
Chiến lược “Trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Bình Dương trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 2
download

Bài viết này, tác giả đánh giá, nhận định sự vận dụng linh hoạt chiến lược “trồng người” vào việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phục vụ hiệu quả công cuộc phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chiến lược “Trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Bình Dương trong giai đoạn hiện nay
- CHIẾN LƯỢC “TRỒNG NGƯỜI” TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở BÌNH DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Phạm Thị Hồng Nhung1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Chiến lược “Trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm về giáo dục, đào tạo con người nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc. Trồng người cũng là chiến lược lâu dài của Bình Dương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Chiến lược “trồng người” là tài sản tinh thần quý báu của Đảng và nhân dân ta mà Tỉnh Bình Dương hiện nay đã và đang vận dụng vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng mạnh mẽ của tỉnh. Đội ngũ nhân lực chất lượng cao là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Bình Dương. Với mục tiêu phấn đấu trở thành “trung tâm công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và đô thị thông minh năm 2045”, Bình Dương càng quan tâm hơn nữa đối với việc phát triển nhanh về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao này. Bài viết này, tác giả đánh giá, nhận định sự vận dụng linh hoạt chiến lược “trồng người” vào việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phục vụ hiệu quả công cuộc phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ khóa: nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao, trồng người, tư tưởng Hồ Chí Minh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chiến lược “Trồng người” là một trong những tài sản có giá trị quan trọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam. Chiến lược “Trồng người” xuyên suốt và nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, ngoài việc có giá trị to lớn đối với sự nghiệp cách ,ạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì còn mang đậm nét nhân văn quý giá. Nguồn nhân lực là nguồn lực con người và là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với khoa học công nghệ, nguồn nhân lực và việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay. Đối với tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ như Bình Dương hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao càng có vị trí quan trọng hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”, Bình Dương hiện nay rất chú trọng và xem việc đào tạo nguồn nhân lực là nhu cầu then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp chiến lược “trồng người” trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng chiến lược này vào quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Bình Dương. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh. 324
- 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Chiến lược “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh 3.1.1 Con người là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với thành cách mạng Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng về con người lên tầm cao mới, góp phần hình thành chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh từ việc kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc cùng với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và vận dụng và phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta. Vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí minh vì lẽ đó trở thành mục tiêu thiêng liêng và cao cả của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Con người trở thành mục tiêu, động lực của cách mạng, được tỏa sáng trong nagy trong suy nghĩ cũng như cử chỉ và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại với tư cách là một cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và cộng đồng. “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”. (6) Với cách nhìn nhận này, con người không chỉ có tính xã hội, là con người xã hội mà còn là thành viên của một cộng đồng xã hội. Theo Hồ Chí Minh, “con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội; con người là chủ thể của các mối quan hệ xã hội - lịch sử, là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định, con người có sức mạnh rất to lớn. Trong con người có sẵn các nguồn lực, bao gồm: Nguồn lực của cải, tài chính; Nguồn lực sức lao động; Nguồn lực trí tuệ”. Tổng hòa các mối quan hệ đó, ta thấy con người bằng chính tình yêu, lòng nhân ái, sự hy sinh và hợp tác để có thể phát triển bản thân một cách hoàn thiện nhất. Các yếu tốt này có vai trò khác nhau nhưng đều có mối quan hệ mật thiết, tác động, ảnh hưởng đến nhau để cùng tồn tại. Hồ Chí Minh cho rằng “Con người dù có xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình”, chữ tình ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng là tình người, tình cảm và tinh thần quốc gia, dân tộc. Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến việc cải tạo con người cũ và xây dựng con người mới trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước. Người khẳng định bản chất của con người mang tính lịch sử và xã hội, con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, con người chính là mục tiêu cũng là động lực của xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng con người là mục tiêu vừa là động lực quyết định thắng lợi của cách mạng không chỉ trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà còn đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Vì thế, bất cứ nhiệm vụ nào của cách mạng cũng không thể thiếu sự góp sức của nhân dân, nếu không có nhân dân thì không thể hoàn thành được mục tiêu của cách mạng. Người cho rằng, “việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt. Người nói: “Dễ mười lần không dân cũng chịu; Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất, tinh thần và giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra. Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng với tinh thần quật cường và lực lượng nhân dân trong đấu tranh dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước, nhân dân có vai trò quyết định đến sự thành công của cách mạng. Không dừng lại ở việc xác định vai trò của cong người đối với sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ phải làm sao để phát huy được nhân tố con người trong sự nghiệp cách mạng. Thứ nhất, muốn phát huy sức mạnh của con người, Đảng, chính quyền, mỗi cá nhân phải có lòng thương yêu vô hạn, sự cảm thông, sự tin tưởng tuyệt đối vào con người, vào nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên “trước hết phải tin tưởng lực lượng và trí tuệ của nhân dân là vô cùng vô tận”. “Việc gì có lợi cho dân thì làm, việc gì có hại cho dân thì phải tránh”. Thứ hai, để phát huy sức mạnh của con người, Đảng, Chính phủ phải hoạch định, xác lập một hệ thống chính sách hoàn chỉnh, phù hợp với thực tiễn, phục vụ cho lợi ích của dân tộc tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân, bao quát các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là những vấn đề an sinh xã hội. 325
- Thứ ba, muốn phát huy được sức mạnh của con người thì phải quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của con người, các quyền lợi của con người phải được bảo vệ và ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Ý thức về tính cấp thiết phải xây dựng, ban hành và thực hiện những chính sách về thể chế, pháp chế đảm bảo cho hoạt động của Nhà nước dân chủ, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng cùng tập thể Trung ương Đảng, Chính phủ ban hành Hiến pháp 1946. Bản Hiến pháp đã phản ánh và quy định chặt chẽ quyền và nghĩa vụ của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh: Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó có quan hệ rất chặt với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ, quần chúng đề ra sáng kiến. Vì thế Người luôn luôn nhắc nhở: Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tuyệt đối không được lên mặt "quan cách mạng" ra lệnh, ra oai với nhân dân. Theo Người, dân chủ là “chìa khóa” vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn. Phát huy dân chủ của nhân dân phải kết hợp chặt chẽ với tăng cường pháp chế, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước phải tiếp tục thể chế hóa bằng pháp luật các quyền dân chủ của người dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thứ tư, Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. (8) Có thể thấy, vai trò của giáo dục, đào tạo là rất quan trọng để từ đó tạo tiền đề cho việc phát huy sức mạnh của con người. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa có thể được hoàn thiện trước một bước so với hoàn cảnh kinh tế - xã hội, nhưng phải có điều kiện. Một trong những điều kiện đó là việc coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo. Giáo dục, đào tạo có vai trò to lớn để có một đội ngũ lao động giỏi, nâng cao dân trí, đào tạo người lao động trẻ có trình độ khoa học - kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, có phẩm chất cần thiết của người lao động mới, có tri thức văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật, có ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, có phong cách và phương pháp làm việc khoa học. 3.1.2 Nội dung cơ bản của chiến lược “trồng người” Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”, chúng ta thấy rất toàn diện và sâu sắc, đặc biệt tùy theo từng thời kỳ và nhiệm vụ cách mạng khác nhau mà đặt ra những yêu cầu khác nhau nhưng có thể khái quát một số vấn đề cơ bản sau: Một là: sự nghiệp trồng người phải tập trung đào tạo những con người có đạo đức cách mạng, đó là người trung thành, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có lòng yêu thương con người, “Mình vì mọi người” đồng thời phải đấu tranh chống lại những căn bệnh do chủ nghĩa cá nhân, lòng tham sinh ra như tham ô, lãng phí, quan liêu... mà theo Người đó là một thứ giặc nguy hiểm, giặc nội xâm, giặc ở trong lòng, nó phá hoại sự nghiệp cách mạng từ bên trong, “nó là kẻ địch nguy hiểm của Chủ nghĩa xã hội”. Vì vậy phải rất kiên quyết tẩy trừ, quét sạch nó đi. Hai là: Sự nghiệp trồng người phải tạo ra những con người có ý chí, cầu tiến bộ, không ngừng vươn lên làm chủ những kiến thức khoa học, những hiểu biết về thời đại. Ngay từ năm đầu tiên giành được độc lập, trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiệm vụ cho các thế hệ trẻ: “Phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta” đó là trách nhiệm rất nặng nề nhưng cũng vô cùng vẻ vang. Đồng thời Người còn yêu cầu Đảng, Nhà nước phải hết sức quan tâm và có kế hoạch phát triển cụ thể vì đó là tiền đề, là tương lai của dân tộc. Ba là: Sự nghiệp trồng người phải tạo nên những con người có tinh thần tìm tòi sáng tạo, phải có quyết tâm, nhạy bén với cái mới, biết vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống để nâng cao chất lượng, hiệu quả, đồng thời đó là những con người có chí khí, ham học hỏi, ham làm việc chứ không phải ham địa vị, tiền tài. Người còn cho rằng “Thanh niên phải chống tâm lý tự tư, tư lợi, chỉ lo lợi ích riêng, chống tâm lý ham sung sướng, tránh việc khó”, thói xấu khinh lao động, nhất là lao động chân tay, chống lười biếng, xa xỉ, chống kiêu ngạo giả dối, khoe khoang. Có làm được như thế mới xứng đáng thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”, “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” (6). 326
- Bốn là: Trong sự nghiệp trồng người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đề cao vai trò của giáo dục - đào tạo, coi đó là một chiến lược lâu dài và Người khẳng định: Tiền đồ của dân tộc ta sẽ ra sao một phần quan trọng là do sự nghiệp giáo dục trực tiếp quyết định, “Có gì vẻ vang hơn là nghề giáo dục - đào tạo”. Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là người vẻ vang nhất. Đối với người học, người được giáo dục, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự dân tộc, phụng sự giai cấp và nhân dân...” (6). Tư tưởng trồng người của Hồ Chí Minh rất cụ thể, rõ ràng, đặc biệt Hồ Chí Minh luôn có một lòng yêu thương, tin tưởng mãnh liệt ở thế hệ trẻ. “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”. (Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”, ngày 15-9-1945) Năm là: chiến lược “Trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm chặt chẽ vừa logic vừa có tính cách mạng và khoa học sâu sắc. Mặc dù hơn 50năm Người đi xa, nhưng hệ thống tư tưởng, quan điểm cũng như tấm gương và trí tuệ của Người mãi là ngọn đuốc, là hào quan soi đường soi rọi cho cách mạng Việt Nam giành lấy thắng lợi. 3.2. Sư vận dụng chiến lược “Trồng người” vào công cuộc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Bình Dương trong giai đoạn hiện nay Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay có tác động đến nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Ở Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng, cách mạng công nghiệp đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cũng như nhiều thử thách trong bối cảnh hiện nay. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã góp phần tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế Bình Dương, chuyển dần sang kinh tế trí thức, hoạt động sản xuất đạt trình độ cao, làm cho kinh tế ngày càng phát triển, lực lượng lao động được phân chia rõ ràng hơn. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa chiến lược quan trọng và định hướng cho sự nghiệp phát triển của Việt Nam hôm nay và tương lai. Vận dụng đúng đắn và sáng tạo quan điểm của Người trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bình Dương hiện nay, tỉnh luôn chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngày 24/11/2016, UBND Tỉnh Bình Dương ra quyết định số 3247/QĐ-UBND ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình số 20-Ctr/TU ngày 09/8/2016 của tỉnh ủy về “nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật và đội ngũ công nhân lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới”. Chương trình số 20-CTr/TU ngày 09/8/2016 của Tỉnh ủy về “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật và đội ngũ công nhân lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới”. Ngày 5/7/2021 UBND Tỉnh ra quyết định số 1745/QĐ về “việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình số 19-ctr/tu ngày 31/5/2021 của tỉnh ủy Bình Dương về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”, ban hành kèm theo quyết định này là kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 19-CTr/TU ngày 31 tháng 5 năm 2021 của Tỉnh ủy Bình Dương về “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng bộ tỉnh Bình Dương xác định con người cần xây dựng ở đây là con người phát triển toàn diện cả về tri thức lẫn đạo đức cũng như thẩm mỹ, không chỉ có ý chí trong lao động sản xuất mà còn có ý thức trong việc chung tay bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục, đào tạo vì lẽ đó đóng vai trò quan trọng to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển của xã hội. Tỉnh Bình Dương luôn chú trọng phát huy nhân tố con người, phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, coi giáo dục là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đào tạo ra nguồn lực có tri thức, khả năng nghề nghiệp, tư duy cũng như có tính kỉ luật và lòng nhân ái. Trước những thay đổi nhanh chóng 327
- của tình hình trong nước và trên thế giới, Tỉnh chủ trương “phải tiến hành cải cách giáo dục để có đội ngũ lao động trí tuệ thích ứng với bước tiến của khoa học và công nghệ”. Công tác giáo dục trong nhiều năm qua của tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều thành tích đáng kể cũng như tạo được chuyển biến tích cực đối với công cuộc phát triển. 3.3. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Bình Dương hiện nay Trong thời gian tới để phát triển nguôn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh với định hướng phát triển thành trung tâm công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và đô thị thông minh vào năm 2045 cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: Một là, mục tiêu của phát triển nguồn nhân lực ở Bình Dương là tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho định hướng phát triển Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp vào năm 2030 và đô thị thông minh ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vào năm 2045. Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố mang tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế, nâng cao khả năng hội nhập kinh tế và góp phần rút ngắn khoản cách về sự phát triển giữa các vùng, các địa phương. Bình Dương có thu hút được nguồn nhân lực hay không, có khả năng cạnh tranh hay không phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ nhân lực này. Bởi vậy, tập trung đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lựccó chuyên môn, tay nghề cao là lựa chọn tối ưu đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Bình Dương trong giai đoạn hiện nay. Hai là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương. Với mục tiêu phấn đấu tăng trưởng ổn định nền kinh tế, đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; quá trình xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Bình Dương chú trọng “phát triển nguồn nhân lực gắn với khai thác, sử dụng lao động sao cho hiệu quả, hợp lý. Gắn phát triển nguồn nhân lực với mở rộng thị trường lao động tạo liên kết giữa việc sử dụng và đào tạo”. Ba là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là trách nhiệm của Đảng, chính quyền và toàn thể hệ thống chính trị cũng như nhân dân tỉnh Bình Dương. Phát triển nguồn nhân lực phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng đồng thời cùng với sự phối kết hợp của cả hệ thống chính trị. Trong đó, chính quyền địa phương là người thực hiện qua việc thể chế hoá quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển giáo dục & đào tạo, khoa học & công nghệ. Phát triển nguồn nhân lực phải được tiến hành đồng bộ 3 quá trình đào tạo, sự dụng và đãi ngộ nhằm phát huy tốt nhất năng lực hoạt động của nguồn nhân lực chất lượng cao này. Bốn là, phát triển nguồn nhân lực phải tôn trọng quy luật khách quan của kinh tế thị trường, phát huy nét thuộc đặc trưng văn hoá của Bình Dương, cần đảm bảo tạo điều kiện tốt cho người lao động ở Bình Dương được chăm sóc sức khoẻ, gaió dục và đào tạo tốt, tạp công ăn việc làm và thu nhập ổn định. Những yếu tố này giúp cho quá trình phát triển nguồn nhân lực ở Bình Dương vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đồng thời với phát triển con người một cách toàn diện, đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình phát triển. Năm là, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định đối với chiến lược phát triển “nguồn nhân lực chất lượng cao” tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được vai trò quan của giáo dục đối với quá trình phát triển xã hội, Đảng khẳng định gióa dục đào tạo được xem là quốc sách hang đầu cùng với khoa học công nghệ nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Gắn với quan điểm đó, Bình Dương luôn ưu tiên phát triển hơn nữa các cơ sở giáo dục, đào tạo có chất lượng cao, nhằm cải thiện môi trường giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao của nền kinh tế cũng như nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh. 4. KẾT LUẬN Chiến lược “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn và quý báu của Đảng và dân tộc ta, là định hướng mang tính chiến lược gồm nhiều nội dung cơ bản đối với sự nghiệp đào tạo và phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vận dụng sáng tạo trong 328
- tư tưởng của Người, Bình Dương hiện nay đã và đang hoàn thiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhâ lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, – hiện đại hóa của tỉnh.Chủ trương, chính sách của Bình Dương hiện nay khẳng định “nguồn lực con người là vốn quý, con người là động lực cũng là mục tiêu của quá trình phát triển xã hội, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực con người là nhân tố quyết định nhất cho thành công của sự nghiệp cách mạng” nói chung và Bình Dương nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương. Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025, khoá X, kỳ họp thứ 2. 2. Tỉnh uỷ Bình Dương (2021), “Chương trình phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, hiện đại giai đoạn 2021-2025”, Số 19-Ctri/TU ngày 31 tháng 5 năm 2021 3. UBND tỉnh Bình Dương (2016), Quyết định số 3247/QĐ-UBND v/v “ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình số 20-ctr/tu ngày 09/8/2016 của tỉnh ủy về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật và đội ngũ công nhân lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới”. 4. UBND tỉnh Bình Dương (2021), Quyết định số 1745/QĐ-UBND ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình số 19-ctr/tu ngày 31/5/2021 của tỉnh ủy bình dương về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng bình dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. 5. UBND tỉnh Bình Dương, Báo cáo số 306/BC-UBND ngày 26/11/2021 về kết quả công tác phát triển nhà ở cho công nhân và tình hình quản lý Nhà nước ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 6. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập - Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập - Tập 9. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập - Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập - Tập12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 329

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 2: Hành vi khách hàng điện tử
32 p |
223 |
84
-
Cần thay đổi tư duy về chiến lược?
16 p |
189 |
50
-
Thu thập thông tin đối thủ - Hãy bắt đầu từ website “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng"
6 p |
188 |
42
-
Chiến lược phân phối sản phẩm trong marketing
38 p |
181 |
31
-
Chiến lược trong sự đổ vỡ có cấu trúc
11 p |
120 |
30
-
CHIẾN LƯỢC CỦA NGƯỜI THEO SAU THỊ TRƯỜNG
3 p |
447 |
29
-
Chiến lược marketing: Học gì từ người Mỹ ?
3 p |
133 |
23
-
Masan Group và chiến lược dùng người
5 p |
132 |
23
-
5 chiến lược trong tiếp thị B2B
6 p |
120 |
16
-
Chiến lược khi người dùng được thể hiện bản thân
9 p |
104 |
11
-
Triển khai thương mại điện tử tại VN còn bế tắc
3 p |
115 |
10
-
Chiến lược đầu tư trong khủng hoảng kinh tế
13 p |
109 |
9
-
Bài giảng Quản lý chiến lược: Chương 1 - Lại Văn Tài
20 p |
71 |
8
-
Bài giảng Marketing chiến lược: Chương 5 - Marketing chiến lược trong hoạch định chiến lược marketing
11 p |
10 |
5
-
Bài giảng Quản lý chiến lược: Giới thiệu về quản lý chiến lược - Lại Văn Tài
20 p |
84 |
4
-
Đề cương môn học Marketing trong khu vực công
19 p |
19 |
2
-
Đặc điểm ngôn ngữ trong thông cáo báo chí xử lý khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp
7 p |
4 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
