intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiếc xe đạp không khóa và nền chính trị sạch

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

106
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại sao người Phần Lan không hề lo tới việc khóa chắc chiếc xe đạp của họ trên một con phố đông đúc ở Helsinki? Tại sao những người mê ván trượt rất tuân thủ luật giao thông? Tại sao Phần Lan trở thành nước ít tham nhũng nhất trên thế giới? Đáp án cho những câu hỏi ấy chính là: Nền chính trị sạch. Nhà nghiên cứu Darren C.Zook giảng dạy khoa học chính trị và quốc tế tại Đại học Berkeley, Mỹ có bài viết lý giải về nền chính trị sạch ấy của Phần Lan. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiếc xe đạp không khóa và nền chính trị sạch

  1. Chiếc xe đạp không khóa và nền chính trị sạch Tại sao người Phần Lan không hề lo tới việc khóa chắc chiếc xe đạp của họ trên một con phố đông đúc ở Helsinki? Tại sao những người mê ván trượt rất tuân thủ luật giao thông? Tại sao Phần Lan trở thành nước ít tham nhũng nhất trên thế giới? Đáp án cho những câu hỏi ấy chính là: Nền chính trị sạch. Nhà nghiên cứu Darren C.Zook giảng dạy khoa học chính trị và quốc tế tại Đại học Berkeley, Mỹ có bài viết lý giải về nền chính trị sạch ấy của Phần Lan. Zook kết luận: “Nền chính trị sạch của Phần Lan là kết quả của sự không khoan dung với tham nhũng từ người dân cùng những chính sách giúp cho hệ thống cởi mở, minh bạch”. Phần Lan là một trong những nền kinh tế có tính cạnh tranh nhất thế giới. N ước này cũng liên tục giành được vị trí đầu bảng về quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới do Tổ chức minh bạch quốc tế công bố. Thả bộ khắp các đường phố ở trung tâm Helsinki, có thể thấy người Phần Lan bỏ xe đạp ngoài phố khi đi mua sắm mà không hề khóa. Helsinki có rất nhiều người mê ván trượt nhưng họ sẵn sàng đứng lại bên đường, cầm ván trượt trên tay, chờ đợi tới tín hiệu đèn phù hợp để đi qua. Khi một người nào đó vi phạm pháp luật, bất kể họ là ai, đều chịu hình thức phạt rất nghiêm khắc. Vào tháng 10/2001, Anssi Vanjoki, một trong các giám đốc điều hành của Nokia, do chạy quá tốc độ cho phép đã bị phạt tới 104.000 USD, bởi mức phạt ở Phần Lan dựa trên tỉ lệ thu nhập cụ thể của một cá nhân. Những ai đặt chân tới n ước này, dù ở Helsinki hay nơi nào khác, đều có cảm nhận về một xã hội niềm tin và trật tự. Nhìn vào những đặc điểm chính trị và văn hoá của Phần Lan, sẽ thấy
  2. những ví dụ hoàn hảo cho nỗ lực chống tham nhũng - vấn nạn đang lan tràn khắp thế giới. Đầu tiên, đó là lý lẽ “giàu có là thuốc giải với tham nhũng”. Lý lẽ này dẫn tới một kết luận giản đơn rằng, đa phần trên thế giới, những nước giàu là trong sạch, những nước nghèo thì tham nhũng. Lý lẽ ấy sẽ có những khiếm khuyết nếu nhìn vào đất nước Phần Lan. Giống như Bồ Đào Nha, Phần Lan gần như là một nước rất nghèo trong lịch sử châu Âu cận đại, và giống như Ireland, nước này đã mất phần lớn dân số vì nạn đói, suy dinh dưỡng trong thế kỷ 18, 19. Tới tận năm 1954, tác giả người Phần Lan Väinö Linna viết trong “Người lính vô danh” - cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của ông về những trải nghiệm của Phần Lan trong Thế chiến II, rằng nạn đói vẫn lan tràn. Phần Lan nổi lên từ chiến tranh với cuộc khủng hoảng khổng lồ về người tị nạn (khoảng 450.000 người Karelia đổ vào Phần Lan) và những khoản nợ thời chiến dường như đã chặn mọi khả năng phục hồi nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, Phần Lan vẫn kiên nhẫn, bền bỉ vượt qua, phục hồi và nhanh chóng thanh toán các khoản nợ chiến tranh, kiểm soát tất cả trong khi vẫn duy trì được một nền chính trị sạch và tương đối ổn định. Đây là ví dụ để trả lời cho những ai nghĩ rằng, các quốc gia nghèo không thể có trách nhiệm trong chuyện tham nhũng hoặc các nước giàu và thoát khỏi tình trạng nợ nần thì tham nhũng sẽ tự động suy giảm. Mô hình Phần Lan cho thấy mối tương quan ấy có thể là lạc hậu: không có sự tương quan tất yếu giữa tăng trưởng kinh tế và giảm tham nhũng. Mô hình thúc đẩy tăng trưởng đầu tiên, sau đó mới tới giải quyết tham nhũng ở một số nước nghèo là con đường phát triển không hiệu quả, và cuối cùng sẽ dẫn tới việc phung phí tài nguyên cũng như nguồn vốn. Thứ hai, có lập luận cho rằng, tính đồng nhất về mặt dân tộc l à nền tảng cho thực tiễn chính trị không tham nhũng. Phần Lan lại minh chứng điều khác biệt cho ý
  3. tưởng rằng, tham nhũng là di sản “không may” của một số quốc gia bị nước khác quản lý - như Ấn Độ, Zimbabwe và nhiều nơi khác từng trải qua chế độ thực dân châu Âu. Thực tế, dân số Phần Lan tương đối đồng nhất, những người nói tiếng Phần Lan chiếm khoảng 92% dân số, những người thiểu số nói tiếng Thụy Điển chỉ chiếm 5%. Tuy nhiên, tính đồng nhất dân tộc đơn giản không thể là cơ sở cho nền chính trị sạch của Phần Lan. Hãy nhớ rằng Bangladesh, với xấp xỉ 98% thuộc tộc Bengal, vẫn có mức độ tham nhũng khổng lồ. Có người có thể tranh luận rằng, đó là vì Bangladesh nghèo. Ở đây lại lấy ví dụ Hàn Quốc, một quốc gia tương đối đồng nhất, khá thịnh vượng, nhưng tỉ lệ tham nhũng vẫn khá cao. Thứ ba, Phần Lan là minh chứng mạnh mẽ cho lập luận, tham nhũng là di sản rủi ro của chế độ thuộc địa - kiểu như Ấn Độ, Zimbabwe, và những nơi khác từng trải qua chế độ thuộc địa châu Âu. Phần Lan cũng từng chịu sự cai quản của những quốc gia khác trong hầu hết lịch sử của mình. Năm 1323, nước này là một phần của vương quốc Thụy Điển; năm 1809, bị chuyển giao cho Nga và nằm dưới sự kiểm soát của họ tới năm 1917. Ngay ở cả những thời kỳ tự chủ tương đối, Phần Lan cũng bị phân biệt đối xử và chịu gánh nặng không cân xứng về thuế khoá, chế độ lao động cực nhọc để mang lại lợi ích cho nhà cai trị thuộc địa. Hơn nữa, quá trình độc lập của Phần Lan không hoàn toàn bằng phẳng. Nước này Lan nếm trải “hương vị” tự do lần đầu tiên từ một cuộc nội chiến năm 1918. Cuộc nội chiến - kết quả từ những rạn nứt xã hội sâu sắc cũng như các bất đồng khu vực, đẳng cấp và ý thức hệ - diễn ra ngắn nhưng đẫm máu, và phủ bóng đen lâu dài lên toàn bộ các tiến triển chính trị sau đó ở Phần Lan.
  4. Vậy tại sao, nền chính trị hậu thuộc địa ở Phần Lan lại trong sạch và hiệu quả khác hẳn so với Ấn Độ, Bangladesh, và những quốc gia thời hậu thuộc địa khác, những nơi dường như hiện tại vẫn tiếp tục vật lộn với nạn tham nhũng? Câu trả lời không nằm ở những trải nghiệm thuộc địa, mà chính là quan điểm, thái độ được thông qua sau khi giành độc lập. Nhiều quốc gia thời hậu thuộc địa đã theo đuổi một kiểu văn hóa không bị trừng phạt và thiếu trách nhiệm chính trị - từ đó tạo ra môi trường để tham nhũng phát triển. Phần Lan đi theo một lộ tr ình khác, tập trung vào tiềm năng tương lai hơn là những hạn chế của quá khứ. Bằng cách xử sự với quá khứ và trách nhiệm với hành động hiện tại, người Phần Lan cho thấy, những trải nghiệm lịch sử không là lý do biện hộ cho tình trạng tham nhũng. Như nhà nghiên cứu Manuel Castells Darren C.Zook và Pekka Himanen từng nhấn mạnh: “Cách phản ứng với lịch sử thực dân là coi trọng hiệu quả hơn những ký ức đắng cay, vì nó định hướng cho Phần Lan những gì có thể làm trong tương lai”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2