Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT<br />
TÚI PHÌNH KHỔNG LỒ ĐỘNG MẠCH NÃO<br />
Phạm Quỳnh Trang*, Nguyễn Thế Hào*, Đặng Việt Sơn**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Đánh giá những khó khăn trong phẫu thuật, và kết quả điều trị vi phẫu thuật túi phình mạch não<br />
khổng lồ.<br />
Phương pháp: Hồi cứu 11 bệnh nhân được chẩn đoán túi phình động mạch não khổng lồ và được điều trị<br />
phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức từ 8/2008-3/2012.<br />
Kết quả: 11/405 túi phình khổng lồ (3%), 7 nữ:4 nam, tuổi trung bình 51(34-69). Đặc điểm túi phình: Túi<br />
phình động mạch mắt 36,4%, yên trên 27,3%, thông sau 18,2%, thông trước 9,1%, đốt sông 9,1%. Kích thước<br />
>25mm 63,6%, >30mm 36,4%. Cổ rộng 100%. Vôi hoá 27,3%. Máu cục trong lòng túi 81,9%. Kết quả sau mổ<br />
tốt 63,6%, trung bình 27,3%, xâu 9,1%.<br />
Kết luận: Túi phình khổng lồ động mạch não hiếm gặp (3%). Điều trị phẫu thuật khó khăn do vị trí, kích<br />
thước lớn, cổ rộng, vôi hoá và máu cục trong lòng túi. Kết quả tốt 63,6%<br />
Từ khóa: túi phình, vi phẫu thuật<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MICROSURGICAL TREATMENT OF GIANT CEREBRAL ANEURYSM<br />
Pham Quynh Trang, Nguyen The Hao, Dang Viet Son<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 264 - 268<br />
Objectives: Evaluation of surgical difficulties and surgical results of giant cerebral aneurysms.<br />
Methods: Retrospective reviews of 11 giant cerebral aneurysms operated in Viet Duc hospital from August<br />
2008 to March 2012.<br />
Results: 11/405 giant aneurysms (3%). 7 females:4 males with mean age 51 (34-69). Aneurysmal<br />
charactistics: Ophtalmic aneurysm: 36.4%, superior pituitary 27.3%, posterior communicating 18.2%, anterior<br />
communicating 9.1%, verterbral 9.1%. Size >25mm 63.6%, >30mm 36.4%. Wide neck 100%, calcification<br />
27.3%, intrasaccular clot 81.9%. Good result 63.6%, average 27.3%, bad 9.1%.<br />
Conclusion: Giant cerebral aneurysms are rare (3%). Surgical treatment challenged by aneurysmal site,<br />
size, wide neck, calcification and intrasaccular clot. Good results rate is 63.6%.<br />
Key words: aneurysm, microsurgery<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Túi phình động mạch não khổng lồ là các túi<br />
phình có kích thước từ 25 mm trở lên. Đây là<br />
một dạng đặc biệt của phình động mạch não,<br />
tuy ít gặp, chiếm khoảng 5% các túi phình động<br />
<br />
mạch não, nhưng điều trị lại khó khăn(5). Hoàn<br />
cảnh phát hiện túi phình động mạch não khổng<br />
lồ có thể là vỡ gây chảy máu dưới màng nhện,<br />
thiếu máu não, hoặc chèn ép các dây thần kinh<br />
sọ, chèn ép thân não, tuyến yên, hay đường lưu<br />
thông dịch não tủy(2). Với các phương tiện thăm<br />
<br />
*Khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Việt Đức Hà Nội.<br />
**Khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Việt-Tiệp Hải Phòng<br />
Tác giả liên lạc: BS.Phạm Quỳnh Trang, Email: drphamquynhtrang@gmail.com<br />
<br />
264<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
dò hình ảnh hiện nay thì chẩn đoán một túi<br />
phình khổng lồ không phải quá khó khăn trước<br />
các hoàn cảnh như vậy. Câu hỏi đặt ra là điều trị<br />
như thế nào? Điều trị phẫu thuật túi phình động<br />
mạch não khổng lồ vẫn còn là một thách thức<br />
lớn, do vị trí đặc điểm giải phẫu phức tạp của<br />
loại túi phình này, nhưng phẫu thuật lại là<br />
phương pháp điều trị hiệu quả nhất vì vừa loại<br />
bỏ được nguy cơ chảy máu vừa loại bỏ được<br />
nguy cơ chèn ép do túi phình gây nên. Để đạt<br />
được kết quả phẫu thuật tốt, ngoài việc nắm rõ<br />
kiến thức về giải phẫu mạch máu não còn cần có<br />
chiến lược phẫu thuật hợp lý và khả năng thực<br />
hiện một số kỹ thuật riêng biệt áp dụng trong<br />
mổ phình động mạch não khổng lồ. Chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu này trên 11 bệnh nhân<br />
được phẫu thuật từ 8/2008 đến tháng 3/2012 với<br />
mục đích đánh giá những khó khăn trong phẫu<br />
thuật, và kết quả điều trị vi phẫu thuật túi phình<br />
động mạch não khổng lồ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Những khó khăn liên quan đến túi phình:<br />
Kích thước, vị trí túi phình, cổ rộng, vôi hóa cổ<br />
túi, máu cục trong lòng túi.<br />
Những khó khăn trong mổ: Vỡ túi phình<br />
trong mổ, phù não, xơ vữa động mạch mang.<br />
Nguy cơ khi phẫu thuật: Bóc tách và bộc lộ<br />
não rộng, tổn thương tổ chức não, tổn thương<br />
các dây thần kinh sọ, tổn thương các động mạch<br />
xuyên, tổn thương động mạch mang, không làm<br />
xẹp được túi phình, không đặt được clip vào cổ<br />
túi phình,<br />
Kết quả sau mổ:<br />
- Tình trạng tri giác lúc ra viện<br />
- Kết quả trên phim chụp mạch kiểm tra sau<br />
mổ<br />
- Kết quả khám lại ở thời điểm xa sau mổ:<br />
Tốt, trung bình, xấu<br />
Trong đó:<br />
- Tốt: Bệnh nhân tự chủ hoàn toàn, triệu<br />
chứng lâm sàng do túi phình gây nên hồi phục<br />
hoàn toàn hoặc gần hết.<br />
<br />
Ghi nhận 11 bệnh nhân được chẩn đoán có<br />
túi phình động mạch não khổng lồ được phẫu<br />
thuật tại khoa Phẫu thuật Thần kinh - bệnh viện<br />
Việt Đức từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2012.<br />
<br />
- Trung bình: Bệnh nhân tự chủ nhưng các<br />
triệu chứng do túi phình gây nên không thay<br />
đổi hoặc chỉ cải thiện một phần.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Các số liệu thu được xử lý theo phương<br />
pháp thống kê.<br />
<br />
Nghiên cứu hồi cứu, dựa trên hồ sơ lưu trữ<br />
tại bệnh viện.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br />
Bệnh nhân mổ phình động mạch não có kích<br />
thước đánh giá trên chẩn đoán hình ảnh và khi<br />
mổ >24mm<br />
Có đủ hồ sơ<br />
<br />
- Xấu: Bệnh nhân sống thực vật.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian hơn 3,5 năm, từ tháng 8/2008<br />
đến tháng 3/2012, có 405 bệnh nhân phình động<br />
mạch não được phẫu thuật, trong đó có 11 túi<br />
phình khổng lồ (chiếm 3%).<br />
<br />
Tuổi<br />
Thay đổi từ 34 đến 69, và trung bình 51 tuổi.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Túi phình khổng lồ không mổ.<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Túi phình khổng lồ chỉ làm phẫu thuật nối<br />
tắt trong- ngoài sọ đơn thuần.<br />
<br />
Gồm 7 nữ (63,6%), 4 nam (36,4%). Tỉ lệ<br />
nữ/nam: 1,75/1.<br />
<br />
Hồ sơ không đầy đủ<br />
<br />
Các chỉ tiêu nghiên cứu<br />
Các chỉ tiêu lâm sàng: tuổi, giới, hoàn cảnh<br />
phát hiện,…<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Hoàn cảnh phát hiện<br />
3/11 bệnh nhân có túi phình đã vỡ (27,3%)<br />
biểu hiện lâm sàng là bệnh cảnh chảy máu dưới<br />
nhện rõ, 8 bệnh nhân có túi phình chưa vỡ<br />
<br />
265<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(72,7%), biểu hiện lâm sàng bằng các dấu hiệu<br />
của khối choán chỗ nội sọ như: chèn ép dây II: 4<br />
bệnh nhân (36,4%), chèn ép tuyến yên: 2 bệnh<br />
nhân (18,2%), chèn ép đường lưu thông dịch<br />
não tủy 2 bệnh nhân (18,2%).<br />
<br />
Các đặc điểm của túi phình khổng lồ<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm túi phình của các bệnh nhân<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Kích thước<br />
<br />
ĐM mắt<br />
ĐM trên yên<br />
ĐM thông sau<br />
ĐM thông trước<br />
ĐM đốt sống<br />
>25mm<br />
50, túi phình khổng lồ<br />
thuộc hệ đốt sống-thân nền, túi phình đã vỡ(4)<br />
Có 77,8% bệnh nhân có kết quả chụp mạch<br />
não tốt, không còn túi phình và hệ thống<br />
mạch não tốt; 18,2% không kẹp được hết túi<br />
phình. Các tác giả Day A.(1990), Hauck (2008),<br />
<br />
267<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Xu (2010) khắc phục những khó khăn tương<br />
tự bằng cách sử dụng nhiều clip, làm cầu nối<br />
và thắt vĩnh viễn động mạch, cắt bỏ túi phình<br />
và làm cầu nối động mạch(3,4,6). Tỷ lệ túi phình<br />
tồn dư của Xu (2009) là 14%(6). Kết quả kẹp<br />
hoàn toàn túi phình của Day A.L (1990) là<br />
100%(3).<br />
Kết quả xa: 63,6% bệnh nhân có kết quả<br />
tốt. 27,3% bệnh nhân vẫn còn hoàn toàn hoặc<br />
chỉ hồi phục một phần các triệu chứng chèn<br />
ép thần kinh (chèn ép dây TK thị giác hoặc<br />
dây vận nhãn). Xu (2009) thông báo kết quả<br />
phẫu thuật tốt là 83,1%, 13,3% vẫn không hồi<br />
phục các triệu chứng chèn ép(6). Tỷ lệ này<br />
trong nghiên cứu của Day A. (1990) là 26%(3)<br />
<br />
kích thước lớn, cổ rộng, vôi hóa cổ túi, máu cục<br />
trong lòng túi. Kết quả phẫu thuật tốt về lâm<br />
sàng đạt tới 63,6% và 22,2% tồn dư cổ túi phình<br />
trên phim chụp mạch kiểm tra.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Túi phình khổng lồ động mạch não ít gặp,<br />
chiếm 3% tổng số túi phình trong sọ được phẫu<br />
thuật. Điều trị phẫu thuật khó khăn, do vị trí,<br />
<br />
268<br />
<br />
6.<br />
<br />
Arnautovic K, Al Melty O (1998), A Combined microsurgical<br />
skull-base and endovascular approach to giant and large<br />
paraclinoid aneurysms, Surgical Neurology. 50: 504-520<br />
Choi IS, et al (2003), Giant aneurysm: Development, clinical<br />
presentation and treatment, European Journal of Radiology. 46:<br />
178-194.<br />
Day AL (1990), Aneurysms of ophthalmic segments: A clinical<br />
and anatomical analysis, Journal of Neurosurgery. 72:667-691<br />
Hauck E, Wohlfield B (2008), Clipping of very large and giant<br />
unruptured intracranial aneurysms in the anterior circulation,<br />
Journal of Neurosurgery. 109:1012-1018<br />
Nguyễn Công Tô, Dương Trung Kiên, Nguyễn Thế Hào, Phạm<br />
Quỳnh Trang (2012), Phẫu thuật túi phình mạch não khổng lồ:<br />
Nhân một trường hợp thực hiện tại bệnh viện Xanh Pôn;<br />
Mekong Santé-2012<br />
Xu B., Sun Z. (2010), Microsurgical management of large and<br />
giant paraclinoid aneuryms, World Neurosurgery. 73: 136-146<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />