Nguyên nhân Đau lưng
lượt xem 9
download
Đau lưng là vị trí đau hay gặp nhất chỉ xếp sau đau đầu. Mỗi năm có hơn 65 triệu người Mỹ bị đau lưng. 4 trong số 5 người lớn sẽ bị ít nhất 1 lần đau lưng vào một lúc nào đó trong đời. Đau lưng có thể xảy ra mà không có lý do rõ ràng và tại bất cứ điểm nào trên cột sống. Vị trí đau phổ biến nhất ở cùng thắt lưng vì đó là nơi hứng chịu phần lớn trọng lượng và stress. Chấn thương lưng là nguyên nhân phổ biến gây...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyên nhân Đau lưng
- Đau lưng Đau lưng là vị trí đau hay gặp nhất chỉ xếp sau đau đầu. Mỗi năm có hơn 65 triệu người Mỹ bị đau lưng. 4 trong số 5 người lớn sẽ bị ít nhất 1 lần đau lưng vào một lúc nào đó trong đời. Đau lưng có thể xảy ra mà không có lý do rõ ràng và tại bất cứ điểm nào trên cột sống. Vị trí đau phổ biến nhất ở cùng thắt lưng vì đó là nơi hứng chịu phần lớn trọng lượng và stress. Chấn thương lưng là nguyên nhân phổ biến gây tàn phế. Và mặc d ù đau lưng hiếm khi đe dọa tới tính mạng, chi phí hàng năm cho giảm năng suất lao động, chi phí y tế và phúc lợi bồi thường cho người lao động lên tới 10 tỷ đô la mỗi năm ở Mỹ. Mặc dù đau lưng rất hay gặp, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa hầu hết những vấn đề ở lưng với các bước đơn giản như luyện tập và chọn những cách mới để ngồi và đứng. Cho dù bạn đã bị tổn thương ở lưng từ
- trước, bạn có thể học được các kỹ thuật nhằm giúp tránh được tổn thương tái phát. Nguyên nhân Lưng là một mạng lưới xương, dây chằng, cơ và thần kinh cân bằng. Tất cả cùng làm việc để giữ thăng bằng và mang trọng lượng cơ thể và khối lượng bạn mang vác. Cột sống có một loạt đoạn uốn cong – ở cổ, lưng trên và thắt lưng. Những đường cong này giúp hấp thụ tác động của cuộc sống ngày qua ngày. Có vô số yếu tố góp phần gây đau lưng, gồm trương lực cơ kém, thừa cân - đặc biệt là quanh bụng - và nâng nặng hoặc sai tư thế. Ngoài ra, dáng vóc xấu và ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế làm tăng thêm stress cho lưng. Những nguyên nhân gây đau lưng: Căng cơ. Cơ, gân hoặc dây chằng bị căng hoặc khớp bị viêm có thể gây đau dọc cột sống. Co thắt. Co thắt cơ là phản ứng phổ biến đối với tổn thương. Co thắt để bất động vùng đau và phòng ngừa tổn thương thêm.
- Thoái hóa khớp. Thoái hoá khớp này gần như xảy ra ở tất cả những người > 60 tuổi. Quá tải, tổn thương và tuổi già có thể dần dần gây ra thoái hoá sụn, mô bảo vệ bao phủ bề mặt các khớp của đốt sống. Đau thần kinh tọa. Đau có thể xảy ra ở chân do viêm hoặc chèn ép dây thần kinh ở thắt lưng. Loãng xương. Bệnh gây xốp và giòn xương, dẫn đến xương yếu dần. Hậu quả có thể là gãy xẹp đốt sống gây đau. Người trên 50 tuổi, đặc biệt phụ nữ, dễ bị loãng xương. Thoát vị đĩa đệm. Bệnh xuất hiện khi sự thoái hóa hoặc tình trạng căng quá mức khiến đĩa đệm bị vỡ. Đĩa đệm thường lồi ra và không đau. Thoát vị đĩa đệm trở nên đau khi lồi ra quá nhiều hoặc các mảnh vỡ của đĩa đệm rờ ra và chèn ép vào dây thần kinh lân cận. Đau xơ cơ. Hội chứng mạn tính này gây đau nhức, nề và cứng ở các cơ và khớp nơi gân bám vào xương. Đau thường tăng sau khi bất động và cải thiện khi cử động. Khi nào cần đi khám
- Phần lớn đau lưng khỏi khi điều trị tại nhà và tự chăm sóc. Mặc dù có thể phải mất nhiều tuần đau lưng mới hết hoàn toàn, song nếu bạn không thấy đỡ đau trong vòng 72 giờ tự chăm sóc, hãy đến bác sĩ. Trong một số ít trường hợp, đau lưng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu đau lưng: Có kèm theo sốt 38 độ C trên 48 h Cảm giác đau liên miên hoặc dữ dội, nhất là ban đêm Lan xuống một hoặc hai chân Gây yếu, tê hoặc cảm giác kiến bò ở một hoặc hai chân Ảnh hưởng đến đại tiểu tiện Có kèm theo đau bụng hoặc mạch đập Đi khám bác sĩ nếu: Cảm thấy đau lưng sau chấn thương Hiện tại cảm thấy đau lưng và có tiền sử đau lưng hoặc ung thư Đau lưng kéo dài quá 6 tuần
- Đau lưng ở người trên 50 tuổi Cảm thấy đau lưng và sút hơn 4,5 kg trong vòng 6 tháng Sàng lọc và chẩn đoán Bác sĩ sẽ khám lưng để xác định vị trí đau, mức độ vận động mà không đau và có co thắt cơ hay không. Bạn cũng có thể được làm một số thủ thuật khi bác sĩ chẩn đoán đau lưng: Chụp X-quang. Hình ảnh X-quang cho thấy sự thẳng hàng của xương, bạn có bị bệnh khớp thoái hoá và có khối u hay không. Chụp X-quang tuỷ sống. Thuốc cản quang được tiêm vào ống tủy để thoát vị đĩa đệm hoặc các thương tổn khác thể hiện trên phim chụp X-quang. Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Những phương pháp chụp này cho hình ảnh có thể phát hiện thoát vị đĩa đệm hoặc các vấn đề về xương, cơ, sụn, dây chằng, gân và mạch máu. Chụp xương. Bạn sẽ được tiêm một chất phóng xạ (ghi dấu) vào tĩnh mạch. Sử dụng một camera đặc biệt, bác sĩ có thể phát hiện các khối u xương hoặc gãy xẹp do loãng xương.
- Xét nghiệm điện chẩn đoán. Nghiên cứu các đường dẫn truyền thần kinh có thể xác nhận chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống tủy. Điện chẩn đoán đo thời gian dòng điện đi từ kim ở cột sống tới kim ở cẳng chân. Điều trị Do phần lớn các vấn đề ở lưng không đe doạ tính mạng, nên nhiều bác sĩ khuyên trước tiên nên điều trị tại nhà. Dù điều trị theo cách nào, phần lớn những người bị đau lưng sẽ thấy khá hơn trong vòng 6 tuần. Nếu bạn bị căng dây chằng hoặc căng cơ nhiều, quá trình hồi phục có thể mất 12 tuần. Nhưng với thời gian và chăm sóc thích hợp, ngay cả đau do thoát vị đĩa đệm cũng có thể khắc phục được. Điều trị đau lưng gồm: Thuốc. Các thuốc kê đơn như thuốc chống viêm phi steroid và thuốc giãn cơ có thể làm giảm đau lưng nhẹ và vừa. Bác sĩ có thể khuyên tiêm corticosteroid để làm giảm đau lưng nặng hơn.
