69<br />
<br />
CHẾ ĐỊNH LY HÔN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
NGUYỄN NGỌC ĐIỆN<br />
Trưởng khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ<br />
Giáo sư thỉnh giảng Trường Đại học Paris II<br />
<br />
<br />
Trong lĩnh vực ly hôn, vấn đề xung đột luật (luật áp dụng để giải quyết những vụ việc<br />
ly hôn ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài) và xung đột thẩm quyền xét xử (thẩm quyền<br />
của Tòa án Việt Nam và hiệu lực tại Việt Nam của các bản án, quyết định ly hôn của<br />
toà án nước ngoài) chỉ được giải quyết trong những văn bản pháp luật mới được ban<br />
hành trong thời gian gần đây như: Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 9 tháng 6 năm<br />
2000 (sau đây gọi là Luật Hôn nhân và Gia đình 2000) và Bộ luật Tố tụng dân sự.<br />
<br />
1. Xác định luật áp dụng<br />
<br />
Văn bản áp dụng: Xung đột pháp luật trong lĩnh vực ly hôn được giải quyết tại Điều<br />
104 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.<br />
<br />
« Điều 104. Ly hôn có yếu tố nước ngoài<br />
<br />
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài<br />
với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.<br />
<br />
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào<br />
thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi<br />
thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo<br />
pháp luật Việt Nam.<br />
<br />
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp<br />
luật của nước nơi có bất động sản đó.<br />
<br />
4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của<br />
nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. »<br />
<br />
Chúng ta thấy rằng điều luật này rõ ràng được xây dựng theo phương pháp đơn<br />
phương: điều luật này quy định cụ thể rằng luật áp dụng để giải quyết ly hôn là luật<br />
của Việt Nam trừ trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam.<br />
<br />
Có hai yếu tố hệ thuộc là căn cứ để xác định luật áp dụng: nơi thường trú và quốc<br />
tịch. Hai yếu tố hệ thuộc này được áp dụng theo trật tự thứ bậc: nơi thường trú là căn<br />
cứ chính còn quốc tịch là căn cứ thay thế.<br />
<br />
1.1 Yếu tố hệ thuộc chính: nơi thường trú<br />
<br />
Trong trường hợp hai vợ chồng không có quốc tịch Việt Nam nhưng cùng thường trú<br />
tại Việt Nam thì việc ly hôn của họ được giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Có 2<br />
trường hợp: hai người đều là công dân của một nước ngoài hoặc hai người là công dân<br />
của hai nước khác nhau. Pháp luật Việt Nam cũng được áp dụng trong trường hợp một<br />
trong hai người là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài. Tuy nhiên,<br />
cần phải hiểu rằng quan niệm về nơi thường trú trong khuôn khổ của quy định này<br />
phải là quan niệm của pháp luật dân sự Việt Nam và việc xác định nơi thường trú phải<br />
tuân thủ quy định tại Điều 48 Bộ luật Dân sự Việt Nam.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
70<br />
<br />
Trong trường hợp một trong hai người là công dân Việt Nam nhưng lại không thường<br />
trú tại Việt Nam mà nơi thường trú chung của hai người là ở nước ngoài thì áp dụng<br />
pháp luật của nước nơi thường trú chung để giải quyết việc ly hôn.<br />
<br />
1.2 Yếu tố hệ thuộc phụ trợ: quốc tịch<br />
<br />
Xác định luật áp dụng căn cứ vào quốc tịch Việt Nam: Nếu hai vợ chồng không có nơi<br />
thường trú chung và một trong hai người có quốc tịch Việt Nam thì áp dụng pháp luật<br />
của Việt Nam để giải quyết việc ly hôn. Quy định này được áp dụng trong những<br />
trường hợp cụ thể sau:<br />
<br />
o Người có quốc tịch Việt Nam thường trú ở nước ngoài và người có quốc tịch<br />
nước ngoài thường trú ở Việt Nam<br />
o Cả hai vợ chồng đều có quốc tịch Việt Nam và đều thường trú ở nước ngoài<br />
nhưng mỗi người có nơi thường trú riêng.<br />
<br />
2. Việc áp dụng các quy định trên<br />
<br />
2.1 Tìm hiểu nội dung pháp luật nước ngoài được áp dụng<br />
<br />
Nhiệm vụ của thẩm phán. Giả sử một trong hai vợ chồng là công dân Việt Nam nhưng<br />
cả hai người đều thường trú ở nước ngoài, đơn xin ly hôn được gửi cho một Tòa án Việt<br />
Nam. Khi đó, cần phải xác định rõ rằng tại Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự của Việt<br />
Nam quy định rằng Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ ly hôn này; tuy<br />
nhiên theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì luật áp dụng để giải quyết vụ việc này<br />
là luật của nước có nơi thường trú chung của hai vợ chồng. Do đó, trong trường hợp<br />
này, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc này trên cơ sở áp dụng pháp<br />
luật nước ngoài. Về vấn đề này, nhà lập pháp Việt Nam chưa đưa ra quan điểm của<br />
mình. Về mặt lô gíc, không thể yêu cầu nguyên đơn và bị đơn đưa ra chứng minh áp<br />
dụng luật nước ngoài bởi vì không phải chính họ viện dẫn việc áp dụng luật nước<br />
ngoài. Chính vì vậy, do quy phạm xung đột Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng luật<br />
nước ngoài nên thẩm phán phải tìm hiểu nội dung pháp luật nước ngoài được áp dụng.<br />
<br />
2.2 Vai trò của trật tự công cộng<br />
<br />
Tính chất mập mờ, không rõ ràng trong văn bản luật. Về nghĩa vụ chứng minh áp<br />
dụng luật nước nước ngoài, các quy định pháp luật của Việt Nam tương đối rõ ràng.<br />
Tuy nhiên, đối với những vấn đề như những điều kiện buộc Tòa án Việt Nam phải áp<br />
dụng luật nước ngoài hay vấn đề công nhận hiệu lực của bản án, quyết định ly hôn<br />
hoặc ly thân của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam chưa được giải quyết một cách thỏa<br />
đáng.<br />
<br />
Cho đến nay, pháp luật Việt Nam chỉ đưa ra một giải pháp rất chung chung về vấn đề<br />
này. Theo Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 nói trên, trong trường hợp luật<br />
áp dụng đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình là luật nước ngoài thì việc áp dụng đó<br />
không được trái với những nguyên tắc quy định trong luật này. Tuy nhiên, tất cả các<br />
nguyên tắc được quy định tại Điều 2 luật này không trực tiếp liên quan đến ly hôn trừ<br />
khoản 6. Khoản 6 Điều này quy định: "Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm<br />
bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người<br />
mẹ".<br />
<br />
2.2.1 Ly hôn<br />
<br />
Sự khác nhau giữa các quy định pháp luật: Trong trường hợp, người chồng căn cứ vào<br />
pháp luật nước ngoài, đưa đơn ly hôn tại Tòa án Việt Nam khi người vợ đang mang<br />
thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng. Khi đó, trên cơ sở nguyên tắc thứ 6 quy định<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
71<br />
<br />
tại Điều 2 và Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, Tòa án Việt Nam sẽ ra quyết<br />
định tạm đình chỉ giải quyết vụ ly hôn.<br />
<br />
Tuy nhiên, khó khăn nảy sinh khi một trong hai bên yêu cầu ly hôn với lý do bên kia<br />
có lỗi hoặc hai người không hợp tính. Thực tế, trong pháp luật của Việt Nam, chỉ có<br />
một nguyên nhân là tình trạng của hai vợ chồng rất trầm trọng, đời sống chung không<br />
thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì sau khi xem xét Tòa án có thể<br />
giải quyết cho ly hôn.<br />
<br />
Cần phải nhớ rằng, mặc dù luật không quy định cụ thể nhưng pháp luật Việt Nam vẫn<br />
là một trong những hệ thống pháp luật công nhận quyền tự do ly hôn. Do đó, cần phải<br />
xem xét đến hai trường hợp sau.<br />
<br />
Luật nước ngoài quy định khắt khe hơn luật Việt Nam. Khi đó, vấn đề đặt ra là liệu<br />
quyền tự do ly hôn trong pháp luật Việt Nam có được coi là một nguyên tắc sao cho<br />
việc giải quyết các vụ ly hôn theo pháp luật nước ngoài phải phù hợp với nguyên tắc<br />
đó không? Quan điểm của pháp luật Việt Nam về vấn đề này không rõ ràng. Điều chắc<br />
chắn là nếu pháp luật nước ngoài cấm ly hôn thì sẽ không áp dụng pháp luật của nước<br />
đó. Vấn đề này trở nên tế nhị hơn trong trường hợp pháp luật nước ngoài cho phép ly<br />
hôn nhưng quy định việc ly hôn hết sức chặt chẽ. Cụ thể, pháp luật Pháp chỉ chấp<br />
nhận cho ly hôn trong những trường hợp do luật quy định.<br />
<br />
Dù sao, xã hội Việt Nam vẫn mang đậm tư tưởng truyền thống. Điều này giải thích xu<br />
hướng hiện nay trong thực tiễn xét xử đó là xu hướng coi việc đổ vỡ hạnh phúc gia<br />
đình là do lỗi của hai vợ chồng hoặc một trong hai người và lỗi được coi là một nguyên<br />
nhân của việc ly hôn.<br />
<br />
Luật nước ngoài quy định tự do hơn luật Việt Nam. Không thể viện dẫn trật tự công<br />
cộng để phản đối việc xin ly hôn của một bên đặc biệt nếu việc xin ly hôn đó là từ phía<br />
người phụ nữ. Tuy nhiên, quy định này không phải lúc nào cũng được áp dụng nếu<br />
người xin ly hôn một bên là người chồng: điều này nhằm bảo vệ người phụ nữ bởi<br />
trong nhiều trường hợp chấp nhận xin ly hôn một bên có thể gây ra những hậu quả<br />
bất lợi đối với người phụ nữ.<br />
<br />
Tuy nhiên, chúng ta không thể không thấy rằng nguyên tắc tự do ly hôn được đưa vào<br />
trong pháp luật Việt Nam trong hoàn cảnh đời sống pháp luật về gia đình của Việt<br />
Nam mang đậm tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, trên cơ sở nguyên tắc bảo vệ<br />
người phụ nữ, thẩm phán Việt Nam không được phép tuyên bố cho ly hôn một cách<br />
bất lợi cho người phụ nữ nếu họ không có lỗi và việc chấp nhận nguyên tắc tự do ly<br />
hôn kéo theo hệ quả là không thể không công nhận quyết định, bản án ly hôn của Tòa<br />
án nước ngoài nếu các quyết định, bản án này không trái với pháp luật của nước mà<br />
hai vợ chồng có quốc tịch chung hoặc không trái với pháp luật của nước mà hai vợ<br />
chồng có nơi thường trú chung.<br />
2.2.2 Ly thân<br />
Ly thân không được quy định trong luật của Việt Nam. Viện dẫn lý do là giải pháp này<br />
trái với trật tự công của Việt Nam nên hiệu lực của những bản án, quyết định ly thân<br />
của Tòa án nước ngoài không được công nhận ở Việt Nam. Trường hợp này có thể làm<br />
phát sinh một số khó khăn trong thực tiễn. Đặc biệt, trong trường hợp người vợ hoặc<br />
người chồng ly thân chết, theo quy định pháp luật của một số nước, ví dụ của Pháp thì<br />
người còn sống sẽ không được hưởng thừa kế theo pháp luật.<br />
2.3 Phạm vi áp dụng của luật được dẫn chiếu<br />
2.3.1. Xác định Tòa án có thẩm quyền<br />
<br />
Theo tinh thần của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì căn cứ vào luật được dẫn chiếu<br />
để xác định Tòa án có thẩm quyền. Do đó, khi nhận được đơn ly hôn hoặc đơn yêu cầu<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
72<br />
<br />
công nhận bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài, điều đầu tiên mà thẩm<br />
phán Việt Nam phải làm là xác định luật áp dụng là luật của nước nào và sau đó theo<br />
quy định pháp luật của nước đó phải xem xét xem Tòa án thụ lý đơn ly hôn hoặc Tòa<br />
án đã giải quyết ly hôn có thẩm quyền đó không. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi áp dụng<br />
pháp luật của nước nào để giải quyết ly hôn thì thẩm phán Việt Nam phải áp dụng các<br />
quy phạm xung đột của tư pháp quốc tế Việt Nam. Nói một cách khác, trong trường<br />
hợp này luật của nơi có Tòa án giải quyết vụ việc được áp dụng để tiến hành giải quyết<br />
vấn đề tố tụng.<br />
<br />
Cần phải lưu ý rằng việc áp dụng các quy định tại Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình<br />
2000 nói trên không có nghĩa là xác định Tòa án Việt Nam là Tòa án có thẩm quyền<br />
giải quyết vụ việc ly hôn. Trên thực tế, đó là trường hợp luật của một nước xác định<br />
Tòa án nước mình có thẩm quyền giải quyết một vụ ly hôn cụ thể và dẫn chiếu luật áp<br />
dụng là luật của Việt Nam.<br />
<br />
Trong tư pháp quốc tế của Việt Nam, việc xác định thẩm quyền xét xử được quy định<br />
trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Lại một lần nữa, thông qua văn bản này, nhà lập pháp<br />
Việt Nam đã sử dụng phương pháp đơn phương: họ chỉ quy định cụ thể thẩm quyền<br />
của Tòa án Việt Nam. Kết quả là theo các quy định trong Bộ luật này, trên phương<br />
diện tư pháp quốc tế, có sự phân biệt giữa thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng<br />
biệt của Tòa án Việt Nam.<br />
<br />
2.3.1.1 Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam<br />
<br />
Nội dung quy định: Theo quy định tại Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Tòa<br />
