Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ TẠI KHOA BỆNH LÝ MẠCH MÁU NÃO<br />
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Ngô Thị Thuỳ Dung*, Nguyễn Thanh Nguyên**, Nguyễn Thị Kim Liên***, Phạm Lan Trân*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bối cảnh và mục đích: Nghiên cứu này nhằm xác định chi phí chăm sóc cho bệnh nhân bị đột quỵ cấp<br />
nhập viện và xác định những thành phần chính của các chi phí này bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp,<br />
thời gian nằm viện và khả năng chi trả của bênh nhân.<br />
Phương pháp: Trong tháng 12/2009, chúng tôi thu thập dữ liệu 180 bệnh nhân nhập viện bị đột quỵ cấp.<br />
Bệnh nhân được sắp xếp theo phân nhóm của đột quỵ (nhồi máu não (NMN), xuất huyết não (XHN), xuất huyết<br />
dưới nhện) và theo độ nặng của đột quỵ (thang điểm Rankin cải tiến). Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bệnh<br />
nhân và phân tích dữ liệu từ hồ sơ bệnh viện được sử dụng cho việc thu thập số liệu.<br />
Kết quả: Thời gian nằm viện trung bình là 10,82 ± 8,74 ngày cho XHN và 9,03 ± 6,76 ngày cho NMN. Chi<br />
phí tổng cộng trung bình trên một bệnh nhân là 7.659.000 VNĐ cho XHN và 6.427.000 VNĐ cho NMN. Chi<br />
phí trực tiếp trung bình là 5.870.000 VNĐ. Chi phí trực tiếp liên quan đến y tế trung bình là 5.282.000 VNĐ.<br />
Chi phí trực tiếp liên quan đến bệnh nhân và gia đình trung bình là 588.000 VNĐ. Chi phí gián tiếp tương ứng<br />
là 802.000 VND.<br />
Kết luận: Những yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí điều trị là thời gian nằm viện và độ nặng của bệnh.<br />
Với tần suất mắc bệnh dự kiến sẽ còn tăng lên ở Việt Nam, những kết quả của chúng tôi đề cao sự cần thiết của<br />
việc phòng bệnh và việc chăm sóc y tế cho đột quỵ cấp.<br />
Từ khóa: chi phí, đột quỵ, Việt Nam.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
TOTAL COSTS FOR ACUTE STROKE IN A MAJOR HOSPITAL IN HOCHIMINH CITY<br />
Ngo Thi Thuy Dung, Nguyen Thanh Nguyen, Nguyen Thi Kim Lien, Pham Lan Tran<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 133 - 141<br />
Background and purpose: Although stroke is a major health problem in Vietnam, there are not many<br />
research projects on the acute treatment provided for stroke and its associated costs. We performed this prospective<br />
study to determine the costs of care for acute stroke patients admitted to hospital and to identify the main<br />
components of such costs, including both direct and indirect costs, length of stay (LOS) and capacity of payment.<br />
Methods: During the one month period of December 2009, we collected data on 180 patients consecutively<br />
hospitalized with acute ischemic stroke. Patients were classified by subtypes of stroke (ischemic stroke (IS),<br />
intracerebral hemorrhage (ICH), subarachnoid hemorrhage (SAH)) and stroke severity (modified Rankin scale).<br />
Structured interviews and secondary data analysis were used for data collection.<br />
Results: The mean length of hospital stay was 10.82 ± 8,74 days for ICH and 9.03 ± 6.76 days for IS. The<br />
mean total cost per patient was 414 USD for ICH and 347.4 USD for IS. The present value direct cost for an<br />
average patient was 317.29 USD. The mean medical cost per patient was 285.51 USD. The mean non-medical<br />
*Bộ môn Dịch Tễ Học Cơ Bản – Dân Số Học, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
**Bộ môn Quản lý Kinh tế Y tế, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
*** Khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115<br />
Tác giả liên lạc: BS. Ngô Thị Thùy Dung<br />
ĐT: 0937157967 Email: dungngo.yhcd@gmail.com<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
133<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
cost per patient was 31.78 USD. The corresponding indirect cost was 43.35 USD.<br />
Conclusions: The major pred ictors of acute hospital costs of stroke are length of stay and stroke severity.<br />
The cost of stroke is influenced by severity (more severe strokes cost more due to extended hospitalization). With<br />
the expected increase in the incidence of stroke in Vietnam, these results emphasize the need for effective<br />
preventive and acute medical care.<br />
Key words: cost, acute stroke, Vietnam.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đột quỵ là một hội chứng có đặc tính bởi sự<br />
xuất hiện đột ngột và phát triển nhanh chóng<br />
những thiếu sót chức năng của hệ thần kinh<br />
trung ương do sự rối loạn, cản trở trong việc<br />
cung cấp máu lên não. Theo tổ chức y tế thế giới<br />
(TCYTTG) năm 2004, đột quỵ là nguyên nhân tử<br />
vong đứng hàng thứ 2. Nó có tần suất xuất hiện<br />
là 5-10 ca/1000 người/năm với 5.500.000 bệnh<br />
nhân tử vong mỗi năm(11). Đột quỵ gây ra biến<br />
chứng tàn tật nhiều hơn các bệnh mạn tính khác.<br />
Hơn 300.000 người đang sống cùng với biến<br />
chứng này sau khi bị đột quỵ(3). Đột quỵ và biến<br />
chứng tàn tật hiện đang trở thành vấn đề y tế<br />
lớn ở nước ta, là gánh nặng cho gia đình và xã<br />
hội, với tỷ suất hiện mắc năm 1999 là 6,08/1000<br />
người, tỷ lệ mới mắc và tử vong lần lượt là 2,5<br />
và 1,31trên 1000 dân(4).<br />
Tỉ lệ mắc bệnh đột quỵ có xu hướng tiếp tục<br />
tăng nhanh do tuổi thọ ngày càng cao, các yếu<br />
tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo<br />
đường,… đang gia tăng. Do đó bản thân bệnh<br />
nhân, gia đình, xã hội phải gánh chịu một chi<br />
phí rất lớn cho việc điều trị. Thảm họa tài chính<br />
và nghèo có thể là hậu quả của việc sử dụng các<br />
dịch vụ y tế. TCYTTG đề nghị rằng chi tiêu cho<br />
sức khỏe được xem là tác hại khi nó lớn hơn<br />
40% tiền không dùng cho nhu cầu cơ bản(12). Ở<br />
nước ta hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về<br />
chi phí điều trị của bệnh đột quỵ và mức độ tác<br />
hại của chi phí điều trị bệnh đột quỵ đối với<br />
bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên<br />
cứu đầu tiên phân tích chi phí một đợt điều trị<br />
đột quỵ tại TP.HCM gồm cả chi phí trực tiếp và<br />
chi phí gián tiếp.<br />
<br />
pháp điều trị phù hợp với khả năng tài chính<br />
của bệnh nhân mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều<br />
trị tốt nhất. Kết quả nghiên cứu về chi phí là<br />
nguồn dữ liệu tham khảo chính xác và có giá trị<br />
cho việc quản lý bệnh. Việc nghiên cứu về chi<br />
phí sẽ là một trong những cơ sở để các nhà<br />
hoạch định chính sách y tế ban hành những<br />
chính sách, chương trình y tế quốc gia góp phần<br />
vào việc phòng chống bệnh đột quỵ ở Việt Nam.<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br />
nhằm khảo sát chi phí trung bình điều trị đột<br />
quỵ để có những dữ liệu cập nhật mới nhất về<br />
chi phí của loại bệnh này ở TP.HCM.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Xác định tổng chi phí điều trị của bệnh nhân<br />
đột quỵ tại khoa Bệnh Lý Mạch Máu Não<br />
(BLMMN) bệnh viện Nhân Dân 115 thành phố<br />
Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong thời gian từ<br />
01/12/2009 đến 31/12/2009.<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Xác định chi phí điều trị trực tiếp của bệnh<br />
nhân bệnh đột quỵ trong thời gian nằm viện tại<br />
khoa BLMMN bệnh viện Nhân Dân 115<br />
TP.HCM từ 01/12/2009 đến 31/12/2009 phân bố<br />
theo loại đột quỵ.<br />
Xác định chi phí điều trị trực tiếp của bệnh<br />
nhân bệnh đột quỵ phân bố theo thang điểm<br />
Rankin.<br />
Xác định chi phí gián tiếp của bệnh đột quỵ<br />
Đánh giá mức độ tác hại của chi phí điều trị<br />
bệnh đột quỵ đối với bệnh nhân<br />
<br />
Nắm bắt được mức độ tốn kém trong điều<br />
trị giúp người bác sĩ có thể lựa chọn phương<br />
<br />
134<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu nhiều trường hợp bệnh (cases<br />
series): nghiên cứu mô tả các chi phí điều trị<br />
bệnh đột quỵ.<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Quần thể đích<br />
Bệnh nhân bị bệnh đột quỵ tại thành phố Hồ<br />
Chí Minh.<br />
Quần thể nghiên cứu<br />
Bệnh nhân nhập viện và được chẩn đoán đột<br />
quỵ lần đầu tại khoa BLMMN bệnh viện Nhân<br />
Dân 115 TP.HCM trong khoảng thời gian từ<br />
01/12/2009 đến 31/12/2009.<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
180 bệnh nhân nhập viện và được chẩn đoán<br />
đột quỵ tại khoa BLMMN bệnh viện Nhân Dân<br />
115 TP.HCM thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu.<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Tất cả các bệnh nhân đột quỵ lần đầu nhập<br />
viện tại khoa BLMMN bệnh viện Nhân Dân 115<br />
trong khoảng thời gian từ 01/12/2009 đến<br />
31/12/2009, có hồ sơ bệnh án đầy đủ thông tin<br />
cần thu nhập.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân tử vong trong quá trình điều trị,<br />
chuyển khoa, ra viện hay chuyển viện trong quá<br />
trình điều trị; không hợp tác, từ chối tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Các thông tin cần thu nhập<br />
Hành chính: Mã số bệnh án, tuổi, giới , nghề<br />
nghiệp, bảo hiểm y tế (BHYT), số ngày nằm<br />
viện, loại đột quỵ, điểm Rankin lúc nhập viện.<br />
Chi phí trực tiếp liên quan y tế gồm: dịch vụ<br />
phòng, các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và<br />
các test chẩn đoán khác, chi phí cho việc điều trị<br />
bệnh (thuốc điều trị bệnh đột quỵ, các yếu tố<br />
nguy cơ đột quỵ và bệnh kèm), điều trị biến<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chứng, phục hồi chức năng, chi phí dịch vụ thủ<br />
thuật khám chữa bệnh (công khám, chích thuốc,<br />
truyền dịch…), các loại y dụng cụ (vật tư tiêu<br />
hao), chống nhiễm khuẩn.<br />
Chi phí trực tiếp liên quan tới bệnh nhân và<br />
gia đình gồm: dinh dưỡng đặc biệt cho bệnh<br />
nhân, chi phí di chuyển của người chăm sóc, chi<br />
phí vật dụng.<br />
Chi phí gián tiếp: tổn thất về thu nhập của<br />
bệnh nhân, của người chăm sóc chính.<br />
Nguồn lực chi trả: BHYT, tiền tiết kiệm,<br />
người thân trợ giúp, vay mượn...<br />
<br />
Công cụ thu thập số liệu<br />
Danh sách bệnh nhân được lấy từ danh sách<br />
bệnh nhân nhập viện khoa BLMMN bệnh viện<br />
Nhân Dân 115 trong thời gian từ 01/12/2009 đến<br />
31/12/2009.<br />
Bảng câu hỏi về bệnh đột quỵ và các chi phí<br />
liên quan đến bệnh đột quỵ của bệnh nhân,<br />
bảng kê khai chi tiết viện phí liên quan đến bệnh<br />
đột quỵ của bệnh nhân đang điều trị tại khoa<br />
BLMMN bệnh viện Nhân Dân 115<br />
<br />
Phương pháp xử lí và phân tích số liệu<br />
Công cụ xử lí số liệu: Bảng mã tên các biến<br />
số dùng để phân tích được sử dụng trong quá<br />
trình thu thập dữ liệu. Số liệu được nhập và xử<br />
lý bằng phần mềm Excel 2007 và SPSS 17.0, sau<br />
đó được trình bày bằng bảng và biểu đồ. Biến<br />
“số ngày nhập viện”, chúng tôi làm tròn. Chúng<br />
tôi sử dụng dữ liệu của tổng cục thống kệ Việt<br />
Nam để tính khả năng chi trả bình quân một hộ<br />
gia đình/tháng. Khả năng chi trả bình quân một<br />
hộ gia đình/tháng = (Thu nhập bình quân một<br />
nhân khẩu/tháng (7) – Nhu cầu cơ bản một nhân<br />
khẩu/ tháng (8)) × số nhân khẩu bình quân một<br />
hộ gia đình (9) = 5.040.000 VNĐ<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có tổng cộng<br />
180 bệnh nhân.<br />
Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu<br />
Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu<br />
nghiên cứu là 63,62 ± 27,17 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
135<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
đột quỵ trên 60 chiếm 61,1%. Số bệnh nhân nam<br />
là 101, chiếm 56,1%. Thành phần nghề nghiệp<br />
của các bệnh nhân khá đa dạng, với tỷ lệ bệnh<br />
nhân nghỉ hưu chiếm ưu thế là 58,9%. Địa chỉ cư<br />
ngụ của bệnh nhân phân bố tại tất cả các quận<br />
huyện trong TP.HCM, tỷ lệ bệnh nhân có địa chỉ<br />
ở khu vực nội thành là 73,3%, cao gấp 2,7 lần<br />
khu vực ngoại thành.<br />
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi không<br />
có đột quỵ xuất huyết dưới nhện, tỉ lệ NMN là<br />
78,9% cao gần gấp 4 lần tỉ lệ XHN là 21,1%. Xét<br />
theo độ nặng của thang điểm Rankin, gần 2/3 số<br />
bệnh nhân là ở nhóm Rankin 3, 4 điểm.<br />
Thời gian nằm viện trung bình một đợt điều<br />
trị là 9,41±7,34 ngày. Thời gian nằm viện trung<br />
bình NMN là 9,03±6,76 ngày, ngắn hơn XHN là<br />
10,82±8,74 ngày. Thời gian nằm viện tăng dần<br />
theo độ nặng của thang điểm Rankin. Thời gian<br />
nằm viện trung bình của nhóm Rankin 5 điểm<br />
dài gấp 2 lần nhóm Rankin 0 điểm.<br />
Hơn 2/3 bệnh nhân đột quỵ có 1 người chăm<br />
sóc chính và 1/3 bệnh nhân có 2 người chăm sóc<br />
chính. Trong khi tất cả bệnh nhân ở nhóm<br />
Rankin 0,1,2 điểm chỉ cần 1 người chăm sóc<br />
chính thì tỷ lệ bệnh nhân nặng (Rankin 4 hoặc 5<br />
điểm) cần 2 người chăm sóc chính chiếm hơn<br />
50%.<br />
<br />
Bệnh nhân đột quỵ càng nặng thì tổng chi<br />
phí trực tiếp liên quan đến y tế càng cao. Chi phí<br />
trung bình của bệnh nhân đột quỵ ở độ nặng<br />
nhất cao gấp 2,5 lần so với chi phí trung bình<br />
của bệnh nhân đột quỵ ở độ nhẹ nhất (7.674.000<br />
VNĐ so với 3.121.000 VNĐ).<br />
Các thành phần chi phí trực tiếp liên quan<br />
đến y tế (thuốc, cận lâm sàng, thủ thuật, giường,<br />
y dụng cụ, chống nhiễm khuẩn)<br />
Các thành phần chi phí trực tiếp liên quan<br />
đến y tế của bệnh nhân NMN đều thấp hơn<br />
XHN ngoại trừ chi phí cận lâm sàng. Trong<br />
thành phần cận lâm sàng, chi phí hình ảnh học ở<br />
nhóm NMN cao hơn nhóm XHN và sự khác biệt<br />
này có ý nghĩa thống kê. Trong khi chi phí xét<br />
nghiệm lại không có sự khác biệt giữa hai nhóm<br />
đột quỵ này. Tất cả các thành phần chi phí trực<br />
tiếp liên quan đến y tế đều tăng dần theo độ<br />
nặng của bệnh đột quỵ xét theo thang điểm<br />
Rankin và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.<br />
Xét về thành phần cận lâm sàng, chi phí hình<br />
ảnh học không có sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê giữa các nhóm độ nặng theo Rankin, chi phí<br />
xét nghiệm lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê giữa các nhóm .<br />
<br />
Chi phí trực tiếp<br />
Chi phí điều trị liên quan đến y tế<br />
Tổng chi phí điều trị trực tiếp trung bình<br />
liên quan đến y tế là 5.293.000VNĐ trong đó chi<br />
phí điều trị trực tiếp trung bình liên quan đến y<br />
tế của XHN là 5.898.000VNĐ cao hơn của NMN<br />
là 5.132.000VNĐ. Tuy nhiên sự khác biệt này<br />
không có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân bố chi phí trực tiếp cho các thành<br />
phần cụ thể liên quan đến y tế<br />
Chi phí cận lâm sàng chiếm tỉ lệ cao nhất và<br />
tổng chi phí giường bệnh và cận lâm sàng chiếm<br />
2/3 chi phí y tế<br />
<br />
Chi phí trực tiếp liên quan đến bệnh nhân<br />
và gia đình<br />
Biểu đồ 1: Chi phí trực tiếp trung bình liên quan<br />
đến y tế theo thang điểm Rankin<br />
<br />
136<br />
<br />
Chi phí trực tiếp liên quan đến bệnh nhân và<br />
gia đình của nhóm đột quỵ XHN cao hơn của<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
nhóm NMN, sự khác biệt này không có ý nghĩa<br />
thống kê. Xét theo thang điểm Rankin, chi phí<br />
trực tiếp trung bình liên quan đến bệnh nhân và<br />
gia đình ở nhóm bệnh nhân nặng nhất cao gấp<br />
2,7 lần so với nhóm bệnh nhân nhẹ nhất<br />
(1.003.000 VNĐ so với 371.000 VNĐ).<br />
<br />
Tổng chi phí trực tiếp<br />
Chi phí trực tiếp trung bình liên quan đến y<br />
tế tại bệnh viện Nhân Dân 115 là 5.293.000VNĐ<br />
chiếm tỷ lệ chủ yếu (90,2%) trong tổng chi phí<br />
trực tiếp của bệnh nhân đột quỵ là 5.870.000<br />
VNĐ. Tổng chi phí trực tiếp của NMN và XHN<br />
lần lượt là 5.692.000 VNĐ và 6.536.000 VNĐ. Chi<br />
phí trực tiếp liên quan đến y tế của NMN và<br />
XHN lần lượt là 5.132.000 VNĐ và 5.898.000<br />
VNĐ, chi phí trực tiếp liên quan đến bệnh nhân<br />
và gia đình của NMN và XHN lần lượt là<br />
560.000 VNĐ và 638.000 VNĐ<br />
<br />
Chi phí gián tiếp<br />
Tổng chi phí gián tiếp trung bình của bệnh<br />
nhân đột quỵ là 801.000 VNĐ. Tổng chi phí gián<br />
tiếp của NMN và XHN lần lượt là 726.000 VNĐ<br />
và 1.802.000 VNĐ. Mất thu nhập trung bình của<br />
người chăm sóc chính chiếm tỉ lệ cao gấp 3 lần<br />
so với mất thu nhập của bệnh nhân trong cả 2<br />
loại đột quỵ.<br />
Tổng chi phí gián tiếp, mất thu nhập của<br />
người chăm sóc chính và của bệnh nhân đều<br />
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa<br />
các nhóm phân theo thang điểm Rankin.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Rankin 3 điểm: 6.244000 ± 4.304.000 VNĐ, nhóm<br />
Rankin 4 điểm: 7.525.000 ± 5.702.000 VNĐ, nhóm<br />
Rankin 5 điểm: 9.442.000 ± 8.694.000 VNĐ.<br />
Trong đó, tổng chi phí điều trị của nhóm Rankin<br />
5 điểm cao gấp 2 lần nhóm Rankin 0 điểm. Tổng<br />
chi phí trực tiếp của bệnh nhân đột quỵ xét theo<br />
thang điểm Rankin từ 0 đến 5 điểm lần lượt là<br />
3.492.000,<br />
4.143.000,<br />
4.772.000, 5.391.000,<br />
6.728.000, 8.676.000 VNĐ. Tổng chi phí gián tiếp<br />
của bệnh nhân đột quỵ xét theo thang điểm<br />
Rankin từ 0 đến 5 điểm lần lượt là 480.000,<br />
1.098.000, 696.000, 854.000, 797.000, 765.000VNĐ.<br />
Tất cả các nhóm đột quỵ phân theo thang điểm<br />
Rankin có chi phí trực tiếp luôn chiếm hơn 80%<br />
tổng chi phí điều trị.<br />
<br />
Tổn hại về kinh tế của bệnh nhân bệnh đột<br />
quỵ<br />
Khác<br />
<br />
11.7%<br />
<br />
88.3%<br />
<br />
Bán tài sản 2.8%<br />
<br />
97.2%<br />
<br />
Thế chấp 2.8%<br />
<br />
97.2%<br />
<br />
Vay mượn<br />
<br />
21.7%<br />
<br />
Bảo hiểm<br />
<br />
Có<br />
<br />
78.3%<br />
45.0%<br />
<br />
Trợ Giúp<br />
<br />
Không<br />
55.0%<br />
<br />
60.0%<br />
<br />
40.0%<br />
<br />
76.1%<br />
<br />
Tiết kiệm<br />
0%<br />
<br />
20%<br />
<br />
40%<br />
<br />
23.9%<br />
60%<br />
<br />
80%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Biểu đồ 3: Phân bố nguồn chi trả của bệnh nhân<br />
Tiền tiết kiệm và tiền từ người thân trợ giúp<br />
là 2 nguồn chi trả thường được sử dụng nhất. Tỉ<br />
lệ bệnh nhân có BHYT chiếm chưa đến 1/2 tổng<br />
số bệnh nhân đột quỵ.<br />
<br />
Tổng chi phí cho một đợt điều trị đột quỵ tại<br />
khoa BLMMN bệnh viện Nhân Dân 115:<br />
Tổng chi phí điều trị trung bình một đợt đột<br />
quỵ phân bố theo loại đột quỵ của bệnh nhân<br />
NMN là 6.418.000 ± 5.122.000 VNĐ và XHN là<br />
7.618.000 ± 6.762.000 VNĐ. Tổng chi phí điều trị<br />
của đột quỵ XHN cao hơn của đột quỵ NMN, sự<br />
khác biệt này có ý nghĩa thống kê.<br />
Tổng chi phí điều trị trung bình một đợt đột<br />
quỵ phân bố theo thang điểm Rankin của nhóm<br />
Rankin 0 điểm: 3.972.000 ± 2.416.000 VNĐ, nhóm<br />
Rankin 1 điểm: 5.241.000 ± 3.346.000 VNĐ, nhóm<br />
Rankin 2 điểm: 5.468.000 ± 3.358.000 VNĐ, nhóm<br />
<br />
Biểu đồ 4: Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân phải sử dụng<br />
các nguồn chi trả khác ở nhóm có BHYT và không có<br />
BHYT<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
137<br />
<br />