Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
CHẨN ĐOÁN VÀ KẾT QUA 3 ĐIỀU TRỊ U MÀNG NÃO HỐ SAU<br />
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 8-2012 ĐẾN 8-2012<br />
Trần Trung Kiên*, Nguyễn Thế Hào*, Dương Đại Hà*, Phạm Quỳnh Trang*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, phương pháp phẫu thuật và kết quả phẫu thuật u<br />
màng não hố sau.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 16 bệnh nhân u màng não hố sau được<br />
phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 08-2010 đến 08-2012.<br />
Kết quả: Có 16 bệnh nhân trong nghiên cứu, trong đó có 3 nam, 13 nữ, tỷ lệ Nam/Nữ là 1/4,3; lớn nhất là<br />
76 tuổi, nhỏ tuổi nhất là 23 tuổi. Vị trí khối u: có 43,8% khối u vùng rãnh trượt xương đá, 6,3% vùng lều tiểu<br />
não, 25% vùng góc cầu tiểu não, 18,8% vùng bán cầu tiểu não. Kích thước trung bình của khối u<br />
(TED=<br />
) là 3,2±1,7cm. Đau đầu (83,7%) và rối loạn dáng đi (68,8%) là hai triệu chứng thường<br />
gặp nhất của các khối u màng não hố sau. Toàn trạng bệnh nhân trước phẫu thuật đánh giá theo Karnofsky trung<br />
bình là 83,7 (từ 70-đến 100). Đường vào sau xoang Sigma 68,8%, và đường sau bên 31,2%. Tỷ lệ tử vong là<br />
12,5%. Không gặp trường hợp nào rò dịch não tủy sau mổ. Đánh giá sau mổ (điểm Karnofsky) là 78,1.<br />
Kết luận: U màng não hố sau hay gặp ở nữ giới, khối u vùng dốc nền chiếm 43,8% và gây nhiều khó khăn<br />
cho phẫu thuật.<br />
Từ khóa: U màng não, hố sau, rãnh trượt xương đá, góc cầu tiểu não.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
POSTERIOR MENINGIOMA: DIAGNOSIS AND SURGICAL RESULTS AT VIET DUC HOSPITAL<br />
FROM 8/2010 TO 8/2012<br />
Tran Trung Kien, Nguyen The Hao, Duong Dai Ha, Pham Quynh Trang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 182 - 185<br />
Objectives: Evaluation of clinical and diagnostic imaging, surgical methods and results of posterior fossa<br />
meningioma.<br />
Methods: retrospective study on 16 patients with posterior fossa meningioma at Viet Duc Hospital from 082010 to 08-2012.<br />
Results: There were 16 patients in the study, including 3 males, 13 females, ratio Male / Female 1/4.3; the<br />
oldest is 76 years old, the youngest is 23 years old. Tumor location: 43.8% petroclival, 6,3% lateral tentorial, 25%<br />
cerebellopontine angle, 18.8% of the cerebellar hemispheres. The average size of the tumor (TED = ∛ (D1 * D2 *<br />
<br />
D3)) was 3.2 ± 1.7 cm. Headache (83.7%) and gait disturbance (68.8%) are the two most common symptoms of<br />
posterior fossa meningioma. Complete preoperative patient assessment the average Karnofsky 83.7 (from 70 to<br />
100). The surgeon use Restrosigmoid 68.8%, and Paramedian suboccipital 31.2%. With no cases of CSF leakage<br />
after surgery. Postoperative assessment (Karnofsky scale) is 78.1.<br />
Conclusions: Posterior fossa meningioma common in women, background slope tumors accounted for<br />
43.8% and cause difficulties for surgery.<br />
* Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội<br />
182<br />