án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn trong trường hợp nguyên<br />
đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam. Kết hợp điều này với Điều 104 Luật Hôn nhân<br />
và Gia đình 2000 cho phép xác định rằng Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết<br />
vụ việc ly hôn và áp dụng luật của Việt Nam trong những trường hợp sau:<br />
<br />
o Người đưa đơn ly hôn là người nước ngoài và người kia là công dân Việt Nam.<br />
o Người đưa đơn ly hôn là công dân Việt Nam và người kia là người nước ngoài.<br />
o Cả hai vợ chồng đều xin ly hôn và một trong hai người là công dân Việt Nam.<br />
<br />
Phạm vi áp dụng của quy định này. Việc quy định thẩm quyền chung và thẩm quyền<br />
riêng biệt của Tòa án (thẩm quyền riêng biệt của Tòa án sẽ được phân tích trong phần<br />
sau) kéo theo hệ quả là thẩm quyền chung không có tính chất bắt buộc. Do đó, các<br />
bên liên quan có thể tránh áp dụng quy định này bằng cách đưa vụ ly hôn ra trước toà<br />
án nước ngoài.<br />
<br />
2.3.1.2 Thẩm quyền riêng biệt<br />
<br />
Hệ thuộc luật nơi thường trú. Toà án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt giải quyết các<br />
vụ việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân người nước ngoài hoặc người<br />
không quốc tịch nếu cả hai vợ chồng cùng thường trú tại Việt Nam.<br />
<br />
Phạm vi áp dụng của quy định này. Một mặt quy định này sẽ loại trừ thẩm quyền của<br />
toà án nước ngoài dĩ nhiên trừ trường hợp có các quy định khác trong công ước quốc<br />
tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Mặt khác, quy định này sẽ cản trở việc công<br />
nhận hiệu lực của bản án, quyết định ly hôn của toà án nước ngoài.<br />
<br />
2.3.2 Trình tự tố tụng<br />
<br />
Giống như ở Pháp, ở Việt Nam việc ly hôn bắt buộc phải do Tòa án giải quyết. Do đó,<br />
một quyết định ly hôn không phải của Tòa án mà ví dụ là của Tòa thị chính sẽ không<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
73<br />
<br />
có hiệu lực thi hành tại Việt Nam (trong pháp luật Nhật Bản, việc ly hôn có thể do hai<br />
bên thỏa thuận với nhau).<br />
<br />
2.3.3 Hệ quả pháp lý của việc ly hôn<br />
<br />
Hệ quả về mặt nhân thân: luật nhân thân có thẩm quyền điều chỉnh những hệ quả về<br />
mặt nhân thân giữa hai vợ chồng (chấm dứt quan hệ vợ chồng, nuôi giữ con…).<br />
<br />
Hệ quả về mặt tài sản: Cần phải lưu ý rằng, trong luật tư pháp quốc tế của Việt Nam<br />
không hề có quy phạm xung đột nào giải quyết vấn đề chế độ tài sản giữa vợ và<br />
chồng. Ngay cả khái niệm "chế độ tài sản giữa vợ và chồng" cũng hầu như ít được đề<br />
cập đến trong luật của Việt Nam. Chỉ có một vài điều khoản trong Luật Hôn nhân và<br />
Gia đình 2000 và một số điều luật khác trong Nghị định hướng dẫn thi hành luật này<br />
có đề cập đến mối quan hệ tài sản giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên, những quy định đó<br />
chưa tạo nên một chế định riêng.<br />
<br />
Do khái niệm chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế của Việt Nam còn<br />
ít được quan tâm nên các hệ quả về mặt tài sản của việc ly hôn chịu sự điều chỉnh của<br />
luật được áp dụng để điều chỉnh nguyên nhân ly hôn, tức là luật nhân thân, trừ trường<br />
hợp tài sản tranh chấp là bất động sản thì áp dụng luật nơi có tài sản. Giải pháp này<br />
có vẻ không hợp lý lắm bởi vì thông thường việc phân chia bất động sản thuộc lĩnh vực<br />
thanh lý và chia khối tài sản chung. Do đó, vừa có những quy định chung về việc<br />
thanh lý và chia khối tài sản chung vừa có những quy định riêng về việc chia tài sản là<br />
bất động sản là điều không hợp lý. Hơn nữa, việc áp dụng luật nơi có tài sản (lex rei<br />
sitae) có thể phải kèm theo các thủ tục về chiếm hữu và công bố công khai. Để giải<br />
quyết việc phân chia tài sản là bất động sản, liệu việc áp dụng luật nơi có tài sản (lex<br />
rei sitae) có đặt lại câu hỏi về nguyên nhân ly hôn không?... Chính vì sự bất cập này<br />
trong các quy định pháp luật mà chất lượng của tư pháp quốc tế của Việt Nam chưa<br />
thể cải thiện được.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />