intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chấn thương sọ não – Phần 5

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

89
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Máu tụ nội sọ Căn cứ vào lều tiểu não, người ta chia ra: - máu tụ trên lều (tức là máu tụ bán cầu đại não) - máu tụ dưới lều (tức là máu tụ hố sọ sau). * Máu tụ trên lều a. Máu tụ ngoài màng cứng (NMC): + Là bọc máu tụ nằm giữa xương sọ và màng não cứng. + Nguồn chảy máu tạo nên máu tụ NMC - có thể do đứt rách động mạch màng não giữa; rách tĩnh mạch màng não cứng; - tổn thương xoang tĩnh mạch dọc trên hoặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chấn thương sọ não – Phần 5

  1. Chấn thương sọ não – Phần 5 4. Máu tụ nội sọ Căn cứ vào lều tiểu não, người ta chia ra: - máu tụ trên lều (tức là máu tụ bán cầu đại não) - máu tụ dưới lều (tức là máu tụ hố sọ sau). * Máu tụ trên lều a. Máu tụ ngoài màng cứng (NMC): + Là bọc máu tụ nằm giữa xương sọ và màng não cứng. + Nguồn chảy máu tạo nên máu tụ NMC - có thể do đứt rách động mạch màng não giữa; rách tĩnh mạch màng não cứng; - tổn thương xoang tĩnh mạch dọc trên hoặc từ tĩnh mạch xoang xương (nếu có vỡ xương sọ).
  2. + Triệu chứng biểu hiện: - Rối loạn tri giác đặc trưng trong máu tụ NMC là “khoảng tỉnh” (lucid interval), biểu hiện mê-tỉnh-mê. . Khoảng tỉnh dài hay ngắn là tùy thuộc vào nguồn chảy máu. . Nếu đứt rách động mạch màng não giữa, máu tụ hình thành nhanh, khoảng tỉnh có khi chỉ vài chục phút đến một vài giờ. . Khoảng tỉnh càng ngắn, tiên lượng càng nặng vì chưa kịp mổ BN đã tử vong. . Nếu chảy máu từ xương sọ, khối máu tụ hình thành chậm, khoảng tỉnh có khi kéo dài vài ngày sau mới gây đè ép não và mê lại. - Nếu theo dõi tri giác bằng thang điểm Glasgow sẽ thấy điểm Glasgow giảm nhanh. Ví dụ: đang 12 điểm xuống còn 6 hoặc 7 điểm. - Triệu chứng thần kinh khu trú: đồng thời với tri giác xấu đi, thấy triệu chứng thần kinh khu trú tăng lên rõ rệt như giãn đồng tử một bên; bại liệt 1/2 người đối bên. - Tình trạng chung nặng lên: kích thích, vật vã tăng lên, nôn nhiều hơn; sắc mặt tái nhợt, có thể thấy rối loạn cơ tròn như đái dầm hoặc đại tiện ra quần. - Rối loạn thần kinh thực vật: mạch chậm dần; HAĐM tăng cao dần; thở nhanh nông, rối loạn nhịp thở và ngừng thở. + Chụp CLVT: hình ảnh đặc trưng máu tụ NMC đó là khối choán chỗ hình thấu kính hai mặt lồi, tăng tỉ trọng (trên 75 HU) và đẩy đường giữa sang bên.
  3. + Phác đồ điều trị cơ bản - b. Máu tụ dưới màng cứng cấp tính + Máu tụ dưới màng cứng (DMC) - là bọc máu tụ nằm giữa màng não cứng và bề mặt của não. - Nguồn chảy máu thường từ tĩnh mạch cuốn não. - Máu tụ DMC gặp nhiều hơn máu tụ NMC. - Thể tích khối máu tụ thường từ 80 - 150 ml. + Người ta chia máu tụ DMC làm 3 thể: - cấp tính (trong 3 ngày đầu sau khi bị chấn thương), - bán cấp tính (từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 14) và - mạn tính (từ ngày thứ 15 trở đi hay từ tuần thứ 3 trở đi). + Triệu chứng có thể gặp như sau: - Triệu chứng não chung rầm rộ, đau đầu, nôn và buồn nôn, kích thích tâm thần, vã mồ hôi, sắc mặt tái nhợt. - Rối loạn tri giác: . Phần lớn máu tụ DMC thường kèm theo giập não, do vậy RLTG phụ thuộc vào mức độ giập não.
  4. . “Khoảng tỉnh” điển hình gặp ít hơn máu tụ NMC; “khoảng tỉnh” điển hình chỉ gặp trong trường hợp máu tụ đơn thuần, tức là không kèm theo giập não. . Vì kèm theo giập não nên máu tụ DMC hay gặp “khoảng tỉnh” không điển hình, biểu hiện: mê-tỉnh (không hoàn toàn) - mê lại. . Nếu máu tụ DMC kèm theo giập não lớn hoặc giập thân não thì BN hôn mê sâu ngay từ sau khi bị chấn thương (không có “khoảng tỉnh”) kéo dài cho đến khi tử vong hoặc nếu sống để lại di chứng thần kinh. - Dấu hiệu thần kinh khu trú: . tương tự như máu tụ NMC, . giãn đồng tử ngày một tăng dần cùng bên với ổ máu tụ; . bại yếu 1/2 người đối bên với ổ máu tụ ngày một tăng lên. - Rối loạn thần kinh thực vật: . thở nhanh nông 35 - 40 lần/phút; thở khò khè do ùn tắc đường hô hấp trên; . mạch chậm dần và huyết áp tăng cao dần. . Sốt cao do rối loạn thân nhiệt; . có những cơn rung cơ; vã mồ hôi. + Chụp CLVT: - hình ảnh đặc trưng là khối choán chỗ có “hình liềm”, tăng tỉ trọng > 70 HU.
  5. - ngay dưới ổ máu tụ có thể kèm theo giập não (biểu hiện trên CLVT là vùng giảm tỉ trọng). + Phác đồ điều trị cơ bản - c. Máu tụ DMC mạn tính + Là khối máu tụ nằm DMC - được phát hiện ở ngày thứ 15 trở đi gọi là máu tụ DMC mạn tính. - Trong thời gian này khối máu tụ không còn đông chắc nữa mà đã dịch hoá và biến thành ổ máu đen loãng hoàn toàn. + Căn nguyên máu tụ DMC mạn tính - thường do chấn thương, - nhưng một số trường hợp do tai biến mạch máu não (hay gặp ở những người lớn tuổi, người già mà trong tiền sử không biết có bị chấn thương hay không). + Triệu chứng: - Chấn thương sọ não thường nhẹ, BN không đi khám bệnh hoặc tới khám với chẩn đoán chấn thương nhẹ, không phải nằm viện.
  6. - Sau 3 tuần hoặc lâu hơn (cá biệt có trường hợp 6 tháng đến 1 năm sau; phần lớn 30 - 45 ngày sau chấn thương) . BN xuất hiện đau đầu tăng lên, buồn nôn và nôn. . Có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, bại 1/2 người kín đáo; . hay đánh rơi đồ vật cầm trên tay. - Một số BN biểu hiện thay đổi tâm thần như trầm cảm, rối loạn nhân cách, lẩn thẩn, lú lẫn, hay quên, nói ngọng, mồm méo (liệt dây VII TW). + Chẩn đoán - Chẩn đoán lâm sàng máu tụ DMC mạn tính thường khó khăn. - Chẩn đoán quyết định là chụp CLVT. . xuất hiện khối choán chỗ hình liềm, đồng tỉ trọng với mô não lành (có trường hợp giảm tỉ trọng) . Đẩy đường giữa; thay đổi hình dáng não thất bên. + Phác đồ điều trị cơ bản - d. Máu tụ trong não + Là ổ máu tụ nằm trong nhu mô não. Kích thước khối máu tụ có thể từ 5 - 100 ml.
  7. - ổ máu tụ nhỏ 5 - 15 ml, có khi 20 - 30 ml nhưng BN hoàn toàn tỉnh táo và không hề có triệu chứng gì đặc biệt. - ổ máu tụ lớn kèm theo giập não thì BN hôn mê sâu ngay sau chấn thương. + Trước khi có chụp CLVT ra đời thì nhiều trường hợp máu tụ trong não bị bỏ sót, không được phát hiện. Đối với ổ máu tụ tương đối lớn thì những triệu chứng sau đây có thể giúp người ta nghĩ đến máu tụ trong não: - “Khoảng tỉnh” ít gặp, nhưng nếu gặp thì khoảng tỉnh máu tụ trong não có đặc điểm khác với máu tụ NMC và DMC là khoảng tỉnh xảy ra đột ngột như kiểu đột qụy (apoplexia), tức là: BN đang tỉnh táo, tự dưng tri giác xấu đi rất nhanh và hôn mê. Những trường hợp diễn biến tri giác như nói trên cần nghĩ tới máu tụ trong não. - Tri giác không tốt lên mặc dù đã được điều trị tích cực, cần nghĩ tới máu tụ trong não. - Liệt rất đồng đều 1/2 người đối bên với ổ máu tụ (máu tụ vùng bao trong). - Đau đầu dai dẳng ở phía có ổ máu tụ. - Thay đổi tâm thần như trầm cảm, ngại tiếp xúc, lãnh đạm, thờ ơ xung quanh. - Buồn nôn và nôn. Soi đáy mắt thấy ứ phù gai thị. + Chụp CLVT thấy khối choán chỗ trong nhu mô não, tăng tỉ trọng, đè đẩy đường giữa và não thất bên. + Phác đồ điều trị cơ bản
  8. - e. Máu tụ trong não thất bên + Người ta chia ra hai loại máu tụ trong não thất bên: tiên phát và thứ phát. - Máu tụ trong não thất tiên phát là do tổn thương đám rối màng mạch gây nên máu tụ ở 1 hoặc 2 não thất bên. - Máu tụ trong não thất thứ phát là bọc máu tụ nằm trong nhu mô não sát thành não thất bên. Do áp lực tăng cao, thành não thất bên bị chọc thủng và máu tụ nằm cả trong nhu mô não và não thất bên. - Tiên lượng máu tụ trong não thất (tiên phát hay thứ phát) là rất nặng, tỉ lệ tử vong cao; có nhiều nguy cơ tắc đường dẫn dịch não tủy gây tràn dịch não (hydrocephalus). - Chẩn đoán quyết định nhờ chụp CLVT, - tuy nhiên khi có những triệu chứng nêu ở dưới thì cần nghĩ tới máu tụ trong não thất bên. + Triệu chứng: - Mê sâu ngay sau chấn thương. - Lúc đầu giảm trương lực cơ biểu hiện chân tay mềm nhũn, nhưng sau đó tăng trương lực cơ, biểu hiện gấp cứng 2 tay hoặc duỗi cứng tứ chi. - Rối loạn thần kinh thực vật: . sốt 39 - 40 C; mạch chậm 60 - 50 lần/phút;
  9. . HAĐM tăng cao; có những cơn rung cơ. - Tăng ALNS: . kích thích, vật vã, buồn nôn và nôn . Soi đáy mắt: ứ phù đĩa thị. - Sắc mặt tái nhợt, có lúc ửng đỏ, vã mồ hôi. + Chụp CLVT thấy khối máu tụ nằm trong não thất bên. + Phác đồ điều trị cơ bản - * Máu tụ dưới lều: + Là bọc máu tụ nằm ở hố sọ sau - Có thể gặp máu tụ NMC, DMC và máu tụ trong bán cầu tiểu não. - Hố sọ sau chứa hành não, cầu não và tiểu não nên rất chật chội, vì thế khối máu tụ nhỏ chỉ cần 15 - 30 ml cũng đe doạ tử vong. + Triệu chứng chung như sau: - Có chấn thương trực tiếp vùng chẩm và gáy. - Mức độ nặng: BN hôn mê sâu, rối loạn nghiêm trọng chức phận hô hấp và tim mạch. Có thể ngừng thở, ngừng tim.
  10. - Mức độ vừa: BN đau đầu dữ dội vùng chẩm, nôn nhiều, ứ phù đĩa thị; cổ cứng không dám quay đầu sang bên. - Giảm trương lực cơ hoặc co cứng tứ chi; rung giật nhãn cầu tự phát; tay run, chóng mặt, nôn. - Thở nhanh, nông; mạch nhanh nhỏ và yếu, huyết áp giảm. + XQ - Chụp phim sọ quy ước thấy có đường vỡ xương lan xuống lỗ chẩm. - Chụp CLVT cho chẩn đoán quyết định. + Phác đồ điều trị cơ bản - IV. Một số rối loạn sau CTSN *Hậu quả của CTSN rất khác nhau, từ hồi phục hoàn toàn đến các di chứng rất nặng nề, trong đó rối loạn tâm thần do CTSN khá phổ biến. *Biểu hiện của rối loạn tâm thần do CTSN gồm 2 giai đoạn: giai đoạn cấp tính và giai đoạn muộn. *Ở giai đoạn muộn được gọi là rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não, gồm 4 hội chứng chính: 1. HC suy nhược sau CTSN
  11. -Ðây là một hội chứng khá phổ biến, chiếm 50 - 70% tổng số các trường hợp. -Biểu hiện chủ yếu là đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn trí nhớ, suy giảm chú ý chủ động. -Cảm xúc không ổn định, dễ xúc động, giận dữ, mệt mỏi thường xuyên, các phản ứng cảm xúc thường quá mức, không phù hợp với cường độ và đặc điểm kích thích. -Rối loạn thần kinh thực vật đa dạng, biểu hiện chủ yếu như ra nhiều mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp dao động, làm việc chóng mệt mỏi. -Dễ nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, thay đổi áp lực không khí của môi trường. Dễ mẫn cảm với rượu. -Khám thần kinh thấy tăng phản xạ gân xương, run tay,... -Suy nhược sau chấn thương hay dao động về cường độ, xen kẽ thời kỳ bệnh ổn định là các thời kỳ bệnh tiến triển xấu do ảnh hưởng của các căng thẳng cảm xúc, stress, lao động quá mệt nhọc, dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn và một số bệnh khác. + Phác đồ điều trị cơ bản - 2. HC suy não sau CTSN -Hội chứng này có biểu hiện rối loạn tâm thần và thần kinh rõ ràng hơn so với hội chứng suy nhược sau chấn thương.
  12. -Có thể gặp các triệu chứng la hét, vật vã hoặc diễn lại tình huống chấn thương, tình huống chiến đấu, (đối với những thương binh). -Các triệu chứng này thường gặp trong năm đầu của chấn thương, về sau thì mất hẳn. -Trạng thái mệt mỏi xảy ra thường xuyên và không mất đi sau nghỉ ngơi. -Bệnh nhân giảm sút trí nhớ, khó nhớ các kiến thức mới, tư duy kém linh hoạt và nghèo nàn. -Cảm xúc thường biến đổi, không ổn định, dễ bùng nổ, không tự kiềm chế bản thân, dễ tấn công người khác, hay mâu thuẫn, kiện cáo... -Ngược lại còn có thể gặp trạng thái vô cảm ở một số bệnh nhân như lờ đờ, chậm chạp, thiếu chủ động. -Suy não sau chấn thương sẽ nặng nề hơn khi gặp một số yếu tố không thuận lợi về cảm xúc, về tinh thần, lao động quá mệt nhọc, bị bệnh nhiễm khuẩn, uống rượu... + Phác đồ điều trị cơ bản - 3. Ðộng kinh sau CTSN -Ðộng kinh sau chấn thương chiếm tỷ lệ 4 - 5% các CTSN, nếu là các vết thương chiến tranh thì tỷ lệ này tăng lên 30%.
  13. -Ðộng kinh có thể xuất hiện sau chấn thương rất sớm từ vài giờ, vài ngày hoặc có thể từ 6 tháng đến 1 năm, nhưng thường xuất hiện trong vòng 2 năm sau chấn thương (80%). -Ðộng kinh sau chấn thương thường là động kinh cục bộ. Nếu là động kinh toàn thể, thường cũng bắt đầu bằng cơn cục bộ. -Cơn động kinh có thể bắt đầu bằng hiện tượng giống rối loạn phân ly, trong cơn, ý thức bệnh nhân không mất hoàn toàn, dễ có hành vi hung bạo, nguy hiểm, nhưng kết thúc bằng cơn co giật, mất ý thức. + Phác đồ điều trị cơ bản - 4. HC sa sút sau CTSN -Bệnh nhân mất trí nhớ toàn bộ, trí năng giảm sút rõ rệt, mất khả năng phê phán, mất khả năng lao động trí óc, chỉ c òn có thể làm được một số công việc lao động chân tay đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật cao. -Một số bệnh nhân khác tiến triển rất nặng, chỉ còn các hoạt động bản năng, không còn khả năng tự phục vụ mình. -Ngoài ra còn có thể gặp một số rối loạn: . Có triệu chứng giống tâm thần phân liệt; hoặc hội chứng Paranoid sau CTSN, thường là ý tưởng bị theo dõi hoặc ghen tuông; hoang tưởng; hay bị thay đổi nhân cách;
  14. . Một số còn có thể tự sát sau chấn thương (chiếm tỷ lệ 14% tổng số tử vong do tự sát). + Phác đồ điều trị cơ bản - V. Phòng bệnh + Đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn giao thông và tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày để làm giảm tỷ lệ CTSN trong nhân dân. + Ðảm bảo chế độ làm việc và nghề nghiệp phải thích hợp đối với những người có tiền sử bị CTSN. + Tránh các tác nhân có hại cho bệnh nhân như mắc bệnh nhiễm khuẩn, stress... + Ðặc biệt người bệnh không nên uống rượu quá chén hoặc sử dụng các chất kích thích không đúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2