Tác giả liên hệ: TS BS Dương Đại Hà<br />
<br />
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012<br />
Email: duongdaiha@gmaill.com<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Key words: Meningioma, posterior fossa, petroclivus, cerebellopontine.<br />
+Có đầy đủ hồ sơ.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
U màng não được Harvey và Cushing phát<br />
hiện ra năm 1922., sau đó Charles Oberling phân<br />
thành nhóm nhỏ hơn. Đến năm 1979, tổ chức y<br />
tế thế giới phân u màng não thành 7 dưới nhóm,<br />
đến năm 2000, phân loại cải tiến:<br />
Nhóm lành tính (Grade I): loại thường gặp<br />
chiếm 90%.<br />
Nhóm không phân loại (Grade II) chiếm 7%.<br />
Nhóm ác tính và di căn (Grade III) chiếm<br />
3%.<br />
U màng não hố sau chiếm khoảng 9-10% các<br />
trường hợp u màng não. U màng não vùng hố<br />
sau vẫn luôn là thách thức với các phẫu thuật<br />
viên thần kinh do u thường có liên quan tới các<br />
mạch máu và thần kinh quan trọng. Hiện nay,<br />
tuy đã có nhiều tiến bộ như sự phát triển và ứng<br />
dụng rộng rãi phẫu thuật vi phẫu, phẫu thuật<br />
nội soi, kèm theo các phương tiện đánh giá<br />
trong mổ như hệ thống theo dõi thần kinh trong<br />
mổ (NIMs), tuy nhiên phẫu thuật u màng não<br />
hố sau vẫn có tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong<br />
cao đặc biệt là các khối u xuất phát từ dốc nền.<br />
Do vậy, chúng tôi nghiên cứu với 2 mục tiêu:<br />
- Đánh giá lâm sàng và chẩn đoán hình<br />
ảnh của u màng não hố sau<br />
- Đánh giá phương pháp phẫu thuật và kết<br />
quả phẫu thuật.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
+ Bệnh nhân được chẩn đoán là u màng não<br />
không phải vùng hố sau<br />
+ Bệnh nhân được chẩn đoán là u hố sau, kết<br />
quả giải phẫu bệnh không phải là u màng não.<br />
+ Không đầy đủ hồ sơ.<br />
<br />
Các chỉ tiêu nghiên cứu<br />
+ Các chỉ tiêu dịch tễ: tuổi, giới, địa chỉ<br />
+ Các chỉ tiêu lâm sàng: hoàn cảnh phát hiện<br />
bệnh, các triệu chứng lâm sàng: đau đầu, chóng<br />
mặt, rối loạn thăng bằng, rối tầm, liệt các dây<br />
thần kinh sọ…<br />
+ Các chỉ tiêu chẩn đoán hình ảnh: Theo<br />
Sekhar và CS (1996)<br />
Vị trí khối u: bán cầu tiểu não, lều tiểu não,<br />
mặt bên xương đá và góc cầu tiểu não, dốc nền,<br />
lỗ chẩm, não thất IV.<br />
Kích<br />
<br />
thước<br />
<br />
khối<br />
(cm)<br />
<br />
u<br />
<br />
(TED)<br />
<br />
+Các chỉ tiêu liên quan đến phẫu thuật:<br />
Đường vào trong phẫu thuật<br />
Số lượng u lấy được: lấy toàn bộ, lấy gần<br />
toàn bộ (>90%), lấy một phần (50-90%) khối u.<br />
Khó khăn trong phẫu thuật: chảy máu, tổn<br />
thương các cấu trúc giải phẫu, khối u ở sâu, lan<br />
rộng ra các vùng lân cận không phẫu thuật<br />
được.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Kết quả sau mổ: tình trạng khi ra viện<br />
<br />
Nghiên cứu hồi cứu trên 16 bệnh nhân u<br />
màng não hố sau được phẫu thuật tại bệnh viện<br />
Việt Đức giai đoạn 08-2010 đến 08-2012.<br />
<br />
Biến chứng sau phẫu thuật và di chứng.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Hồi cứu, dựa trên hồ sơ lưu trữ tại bệnh<br />
viện.<br />
<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân<br />
+ Bệnh nhân được chẩn đoán là u vùng hố<br />
sau, được phẫu thuật và có kết quả giải phẫu<br />
bệnh là u màng não.<br />
<br />
=<br />
<br />
Các số liệu được sử lý theo phần mềm SPSS<br />
15.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Trong thời gian nghiên cứu 2 năm từ 8/2010<br />
đến 8/2012 có 16 bệnh nhân được chẩn đoán là u<br />
màng não hố sau và được phẫu thuật.<br />
<br />
Các yếu tố dịch tễ<br />
<br />
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012<br />
<br />
Có 16 bệnh nhân trong nghiên cứu, trong<br />
<br />
183<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đó có 3 nam, 13 nữ, tỷ lệ Nam/Nữ là 1/4,3; lớn<br />
nhất là 76 tuổi, nhỏ tuổi nhất là 23 tuổi tuổi<br />
trung bình là 55,9.<br />
<br />
Lâm sàng<br />
Bảng 1. Các triệu chứng lâm sàng<br />
Hội chứng<br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng<br />
Rối loạn dáng đi<br />
Hội chứng tiểu<br />
Rối tầm<br />
não<br />
Chóng mặt<br />
Ù tai<br />
Đau mặt<br />
Co rút mặt<br />
Tổn thương<br />
Liệt mặt<br />
dây thần kinh<br />
Nuốt nghẹn<br />
Liệt IX, X, XI<br />
Liệt XII<br />
Liệt vận động<br />
Tổn thương<br />
Giảm cảm giác<br />
thân não<br />
Rối loạn tiểu tiện<br />
Đau đầu<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
68,8<br />
62,5<br />
62,5<br />
31,3<br />
18,8<br />
12,5<br />
18,8<br />
0<br />
0<br />
0<br />
18,8<br />
0<br />
0<br />
87,5<br />
<br />
Vị trí u<br />
<br />
3<br />
1<br />
<br />
18,8<br />
6,3<br />
<br />
4<br />
<br />
25<br />
<br />
7<br />
0<br />
0<br />
<br />
43,8<br />
0<br />
0<br />
<br />
Phân loại u theo kích thước<br />
Bảng 3. Kích thước khối u tính (theo TED)<br />
Tần suất<br />
Kích thước u (cm)<br />
Nhỏ (0 – < 1)<br />
Trung bình (1 – 2,4)<br />
Lớn (2,5 – 4,4)<br />
Khổng lồ(> 4,5)<br />
<br />
184<br />
<br />
9<br />
4<br />
3<br />
<br />
56,3<br />
25<br />
18,7<br />
<br />
Bán cầu tiểu não<br />
Lều tiểu não<br />
Mặt bên cạnh<br />
xương đá và góc<br />
cầu tiểu não<br />
Dốc nền<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
Tổn<br />
thương<br />
thần kinh<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
6<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
Chảy máu U ở U lan sang<br />
trong mổ sâu vùng khác<br />
<br />
Biến chứng và khám lại sau phẫu thuật<br />
Tử vong có 12,5% (2/16 BN), không có<br />
trường hợp nào rò dịch não tủy và nhiễm trùng<br />
sau phẫu thuật. Đánh giá khám lại sau phẫu<br />
thuật theo thang điểm Karnofsky là 78,1.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Dịch tễ<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
(n = 16)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
2<br />
6<br />
3<br />
5<br />
<br />
12,5<br />
37,5<br />
18,8<br />
31,2<br />
<br />
Bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên với tỷ<br />
lệ Nam/Nữ là 1/ 4,3 và tuổi trung bình là 55,9.<br />
<br />
Lâm sàng<br />