- Chườm nóng, lạnh và xoa bóp. Khi được tiến hành bởi người có chuyên môn, chườm nóng, lạnh và xoa bóp nhẹ nhàng có thể làm giảm đau lưng do co thắt cơ. Cần lưu ý - kéo nắn cột sống có thể làm bệnh đĩa đệm nặng thêm hoặc gây gãy lún nếu bạn bị loãng xương. Hãy hỏi bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu xem kéo nắn cột sống có an toàn và giúp ích cho bạn không. Kích thích điện. Kích thích điện dây thần kinh qua da (TENS) có thể giúp cắt cơn đau do chặn các tín hiệu thần kinh đến não. Bác sĩ sẽ đặt điện cực trên da gần vùng đau. TENS có thể làm giảm đau ở chân do viêm hoặc chèn ép thần kinh ở lưng (đau thần kinh tọa), nhưng ít giảm đau đối với đau lưng mạn tính. Trường học về lưng. Những chương trình này có ở một số nơi, tập trung vào xử trí đau lưng và phòng ngừa tái phát. Chương trình học nói chung bao gồm giải phẫu và chức năng vùng lưng, tiếp theo là các bài tập thực hành để bảo vệ lưng ở nhà và nơi làm việc. Tập luyện và lý liệu pháp. Khi đau lưng đã giảm, bác sĩ có thể thiết kế một chương trình tập luyện để cải thiện sự mềm dẻo, tăng cường các cơ vùng lưng và bụng và cải thiện tư thế.
- Có lẽ bạn không cần phẫu thuật để điều trị đau lưng. Đau và tàn phế do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp cột sống thường giảm nhờ điều trị bảo tồn. Nếu đau không giảm hoặc yếu cơ tăng do chèn ép dây thần kinh, bạn có thể được lợi nhờ phẫu thuật. Các phẫu thuật hay gặp ở lưng gồ m: Cắt bỏ lá xương. Thủ thuật này làm giảm đau chân nhờ cắt bỏ gai xương hoặc mảnh đĩa đệm vỡ lồi vào trong ống tủy hoặc chèn ép rễ thần kinh trong cột sống. Hòa nhập. Phẫu thuật này gồm nhập hai đốt sống vào nhau để loại trừ cử động đau. Có nhiều loại nẹp vít kim loại khác nhau để giúp thực hiện thủ thuật này. Trước khi quyết định phẫu thuật lưng, hãy cân nhắc một lựa chọn thứ hai. Phẫu thuật cắt bỏ thoát vị đĩa đệm là thủ thuật hay được thực hiện nhất ở Mỹ. Phẫu thuật này gây ít nguy cơ, và kết quả thường tốt. Nhưng kết quả lâu dài thường tương đương với những biện pháp điều trị ít xâm nhập hơn. Phòng ngừa Với một chút chú ý và cẩn thận, bạn có thể tránh được đau lưng. Có thể lực tốt hơn có thể giúp phòng ngừa đau lưng.
- Để giữ lưng bình thường và khoẻ mạnh: Tập luyện. Các hoạt động aerobic đều đặn không làm lưng bị căng và xóc có thể làm tăng sức mạnh và sức bền của vùng thắt lưng, cho phép cơ hoạt động tốt hơn. Những bài tập aerobic này có thể gồm đi bộ, bơi, đạp xe. Hãy hỏi bác sĩ hoạt động nào là tốt nhất với bạn. Tăng sức mạnh và sự mềm dẻo của cơ. Bình thường các cơ vùng bụng và lưng phối hợp hoạt động với nhau như một chiếc áo giáp tự nhiên cho lưng. Sự mềm dẻo ở háng và đùi giúp xương chậu thẳng trục, cải thiện cảm nhận ở vùng lưng. Thường xuyên tập một số bài tập đơn giản có thể giúp nâng đỡ và giữ thẳng lưng. Ngoài ra, sử dụng các cơ chế cơ học hợp lý trong hoạt động hằng ngày: Đứng đúng cách. Giữ xương chậu ở tư thế trung gian. Nếu phải đứng lâu, nên đổi chân đặt trên một cái ghế thấp để giảm tải phần nào cho vùng thắt lưng. Ngồi đúng cách. Chọn ghế nâng đỡ tốt vùng thắt lưng hoặc đặt một cái gối hoặc khăn tắm cuộn tròn vào chỗ eo lưng để giữ đường cong bình thường của lưng. Giữ gối và hông ngang bằng.
