intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ dinh dưỡng khi cơ thể nhiễm khuẩn

Chia sẻ: Doremi Doremi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

159
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các lá phổi được tạo ra bởi hệ thống đường dẫn nối tới cuống phổi, nơi có cấu tạo không bằng phẳng để lưu giữ các chất nhầy. Mỗi khi ho hay cơ thể bị nhiễm khuẩn, ngoài dùng thuốc đặc trị theo đơn bác sĩ, bạn nên tuân thủ chế độ ăn cũng như tham khảo việc bổ sung một số loại vitamin dưới đây để bệnh chóng lành. Nhiễm khuẩn Vi khuẩn và vi rút tồn tại xung quanh chúng ta. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể đánh bại mọi mầm bệnh nhưng rất nhiều yếu tố...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ dinh dưỡng khi cơ thể nhiễm khuẩn

  1. Chế độ dinh dưỡng khi cơ thể nhiễm khuẩn Các lá phổi được tạo ra bởi hệ thống đường dẫn nối tới cuống phổi, nơi có cấu tạo không bằng phẳng để lưu giữ các chất nhầy.
  2. Mỗi khi ho hay cơ thể bị nhiễm khuẩn, ngoài dùng thuốc đặc trị theo đơn bác sĩ, bạn nên tuân thủ chế độ ăn cũng như tham khảo việc bổ sung một số loại vitamin dưới đây để bệnh chóng lành. Nhiễm khuẩn Vi khuẩn và vi rút tồn tại xung quanh chúng ta. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể đánh bại mọi mầm bệnh nhưng rất nhiều yếu tố như stress, quá tải công việc và các chất ô nhiễm nơi thành phố... cùng với chế độ ăn nghèo nàn, nhiều chất đường, hệ miễn dịch suy yếu... đều có thể khiến bệnh tật xâm nhập. Điều trị: Thảo dược, vi chất bổ sung và các liệu pháp dân gian sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các vi khuẩn, vi rút. Các vi chất nên bổ sung: Để ngăn chặn các gốc tự do hủy hoại tế bào, chúng ta cần bổ sung vitamin C còn để tăng cường hệ miễn dịch thì cần bổ sung kẽm. Liều dùng: 2 viên nang, 2 lần/ngày. Ngoài ra, cũng nên bổ sung các vi khuẩn có lợi cho cơ thể bằng cách uống men vi sinh. Liều dùng: 8 tỉ vi khuẩn/ngày trong suốt thời gian bị nhiễm khuẩn. Dinh dưỡng: Các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch gồm tỏi, nấm, cam và các loại rau quả tươi, đặc biệt là khoai lang. Húng tây, quế và tỏi giúp khử khuẩn trong khi gừng giúp giảm viêm.
  3. Thực phẩm nên tránh: Hạn chế các thực phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua lên men tự nhiên và phô mai làm từ sữa gạn kem) vì chúng làm tăng tiết chất nhầy, khiến triệu chứng của bạn nặng thêm. Ho Các lá phổi được tạo ra bởi hệ thống đường dẫn nối tới cuống phổi, nơi có cấu tạo không bằng phẳng để lưu giữ các chất nhầy. Các chất nhầy này có nhiệm vụ giữ lại tất cả các vật thể lạ lọt vào trong khi chúng ta hít vào và rồi tống khứ ra khỏi phổi khi chúng ta thở ra.
  4. Khi các ống dẫn này bị viêm do hít phải khói thuốc lá hay mắc bệnh hen sẽ có hiện tượng tăng tiết chất nhầy. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới những cơn ho, mục đích là để tống chất nhầy ra khỏi cơ thể. Điều trị: Rất khó điều trị ho nhưng một số thảo dược và các liệu pháp dân gian có thể giúp thông thoáng đường hô hấp và giảm tình trạng ho hen trong vài ngày sau đó. Những liều dùng dưới đây là dùng chung cho mọi loại ho. Bổ sung vi chất: Vì lá phổi là một phần rất quan trọng của hệ miễn dịch, nơi báo hiệu hệ miễn dịch bị tấn công vì thế cần tăng cường các liều vi chất bổ sung. Vitamin C là loại 500mg/viên, 4 lần/ngày; kẽm (15mg/viên, 2 lần ngày). Lời khuyên dinh dưỡng: Trong thời gian bị ho, chế độ ăn của bạn cần hỗ trợ cho hệ miễn dịch và giúp giảm tăng tiết chất nhẩy, từ đó giảm viêm nhiễm ở hệ hô hấp. Tránh các thực phẩm chế biến sẵn, các thực phẩm chế biến từ sữa (trừ sữa chua lên men tự nhiên và phô mai làm từ sữa gạn kem) cho tới khi hết ho. Những thực phẩm nên ăn: Ăn nhiều cam, tỏi, các loài động vật nhuyễn thể (đặc biệt là hàu), các loại chanh, hành, súp lơ xanh, cà rốt, các loại hạt họ hạnh
  5. nhân và hạt bí. Uống một cốc nước trà xanh mỗi ngày. Gừng có tác dụng giảm viêm trong khi chanh và khoai lang giúp làm sạch chất nhầy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2