Chế độ Dinh Dưỡng và Ung Thư
lượt xem 11
download
Cách ăn uống có thể ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của chúng ta. Không những cơ thể làm tăng hay giảm khả năng bị ung thư, mà còn ảnh hưởng đến nhiều bệnh khác. Nói về dinh dưỡng và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của một số bệnh ung thư, có nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu điều này. Ví dụ, một nghiên cứu được thực hiện ở Thượng Hải (Shanghai), bởi các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Mỹ (thuộc Fox Chase Cancer Center in Philadelphia), được đăng trên tạp chí chuyên về...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chế độ Dinh Dưỡng và Ung Thư
- Dinh Dưỡng và Ung Thư Cách ăn uống có thể ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của chúng ta. Không những cơ thể làm tăng hay giảm khả năng bị ung thư, mà còn ảnh hưởng đến nhiều bệnh khác. Nói về dinh dưỡng và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của một số bệnh ung thư, có nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu điều này. Ví dụ, một nghiên cứu được thực hiện ở Thượng Hải (Shanghai), bởi các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Mỹ (thuộc Fox Chase Cancer Center in Philadelphia), được đăng trên tạp chí chuyên về phòng ngừa và dịch tễ học của ung thư “Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention” hồi Tháng Bảy năm rồi, cho thấy rằng những phụ nữ Á Ðông lớn tuổi ăn uống kiểu phương Tây (Western- style diet) với nhiều thịt và chất ngọt có vẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn so với các phụ nữ dùng thức ăn chính là rau đậu. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát thói quen ăn uống của ba ngàn phụ nữ ở Thượng Hải, tuổi từ 25 đến 64, trong đó khoảng phân nữa đã được chẩn
- đoán là bị ung thư vú và đã đang tham gia một nghiên cứu về ung thư vú ở Thượng Hải. Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy các mối liên quan giữa cách ăn uống nhiều thịt và mỡ (được gọi là) kiểu phương Tây (truyền thống) với một số loại ung thư, cũng như với bệnh tim mạch và tiểu đường. Một số nghiên cứu khác cũng nhận thấy có sự liên quan giữa béo phì và ung thư. Nghiên cứu này cho thấy sự liên quan giữa ung thư vú với cách ăn uống nói chung -chứ không phải với một món ăn riêng biệt nào- ở các phụ nữ Á Châu, vốn đã có tỉ lệ ung thư ít hơn phụ nữ Tây phương, đã tăng nguy cơ ung thư khi cách ăn của họ trở nên “Tây hóa” (nhiều thịt, mỡ và chất ngọt hơn). Tất cả các phụ nữ tham gia nghiên cứu đã được phỏng vấn, dùng các câu hỏi để xem họ đã dùng 76 món ăn thường thấy nhất ở Thượng Hải thường xuyên như thế nào. Sau đó các nhà nghiên c ứu này đã chia các phụ nữ này vào một trong hai nhóm. Nhóm “thịt và chất ngọt” (“meat-sweat”) bao gồm các phụ nữ thường dùng thịt đỏ, tôm hùm, cá, kẹo, bánh mì và sữa. Nhóm “rau đậu”
- (“vegetable-soy”) thường dùng đậu hũ, các loại rau, giá, đậu, cá, và sữa đậu nành. Kết quả cho thấy rằng các phụ nữ đã mãn kinh thuộc nhóm “thịt và chất ngọt” có nguy cơ bị các loại ung thư vú thường gặp 60% cao hơn so với các phụ nữ thuộc nhóm “rau đậu”. Nguy cơ ung thư vú đã tăng thấy rõ nhất ở các phụ nữ đã mãn kinh b ị mập phì. Do đó có vẽ như là có sự liên quan chặt chẽ giữa cách ăn nhiều thịt và chất ngọt với béo phì và với ung thư vú. Các nhà nghiên nghiên cứu chưa hiểu rõ ràng cách ăn uống “kiểu Tây phương” và mập phì có liên quan với việc tăng nguy cơ ung thư vú theo cơ chế như thế nào. Nghiên cứu này cũng không tìm thấy sự liên quan (tốt hay xấu) giữa ung thư vú với cách ăn “rau đậu”. Kết quả nghiên cứu này đã không đưa ra một khám phá gì thật mới lạ, nhưng đã góp phần củng cố các chứng cớ cho thấy rằng cách ăn uống có thể có liên quan chặt chẽ với việc làm tăng nguy cơ ung thư vú c ũng như các loại ung thư khác.
