intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

127
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con người được duy trí cuộc sống, làm việc, lao động và có khả năng chống đỡ bệnh tật nhờ sự cung cấp năng lượng qua thức ăn, đồ uống. Thành phần cấu tạo của một người nặng 60kg bao gồm khoảng 39kg nước, 13kg protein, 4,5kg chất béo, 3kg chất khoáng, 0,5kg chất glucid. Cơ thể người chứa hàng nghìn loại các phân tử hữu cơ. Ngoài nguồn năng lượng và nước ra, để đảm bảo cho nhu cầu sức khỏe cần có 9 acid amin thiết yếu, 2 acid béo và các vitamin, các chất vi lượng. Trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 1)

  1. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 1) I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Con người được duy trí cuộc sống, làm việc, lao động và có khả năng chống đỡ bệnh tật nhờ sự cung cấp năng lượng qua thức ăn, đồ uống. Thành phần cấu tạo của một người nặng 60kg bao gồm khoảng 39kg nước, 13kg protein, 4,5kg chất béo, 3kg chất khoáng, 0,5kg chất glucid. Cơ thể người chứa hàng nghìn loại các phân tử hữu cơ. Ngoài nguồn năng lượng và nước ra, để đảm bảo cho nhu cầu sức khỏe cần có 9 acid amin thiết yếu, 2 acid béo và các vitamin, các chất vi lượng. Trong các thành phần vô cơ đưa vào, các chất được xem là thiết yếu đó là: calci, phospho, iod, magiê, kẽm, đồng, kali, natri, clo, coban, crôm, mangan, molibden và seleni. Để duy trì trọng lượng cơ thể, phải có sự cân bằng giữa năng lượng đưa vào và năng lượng thải ra. 1. Năng lượng đưa vào:
  2. Lượng calori đưa vào do thành phần và sự hấp dẫn của thực phẩm, bữa ăn. Các chất dinh dưỡng cấu tạo nên cơ thể không phải là những vật liệu cố định mà luôn luôn được thay thế và đổi mới. Các vật liệu để xây dựng, đổi mới này hoàn toàn là do thức ăn, nước uống cung cấp. Như vậy, bữa ăn phải đáp ứng các yêu cầu phức tạp của cơ thể. Yêu cầu của bữa ăn bao gồm: - Đủ lượng, đủ calo. - Đủ chất: glucid, protid, lipid, chất khoáng, vitamin, chất xơ, vi lượng. - Cân đối, hợp lý giữa các thành phần: . Glucid vào khoảng 50-55% . Protid vào khoảng 15% . Lipid vào khoảng 30-35% - Cảm giác ngon: ngon miệng, ngon mắt, ngon mũi, ngon tai. 2. Năng lượng thải ra: Sự tiêu hao năng lượng hàng ngày có thể được đánh giá bằng tổng số năng lượng của nhu cầu cơ thể, năng lượng sinh nhiệt của chế độ ăn và hoạt động thể lực.
  3. HARRIS-BENEDICT đã đề nghị một công thức để tính sự tiêu hao năng lượng cơ sở dựa trên giới tính, tuổi, chiều cao, cân nặng như sau: BEE (Kcal) ở nam: 66,47 + (13,75 x W) + (5,0 x H) – (6,8 x A) x Hệ số hoạt động x Hệ số bệnh lý. BEE (Kcal) ở nữ: 655,09 + (9,6 x W) + (1,85 x H) – (4,7 x A) x Hệ số hoạt động x Hệ số bệnh lý. Trong đó: - BEE (basal energy expenditure) trung bình 30 Kcal/kg/ngày. - W: Trọng lượng cơ thể lý tưởng tính bằng kg. - H: Chiều cao tính bằng cm. - A: Tuổi tính bằng năm. - Hệ số hoạt động: nằm tại giường 1,2; ngoại trú 1,3. Bệnh nhân vật vã 1,2 → 1,4. - Hệ số bệnh lý: Sốt 1,1 → 1,4. Nhiễm khuẩn cấp 1,2 → 1,6. Chấn thương 1,35 → 1,5.
  4. Bỏng 1,1 → 1,9. Ưu năng tuyến giáp 1,3 → 1,9. Người ta còn đo sự tiêu hao năng lượng lúc nghỉ ngơi (resting energy expenditure (REE) bằng phương pháp đo gián tiếp bởi calo kế trong một khoảng thời gian biết trước sau đó tính ra 24 giờ. REE sau đó được nhân với hệ số để tính cho từng cá thể. Năm 1981 FAO/WHO/UNU đưa ra hằng số 11.000 REE ở người bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2