intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng sống của bệnh nhân sau cắt thanh quản toàn phần

Chia sẻ: ViAnkanra2711 ViAnkanra2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

35
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau cắt thanh quản toàn phần, xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân sau cắt thanh quản toàn phần. Sau cắt thanh quản toàn phần, kết quả của câu hỏi về chất lượng sống chung là thấp. Giới hạn hoạt động và khô miệng là hai yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sống có ý nghĩa trong nhóm bệnh nhân có xạ trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng sống của bệnh nhân sau cắt thanh quản toàn phần

  1. ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SAU CẮT THANH QUẢN TOÀN PHẦN LÊ VĂN CƯỜNG1, HOÀNG QUỐC VIỆT2 TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau cắt thanh quản toàn phần. Xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân sau cắt thanh quản toàn phần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi hồi cứu mô tả cắt ngang 37 bệnh nhân sau cắt thanh quản toàn phần tại Bệnh viện Ung Bướu từ 1/1/2015 đến 30/6/2017. Chúng tôi ghi nhận các đặc điểm bệnh lý và nhân khẩu từ hồ sơ bệnh án và đánh giá chất lượng sống thông qua phỏng vấn bệnh nhân bằng bảng câu hỏi WU - QOL. Kết quả: Kết quả của câu hỏi về chất lượng sống chung: 32% rất tốt, 21% tốt, 37% trung bình, 8% kém, và 0% rất kém. Điểm số của câu hỏi về giao tiếp có điểm thấp nhất (59), trong khi điểm tổng của bảng câu hỏi bằng 80/100. Xạ trị là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sống qua 2 triệu chứng khô miệng (p=0,028) và hạn chế hoạt động (p=0,034). Kết luận: Sau cắt thanh quản toàn phần, kết quả của câu hỏi về chất lượng sống chung là thấp. Giới hạn hoạt động và khô miệng là hai yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sống có ý nghĩa trong nhóm bệnh nhân có xạ trị. ABSTRACT Quality of life of the patients following total laryngectomy Objectives of the study: 1. To describe the quality of life of patients after total laryngectomy. 2. To determine the factors related to quality of life of patients after total laryngectomy. The patients and methods: Patients: 37 patients after total laryngectomy at the Oncology Hospital from 1/1/2015 to 30/6/2017. Study design: the Cross-sectional retrospective descriptive study. We recorded the demographic information and medical history from medical records and interviewed the patients to determine the quality of life through using the WU-QOL questionnaire. Results: As regards the overall QOL, 53% of our patients cited it as very good (32%) to good (21%). Patients identified speech (59/ 100) as the most important issues following total laryngectomy. While the mean (SD) composite score of the QOL in our series of patients with total laryngectomy was 80/100. We found the statistical differences in saliva (p=0,028) and activity (p=0,034) domains in relation to the radiotherapy. Conclusion: The overall QOL score in our series of TL patients was low. Limitation of activity and dry mouth were the factors that significantly affect the quality of life in patients with radiotherapy. Key words: Quality of life, Total laryngectomy, University of Washington Quality of Life Questionnaire. ĐẶT VẤN ĐỀ gồm: Rối loạn giao tiếp bằng giọng nói, rối loạn cảm giác mùi và nuốt. Trên bệnh nhân xạ trị còn phải chụi Phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần là một những biến chứng của xạ trị. Sự giảm chức năng phương pháp điều trị tận gốc ung thư thanh quản. này dẫn đến những hạn chế hoạt động, những căng Tuy nhiên, phương pháp này để lại di chứng bao 1 ThS.BSCKII. Phó Trưởng Khoa Ngoại 3 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 2 CNĐD - Điều dưỡng Trưởng Khoa Ngoại 3 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 424 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  2. ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ thẳng tâm lý và giảm chất lượng sống (CLS) của KẾT QUẢ bệnh nhân. Ngày nay, CLS sau điều trị được Đặc điểm nhóm nghiên cứu xác định là một phần quan trọng trong chiến lược điều trị ung thư, là 1 phương pháp đánh giá hiệu quả Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi chọn ra 37 điều trị. ca đủ tiêu chuẩn. Hằng năm, bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học Minh tiến hành phẫu thuật cho khoảng 50 trường hợp cắt thanh quản toàn phần. Chất lượng sống của STT Đặc điểm Kết quả nhóm bệnh nhân này chưa được nghiên cứu. Tuổi trung bình là 56,9 ± 8 1 Tuổi (khoảng tuổi 31-70) Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định chất lượng sống của bệnh nhân sau cắt thanh 2 Giới tính Tỷ lệ Nam/Nữ là 35/2 quản toàn phần với 2 mục tiêu: 3 Trình độ văn hóa Số người  Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Mù chữ 1 sau cắt thanh quản toàn phần. Tiểu học, THCS 19  Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc THPH 15 sống của bệnh nhân sau cắt thanh quản toàn phần. Đại học 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 Tôn giáo Số người Đối tượng nghiên cứu Không tôn giáo 22 Tiêu chuẩn lựa chọn Đạo phật 9 Bệnh nhân được cắt thanh quản toàn phần tại Thiên chúa giáo 5 khoa Ngoại 3, BVUB từ 1/1/2015 đến 30/6/2017, còn Đạo khác 1 đủ hồ sơ và liên lạc được. Tiêu chuẩn loại trừ Bảng 2. Đặc điểm nghề nghiệp trước và sau mổ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. STT Đặc điểm Kết quả Bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc đã mất. 1 Nghề nghiệp Trước mổ Sau mổ Thiết kế nghiên cứu Nông dân 20 6 Thiết kế hồi cứu, mô tả cắt ngang. Nghề sử dụng giọng 1 0 chuyên nghiệp Bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống Nghề khác 12 5 Bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống của Không nghề 4 26 Đại học Washington (UW-QOL v4) gồm 3 phần: đặc điểm nhân khẩu học, chất lượng cuộc sống 2 Đổi nghề Số người trong 7 ngày qua và câu hỏi chung. Mỗi câu hỏi Không đổi 11 bệnh nhân chọn trả lời từ 0 đến 100, với 100 điểm là Đổi nghề 1 điểm tốt nhất. Điểm tổng là trung bình cộng của 12 câu hỏi trên. Thất nghiệp 25 Bên cạnh đó, các thông tin như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng bệnh cũng như chẩn đoán, giai đoạn bệnh, phương pháp điều Bảng 3. Đặc điểm Giai đoạn bệnh, GPBL trị, bệnh lý kèm theo cũng được thu thập nhằm tìm và phương pháp mổ hiểu mối liên quan đến chất lượng cuộc sống. STT Đặc điểm Kết quả Xử lý số liệu 1 Giai đoạn bướu (T) Số người Các số liệu được kiểm tra, làm sạch, phân tích T2 6 số liệu bằng phần mềm SPSS 21.0. T3 21 T4 9 Tái phát 3 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 425
  3. ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ 2 Giai đoạn N Số người Các yếu tố liên quan N0 28 Bảng 5. Tương quan giữa chất lượng sống và xạ trị, N1 6 giai đoạn và tuổi N2 2 Tuổi Xạ trị T N3 1 Đặc điểm (tương quan (t test) (t test) pearson) 3 Giải phẫu bệnh Số người Tình trạng đau 0,2 0,8 0,5 Carcinôm grad 1 32 Ngoại hình 0,4 0,1 0,2 Carcinôm grad 2 5 Hoạt động 0,034 0,5 0,9 4 Điều trị Số người Vui chơi, giải trí 0,8 0,4 0,1 Cắt thanh quản toàn bộ 12 Nuốt 0,7 0,3 0,054 Cắt thanh quản toàn bộ kèm 9 nạo vét hạch cổ Nhai 0,3 0,9 0,5 Kết hợp cắt thanh quản toàn 16 Lời nói 0,8 0,2 0,3. bộ + Xạ trị bổ túc Đau vai 0,4 0,6 0,7 Vị giác 0,4 0,9 0,1 Kết quả thang điểm WU- QOL Nước bọt 0,028 0,7 0,07 Trung vị thời gian từ khi mổ đến phỏng vấn là Tinh thần 0,08 0,5 0,4 12 tháng. Kết quả của câu hỏi về chất lượng sống Lo lắng 0,9 0,9 0,5 nói chung: rất tốt 32%, tốt 21%, trung bình 37%, kém Điểm tổng 0.1 0,9 0,1 8%, và rất kém 0%. Chất lượng sống 0,1 0,4 0,5 Bảng 4. Bảng kết quả câu hỏi nói chung Đặc điểm Trung bình Độ lệch chuẩn Trong 2 nhóm xạ trị và không xạ trị khô miệng và hạn chế hoạt động là các yếu tố khác biệt có ý Tình trạng đau 87 16 nghĩa thống kê. Ngoại hình 82 21 BÀN LUẬN Hoạt động 77 20 Vui chơi,giải trí 73 19 Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng sống sau cắt thanh quản toàn phần, bao gồm nhóm Nuốt 89 14 các yếu tố truyền thống và nhóm chiến lược thích Nhai 87 12 nghi với cuộc sống. Nhóm các yếu tố truyền thống Lời nói 59 15 bao gồm tuổi, giới, giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị, phương pháp giao tiếp và căng thẳng tinh Đau vai 89 14 thần[2],[5],[8]. Nhóm chiến lược thích nghi cuộc sống Vị giác 87 20 gồm: (1) tìm kiếm và sử dụng sự trợ giúp của xã hội; Nước bọt 80 16 (2) tập trung vào các điểm tích cực; (3) tránh xa các yếu tố tiêu cực; (4) vượt qua khó khăn trong cuộc Tinh thần 76 23 sống bằng tinh thần và (5) vượt qua khó khăn trong Lo lắng 75 19 cuộc sống bằng hành vi[3]. Trong nhiên cứu này Điểm tổng 80 10 chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống lên chất lượng sống sau cắt thanh quản toàn phần. Trong nghiên cứu này câu trả lời cho câu hỏi về chất lượng sống chung có kết quả thấp (53% là khá và tốt) khi so sánh với các tác giả khác [1],[4],[7] (khoảng 80%). Tuy nhiên chúng tôi tương đồng với các tác giả khác rằng câu hỏi về giao tiếp có kết quả điểm thấp nhất[1],[7]. Điều đó cho thấy giao tiếp sau mổ cắt thanh quản toàn phần là yếu tố then chốt trong chất lượng sống. Trong loạt nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân (35/37 ca) giao tiếp bằng 426 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  4. ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ chữ viết hay ngôn ngữ cơ thể và 2 ca giao tiếp bằng Resources and Communication Disorders, thanh quản điện tử nên điểm số trên là phù hợp. Undergraduate Honors Theses. 52. Trong các phương pháp giao tiếp sau mổ thì chữ http://scholarworks.uark.edu/rhrcuht/52. viết và ngôn ngữ cơ thể là kém hiệu quả nhất. Để cải 2. De Graeff A, de Leeuw JR, Ros WJ, Hordijk GJ, thiện chất lượng sống trong nhóm bệnh nhân này, Blijham GH, Winnubst JA. (2000), “Pretreatment có thể thay đổi phương pháp giao tiếp sau mổ bằng factors predicting quality of life after treatment for các phương pháp giao tiếp hiệu quả hơn như giọng head and neck cancer”. Head Neck. 22:398-407. thực quản hay khí thực quản. 3. Dunkel-Schetter C, Feinstein LG, Taylor SE, Theo một số nghiên cứu, chất lượng sống sau Falke RL. (1992), “Patterns of coping with mổ liên quan yếu với giai đoạn bệnh, tuổi, giới, điều cancer”. Health Psychol, 11:79-87. trị, phương pháp giao tiếp[6],[8] và căng thẳng tinh thần[6]. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, trừ giao tiếp 4. Kazi J R., De Cordova (2007), “Quality of Life sau mổ, không có yếu tố nào liên quan lên chất following Total Laryngectomy: Assessment lượng sống sau mổ. Chúng tôi không phân tích so Using the UW-QOL Scale”. ORL; 69:100-106. sánh sự khác biệt giữa các phương pháp giao tiếp 5. Lewellyn CD, McGurk M, Weinman J. (2005), sau mổ và chất lượng sống vì trong mẫu nghiên cứu “Are psycho-social and behavioural factors của chúng tôi phần lớn bệnh nhân (35/37) giao tiếp related to health related-quality of life in patients bằng chữ viết hay ngôn ngữ cơ thể. with head and neck cancer? A systematic Trong nhóm có xạ trị khô miệng và giảm hoạt review”. Oral Oncol. 41:440-454. động là những than phiền nhiều nhất. Do vậy trong nhóm này chúng ta nên chú trọng can thiệp điều trị 6. Perry A., Casey E. and Cotton S., (2015), “Quality of life after total laryngectomy: khô miệng và hỗ trợ cho bệnh nhân tham gia hoạt functioning, psychological well-being and self- động nhiều hơn. efficacy”. INT J Lang Commun Disord, 50 (4), KẾT LUẬN 467- 475. Sau cắt thanh quản toàn phần, kết quả của câu 7. Tanya L. E., Brianne C. Bowker, M.S. (2012), hỏi về chất lượng sống chung là thấp. Không có yếu “Coping and Quality of Life After Total tố nào trong các yếu tố sau: hạn chế trong giao tiếp, Laryngectomy”. Otolaryngol Head Neck Surg. hạn chế hoạt động và những căng thẳng tinh thần, 146(6):959-65. liên quan có ý nghĩa, mặc dù phương pháp giao tiếp 8. Vilaseca I, Chen AY, Backscheider AG., (2006), sau mổ có điểm thấp. Giới hạn hoạt động và khô miệng là hai yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sống “Long-term quality of life after total có ý nghĩa trong nhóm bệnh nhân có xạ trị. laryngectomy”. Head Neck. 28:313-320. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baioni, Brooke L., (2017), "Quality of Life after Total Laryngectomy". Rehabilitation, Human TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 427
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0