Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MỔ CẮT ĐỐT NỘI SOI <br />
ĐIỀU TRỊ U PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT <br />
Đỗ Tiến Dũng*, Bùi Lê Vĩ Chinh*, Phạm Thạnh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề và mục tiêu: Điều trị bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt tại Bệnh viện đa khoa thành phố <br />
Quy Nhơn chiếm vị trí quan trọng nên việc nghiên cứu cải tiến kỹ thuật cắt đốt nội soi là một việc làm cần thiết. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 64 cas vào viện được chẩn đoán u phì đại lành tính tuyến tiền <br />
liệt từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2009. <br />
Kết quả: Tuổi trung bình từ 60‐70 tuổi chiếm 70,3%; chất lượng cuộc sống trước mổ xấu 5‐6 điểm chiếm <br />
84,4%; thời gian phẫu thuật từ 31‐50 phút chiếm 84,3%; thời gian nằm viện sau mổ từ 4‐5 ngày chiếm 89,1%. <br />
Kết luận: Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật mổ cắt đốt nội soi u phì đại lành tính tuyến tiền liệt là cần thiết, <br />
nhát cắt đầu tiên thực hiện ở điểm 9‐11 giờ nếu là thùy bên phải, 13‐15 giờ nếu là thùy bên trái sẽ mang lại kết <br />
quả tốt. <br />
Từ khóa: phì đại lành tính tuyến tiền liệt <br />
<br />
ABSTRACT <br />
APPLYING TECHNIQUES TURP RESECTION TREATMENT OF PROSTATE <br />
Do Tien Dung, Bui Le Vi Chinh, Pham Thanh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 328 ‐ 333 <br />
Introduction and objective: Treatment the ademonay prostate nowadays, Quinhon General Hospital Qui <br />
Nhon city has brought out the method to surgery resecty gendoscopy through the urethra (TURP) that got <br />
satisfactory results, so research improves technology TURP is an indispensable. <br />
Patients and methods: 64 consecutive patients with symptomatic BPH were treated by TURP at Urology <br />
Department, from 01/2008 to 12/2009. <br />
Results: Age average 60‐70 is 70.3%.; Quality of life 5‐6 point in preoperation 84.4%; The mean operative <br />
duration 31‐50 mins was 84.3%; the total timeʹs shorter only 4 ‐ 5 days 89.1%. <br />
Conclusion: Research improve technology TURP is an indispensable, starting point cut at 9 go 11 hour if is <br />
lobe of prostate gland on the right, 13 go 15 hour if is lobe of prostate gland on the left will got good results. <br />
Key words: BPH <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt <br />
(UPĐLTTTL) hay còn quen gọi là u xơ tiền liệt <br />
tuyến có nhiều phương pháp điều trị. Tại Bệnh <br />
viện đa khoa thành phố Quy Nhơn việc điều trị <br />
UPĐLTTTL bằng phương pháp cắt đốt nội soi <br />
đã chiếm một vị trí quan trọng trong việc điều <br />
trị UPĐLTTTL. Vì vậy, việc nghiên cứu cải tiến <br />
kỹ thuật cắt đốt nội soi và nhận xét kết quả điều <br />
BVĐK Tp. Quy Nhơn <br />
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Tiến Dũng <br />
<br />
trị UPĐLTTTL bằng phẫu thuật cắt đốt nội soi <br />
qua ngả niệu đạo (CĐNS) là một việc làm cần <br />
thiết. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: <br />
