intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách đối với Phật giáo của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Chính sách đối với phật giáo của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội trình bày các nội dung: Nhận thức và chính sách về tôn giáo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào; Kết quả chính sách tôn giáo của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách đối với Phật giáo của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội

  1. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GÓP PHẦN QUAN TRỌNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI PGS.TS. VŨ QUANG VINH1* Tóm tắt: Lào là một nước xã hội chủ nghĩa, nhưng đồng thời cũng là quốc gia mà hiện nay theo Visit Laos, khoảng 67% dân số Lào theo Phật giáo21. Phật giáo ở Lào phát triển suốt mấy thế kỷ đến nay, đã hòa nhập một cách mật thiết vào đời sống của đại bộ phận nhân dân Lào. Trong cuộc sống thường ngày, lễ tết, phong tục, tập quán của người dân Lào hay ngôn ngữ, chữ viết, nghệ thuật… của Lào đều có màu sắc tôn giáo khá đậm nét. Từ khóa: Chính sách đối với Phật giáo; nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; An sinh xã hội. Đặt vấn đề Phật giáo ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tồn tại khá lâu đời. Phật giáo tại Lào tồn tại song song hai hệ phái là Đại thừa và Tiểu thừa, trong đó hệ phái Tiểu thừa chiếm đa số. Văn hóa Phật giáo và đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng, để lại những dấu ấn rõ nét trong đời sống của người dân Lào. Không chỉ ở những nét đặc trưng của các chùa tháp cổ kính, những bóng áo vàng của sư tăng mà Phật giáo còn trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống tâm linh của người dân Lào. Từ kiến trúc, nghệ thuật cho đến hội họa, điêu khắc, từ ngôn ngữ, văn tự cho đến văn học, thi ca; từ trang phục, ẩm thực cho đến tín ngưỡng, lễ hội đều mang dấu ấn Phật giáo. Nhờ có chính sách đối với Phật giáo khá phù hợp, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã phát huy được tính chất tích cực của Phật giáo trong việc phát triển bền vững đất nước Lào. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp chính là lịch sử và logic. * Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 1 Vnexpress, Thứ bảy, 3/3/2018, 19:00 (GMT+7)
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 277 1. Nhận thức và chính sách về tôn giáo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào Đảng Nhân dân cách mạng Lào nắm quyền gần 65 năm (22/3/1955-22/3/2020) nhưng chưa bao giờ áp dụng biện pháp, chính sách cứng nhắc để cấm đoán Phật giáo, mà Đảng này đã kết hợp chủ nghĩa Mác với thực tiễn đất nước, xây dựng nên lý luận tôn giáo mang đặc sắc dân tộc, đồng thời thực thi chính sách phù hợp, từ đó thúc đẩy sự hài hòa giữa chính trị và tôn giáo, phát huy đầy đủ các nhân tố tích cực của tôn giáo trong đảm bảo an sinh xã hội. Đảng Nhân dân cách mạng Lào vận dụng quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác để phân tích tôn giáo. Đảng Nhân dân cách mạng Lào nhấn mạnh, căn cứ vào tình hình đặc thù của Lào, không thể áp dụng giản đơn, một chiều tư tưởng cho rằng tôn giáo sẽ phát sinh những thay đổi trong điều kiện kinh tế-xã hội nhất định, những thay đổi của nó rất chậm và cũng không bị thay đổi bởi những thay đổi của chế độ xã hội. Trình độ sản xuất hiện tại của Lào còn khá thấp và tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, vẫn tồn tại và