- Các tác giả nhấn mạnh rằng nghiên cứu này cho thấy cách ăn uống nói chung có thể liên quan đến việc gia tăng nguy cơ ung thư, chứ không phải một loại thức ăn hay vitamin riêng rẽ nào có ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ ung thư, như một số quảng cáo cho rằng một loại vitamin này hay một loại chất khoáng kia hay một loại thức ăn nọ có thể giúp giảm bớt ung thư. Nó giúp chúng ta nhìn vào ảnh hưởng của dinh dưỡng với bệnh tật như là một tổng thể chứ không phải là một thành phần nào đó trong cách dinh dưỡng. Theo nghiên cứu này thì những người dùng nhiều rau đậu có vẽ ít bị ung thư vú hơn những người dùng nhiều thịt và chất ngọt. Các nhà nghiên cứu đã tạm “dán nhãn” cho cách dinh dưỡng nhiều thịt và đường là “dinh dưỡng bị Tây phương hóa”. Tuy nhiên, cần chú ý rằng gần đây ở Hoa Kỳ đã có nhiều cố gắng nhằm giúp cho cách ăn uống của người Mỹ trở nên lành mạnh hơn. Do đó, dinh dưỡng “kiểu Mỹ cải tiến”, nếu theo đúng các nguyên tắc trong các hướng dẫn mới nhất cho người Mỹ, (được cho là) sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, phòng béo phì và các loại ung thư. Theo hướng dẫn dinh dưỡng cho người Hoa Kỳ soạn thảo bởi Bộ Nông Nghiệp hợp tác với các chuyên gia dinh dưỡng và y tế, thì các nguyên tắc chính là cân bằng, đa dạng, vừa phải. Hồi Tháng Tư năm 2005, sau 13
- năm, Hoa Kỳ đã cập nhật hướng dẫn về dinh dưỡng cho người Mỹ, trong đó một số khái niệm mới đã được thêm vào hoặc nhấn mạnh. Ðó là các khái niệm: hoạt động, cá nhân hóa, và cải thiện một cách từ từ. Dinh dưỡng như thế nào là cân bằng? Thành phần nào cũng cần và cần cân bằng: Rau quả, ngũ cốc, chất đạm và chất béo. Trong mỗi thành phần, cũng cần có sự cân bằng. Thí dụ: ngũ cốc cân bằng giữa nhóm sạch cám với ngũ cốc thô (còn cám, như gạo lức, bánh mì đen). Thức nào tốt thì dùng nhiều hơn, tốt ít (còn gọi là “xấu”) thì dùng ít, nhưng thường thì thức nào cũng cần không nhiều thì ít. Dinh dưỡng như thế nào là đa dạng? Cần đủ các nhóm thức ăn. Trong mỗi nhóm cũng cần đa dạng. Ví dụ: rau cũng cần có rau màu đậm, màu lợt; chất đạm cũng cần có đủ các thứ, thịt, cá, đậu... Mùa nào thức nấy. Không phải hễ thấy thứ gì tốt thì chỉ ăn miết một thứ đó. Dinh dưỡng như thế nào là vừa phải? Ăn chất béo vừa phải, chọn lọc các loại chất béo tốt cho sức khỏe (như dầu olive hay dầu canola). Chất đạm cũng cần tiêu thụ vừa phải, tập trung nhiều hơn vào các loại chất đạm tốt (đạm thực vật như các loại đậu, cá, vân vân). Thêm đường hay muối cũng cần vừa phải thôi. Thứ tốt thì dùng nhiều nhưng cũng cần vừa phải, thứ không tốt lắm thì dùng ít hơn, nhưng không có nghĩa là bỏ hẳn. Ví dụ thịt đỏ
- (như bò, cừu) có nhiều cholsterol, nên dùng ít, nhưng không có nghĩa là nên bỏ hẳn không ăn thịt đỏ. Hoạt động liên hệ như thế nào với dinh dưỡng? Hoạt động thể lực kích thích khẩu vị, giúp chuyển hóa thêm hiệu quả. Cần hoạt động thể lực đều đặn. Người lớn ít nhất 30 phút mỗi ngày, trẻ em cần ít nhất một tiếng mỗi ngày, người cần giảm cân cần thể dục ít nhất một đến hai tiếng mỗi ngày. Ý nghĩa của cá nhân hóa trong việc dinh dưỡng: Liệu cơm gắp mắm, giàu nghèo, hoàn cảnh thế nào, trừ trường hợp quá ngặt nghèo, đều có thể tìm cách ăn uống thích hợp mà vẫn lành mạnh. Những người sống lâu lại thường là những người sống và ăn uống đơn giản. Khi hoạt động nhiều thì cần ăn nhiều và ngược lại. Tuổi tác khác nhau cũng có nhu cầu ăn uống khác nhau. Cân nặng là một trong những yếu tố quyết định trong nhu cầu ăn uống. Mập, cần giảm cân thì cần ăn ít năng lượng hơn; người ốm, muốn tăng cân thì cần ăn nhiều năng lượng hơn. Cân nặng lý tưởng tính bằng kí lô gram chia cho mét vuông: Ký lô gam cân nặng, chia cho bình phương của chiều cao tính bằng mét. Một cách lý tưởng, chỉ số cân nặng (tính bằng cách trên) nên ở khoảng từ 18 đến 25.
- Cải thiện từ từ là như thế nào? Khi cần cải thiện, điều quan trọng là đi những bước đều đặn và vững chắc. Ðiều quan trọng là thay đổi cách sống. Ðều đặn hàng ngày là điều quan trọng và bền vững, lại giúp cho cơ thể có thời gian thích nghi với những thay đổi. Phân biệt rõ những thứ mình thích (mà cứ tưởng là cần) với những thứ mình thật sự cần, và tập thích những gì mình thật sự cần: Ðó là một trong những bí quyết của sức khỏe và thành công... Thân mến, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm part 2
8 p | 324 | 125
-
Phụ nữ và chế độ dinh dưỡng
5 p | 276 | 54
-
Bài giảng Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm: Dinh dưỡng trong điều trị một số chế độ ăn trong bệnh viện
84 p | 189 | 37
-
Người bệnh gan và Thực đơn dinh dưỡng: Phần 1
133 p | 102 | 24
-
Dinh dưỡng và ung thư
6 p | 139 | 22
-
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm - Chương I: Dinh dưỡng và sức khoẻ
12 p | 149 | 20
-
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
5 p | 208 | 18
-
Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
4 p | 149 | 17
-
TUYÊN BỐ CHUNG CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ DINH DƯỠNG THỂ THAO – 1990
3 p | 109 | 15
-
Dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch cho bé
5 p | 73 | 10
-
Chế độ dinh dưỡng và sức khỏe cho người bị bệnh hen suyễn: Phần 1
81 p | 47 | 8
-
Chế độ dinh dưỡng và sức khỏe cho người bị bệnh hen suyễn: Phần 2
115 p | 38 | 7
-
Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng người bệnh ung thư đại trực tràng trước và sau phẫu thuật tại Bệnh viện K năm 2018-2019
9 p | 46 | 6
-
Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp sau khi thực hiện chế độ ăn hạn chế iod tại Bệnh viện K năm 2022
7 p | 8 | 3
-
Dinh dưỡng trong ung thư thận
2 p | 31 | 3
-
8 loại thực phẩm ngăn ngừa 8 loại ung thư
8 p | 98 | 3
-
Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2023
5 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn