn hoặc sự lựa chọn yếu xảy ra ở các bệnh nhân giai đoạn tiến điều trị phẫu thuật tại bệnh viện chúng tôi. triển (T3, T4) với mức độ xâm lấn cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ biến 3.3.3. Xạ trị bổ sung: chứng sau phẫu thuật thấp hơn (12% so với Xạ trị bổ sung được áp dụng cho 15 bệnh 20%), cho thấy hiệu quả của quy trình phẫu nhân (40.5%), chủ yếu ở các giai đoạn T3 và thuật và chăm sóc sau mổ tại bệnh viện. T4. Liều xạ trị trung bình là 50 - 60Gy, với 4.1.2. So sánh với nghiên cứu quốc tế: thời gian điều trị từ 4 đến 6 tuần. Cần phối Nghiên cứu của K. Ouaz và A. Robier et hợp kết quả nghiên cứu với Bệnh viện Ung al. (2013)[5]: Nghiên cứu trên 10 bệnh nhân Bướu Thành phố Hồ Chí Minh trong đánh cho thấy tỷ lệ sống sót 5 năm ở giai đoạn 1 là giá hiệu quả xạ trị bổ sung sau phẫu thuật. 100%, giai đoạn 3 là 50%, và giai đoạn 4 là 3.3.4. Tỷ lệ sống còn: 0%. Tỷ lệ sống còn ở giai đoạn T3 và T4 - Tỷ lệ sống còn sau 1 năm: 97,3% trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương (36/37 bệnh nhân). (50% và 40%), nhưng tỷ lệ sống sót 5 năm - Tỷ lệ sống còn sau 2 năm: 60% (22/37 cao hơn có thể do sự khác biệt về kỹ thuật bệnh nhân). điều trị và theo dõi bệnh nhân chặt chẽ hơn - Phân bố tỷ lệ sống còn theo giai đoạn: tại các trung tâm quốc tế. + Giai đoạn T1: 90% sau 1 năm, 85% sau Nghiên cứu của Kevin J.K, Joshua D.S., 2 năm. et al. (2000 - 2016)[6]: Nghiên cứu trên 112 + Giai đoạn T2: 80% sau 1 năm, 70% sau bệnh nhân cho thấy tỷ lệ sống sót 3 năm là 2 năm. 62%, thấp hơn so với tỷ lệ sống còn 2 năm + Giai đoạn T3: 50% sau 1 năm, 40% sau của chúng tôi (60%). Sự khác biệt này có thể 2 năm. do dân số nghiên cứu khác nhau, kỹ thuật + Giai đoạn T4: 30% sau 1 năm, 20% sau điều trị, hoặc đặc điểm lâm sàng của bệnh 2 năm. nhân khác biệt giữa các trung tâm nghiên cứu. IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu của Grath F.E., Leon K., et 4.1. So sánh kết quả với các nghiên cứu al. (1995 - 2006)[3]: Nghiên cứu về hiệu quả trong nước và quốc tế của phẫu thuật cắt mặt ngoài xương thái 4.1.1. So sánh với nghiên cứu trong dương cho tỷ lệ sống sót 2 năm và 5 năm lần nước: lượt là 72% và 49%, cao hơn so với kết quả Nghiên cứu của Nguyễn Quảng Đại và của chúng tôi (60% sau 2 năm). Sự khác biệt Lý Xuân Quang (2012): Nghiên cứu này tiến có thể do kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến hơn và hành trên 10 bệnh nhân bị ung thư tai và sự lựa chọn bệnh nhân kỹ càng hơn ở các xương thái dương tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ trung tâm lớn với nhiều kinh nghiệm điều trị sống còn sau 1 năm là 70% và sau 2 năm là ung thư xương thái dương. 60%, tương đồng với kết quả của chúng tôi. Nghiên cứu của Moffat DA, Wagstaff Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật SA, et al. (2005)[7]: Nghiên cứu này tập trung cắt bán phần xương thái dương trong nghiên vào việc quản lý ung thư biểu mô tế bào gai cứu của chúng tôi cao hơn (64,9% so với của xương thái dương, với tỷ lệ sống còn 5 44
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 năm khoảng 50 - 60% cho các bệnh nhân ở 4.2.1. Hiệu quả của phẫu thuật và xạ trị giai đoạn T3 và T4, tương tự như kết quả của bổ sung: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chúng tôi. Tuy nhiên, nghiên cứu của họ cho thấy phẫu thuật là phương pháp điều trị nhấn mạnh rằng tỷ lệ sống còn phụ thuộc rất chính cho ung thư ống tai ngoài, đặc biệt là ở nhiều vào việc xạ trị bổ sung sau phẫu thuật. giai đoạn sớm (T1, T2). Đối với các trường Trong nghiên cứu của chúng tôi, xạ trị bổ hợp giai đoạn tiến triển (T3, T4), xạ trị bổ sung cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sung đã chứng tỏ hiệu quả trong việc cải cải thiện tỷ lệ sống còn, đặc biệt là ở giai thiện tỷ lệ sống còn. Tỷ lệ sống còn sau 1 và đoạn tiến triển (T3, T4). Điều này cho thấy 2 năm lần lượt là 70% và 60%, phù hợp với sự nhất quán trong phương pháp điều trị đa các nghiên cứu quốc tế. Điều này nhấn mạnh mô thức (phẫu thuật kết hợp xạ trị) để quản tầm quan trọng của chiến lược điều trị đa mô lý ung thư tai ngoài ở giai đoạn tiến triển. thức trong quản lý ung thư tai ngoài, đặc biệt Nghiên cứu của Arriaga M, Curtin H, et là ở các giai đoạn bệnh tiến triển. al. (1990)[1]: Đề xuất một hệ thống phân loại 4.2.2. Yếu tố tiên lượng xấu: Các yếu tố dựa trên mức độ xâm lấn của khối u vào tiên lượng xấu bao gồm xâm lấn vào màng xương thái dương và các cấu trúc lân cận, đã não, di căn hạch, và khối u ở giai đoạn muộn. được áp dụng rộng rãi và cho thấy hiệu quả Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân trong việc định hướng điều trị. Nghiên cứu có khối u xâm lấn màng não hoặc dây thần của chúng tôi cũng áp dụng hệ thống phân kinh mặt có tiên lượng sống còn kém hơn. loại này và thấy rằng việc xác định chính xác Tỷ lệ sống còn giảm rõ rệt ở các bệnh nhân giai đoạn bệnh rất quan trọng trong việc lựa giai đoạn T3 và T4 so với giai đoạn T1 và chọn phương pháp điều trị phù hợp và dự T2, cho thấy sự cần thiết của việc chẩn đoán đoán tiên lượng. Tỷ lệ sống còn theo từng sớm và điều trị tích cực ngay từ đầu. Kết quả giai đoạn của chúng tôi phù hợp với các báo này phù hợp với các nghiên cứu trước đây cáo trước đó, khẳng định giá trị của hệ thống của Moody SA, Hirsch BE, et al. (2000)[8] và phân loại này trong thực hành lâm sàng. Moffat DA, Wagstaff SA, et al. (2005)[7], cho Nghiên cứu của Nakagawa và cộng sự thấy tiên lượng kém khi ung thư xâm lấn vào (2001)[10]: Nghiên cứu về việc sử dụng hóa các cấu trúc quan trọng hoặc khi bệnh ở giai trị trước phẫu thuật để giảm kích thước khối đoạn tiến triển. u trước khi can thiệp phẫu thuật, cho thấy 4.2.3. Biến chứng sau phẫu thuật và xạ một số lợi ích trong việc tăng khả năng phẫu trị: Biến chứng sau phẫu thuật như liệt mặt, thuật triệt để và giảm tỷ lệ di căn xa. Tuy nhiễm trùng vết mổ, và rò dịch não tủy là nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, hóa những vấn đề thường gặp, đặc biệt là ở các trị trước phẫu thuật không được áp dụng trường hợp giai đoạn tiến triển. Tỷ lệ liệt mặt thường xuyên do các biến chứng tiềm tàng (12%) và nhiễm trùng vết mổ (5%) trong và tác dụng phụ, đặc biệt là ở những bệnh nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nhân có sức khỏe kém. Điều này cho thấy sự một số nghiên cứu khác như của Jin YT, Tsai khác biệt trong chiến lược điều trị tùy thuộc ST, et al. (1997)[4], nơi tỷ lệ biến chứng sau vào đặc điểm bệnh nhân và cơ sở y tế. phẫu thuật cao hơn do kỹ thuật phẫu thuật 4.2. Phân tích kết quả và ý nghĩa lâm phức tạp và sự cần thiết phải cắt bỏ nhiều cấu sàng trúc liên quan. Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng 45
  8. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 vẫn cho thấy cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chính xác hơn hiệu quả của từng phương theo dõi sau mổ để giảm thiểu các biến pháp điều trị. chứng và cải thiện chất lượng sống cho bệnh 4.4. Hướng đi trong tương lai và nhân. khuyến nghị 4.2.4. Chẩn đoán sớm và điều trị thích 4.4.1. Nghiên cứu đa trung tâm với cỡ hợp: Kết quả của chúng tôi nhấn mạnh tầm mẫu lớn hơn: Để cải thiện hiểu biết về ung quan trọng của chẩn đoán sớm và điều trị thư ống tai ngoài và nâng cao hiệu quả điều thích hợp trong việc cải thiện tỷ lệ sống còn trị, cần tiến hành các nghiên cứu đa trung cho bệnh nhân ung thư ống tai ngoài. Các tâm với cỡ mẫu lớn hơn. Điều này sẽ giúp nghiên cứu như của Choi JY, Choi EC, et al. cung cấp dữ liệu đáng tin cậy hơn về các yếu (2003)[2] cho thấy rằng chẩn đoán sớm và can tố tiên lượng, chiến lược điều trị hiệu quả, và thiệp phẫu thuật kịp thời có thể cải thiện tiên tỷ lệ sống còn dài hạn. lượng bệnh. Điều này cũng phù hợp với kết 4.4.2. Phát triển các phương pháp chẩn quả của chúng tôi, khi bệnh nhân ở giai đoạn đoán sớm: Nâng cao khả năng chẩn đoán T1 và T2 có tỷ lệ sống còn cao hơn đáng kể sớm bằng cách sử dụng các kỹ thuật hình ảnh so với các bệnh nhân ở giai đoạn T3 và T4. tiên tiến, khám tầm soát sớm. Do đó, việc tăng cường nhận thức về triệu chứng bệnh, cải thiện phương pháp chẩn V. KẾT LUẬN đoán và tiếp cận điều trị sớm là rất cần thiết. Điều trị ung thư ống tai ngoài đòi hỏi một 4.3. Hạn chế của nghiên cứu chiến lược đa mô thức, bao gồm phẫu thuật 4.3.1. Cỡ mẫu nhỏ và thời gian theo dõi và xạ trị bổ sung cho các trường hợp tiến ngắn: Một trong những hạn chế chính của triển. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho nghiên cứu là cỡ mẫu nhỏ (37 bệnh nhân) và thấy rằng tỷ lệ sống còn sau điều trị có thể thời gian theo dõi tương đối ngắn (2 năm). được cải thiện đáng kể thông qua các phương Cỡ mẫu nhỏ có thể làm giảm khả năng khái pháp điều trị kết hợp này. Tuy nhiên, vẫn cần quát hóa kết quả cho dân số rộng hơn và có có thêm các nghiên cứu với quy mô lớn hơn thể không phản ánh đầy đủ sự đa dạng của để đánh giá toàn diện hơn hiệu quả điều trị các loại ung thư ống tai ngoài. Thời gian theo và cải thiện chiến lược điều trị trong tương dõi ngắn cũng có thể không đủ để đánh giá tỷ lai. lệ sống còn dài hạn và nguy cơ tái phát. Các nghiên cứu trong tương lai cần tăng cỡ mẫu TÀI LIỆU THAM KHẢO và kéo dài thời gian theo dõi để xác định rõ 1. Arriaga M, et al. (1990 Sep). "Staging hơn các yếu tố tiên lượng và kết quả điều trị. proposal for external auditory meatus 4.3.2. Thiếu nhóm so sánh: Nghiên cứu carcinoma based on preoperative clinical này thiếu nhóm đối chứng để so sánh hiệu examination and computed tomography quả của các phương pháp điều trị khác nhau. findings." Ann Otol Rhinol Laryngol 99(9): Các nghiên cứu tiếp theo nên xem xét việc so 8. sánh giữa các nhóm bệnh nhân được điều trị 2. Choi JY, et al. (J Laryngol Otol. 2003 Dec). bằng phẫu thuật đơn thuần, xạ trị đơn thuần, "Mode of parotid involvement in external hoặc kết hợp phẫu thuật và xạ trị để đánh giá auditory canal carcinoma." J Laryngol Otol 117(12): 4. 46
  9. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 3. Garth F. Essig, et al. (2013). "Lateral 8. Moody SA, et al. (2000 Jul). "Squamous cell Temporal Bone Resection in Advanced carcinoma of the external auditory canal: an Cutaneous Squamous Cell Carcinoma: evaluation of a staging system." Am J Otol Report of 35 Patients." Journal of 21(4): 7. Neurological Surgery—Part B 74: 6. 9. Morris LG, et al. (2011 Sep 23). "Predictors 4. Jin YT, et al. (1997 Apr). "Prevalence of of survival and recurrence after temporal human papillomavirus in middle ear bone resection for cancer." Head Neck. carcinoma associated with chronic otitis 10. Nakagawa T, et al. (2006 Feb). "Squamous media." Am J Pathol 150(4): 7. cell carcinoma of the external auditory canal 5. K. Ouaz, et al. (2013). "Cancer of the and middle ear: an operation combined with external auditory canal." European Annals of preoperative chemoradiotherapy and a free Otorhinolaryngology, Head and Neck surgical margin". Otol Neurotol 27(2): 7. diseases (130): 8. 11. Nguyễn Quảng Đại, et al. (2013). "Những 6. Kevin J. Kovatch, et al. (2019 August). Giải Pháp Phòng Tránh Và Xử Lý Các Biến "Institutional Experience of Treatment and Chứng Của Phẫu Thuật Cắt Xương Thái Outcomes for Cutaneous Periauricular Dương" Y học Thành phố Hồ Chí Minh Squamous Cell Carcinoma." American 17(1): 6. Academy of Otolaryngology - Head & Neck 12. Nguyễn Quảng Đại, et al. (2013). "Phẫu Surgery: 7. Thuật cắt xương thái dương điều trị ung thư 7. Moffat DA, et al. (2005 Feb). "The outcome tai: 10 trường hợp " Tạp chí Y học thành phố of radical surgery and postoperative Hồ Chí Minh 17(1): 7. radiotherapy for squamous carcinoma of the temporal bone." Laryngoscope 115(2): 7. 47
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1