intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đau lưng - Bệnh không thể chủ quan

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

94
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh đau lưng gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở lứa tuổi 30-60. Có khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không rõ nguyên nhân, chỉ có 6 - 8% trường hợp do bị lệch đĩa đệm cột sống. Có trên 50% bệnh nhân đau lưng khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng trở lên; từ 5-10% bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính. Cột sống thắt lưng phải nâng đỡ sức nặng của phần trên cơ thể nên dễ bị đau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đau lưng - Bệnh không thể chủ quan

  1. Đau lưng - Bệnh không thể chủ quan
  2. Bệnh đau lưng gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở lứa tuổi 30-60. Có khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không rõ nguyên nhân, chỉ có 6 - 8% trường hợp do bị lệch đĩa đệm cột sống. Có trên 50% bệnh nhân đau lưng khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng trở lên; từ 5-10% bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính. Cột sống thắt lưng phải nâng đỡ sức nặng của phần trên cơ thể nên dễ bị đau do tổn thương phần mềm hoặc xương sống. Có nhiều yếu tố môi trường và xã hội ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh đau vùng thắt lưng. Nguyên nhân nào gây đau lưng? Các nguyên nhân sinh đau lưng thì nhiều, nhưng có thể phân làm hai loại. Một là nguyên nhân do xương khớp bị tổn thương như: viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp bị lão hóa, thoái hóa đĩa đệm cột sống, xoắn vặn vùng giãn đốt sống, chứng gù vẹo cột sống, gãy xương, loãng xương, trượt đốt sống, hẹp ống sống, gân hay là cơ bị rách, bị căng quá mức vì tai nạn hay vì cử động quá mạnh, hoặc đĩa đệm bị xô lệch, khe đốt sống bị hẹp lại... đều có thể sinh đau lưng. Loại thứ hai tuy ít gặp nhưng lại đáng ngại hơn, khi đó đau lưng chỉ là triệu chứng của các bệnh như: phình động mạch, ung thư từ nơi khác
  3. di căn vào xương sống, ung thư tủy sống, bệnh ankylosing spondylitis, thường bị ở đoạn dưới thắt lưng làm cho gân quanh các đốt xương sống bị vôi hóa làm cử động không được và đau lưng; khối u, áp-xe cạnh cột sống, áp-xe ngoài màng cứng, bệnh thận, loét ống tiêu hóa... Các dấu hiệu thường gặp Một thống kê cho thấy: Ở Mỹ mỗi ngày có 5,6% bệnh nhân bị đau lưng, 18% bệnh nhân đã từng bị đau lưng trước đây và đau lưng cũng là lý do bệnh nhân đến khám bệnh nhiều nhất; có từ 60 – 90% dân số đã từng bị đau lưng một lần trở lên; mỗi năm trên 13 triệu lượt bệnh nhân đi khám để chữa bệnh đau lưng; 11% công nhân của các ngành
  4. Do có nhiều nguyên nhân gây đau công nghiệp phải nghỉ việc từ lưng nên cũng có nhiều biểu hiện bệnh tuỳ 1- 6 tháng và 4% bị mất khả thuộc nguyên nhân. Các dấu hiệu thường năng lao động vĩnh viễn... gặp là: hội chứng đau cơ mạc, những điểm đau có tính chất di động, đau ở vùng xương cùng chậu và mào chậu; Căng giãn xương cùng chậu do bị đứt các sợi của khớp cùng chậu gây ra tăng nhạy cảm ở vùng lõm của lưng, đau tăng lên khi gấp cẳng chân vào, khi nâng và ấn vào giữa khớp gối bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, đau lan xuống chân; Đau cạnh cột sống lan tỏa ở cả hai phía của cột sống, có thể thấy tăng nhạy cảm đau ở giữa mỏm gai đốt sống hoặc ở vùng diện khớp của đốt sống do các nguyên nhân thường gặp như chấn thương của phần diện khớp, căng giãn cơ, hoặc là các vết rách nhỏ của vòng xơ đĩa đệm; Thoát vị đĩa đệm, triệu chứng gồm: hạn chế động tác nâng chân ở tư thế duỗi thẳng, tăng nhạy cảm đau của thần kinh tọa, giảm cảm giác mặt ngoài cẳng chân và đầu ngón cái, động tác gấp bàn chân và ngón cái yếu, hạn chế động tác nâng chân ở tư thế duỗi thẳng, giảm phản xạ gân gót, giảm cảm giác mặt sau cẳng chân và cạnh ngoài bàn chân, động tác gấp gan bàn chân và ngón cái yếu; Kinh nghiệm của nhiều thầy thuốc lâm sàng cho thấy có những triệu chứng biểu hiện nguyên nhân gây bệnh đau lưng như: chệch đĩa đệm thì đau tăng khi ho, hắt hơi, vặn mình, giảm đau khi nằm thẳng; Trượt đốt sống thì khi đứng
  5. thẳng và đi lại đau tăng nhưng lại giảm đau khi bệnh nhân ngồi; Đi mạnh đau tăng, nghỉ ngơi giảm đau gặp trong hẹp ống tủy... Xquang thường không có giá trị chẩn đoán bệnh bởi vì có nhiều nguyên nhân ở ngay cột sống mà trên phim không thấy; Ngược lại nhiều khi thấy có hình ảnh bất thường, nhưng nguyên do đích thực lại ở chỗ khác; Những người trên 40 tuổi chụp Xquang hay thấy bị thoái hóa xương, gai xương nhưng không đau lưng. Các phương pháp chữa trị
  6. Trừ những trường hợp bệnh đặc biệt, có thể áp dụng một hoặc phối hợp các phương pháp sau đây để điều trị bệnh đau lưng: dùng vật lý trị liệu không dùng thuốc; dùng các thuốc trị đau lưng; phẫu thuật. Nhiều bệnh nhân đau lưng khi đứng hay ngồi lâu dễ bị đau tăng nhưng khi nằm nghỉ thì hết đau. Tập thể dục nhẹ nhàng cho cơ lưng hoạt động điều hòa nhiều khi đã khỏi bệnh. Vật lý trị liệu giúp bệnh nhân chóng b ình phục, khi đã bớt đau nên thực hiện tập vận động nhẹ tại nhà; Châm cứu, kỹ thuật thư giãn, kéo giãn cột sống, chạy điện kích thích thần kinh, xoa bóp bấm huyệt... cũng có nhiều hiệu quả trong việc chữa khỏi bệnh đau lưng. Có thể dùng một trong các thuốc sau để chữa đau lưng: thuốc giảm đau chống viêm như panadol, aspirin, indomethacin, diclofenac,celebrex... Trường hợp đau nặng, khi dùng các thuốc giảm đau và chống viêm không kết quả, có thể dùng thuốc tiêm chống viêm loại steroid, phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những trường hợp cần được điều trị bằng phẫu thuật như: lệch đĩa đệm cấp tính có ảnh hưởng tới thần kinh; dây thần kinh bị chèn ép như đau thần kinh tọa, gai cột sống, gãy đốt sống...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2