- Nâng đúng cách. Để chân làm việc. Di chuyển lên và xuống thẳng. Giữ thẳng lưng và chỉ gấp ở gối. Giữ vật nặng sát cơ thể. Tránh vừa nâng vừa vặn người. Ngủ đúng cách. Nằm trên đệm cứng. Dùng gối để đỡ, nhưng tránh dùng gối khiến cổ bị ngửa quá nhiều. Tự chăm sóc Đau lưng thường giảm hoặc cải thiện trong vòng 6 tuần nghỉ ngơi. Chỉ nghỉ 1 hoặc 2 ngày nếu đau lưng nhiều, bởi vì nằm lâu có thể giảm sức mạnh của cơ và gây tàn phế nhiều hơn. Những bước sau có thể giúp điều trị đau lưng ở nhà: Chườm lạnh, sau đó chườm nóng. Tắm nước nóng và chườm nóng hoặc chườm lạnh, có thể làm dịu cơ bị viêm và đau. Đầu tiên hãy điều trị lạnh. Ngay sau khi lưng bị tổn thương, chườm đá nhiều lần trong ngày, mỗi lần tới 20 phút. Đặt đá vào một cái túi, sau đó bọc túi trong một miếng vải hoặc khăn tắm để có lớp ngăn cách mỏng giữa đá và da. Chườm đá đến khi cơ hết co thắt. Sau khi co thắt và đau cấp tính đã giảm, bạn có thể chườm nóng bằng túi chườm nóng hoặc chiếu đèn để giúp làm chùng cơ. Mỗi lần chườm nóng giới hạn trong 20 phút.
- Dùng thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau không cần đơn như acetaminophen (Tylenol, các tên khác) giúp giảm đau. Các thuốc chống viêm phi steroid như aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin, các tên khác) làm giảm viêm. Hạn chế dùng nẹp và áo đỡ lưng. Nẹp và áo đỡ lưng có thể làm giảm căng và nâng đỡ cho lưng. Tuy nhiên, một số dụng cụ có thể không thoải mái. Một nhược điểm khác là cơ lưng có thể yếu đi nếu sử dụng lâu. Tốt nhất là chỉ sử dụng nẹp hoặc áo đỡ lưng trong thời gian ngắn hoặc trong các hoạt động gây căng lưng. Nẹp và áo đỡ lưng có bán không cần đơn ở các nhà thuốc và cửa hàng dụng cụ y tế. Bác sĩ có thể kê đơn loại nẹp đặt hàng cho lưng của bạn. Thuốc bổ sung và thay thế Bên cạnh việc điều trị của bác sĩ và các biện pháp tự chăm sóc ở nhà, một số người đã quay sang dùng biện pháp xoa nắn cột sống và châm cứu để giảm đau lưng. Xoa nắn cột sống Cho đến giữa những năm 1970, nhiều người coi xoa nắn cột sống là liệu pháp không chính thống. Nhưng nhận thức của người dân và việc áp
- dụng các biện pháp xoa nắn cột sống đã có những tiến bộ. Một điều tra năm 1997 tại Mỹ cho thấy mỗi năm có khoảng 190 triệu lượt người đến chữa bệnh bằng phương pháp xoa nắn cột sống, chứng tỏ cách điều trị này đã được chấp nhận phổ biến đến mức nào. Mặc dù thầy thuốc chuyên về xoa nắn cột sống không kê đơn thuốc hoặc làm phẫu thuật, song họ cũng thực hiện các thao tác thăm khám cổ điển, như khám thực thể, thần kinh, chỉnh hình. Đau lưng là lý do phổ biến nhất khiến nhiều người tìm đến thầy thuốc chuyên về xoa nắn cột sống. Điều trị xoa nắn cột sống dựa trên triết lý cho rằng hạn chế cử động ở cột sống dẫn đến giảm chức năng và đau. Điều chỉnh cột sống (tác động vào cột sống) là một loại liệu pháp được sử dụng để điều trị tình trạng hạn chế cử động của cột sống. Mục đích là phục hồi cử động cột sống, và kết quả là cải thiện chức năng và giảm đau. Thầy thuốc tác động vào cột sống từ các tư thế khác nhau với mức độ lực khác nhau. Tác động không cần mạnh mới có hiệu quả. Thầy thuốc có thể dùng xoa bóp và kéo giãn để làm giãn cơ đang bị co ngắn hoặc co thắt. Năm 1994, Cơ quan Nghiên cứu và Chất lượng Chăm sóc Y tế của Hoa Kỳ, tên cũ là Cơ quan Nghiên cứu và Chính sách Chăm sóc Y tế, đã đánh giá tác động cột sống là một cách điều trị hiệu quả đối với đau lưng
- cấp. Tuy nhiên, phần lớn các dạng đau vùng thắt lưng cấp tính được cải thiện trong vòng 2 đến 4 tuần. Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu hóa cho thấy ít có bằng chứng là điều trị xoa nắn cột sống trong thời gian dài mang lại hiệu quả. Nếu bạn quan tâm đến điều trị xoa nắn cột sống, hãy sử dụng những gợi ý dưới đây để có được lợi ích tối đa: Hỏi bác sĩ của bạn về bác sĩ chuyên khoa thích hợp nhất cho vấn đề của bạn. Nhiều bác sĩ chuyên về bệnh xương và một số bác sĩ vật lý trị liệu cũng được đào tạo về xoa nắn cột sống. Bởi vì tác động cột sống có những nguy cơ, nên hãy luôn tìm đến những người được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề. Cũng như với các bác sĩ chuyên khoa khác, chỉ tìm những người sẵn sàng làm việc với các thành viên khác trong nhóm thầy thuốc chăm sóc sức khỏe cho bạn. Hãy tránh những người xem tác động cột sống là cách chữa khỏi bách bệnh, kể cả tiểu đường và ung thư. Không có bằng chứng nào ủng hộ quan điểm này. Châm cứu
- Bác sĩ châm cứu sẽ châm những kim nhỏ vào dưới da, ít hoặc không đau. Kim thường được lưu lại trong 15 đến 30 phút, và bạn có thể phải điều trị nhiều buổi. Nghiên cứu cho thấy tác dụng giảm đau có thể do giải phóng endorphin, một chất giảm đau tự nhiên của cơ thể. Mặc dù chưa có nghiên cứu đối chứng nghiêm ngặt về lợi ích của châm cứu, nhưng năm 1998 Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã kết luận rằng châm cứu có thể giúp ích cho nhiều bệnh có đau mạn tính, kế cả đau thắt lưng. Bệnh viện đau Mayo đã dùng châm cứu từ năm 1974 ở một số trường hợp bệnh nhân không giảm được đau bằng thuốc hoặc phong bế thần kinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đau lưng và các bài tập phòng chống đau lưng (Kỳ 1)
5 p | 192 | 38
-
Các nguyên nhân khác gây đau thắt lưng
6 p | 230 | 27
-
CHỨNG ĐAU LƯNG NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ CHỮA TRỊ
2 p | 170 | 20
-
Loại trừ chứng đau lưng
5 p | 99 | 19
-
Phòng ngừa đau lưng
5 p | 122 | 15
-
Đau lưng và cách phòng ngừa
4 p | 124 | 15
-
Nguyên nhân và cách phòng và trị chứng đau lưng
7 p | 136 | 14
-
Phòng ngừa đau lưng do tư thế
7 p | 118 | 12
-
Bài thuốc Đông y trị đau lưng hiệu quả nhất
6 p | 102 | 12
-
Nguyên nhân Đau thắt lưng
12 p | 141 | 9
-
Đau lưng - Bệnh không thể chủ quan
6 p | 94 | 9
-
2 nguyên nhân chính gây đau thắt lưng
4 p | 126 | 7
-
Đau lưng cột sống khi mang thai
5 p | 130 | 5
-
Điều trị đau lưng khi mang thai và sau khi sinh
6 p | 104 | 5
-
Nguyên nhân đau lưng cấp
2 p | 104 | 4
-
Mẹo trị đau lưng cho dân văn phòng
7 p | 84 | 4
-
Tài liệu: Hiện tượng đau lưng mỏi gối
4 p | 100 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn