intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ ăn uống khi mang thai

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người mẹ được ăn uống đầy đủ bào thai sẽ có cơ may phát triển tốt, trẻ sinh ra đủ cân, thể chất và tinh thần phát triển tốt. Ngược lại, người mẹ ăn uống thiếu thốn, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ khi còn là bào thai; trẻ đẻ ra bị nhẹ cân (dưới 2.500g), sức đề kháng yếu dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng; người mẹ sẽ không đủ sức để “vượt cạn”, “mẹ tròn con vuông”, không đủ nguyên liệu dự trữ để sinh sữa, không đủ sữa cho con bú, sức khỏe...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ ăn uống khi mang thai

  1. Chế độ ăn uống khi mang thai Người mẹ được ăn uống đầy đủ bào thai sẽ có cơ may phát triển tốt, trẻ sinh ra đủ cân, thể chất và tinh thần phát triển tốt. Ngược lại, người mẹ ăn uống thiếu thốn, trẻ sẽ bị suy dinh d ưỡng ngay từ khi còn là bào thai; trẻ đẻ ra bị nhẹ cân (dưới 2.500g), sức đề kháng yếu dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng; người mẹ sẽ không đủ sức để “vượt cạn”, “mẹ tròn con vuông”, không đủ nguyên liệu dự trữ để sinh sữa, không đủ sữa cho con bú, sức khỏe chậm hồi phục. Thông thường, khi được ăn uống đầy đủ thì sau 3 tháng đầu, cân nặng cơ thể mẹ sẽ tăng được 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg và 3 tháng cuối tăng 5-6kg; tức là đến cuối thai kỳ, cân nặng cơ thể mẹ tăng cả thảy 10-12kg. Trong số này có đến 6-8kg thuộc về thai nhi và phần phụ của thai; còn 4kg là phần dự trữ ở mô mỡ của người mẹ để sinh sữa. Vậy trong thời kỳ thai nghén, người mẹ nên ăn như thế nào và ăn bao nhiêu là đủ?
  2. Nói chung, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ lúc này phải nhiều gấp rưỡi lúc bình thường, thức ăn phải giàu chất dinh dưỡng, tươi, sạch, không bị nhiễm nấm mốc, vi sinh vật gây bệnh và hóa chất bảo vệ thực vật. Một khẩu phần hợp lý với người có thai trong 6 tháng cuối phải bảo đảm mỗi ngày được cung cấp 2.550 Kcalo (bình thường 2.200 Kcalo), 1,5-2g protein/kg, 0,7-1g lipid (mỡ và dầu)/kg, 6-7 glucid/kg; có đủ vitamin, chất khoáng và vi chất. Với những gia đình kinh tế eo hẹp, cố gắng dành ưu tiên cho người mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ, sao cho mỗi ngày được phụ thêm 350 Kcalo, 15g protein, 0,2mg vitamin B1, 0,2mg vitamin B2, 2,3mg vitamin PP; bảo đảm cung cấp 30mg vitamin C, 750 microgam vitamin A, 10 đơn vị vitamin D, 1-1,2g canxi, 14-28mg sắt. Trong bữa ăn hằng ngày của người mẹ ngoài gạo, ngô, các loại củ, rau quả tươi nên có thêm thịt, cá hoặc đậu, lạc, vừng; trong 3 tháng cuối, mỗi ngày nên ăn thêm 1 quả trứng (gà, vịt). Các thức ăn này còn cung cấp cho cơ thể một lượng chất béo (mỡ, dầu) vừa giúp tăng cân vừa để hấp thu cac vitamin tan trong dầu, mỡ nh ư A, D, E, K. Rau quả là nguồn cung cấp chủ yếu cung cấp cho cơ thể vitamin, chất khoáng và vi chất dinh dưỡng. Lượng vitamin C trong rau muống tính theo mg% là 20; rau ngót 143, rau giền: 26 và lượng caroten trong cà chua: 1,90, cà rốt 0,85-7,65, gấc 18,3, hành lá: 4,80, rau
  3. giền 1,44, rau muống 2,50, rau thơm 2,80, đu đủ chín 1,30, muỗm 3,05. Những loại rau quả này sẵn có ở các vùng nông thôn nước ta mùa nào thức ấy. Cũng cần phải nói đến vai trò của chất sắt trong việc phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu được coi là một yếu tố đe dọa sản khoa. Khi bị thiếu máu, người mẹ thường có nước da xanh, môi, mi mắt nhợt nhạt, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, gặp nhiều rủi ro khi đẻ; tỷ lệ đẻ non và tử vong sơ sinh cũng cao hơn. Chất sắt có nhiều trong các loại đậu đỗ, rau xanh (rau ngót, rau giền, rau khoai, rau bí), phủ tạng (tim, gan, bầu dục...). Để có đủ chất, bữa ăn hằng ngày của người mẹ cần đa dạng, thường xuyên đổi món để dễ ăn, để bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Ví như sự có mặt vitamin C trong rau quả làm tăng khả năng hấp thu sắt và chuyển hóa sắt của cơ thể. Trong nhiều năm qua do thành quả của các chương trình kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, các chương trình chăm sóc sức khỏe bản đầu, các dự án về sức khỏe sinh sản... tình hình sức khỏe bà mẹ nhìn chung đã được cải thiện nhiều, song ở nhiều vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khả năng tự đáp ứng của các bà mẹ còn xa so với nhu cầu: năng lượng trong khẩu phần các bà mẹ mới chỉ đạt 78% nhu cầu ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, 76% nhu cầu ở 6 tháng đầu nuôi con bú, 60% phụ nữ ở nông thôn và 50% ở thành phố trong 3 tháng cuối c òn bị thiếu máu. Do kiến thức của bà mẹ và của cộng đồng về dinh dưỡng có hạn, nên ngay nơi
  4. phong trào VAC phát triển tốt, nhiều bà mẹ vẫn chưa biết sử dụng hợp lý các sản phẩm tại chỗ do VAC đem lại. Điều này cho thấy trong thời gian tới, cần tiếp tục coi trọng các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở cộng đồng tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động góp phần hạ thấp các sự cố do thai sản ở bà mẹ, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trong phạm vi toàn quốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2