<br />
Đường vào trong phẫu thuật<br />
Bảng 4. Đường vào phẫu thuật<br />
Tần suất<br />
Đường vào<br />
Sau xoang Sigma<br />
Sau bên<br />
Phối hợp<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Bảng 6. Những khó khăn gặp trong phẫu thuật<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
Tỷ lệ (%)<br />
(n = 16)<br />
<br />
Bán cầu tiểu não<br />
Lều tiểu não<br />
Mặt bên xương đá và góc cầu<br />
tiểu não<br />
Dốc nền<br />
Lỗ chẩm<br />
Não thất IV<br />
<br />
Số bệnh nhân (n =<br />
16)<br />
<br />
Khó khăn trong phẫu thuật<br />
<br />
Phân loại u theo vị trí<br />
Bảng 2. Vị trí khối u trên cộng hưởng từ<br />
Tần suất<br />
<br />
Tần suất<br />
Mức độ lấy bỏ u<br />
Toàn bộ<br />
Gần toàn bộ<br />
Một phần<br />
<br />
Nhận xét: Tất cả các u bán cầu tiểu (3/16 BN)<br />
não và các khối u lều tiểu não đều được (1/16<br />
BN) được lấy hết. Các khối u vùng góc cầu tiểu<br />
não và mặt bên xương đá (4/16 BN) cũng được<br />
lấy toàn bộ. Còn lại, tất cả các khối u vùng dốc<br />
nền (7 BN): 42,9% (3/7 BN) lấy được một phần,<br />
57,1% (4/7 BN) lấy được gần toàn bộ.<br />
<br />
Chẩn đoán hình ảnh<br />
<br />
Vị trí<br />
<br />
Số lượng u lấy được<br />
Bảng 5. Mức độ lấy bỏ u<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
(n = 16)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
11<br />
5<br />
0<br />
<br />
68,8<br />
31,2<br />
0<br />
<br />
Biểu hiện của khối u hố sau thường gặp nhất<br />
là đau đầu (87,%), rối loạn dáng đi (68,8%), rối<br />
tầm (62,5%) cũng phù hợp với y văn trên thế<br />
giới(3). Ngoài ra, còn có các triệu chứng của chèn<br />
ép các dây thần kinh, trong đó dây VII (18,8%),<br />
dây VIII (12,5%) và dây V có 18,8%.<br />
<br />
Chẩn đoán hình ảnh<br />
Hay gặp nhất là khối u vùng dốc nền<br />
(43,8%), sau đến là vùng mặt bên xương đá và<br />
<br />
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
góc cầu tiểu não (25%), bán cầu tiểu não (18,8%)<br />
và lều tiểu não có 1 trường hợp (6,3%). Trong<br />
nghiên cứu của Fabio Roberti và CS (2001) trên<br />
161 bệnh nhân cũng chỉ ra rằng tổn thương hay<br />
gặp nhất là u màng não dốc nền (68,3%).<br />
Thường gặp nhất là khối u mức trung bình<br />
TED 1-2,4cm (37,5%) và u khổng lồ TED≥ 4,5cm<br />
là (31,2%) nhiều hơn so với Fabio Roberti (24%<br />
và 11%), tuy nhiên số lượng khối u kích thước<br />
lớn TED 2,5-4,4cm lại ít hơn 18,8% so với 62%.<br />
Với kích thước khối u khổng lồ chiếm tới 31,2%<br />
làm phẫu thuật gặp khó khăn hơn và tỷ lệ lấy<br />
toàn bộ khối u giảm xuống.<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
Đường vào được lựa chọn nhiều nhất là<br />
đường sau xoang Sigma với 68,8% được sử<br />
dụng cho các khối u vùng góc cầu tiểu não và<br />
khối u vùng dốc nền. Và đường vào sau bên<br />
được sử dụng cho các trường hợp u bán cầu tiểu<br />
não và u lều tiểu não (31,2%). Tuy nhiên, đường<br />
sau xoang Sigma khó tiếp cận tới u vùng rãnh<br />
trượt xâm lấn ra tầng sọ giữa và vùng xoang<br />
hang và hố thái dương, cũng như rất khó kiểm<br />
soát vùng khối u ở sâu do đường vào bị hạn<br />
chế. Để khắc phục các tác giả trên thế giới đã đề<br />
cập tới các phương pháp tiếp cận mới như đi<br />
qua đường mê nhĩ, phối hợp với các phẫu thuật<br />
viên tai mũi họng mài xương đá, áp dụng nội<br />
soi trong phẫu thuật (Partial labyrinthectomy<br />
petrous apicectomy approach PLPA), hoặc phối<br />
hợp với đường vào trán thái dương để kiểm soát<br />
tốt các tổn thương ở tầng sọ giữa (1,2).<br />
Với các khối u vùng bán cầu, lều tiểu não, và<br />
khối u góc cầu, các phẫu thuật viên đã thực hiện<br />
lấy được hết u (trong 9/16 BN). Còn đối với khối<br />
u vùng dốc nền tất cả các trường hợp đều chưa<br />
lấy được toàn bộ u: lấy gần toàn bộ >90%khối u<br />
57,1% (4/7 BN), lấy một phần 60-90% khối u là<br />
42,9% (3/7 BN). U dốc nền phải dừng lại bởi các<br />
lý do khác nhau nhưng lý do chủ yếu là do u ở<br />
sâu 85,7%(6/7 BN), chảy máu, u lan sang vùng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hố thái dương và tổn thương dây thần kinh V<br />
lần lượt gặp 1 trường hợp. Đối với các khối u<br />
kích thước khổng lồ vùng dốc nền lan vào tầng<br />
sọ giữa liên quan đến động mạch cảnh trong<br />
(ICA) và xoang hang (CA), đối với Fabio Robeti<br />
trước khi lấy u, bệnh nhân cần được làm cầu nối<br />
động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ và động<br />
mạch não giữa trước. Trước phẫu thuật tất cả<br />
bệnh nhân đều được chụp mạch não, đánh giá<br />
nguồn cấp máu từ hệ mạch sống nền, khi phẫu<br />
thuật được lưu ý và đốt cầm máu(3). Tuy nhiên,<br />
lấy được toàn bộ khối u cũng chỉ đạt được là<br />
45% trong khối u vùng dốc nền, vài khối u liên<br />
quan với xoang hang và xoang ngang chỉ được<br />
34,6%.<br />
<br />
Biến chứng<br />
Tử vong 12,5%, Không gặp trường hợp nào<br />
rò dịch não tủy sau mổ. Đánh giá sau mổ (theo<br />
thang điểm Karnofsky) là 78,1.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
U màng não hố sau hay gặp ở nữ; với biểu<br />
hiện lâm sàng chủ yếu là đau đầu (87%). Mặc dù<br />
áp dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị<br />
tiên tiến, tuy nhiên u màng não ở một số vị trí<br />
khó (vùng dốc nền, đỉnh xương đá…) vẫn là<br />
thách thức lớn đối với các phẫu thuật viên thần<br />
kinh,. Phẫu thuật kéo dài, không lấy bỏ được<br />
toàn bộ khối u và gây nhiều biến chứng và di<br />
chứng lâu dài, tỉ lệ tử vong còn cao.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012<br />
<br />
Aldo S, Uvais BM (1999). Petroclival Meningioma an attempt to<br />
define the role of skull base approaches in their surgical<br />
management. Surg Neurol, 51, 412-420.<br />
Fabio R, Laligam NS (2001). Posterior fossa meningioma:<br />
surgical experience in 161 cases, Surg Neurol, 56, 8-21.<br />
Wael M.M, Alaa EN (2012). Posterior fossa meningioma<br />
(surgical experiences), Alexandria Journal of Medicine.<br />
Wijetunga RLH, Paul AF (1998). Petrous apex meningiomas: an<br />
alternative surgical approach, Journal of Clinical Neurosciense, 5,<br />
3: 310-317.<br />
<br />
185<br />
<br />