Cải tiến kỹ thuật cắt đốt nội soi u phì đại <br />
lành tính tuyến tiền liệt. <br />
Rút ra ưu và nhược điểm của phương pháp <br />
cắt đốt nội soi. <br />
Sơ bộ rút ra chỉ định cho cắt đốt nội soi <br />
được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa thành <br />
<br />
* <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
ĐT: 0935413888 <br />
<br />
<br />
<br />
Email: dungbvqn114@yahoo.com <br />
<br />
329<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
phố Quy Nhơn. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Chúng tôi chọn lấy tất cả bệnh nhân được <br />
phẫu thuật cắt đốt nội soi UPĐLTTTL từ tháng <br />
1/2008 đến tháng 12/2009 được tất cả 64 ca, <br />
chúng tôi không chọn bệnh nhân nghiên cứu <br />
nếu là u tiền liệt tuyến ác tính. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Sử dụng phương pháp tiền cứu mô tả cắt ngang. <br />
<br />
Phương tiện nghiên cứu và kỹ thuật CĐNS <br />
Phương tiện nghiên cứu <br />
Chúng tôi sử dụng hệ thống cắt đốt và tưới <br />
rửa nội soi qua ngã niệu đạo của hãng Kalr – <br />
Stors của Cộng hoà Liên bang Đức. <br />
Bảng câu hỏi và bệnh án mẫu. <br />
Xử lý kết quả nghiên cứu theo phương pháp <br />
thống kê y học. <br />
<br />
Kỹ thuật CĐNS được cải tiến <br />
Tất cả 64 bệnh nhân được cắt bỏ bướu bằng <br />
2 kỹ thuật cắt đốt nội soi: Nesbit và Bentnes đã <br />
được cải tiến. Hai kỹ thuật phẫu thuật nội soi <br />
qua ngả niệu đạo của Bentnes và Nesbit đó là: <br />
* Kỹ thuật phẫu thuật nội soi qua ngả niệu <br />
đạo của Bentnes: Tại thì cắt đốt nội soi, nhát cắt <br />
đầu tiên bắt đầu tại điểm 6 giờ. <br />
* Kỹ thuật phẫu thuật nội soi qua ngả niệu <br />
đạo của Nesbit: Tại thì cắt đốt nội soi, nhát cắt <br />
đầu tiên bắt đầu tại điểm 12 giờ. <br />
<br />
Kỹ thuật CĐNS cải tiến <br />
Đối với tiền liệt tuyến lớn ở 2 thuỳ bên: nên tiến <br />
hành cắt đốt ở 1 thuỳ bên nào mà phẫu thuật <br />
viên cảm thấy thuận tay. Nhát cắt đầu tiên <br />
thường ở điểm từ 9giờ đến 11 giờ nếu là thuỳ <br />
bên bên phải, ở điểm 13 giờ đến điểm 15 giờ nếu <br />
là ở thuỳ bên bên trái. Sau khi cắt xong thuỳ này <br />
mới chuyển sang cắt thuỳ khác. <br />
Đối với tiền liệt tuyến lớn ở thuỳ giữa: nên bắt <br />
đầu CĐNS từ thuỳ giữa, sau khi cắt xong thuỳ <br />
giữa mới tiến hành cắt các thuỳ bên. <br />
<br />
330<br />
<br />
Đối với tiền liệt tuyến quá lớn: nên bắt đầu cắt <br />
từ thuỳ giữa, đồng thời mở rộng sang 2 bên, <br />
nằm trong khoảng từ 4 giờ – 8 giờ. Nhanh chóng <br />
cắt hết bướu ở vùng này, để tạo ra 1 đường hầm <br />
thông thoáng từ ụ núi vào bàng quang, giúp cho <br />
việc di chuyển máy tiến, lùi được dễ dàng, <br />
không bị cấn kẹt. Sau khi cắt hết tổ chức ở vùng <br />
này thì tiếp tục cắt thuỳ bên nào mà phẫu thuật <br />
viên cảm thấy thuận tay, cắt hết thuỳ này rồi <br />
chuyển sang thuỳ khác. <br />
<br />
Lưu ý <br />
Khi cắt cố gắng cắt đều từng miếng, để tạo <br />
ra từng lớp và có độ phẳng, để dễ cầm máu và <br />
kiểm soát. <br />
Cố gắng tranh thủ thời gian cắt nhanh, <br />
những chỗ có mạch máu không lớn tiên lượng <br />
phải cắt qua nhiều lần không cần cầm máu ngay <br />
mà đợi đến nhát cuối hãy cầm máu để tiết kiệm <br />
thời gian. <br />
Cần CĐNS mở rộng ở cổ bàng quang đến <br />
mức độ cho phép và phải cầm máu kỹ vùng <br />
này. <br />
<br />
Một số vấn đề chuẩn bị trước mổ nội soi <br />
Thầy thuốc: Chuẩn bị như mổ hở. <br />
Bệnh nhân: Chuẩn bị như mổ hở. <br />
Dụng cụ: <br />
Sử dụng dung dịch Cidex để tiệt khuẩn, <br />
ngâm dụng cụ phẫu thuật nội soi trong vòng ≥ <br />
70 phút. <br />
Độ cao bàn mổ là 90 cm. <br />
Màn hình để cao 150 cm. <br />
Khoảng cách từ phẫu thuật viên tới màn <br />
hình 180 cm. <br />
Dung dịch rửa: sử dụng dung dịch Sorbitol <br />
3,3% (ngoài ra có thể sử dụng dung dịch <br />
Glycocolle 1,5%; Manitol 5%, nước cất). <br />
Chiều cao từ bình dịch rửa xuống ngang <br />
bàng quang của bệnh nhân là 60 cm. <br />
Độ dài của ống chuyền từ bình dịch rửa <br />
xuống máy CĐNS: 260 – 280 cm. <br />
Đường kính lỗ ống truyền dịch rửa 0,4 cm. <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Tốc độ dịch rửa chảy trong ống lúc đang <br />
CĐNS là 250 – 300ml/phút. <br />
Thời gian bắt đầu cắt đến khi kết thúc chỉ <br />
kéo dài 60 phút. <br />
<br />
Các biến số trong nghiên cứu để đánh giá <br />
kết quả nghiên cứu dựa vào <br />
Dựa vào bảng câu hỏi SS và QL có đánh giá <br />
trước và sau mổ. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 3. Điểm SS (Symtomes Score). <br />
Điểm số SS<br />
Tốt (0 - 7 điểm)<br />
Trung bình (8 - 19 điểm)<br />
Xấu (20 - 35 điểm)<br />
<br />
Trước mổ<br />
Số lượng %<br />
09<br />
55<br />
<br />
Sau mổ<br />
Số lượng %<br />
56<br />
87,5<br />
14,1<br />
8<br />
12,5<br />
85,9<br />
<br />
Nhận xét: Điểm SS trước mổ chủ yếu xấu <br />
85,9%; sau mổ chủ yếu tốt 87,5%. <br />
Bảng 4. Điểm QL (Quality of life). <br />
<br />
Dựa vào ngày điều trị sau mổ đến khi bệnh <br />
nhân xuất viện. <br />
<br />
Trước mổ<br />
Sau mổ<br />
Số lượng % Số lượng %<br />
Tốt (1-2 điểm)<br />
0<br />
61<br />
95,3<br />
Trung bình (3-4 điểm)<br />
10<br />
15,6<br />
3<br />
4,7<br />
Xấu (5-6 điểm)<br />
54<br />
84,4<br />
0<br />
<br />
Dựa vào Bệnh nhân có bệnh nội khoa kèm <br />
theo và 1 số triệu chứng khác của UPĐLTTTL. <br />
<br />
Nhận xét: Trước mổ chủ yếu xấu 84,4%; sau <br />
mổ chủ yếu tốt 95,3%. <br />
<br />
Dựa vào khối lượng bướu đã cắt bỏ với <br />
trước cắt bỏ. <br />
<br />
Dựa vào thời gian rút sonde tiểu. <br />
Dựa vào tai biến trong và sau mổ. <br />
Dựa vào thời gian thực hiện phẫu thuật. <br />
<br />
Xử lý số liệu <br />
Theo phương pháp thông kê y học, chương <br />
trình EPI INFO 2000. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Đặc điểm lâm sàng <br />
Tổng số có 64 bệnh nhân được chọn nghiên <br />
cứu, được phân loại như sau: <br />
Bảng 1. Tuổi. <br />
Tuổi<br />
Trung bình (60-70)<br />
Thấp nhất (80)<br />
<br />
Điểm số QL<br />
<br />
Bảng 5. Khối lượng bướu. <br />
Khối lượng Trước mổ xác định Khối lượng bướu lấy<br />
gam bướu<br />
qua siêu âm<br />
được sau mổ<br />
Khối lượng<br />
%<br />
Khối lượng<br />
%<br />
20 – 30<br />
0<br />
17<br />
26,6<br />
> 31 – 40<br />
12<br />
18,8<br />
40<br />
62,5<br />
> 41 – 60<br />
42<br />
65,6<br />
7<br />
10,9<br />
> 61 – 80<br />
8<br />
12,5<br />
> 80<br />
2<br />
3,1<br />
<br />
Nhận xét: Khối lượng bướu trước mổ chủ <br />
yếu từ 30‐60 gam 84,4%; khối lượng bướu được <br />
lấy ra sau mổ chủ yếu từ 31‐40 gam 62,5%. <br />
Bảng 6. Thời gian rút thông tiểu. <br />
Ngày rút sonde<br />
<br />
Số bệnh nhân mổ CĐNS<br />
Số lượng<br />
%<br />
45<br />
70,3<br />
10<br />
15,6<br />
09<br />
14,1<br />
<br />
4<br />
5<br />
6 –10<br />
> 10<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
Số lượng<br />
%<br />
53<br />
82,8<br />
7<br />
10,9<br />
3<br />
4,7<br />
1<br />
1,6<br />
<br />
Nhận xét: Tuổi trung bình 60‐70 chiếm <br />
70,3%. <br />
<br />
Nhận xét: Thời gian rút sonde chủ yếu vào <br />
ngày thứ 4 sau mổ 82,8%. <br />
<br />
Bảng 2. Địa phương. <br />
<br />
Bảng 7. Ngày điều trị từ sau mổ tới khi xuất viện. <br />
<br />
TP. Qui Nhơn<br />
Ngoài TP. Qui Nhơn<br />
Tổng số<br />
<br />
Số bệnh nhân mổ CĐNS<br />
Số lượng<br />
%<br />
40<br />
62,5<br />
24<br />
37,5<br />
64<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ thành phố chiếm 62,5% <br />
nhiều hơn ngoài thành phố 37,5%. <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Ngày điều trị<br />
4<br />
5<br />
6 –10<br />
> 10<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
Số lượng<br />
%<br />
24<br />
37,5<br />
33<br />
51,6<br />
5<br />
7,8<br />
2<br />
3,1<br />
<br />
Nhận xét:Ngày điều trị sau mổ từ 4‐5 ngày <br />
chiếm 89,1%. <br />
<br />
331<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Bảng 8. Bệnh nhân có bệmh nội khoa kèm theo và 1 <br />
số triệu chứng khác. <br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
Số lượng %<br />
Đái đường<br />
2<br />
3,1<br />
Tăng huyết áp<br />
37<br />
57,8<br />
Viêm phế quản mạn<br />
4<br />
6,3<br />
Lao phổi<br />
3<br />
4,7<br />
Nhồi máu cơ tim đã điều trị ổn định<br />
3<br />
4,7<br />
Suy mạch vành đã điều trị ổn định<br />
9<br />
14,1<br />
Tai biến mạch máu não đã điều trị ổn<br />
1<br />
định<br />
1,6<br />
64<br />
Nước tiểu tồn lưu ≥ 50 ml (đo bằng<br />
siêu âm)<br />
100<br />
Thăm khám tuyến tiền liệt lớn mất rãnh<br />
64<br />
100<br />
giữa, mật độ chắc.<br />
Vô cảm trong mổ bằng gây tê tủy sống<br />
64<br />
100<br />
Không truyền máu trong mổ<br />
64<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Hầu hết các bệnh nhân mổ đều có <br />
bệnh nội khoa kèm theo, hay gặp bệnh tăng <br />
huyết áp 57,8%. <br />
<br />
Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ <br />
Trong mổ: 02 cas vẫn còn chảy máu sau cắt u <br />
xơ, không tìm thấy điểm chảy máu, chúng tôi xử <br />
lý kéo bóng ép liên tục; Chiếm tỷ lệ 2/64 = 3,1%. <br />
Sau mổ: 03 cas tiểu đỏ, nước tiểu có máu ở <br />
ngày thứ 07, chỉ cần điều trị nội khoa; Chiếm tỷ <br />
lệ 3/64 = 4,68%. <br />
Bảng 9. Thời gian thực hiện phẫu thuật. <br />
Thời gian<br />
20-30 31-40 phút 41-50 phút 51-60<br />
mổ<br />
phút<br />
phút<br />
Khối lượng Số % Số<br />
%<br />
Số<br />
%<br />
Số %<br />
lượng<br />
lượng<br />
lượng<br />
gam bướu lượng<br />
20 – 30<br />
4 6,3<br />
> 31 – 40<br />
15 23,4<br />
> 41 – 60<br />
39 60,9<br />
> 61 – >80<br />
6 9,7<br />
<br />
Nhận xét: Thời gian thực hiện phẫu thuật <br />
chủ yếu là 31‐50 phút chiếm 84,3%. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Tuổi <br />
Kết quả nghiên cứu bảng 1 cho thấy: tuổi <br />
trung bình của bệnh nhân cắt đốt nội soi từ 60‐<br />
70 tuổi phù hợp kết quả nghiên cứu Nguyễn <br />
Bửu Triều tuổi trung bình 60‐80 tuổi(3). <br />
<br />
332<br />
<br />
Địa phương: Tỷ lệ thành phố chiếm 62,5% <br />
nhiều hơn ngoài thành phố 37,5%. <br />
<br />
Kết quả bảng điểm SS <br />
Sau mổ bệnh nhân đã được cải thiện việc đi <br />
tiểu rất nhiều, kết quả tốt là: 87,5% ‐ Trung bình: <br />
12,5% (Trước mổ: Xấu 85,9% ‐ Trung bình: <br />
14,1%). So với, kết quả sau mổ của Nguyễn Kỳ <br />
tốt 95%, của Hội tiết niệu Pháp tốt 90,8%; trung <br />
bình 2,4%; xấu 6,8%(4). <br />
<br />
Kết quả bảng điểm QL <br />
Trước mổ: Xấu 84,4%. Trung bình: 15,6%. <br />
Sau mổ: Tốt: 95,3%. Trung bình: 4,7%. <br />
Điểm QL trước mổ 84,4% chủ yếu (5‐6 điểm) <br />
là xấu, bệnh nhân không thể chịu đựng nổi triệu <br />
chứng của bệnh gây ra mới tới bệnh viện điều <br />
trị. Điều này chứng tỏ người bệnh hiểu biết về <br />
bệnh tật UPĐTLT ở Quy Nhơn còn hạn chế. Sau <br />
mổ bệnh nhân đã được cải thiện chất lượng cuộc <br />
sống rất nhiều, kết quả tốt là: 95,3%. <br />
<br />
Khối lượng bướu <br />
Trước mổ: Từ 30‐60 gam là chủ yếu 84,4%. <br />
Khối lượng mô bướu lấy được từ 31‐40 gam <br />
sau mổ là 62,5%, trung bình lấy ra được 30 gam, <br />
gần như cắt đốt nội soi không lấy hết được mô <br />
bướu và cắt bướu có khối lượng lớn thời gian sẽ <br />
kéo dài. Kết quả Nguyễn Văn Tiến. Bệnh viện <br />
Bình Dân thì trọng lượng trung bình cắt được là <br />
30 gam(6). <br />
<br />
Thời gian rút sonde tiểu <br />
Rút sonde tiểu chủ yếu là vào ngày thứ 4 <br />
chiếm 82,8%. Kết quả Nguyễn Văn Tiến cũng rút <br />
sonde vào ngày thứ 4(6). <br />
<br />
Ngày điều trị sau mổ đến khi xuất viện <br />
Ngày điều trị trung bình 4‐5 ngày (89,1%). <br />
Nguyễn Văn Tiến có ngày điều trị trung bình từ <br />
3‐4 ngày(6). <br />
<br />
Bệnh nhân có bệmh nội khoa kèm theo và <br />
1 số triệu chứng khác <br />
Gần như 100% bệnh nhân mổ cắt đốt nội soi <br />
đều có bệnh lý nội khoa kèm theo(0,0,6), nhất là <br />
bệnh tăng huyết áp (chiếm tỷ lệ 57,8%). <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Tất cả bệnh nhân có nước tiểu tồn lưu ≥ <br />
50ml (Chúng tôi đo thể tích nước tiểu bằng <br />
máy siêu âm). <br />
Thăm khám lâm sàng tiền liệt tuyến lớn mất <br />
rãnh giữa(7). <br />
Tất cả bệnh nhân đều được vô cảm bằng gây <br />
tê tủy sống để phẫu thuật với kết quả vô cảm <br />
tốt, và tất cả đều không phải truyền máu. <br />
<br />
Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ <br />
Khi ứng dụng kỹ thuật cải tiến Nhát cắt đầu <br />
tiên ở điểm từ 9 giờ đến 11 giờ nếu là thuỳ bên <br />
bên phải, ở điểm 13 giờ đến điểm 15 giờ nếu là ở <br />
thuỳ bên bên trái, Chỉ gặp tai biến chảy máu nhẹ <br />
2 trường hợp, Chiếm tỷ lệ 2/64 = 3,1%. Sau mổ: <br />
03 cas tiểu đỏ, nước tiểu có máu ở ngày thứ 07, <br />
chỉ cần điều trị nội khoa; Chiếm tỷ lệ 3/64 = <br />
4,7%. Chưa có tai biến tử vong. <br />
<br />
Thời gian thực hiện phẫu thuật <br />
Thời gian thực hiện phẫu thuật chủ yếu là <br />
31‐50 phút chiếm 84,3%. Bướu càng lớn thì thời <br />
gian phẫu thuật càng kéo dài. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đa đến mức độ cho phép, cầm máu kỹ cổ bàng <br />
quang. Kết quả tốt là: 84,3% ‐ Trung bình: 15,7%. <br />
Tai biến chảy máu nhẹ trong mổ 3,1%, biến <br />
chứng nhẹ sau mổ 4,7%. <br />
<br />
Ưu và nhược điểm <br />
Ưu điểm <br />
Bệnh nhân không có vết mổ, ngày rút sonde <br />
tiểu và ngày điều trị ngắn (từ 4‐5 ngày), rất <br />
thuận lợi đối với bệnh nhân già yếu (60 ‐ 70 <br />
tuổi), có các bệnh lý nội khoa kèm theo, phương <br />
pháp vô cảm trong mổ đơn giản chỉ phải gây tê <br />
tuỷ sống, không phải truyền máu, chưa có tai <br />
biến lớn và tử vong, kết quả tốt sau mổ chiếm tỷ <br />
lệ cao (82,8%). <br />
Nhược điểm <br />
Không lấy được hết hoàn toàn mô bướu, các <br />
khối u lớn > 60gam CĐNS sẽ khó khăn do thời <br />
gian mổ kéo dài. <br />
<br />
Chỉ định mổ CĐNS <br />
Điểm SS từ 20 – 35 điểm. <br />
Điểm QL từ 5 –6 điểm. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
<br />
Tiền liệt tuyến lớn mất rãnh giữa. <br />
<br />
Cải tiến kỹ thuật CĐNS và Những chuẩn <br />
bị trước mổ <br />
<br />
Nước tiểu tồn lưu ≥ 50ml (Đo qua Siêu âm). <br />
<br />
Khi CĐNS Phải chuẩn bị kỹ như 1 cuộc mổ <br />
hở; Dung dịch rửa Sorbitol 3,3% có độ an toàn; <br />
chiều cao từ bình dịch rửa xuống ngang bàng <br />
quang là 60 cm; tốc độ dịch rửa chảy trong ống <br />
lúc đang CĐNS tối đa 300ml/phút; thời gian mổ <br />
CĐNS chỉ nên kéo dài 60 phút; nên tiến hành cắt <br />
đốt ở 1 thuỳ bên nào mà phẫu thuật viên cảm <br />
thấy thuận tay. Nhát cắt đầu tiên thường ở điểm <br />
từ 9 giờ đến 11 giờ nếu là thuỳ bên bên phải, ở <br />
điểm 13 giờ đến điểm 15 giờ nếu là ở thuỳ bên <br />
bên trái. Đối với tiền liệt tuyến lớn ở thuỳ giữa: nên <br />
bắt đầu CĐNS từ thuỳ giữa, sau khi cắt xong <br />
thuỳ giữa mới tiến hành cắt các thuỳ bên. Đối với <br />
tiền liệt tuyến quá lớn: nên bắt đầu cắt từ thuỳ <br />
giữa, đồng thời mở rộng sang 2 bên, nằm trong <br />
khoảng từ 4 giờ – 8 giờ. Sau khi cắt xong thuỳ <br />
này mới chuyển sang cắt thuỳ khác, cố gắng cắt <br />
đều từng miếng và mở rộng cổ bàng quang tối <br />
<br />
Người già có bệnh lý nội khoa kèm theo. <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Khối lượng bướu