phát huy tác dụng trong một thời gian dài. Đảng Nhân dân cách mạng Lào vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác để phân tích một cách biện chứng bản chất tôn giáo, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét, phân tích mối quan hệ này, thừa nhận sự ảnh hưởng của tôn giáo trong lịch sử phát triển của Lào và sự ảnh hưởng của nó trong phát triển xã hội thực tại, dưới sự chỉ đạo của phương pháp luận của chủ nghĩa Mác để xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa tôn giáo và đời sống thực tiễn ở Lào, tìm được những điểm tốt đẹp nhất giữa lý luận của chủ nghĩa Mác và tôn giáo, coi đó là căn cứ để hoạch định các chính sách và giải pháp về tôn giáo. Hiến pháp Lào quy định: Tôn trọng và bảo hộ cho những hoạt động hợp pháp của những tín đồ Phật giáo và các tín đồ tôn giáo khác, khuyến khích các tín đồ Phật giáo và các tín đồ tôn giáo khác tham gia các công việc và hoạt động có lợi cho nhà nước và nhân dân, cấm các hoạt động gây chia rẽ tôn giáo và gây mâu thuẫn trong nhân dân. Báo cáo của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Nhân dân cách mạng Lào năm 2011 nêu rõ: căn cứ vào Hiến pháp, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và các hoạt động mang tính tôn giáo cần phải thúc đẩy sự hòa hợp, đoàn kết trong xã hội và sự an cư lạc nghiệp của nhân dân; Trung ương Đảng coi sự đoàn kết các tín đồ tôn giáo là một nhân tố mang tính quyết định cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng, đây cũng là sự bảo đảm cho sự ổn định xã hội và phát triển bền vững1. 1 Học viện Chính trị quốc gia (chỉ đạo biên soạn xuất bản), GS,TS Tạ Ngọc Tấn: Những tranh luận mới về chủ nghĩa xã hội, tập 1: Chủ nghĩa xã hội: Từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, H, 2016, tr.289-290.
  3. 278 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Trong một quốc gia xã hội chủ nghĩa mang đậm không khí tôn giáo như Lào, các chính sách tôn giáo có đặc điểm tương đối rõ ràng, cụ thể: Trao quyền tham dự chính trị, nghị chính cho giới tăng lữ, tích cực đẫn dắt họ tham gia xây dựng sự nghiệp chủ nghĩa xã hội, thông qua tổ chức thống nhất của mặt trận xây dựng tổ quốc thực hiện quyền tham chính, quyền nghị chính của các nhân sĩ tôn giáo. Tổ chức các cấp của mặt trận xây dựng tổ quốc có tỷ lệ nhất định cán bộ phật giáo tham dự vào công tác tổ chức. Hội Liên hiệp Phật giáo Lào và tổ chức Phật giáo cấp tỉnh trở xuống đều định kỳ tổ chức hội nghị. Tại hội nghị, ngoài việc thảo luận về sự phát triển của Phật giáo, còn tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về công tác Phật giáo và nghiên cứu, đề ra các biện pháp cụ thể để thực thi các chỉ thị, nghị quyết đó. Ngoài ra những nhà lãnh đạo trong Đảng Nhân dân cách mạng Lào còn chủ động tham dự các hoạt động Phật giáo, duy trì các hoạt động tương tác với quần chúng tín giáo, các tín đồ Phật giáo, dốc sức thúc đảy sự phát triển hài hòa giữa chính trị và tôn giáo. Phát huy nhân tố tích cực của Phật giáo thúc đẩy xây dựng nền tảng tinh thần trong xã hội. Tuy được truyền bá vào Lào sau đạo Bàlamôn nhưng Phật giáo ở Lào sớm bắt rễ và phát triển mạnh mẽ. Hiến pháp Vương quốc Lào trước đây quy định đạo Phật là Quốc giáo, nhà Vua là người đỡ đầu cao nhất cho đạo Phật. Đến các công sở của Vương quốc Lào trước đây thường có câu khẩu hiệu “Tổ quốc, nhà vua và đạo Phật”. Đạo Phật tiểu thừa (Hi nạ nhan) ra đời trước khi quốc gia Lào Lạn Xạng thống nhất ra đời. Sau đó, nó tiếp tục phát triển tại các mường lào cổ đại qua các triều đại từ Phạ Ngừm đến Xay nhạ Chắc cạ phắt Phèn phèo, rồi đến các triều Vi sun na lạt, Phô thi xả lạt, Xay nha Xệt thả thi lát, Xu nhi la Vông thả, A Nụ và các thời kỳ đấu tranh chống giặc Hồ, chống giặc Xiêm, chống Pháp, chống Mỹ cho đến nay. Đạo Phật tiểu thừa có giáo lý chặt chẽ, được pháp luật thừa nhận. Đó là con đường tiếp thu đạo Phật của các tầng lớp quý tộc, phong kiến và các vị hòa thượng tốt nghiệp viện Phật học. Còn quảng đại quần chúng nhân dân mỗi người, mỗi địa phương lại tiếp nhận đạo Phật theo tình cảm, nhận thức của mình. Tuy vậy, mỗi tín ngưỡng ở Lào đều mang dấu ấn của đạo Phật. Hầu hết bản Mường của người Lào Lùm đều có chùa. Đây là địa điểm thực hiện tín ngưỡng và để tụ họp, làm từ thiện. Hiện nước Lào có gần 3.000 ngôi chùa, mỗi chùa Lào đều có trống, mõ và chiêng đồng. Trống ở Lào là loại trống cái, hai đầu bịt da treo ở a lam hay hỏ koong (ngôi nhà nhỏ). Mõ ở chùa gọi là Pôông. Mõ
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 279 hình tròn, thon thả dài hơn 1 mét, làm bằng thân gỗ, bởi những người thợ lành nghề đục đẽo. Mõ ở chùa ngày đánh hai lần vào lúc tờ mờ sáng (Pôông sạu), và lúc nhá nhem tối (Pôông khằm). Tiếng trống, mõ, chiêng vang lên là rất quen thuộc và rất thiêng liêng. Cuộc đời của mỗi người Lào có mối quan hệ gắn kết với các chùa bản và các vị sư sãi. Lúc nằm trong bụng mẹ, họ được các vị sư sãi cầu cho mọi sự tốt lành. Lúc cất tiếng chào đời, họ được các vị sư sãi bấm số, đặt tên, cho bùa hộ mệnh đeo cổ để tránh tai nạn, ốm đau. Lúc biết chạy nhảy tung tăng thì sân chùa là nơi tụ họp. Khoảng 10 tuổi, đứa bé nghe lời cha mẹ, cạo đầu đi tu để gần gũi sư thầy, sư bác để học chữ và học đạo lý. Đến 18 tuổi, họ lại cạo đầu đi tu từ vài tuần đến vài năm. Thoát tục, họ được nhà chùa phong là Thít (sư ông), hay Chan (sư bác) hoặc Mạ hả (nếu được cử đi học tại Viện Phật giáo). Chùa, tháp ở Lào thường được xây dựng tại những khu đất lớn, cao ráo, tại vị trí trung tâm của bản Mường. Trên sân chùa thường có nhiều cây xanh tỏa bóng mát và thường không thể thiếu cây Bồ đề (nằm ở vị trí trung tâm) và các cây có hương thơm như Chăm pi (hoa Lan), Chăm pa (hoa Đại). Mỗi ngôi chùa có qui mô lớn nhỏ khác nhau, thường chia làm ba khu, là a ham (lễ đường), hỏ thạ mạt (bục cao để tăng ni đọc kinh) và xỉm (Phật đường). Có thể nói, mỗi ngôi chùa, ngọn tháp ở Lào là một công trình kiến trúc mang nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn của một thời đại. Đó là biểu tượng và ý chí của nhân dân các bộ tộc Lào trong quá trình lich sử. Song song với các loại hình văn hóa vật thể đó, loại hình văn hóa phi vật thể - tín ngưỡng cũng được thể hiện rõ nét. Đặc biệt, tín ngưỡng thờ đạo Phật (phái Tiểu thừa) đã làm nên màu sắc văn hóa đặc trưng, rõ nét và là điểm văn hóa đặc trưng của nhân dân các bộ tộc Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào nhận thấy rằng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa và các nhân tố tích cực trong Phật giáo có nhiều điểm chung như ca ngợi các phẩm chất đạo đức tốt đẹp, hướng thiện, theo đuổi mục tiêu xã hội bình đẳng, tốt đẹp và hạnh phúc. Vì thế Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã phát huy đầy đủ ưu thế của Phật giáo khi thâm nhập đời sống nhân dân, sử dụng đạo và kinh sách để tuyên truyền cho luân lý đạo đức, chủ nghĩa yêu nước… khiến các mặt tích cực của Phật giáo trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội.
  5. 280 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Ngăn cản phương Tây lợi dụng tôn giáo để thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm lật đổ chế độ dân chủ nhân dân. Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã sử dụng các biện pháp như ngăn cấm các tín đồ tôn giáo lợi dụng tôn giáo như một lý do để phản đối chuyên chính dân chủ nhân dân, gây chia rẽ tông giáo và nhân dân, tạo ra các hành vi làm rối loạn trật tự xã hội; ở những khu vực còn nghèo khó và những khâu còn yếu kém thì tăng cường thêm sự lãnh đạo trên phương diện chính trị, tư tưởng, tổ chức, đồng thời coi trọng xóa đói, giảm nghèo để cải thiện mức sống nhân dân, làm cho nhân dân thực sự cảm nhận được tính chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội để từ đó ngăn chặn ý đồ lợi dụng tôn giáo để “gây chia rẽ”; tăng cường đoàn kết dân tộc, loại bỏ âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để phá vỡ sự đoàn kết tôn giáo với nhân dân; coi trong công tác tuyên truyền, thông qua việc: mời khách đến” và “đi ra bên ngoài” để tuyên truyền cho tính ưu việt trong chính sách tôn giáo của Lào như: khoan dung, hợp lý, được lòng dân, dùng sự thật để phá vỡ âm mưu thâm độc của các quốc gia phương Tây dùng tôn giáo để chia rẽ nội bộ nhân dân Lào. Tăng cường quản lý dựa trên pháp luật đối với tôn giáo. Đảng Nhân dân cách mạng Lào kiên trì quản lý tôn giáo dựa vào pháp luật, quán triệt các quy định của Hiến pháp đối với tôn giáo. Kiên trì lấy pháp luật để quản lý tôn giáo, khuyến khích người dân chưa tin theo tôn giáo nào ở các vùng chưa phát triển đi theo Phật giáo tiểu thừa, đưa vào phạm vi giám sát của chính phủ, đề phòng trường hợp tôn giáo nước ngoài nhân cơ hội du nhập, đồng thời quản lý, giám sát đối với nhân viên quản lý phụ trách công việc tôn giáo ngoại lai. Duy trì đoàn kết và ổn định giữa các tổ chức tôn giáo trong lĩnh vực tôn giáo, tránh phát sinh xung đột, mâu thuẫn. Tăng cường quản lý tôn giáo như tăng cường chế định phương châm, chính sách trong vấn đề tôn giáo, không ngừng hoàn thiện và chi tiết hóa cơ chế quản lý trong công tác tôn giáo, tăng cường mức độ quản lý đối với công tác tôn giáo, năng cao trình độ và năng lực của các cán bộ tôn giáo. 2. Kết quả chính sách tôn giáo của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Hiệu quả chính sách tôn giáo của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là rất rõ rệt. Gần 65 năm nắm chính quyền của Đảng Nhân dân cách mạng Lào gặt hái được nhiều thành công, tôn giáo và chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa cùng tồn tại và phát triển trong một quốc gia xã hội chủ nghĩa, chưa từng phát sinh bất cứ sự xung đột nào giữa chính trị và tôn giáo. Một là, Đảng Nhân dân cách mạng Lào vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác để phân tích tôn giáo, vận dụng quan điểm duy vật lịch sử để xem xét những ảnh hưởng của xã hội Lào đương đại, không cứng nhắc phủ
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 281 định và tách rời tôn giáo trong mối quan hệ với lịch sử phát triển của Lào và tình hình thực tế đất nước. Hai là, tôn giáo là một bộ phận trong kiến trúc thượng tầng, thuộc phạm trù kiến thức thượng tầng, ngoài tôn giáo, phạm trù này còn bao gồm cả quan điểm tư tưởng trên các mặt tư tưởng pháp luật, chính trị, đạo đức, nghệ thuật và triết học… còn gọi là hình thái ý thức. Trong một quốc gia đi con đường xã hội chủ nghĩa có lịch sử phát triển Phật giáo khá lâu đời, trong phạm trù ý thức tại Lào tồn tại tôn giáo mang tính chất duy tâm chủ nghĩa và chủ nghĩa Mác mang tính chất duy vật chủ nghĩa, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã nắm bắt rất tốt mối quan hệ giữa tôn giáo và chủ nghĩa Mác để xử lý tốt mối quan hệ này, kiên trì lấy chủ nghĩa Mác làm chủ đạo, tôn giáo hỗ trợ, hình thành nên kiến trúc thượng tầng tư tưởng mang đặc sắc Lào. Tư tưởng này chỉ đạo một khía cạnh khác trong xây dựng kiến trúc thượng tầng - xây dựng kiến trúc thượng tầng chính trị bao gồm chế độ, cơ sở pháp luật và tổ chức chính trị. Vì vây, chế độ tôn giáo ở Lào phản ánh đặc thù trong kiến trúc thượng tầng chính trị Lào. Ba là, phương pháp duy vật của chủ nghĩa Mác cho rằng, sự vật có mối liên hệ phổ biến, sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa đòi hỏi sự phát triển bền vững và sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và ngoại giao. Tôn giáo và các lĩnh vực khác cũng có mối quan hệ gắn bó với nhau, thể hiện rõ nét ở chỗ đoàn kết các nhân sĩ trong giới tôn giáo, hợp lực tham gia vào sự nghiệp xây dựng kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc gia, nâng cao mức sống nhân dân, cùng chung hưởng những ưu việt của chủ nghĩa xã hội; trao cho nhân sĩ trong giới tôn giáo quyền lợi chính trị nhất định, bảo đảm tính ổn định vững vàng trong môi trường chính trị quốc gia; phát huy văn hóa truyền thống dân tộc huy hoàng xán lạn, tăng cường tình cảm tự hào dân tộc, cảm giác đồng thuận và tình đoàn kết dân tộc; thúc đẩy sự hài hòa giữa chính trị và tôn giáo, nâng cao địa vị tôn giáo, đáp ứng một cách hợp lý các nhu cầu của người dân đối với tôn giáo, bảo vệ sự ổn định của xã hội; tích cực tuyên truyền đối ngoại chính sách tôn giáo công khai của quốc gia, xây dựng hình tượng quốc tế tốt đẹp, ngăn chặn sự xâm nhập của các thế lực chia rẽ là góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội. Ở Lào, nhu cầu của người dân đối với Phật giáo phần lớn xuất phát từ ý nguyện bản thân, có tính chất thói quen truyền thống lịch sử nhất định. Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã căn cứ vào thực tế, duy trì tình trạng Phật giáo cùng tồn tại, cùng tiến bộ, cùng phát triển với chủ nghĩa xã hội thông qua việc nỗ lực phát triển sức sản xuất, nâng cao mức sống của
  7. 282 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... nhân dân, thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Đây là cả quá trình lâu dài, không thể thực hiện trong một sớm, một chiều. Và đây cũng là một kinh nghiệm khá thành công ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu, có giá trị tham khảo cho Việt Nam cũng như các nước có những điều kiện tương đồng. 3. Kết luận Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã vận dụng quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, thấy rõ sự phát triển của Phật giáo song hành cùng sự phát triển của khoa học, duy trì tình trạng Phật giáo cùng tồn tại, cùng tiến bộ, cùng phát triển với chủ nghĩa xã hội thông qua việc nỗ lực phát triển sức sản xuất, nâng cao mức sống của nhân dân, thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, trong những năm qua, nhất là thời kỳ đổi mới, Phật giáo ở Lào đóng góp tích cực trong việc phát triển bền vững xã hội, đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội, nhất là trong việc giáo dục tính hướng thiện, nhân văn, nhân đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Lịch sử Lào hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2006. 2. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4, 2000. 3. Nguyễn Văn Thuyên: Hội nghị quốc tế về đối thoại tín ngưỡng Á - Âu (ASEM) lần thứ V, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, 2009. 4. Trần Thị Nhung (chủ biên), Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về những biến đổi xã hội, Nxb Khoa học xã hội, H, 2013. 5. Đỗ Quang Hưng, Nhà nước - Tôn giáo - Luật pháp, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2014.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1