intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ ăn cho người ung thư khi hóa trị

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

160
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hóa trị là dùng thuốc để điều trị ung thư. Những thuốc chống ung thư can thiệp vào chu trình sống của tế bào ung thư, phá hủy tế bào ung thư làm chúng ngưng phát triển hoặc ngưng sinh sản. Hóa trị thường phối hợp nhiều thuốc chống ung thư để gia tăng hiệu quả (phối hợp đa hóa trị). Hóa trị giúp điều trị khỏi ung thư, giữ cho ung thư không lan rộng, làm chậm sự phát triển của ung thư, tiêu diệt các tế bào ung thư di căn xa, làm giảm các triệu chứng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ ăn cho người ung thư khi hóa trị

  1. Chế độ ăn cho người ung thư khi hóa trị Hóa trị là dùng thuốc để điều trị ung thư. Những thuốc chống ung thư can thiệp vào chu trình sống của tế bào ung thư, phá hủy tế bào ung thư làm chúng ngưng phát triển hoặc ngưng sinh sản. Hóa trị thường phối hợp nhiều thuốc chống ung thư để gia tăng hiệu quả (phối hợp đa hóa trị). Hóa trị giúp điều trị khỏi ung thư, giữ cho ung thư không lan rộng, làm chậm sự phát triển của ung thư, tiêu diệt các tế bào ung thư di căn xa, làm giảm các triệu chứng gây ra do ung thư. Tác dụng phụ của hóa trị: Các tác dụng phụ nhiều hay ít phụ thuộc vào kiểu hóa trị và phản ứng của cơ thể. Thuốc chống ung thư thường giết những tế bào ung thư vì những tế bào này phát triển và phân chia nhanh chóng. Tuy nhiên có một số tế bào bình thường, khỏe mạnh (thí dụ: tế bào máu trong tủy xương, tế bào trong đường tiêu hóa, hệ sinh sản và nang tóc) cũng phát triển nhanh, do đó hóa trị cũng có ảnh hưởng trên những tế bào đó. Thuốc chống ung thư cũng gây tổn thương tế bào gan, tim, thận, phổi và hệ thần kinh.
  2. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là: nôn, ói, rụng tóc, mỏi mệt, đau, trầm cảm, tiêu chảy, táo bón, rối loạn thần kinh và cơ, bệnh lý về miệng và họng, chán ăn, thay đổi da và móng ở bàn tay, bàn chân. Các tác dụng phụ khác bao gồm: xuất huyết, nhiễm trùng và thiếu máu. Phần lớn các tế bào bình thường được phục hồi nhanh chóng sau khi xong hóa trị, và các tác dụng phụ cũng dần biến mất. Làm sao giảm tác dụng phụ? Mỏi mệt là trong những triệu chứng thường gặp gây ra bởi ung thư và hóa trị, nó có khuynh hướng nhiều hơn lúc bắt đầu và ngày cuối của hóa trị. Mỏi mệt cũng có thể gây ra do thiếu hồng cầu. Mỏi mệt có thể kéo dài vài ngày, vài tuần, hoặc vài tháng, nhưng cảm giác mệt mỏi nhiều sẽ giảm dần khi bướu đáp ứng với điều trị. Để làm giảm các triệu chứng mệt mỏi người bệnh nên lên kế hoạch làm việc hàng ngày và nghỉ ngơi nhiều lần với thời gian ngắn. Tiết kiệm năng lượng cho những việc quan trọng; giới hạn các hoạt động để dự trữ năng lượng, hoạt
  3. động tại chỗ như đi bộ thời gian ngắn hoặc thực hiện các bài tập nhẹ, ăn nhiều bữa nhỏ (ăn mỗi 2 - 3 giờ), uống nhiều nước, tránh cà phê và thức uống có cồn Nôn và ói: Để làm giảm nôn và ói, người bệnh nên uống các chất lỏng ít nhất một giờ trước hoặc sau khi ăn thay vì uống cùng lúc với bữa ăn. Uống nhiều lần, mỗi lần với số lượng ít. Không nên ăn và uống quá nhanh. Ăn nhiều bữa, mỗi bữa với số lượng ít, nhai kỹ, tránh ăn nhiều đồ mỡ, thức ăn lạnh, tránh nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh khi ăn, nên ăn ít nhất 2 giờ trước khi hóa trị. Mặc đồ rộng và thoáng, thở sâu và chậm khi có cảm giác buồn nôn, tránh những mùi gây khó chịu, không nên nằm ít nhất 2 giờ sau khi ăn. Nếu ói kéo dài quá 24 giờ thì nên báo bác sĩ. Đau: bao gồm đau họng, nhức đầu, đau cơ và đau bao tử, dạ dày. Mục tiêu là ngăn chặn đau, chỉ điều trị khi không thể ngăn chặn. Do đó bệnh nhân có triệu chứng đau mãn tính hoặc dai dẳng nên uống thuốc theo kế hoạch đã định. Nên uống thuốc trước khi có cảm giác đau vì nếu đã đau rồi sẽ khó kiểm soát đau. Rụng tóc: là một tác dụng phụ thường gặp của hóa trị, nhưng không phải tất cả các hóa trị đều gây rụng tóc, tóc thường mọc lại sau khi ngưng điều trị mặc dù tóc có thể thay đổi màu và mất đi kiểu sắp xếp lúc trước. Lông cũng có thể rụng ở mặt, cánh tay, chân, nách... Rụng tóc có thể xuất hiện vài tuần sau đợt hóa trị đầu tiên hoặc sau vài đợt hóa trị. Trong khi hóa trị nên gội đầu với loại xà bông
  4. dịu, dùng lược mềm, sấy tóc với nhiệt độ thấp, đội nón khi ra nắng, có thể dùng tóc giả nếu rụng tóc quá nhiều. Trầm cảm: thường gặp ngay khi bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư và kéo dài suốt thời gian điều trị ung thư. Tình trạng này cần phải được điều trị, nó giúp cho bệnh nhân vượt qua sự mệt mỏi tốt hơn. Nhiễm trùng: là tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình điều trị, xảy ra ở da, miệng, đường ruột... Các thuốc CSF (các thuốc có chứa yếu tố tăng trưởng đơn dòng) như Neupogen, Leucomax giúp làm phục hồi nhanh chóng bạch cầu. Người bệnh cần rửa tay thường xuyên nhất là trước khi ăn, tránh chỗ đông người, tránh những người bị bệnh ho, cảm lạnh; tránh xa trẻ nhỏ vừa mới chủng ngừa; tránh làm rách da; tắm bằng nước ấm mỗi ngày. Tiêu chảy: Uống nhiều nước, ăn thức ăn ít chất xơ, chia thành nhiều bữa nhỏ, bù đắp muối khoáng, không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, tránh những thức ăn như sữa, kem, bơ, cà phê, thức uống có cồn và thức ăn quá ngọt... Cần có ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc chống tiêu chảy.
  5. Táo bón: Không nên tự điều trị với thuốc chống táo bón. Nên uống nhiều nước, uống nước ấm và nóng, gia tăng hoạt động như đi bộ, ăn nhiều chất xơ. Rối loạn thần kinh và cơ: cảm giác bỏng rát, mỏi cơ, tê và đau bàn tay, bàn chân. Người bệnh có cảm giác tê nhiều ở đầu ngón tay, ngón chân nên cẩn thận khi cầm vật sắc, nhọn, nóng. Cẩn thận khi di chuyển do có thể bị té; mang giày có đế cao su cứng; nếu có cảm giác đau nhiều có thể phải sử dụng thuốc giảm đau. Bệnh lý miệng và họng: săn sóc răng miệng rất quan trọng trong thời gian điều trị. Hóa trị có thể gây viêm niêm mạc miệng và nhiễm trùng, từ đó dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Khám nha sĩ 3 - 4 tuần trước khi hóa trị để giải quyết vấn đề răng và miệng; vệ sinh răng miệng thường xuyên; luôn giữ cho miệng được ẩm; tránh những thuốc xúc miệng có cồn; tránh những thức ăn kích thích vùng miệng; tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh; điều trị khô môi; ăn những thức ăn mềm và ngưng hút thuốc. Chán ăn: chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, có thể ăn từ 4 - 6 lần/ngày. Việc ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh vượt qua những tác dụng phụ và chống nhiễm trùng.
  6. Ăn thức ăn giàu dinh dưỡng; tránh ăn nhiều mỡ và quá nhiều calori; gia tăng hoạt động cơ thể. Thay đổi da và móng ở bàn chân và bàn tay: mảng đỏ, ngứa, da khô, mụn trứng cá, gia tăng sự nhạy cảm với ánh sáng mặt trời; móng tay có thể trở nên sậm màu, vàng, giòn và dễ gãy. Người bệnh có thể tự chăm sóc, ít khi cần sự chăm sóc y khoa đặc biệt, giữ da ẩm, tránh những chất gây kích thích da, tránh ánh sáng mặt trời, mặc quần áo không quá chật, bảo vệ bàn tay và giữ cho tay sạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2