intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn: Thực trạng và giải pháp" phân tích và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thông qua chỉ số Năng lực cạnh tranh và thành phần chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn: Thực trạng và giải pháp

  1. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 18. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC KẠN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Phương*, ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang* ThS. Đỗ Thị Lan Anh**, TS. Hoàng Khánh Vân** TS. Phan Thị Thanh Loan*** Tóm tắt Hỗ trợ doanh nghiệp là một trong những chính sách hàng đầu được từ Trung ương đến các địa phương quan tâm, đặc biệt là năm 2023 – năm có nhiều khó khăn về kinh tế do hậu quả của đại dịch Covid-19, xung đột thế giới, lạm phát, rủi do tài chính khiến hàng loạt doanh nghiệp dừng hoạt động và các doanh nghiệp gặp vô vàn thử thách. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, với diện tích chủ yếu là đất lâm nghiệp (chiếm 85,05%), yếu tố địa lý không thuận lợi cũng giảm thu hút các doanh nghiệp đầu tư tại đây. Tổng số doanh nghiệp hoạt động hiện nay trên địa bàn tỉnh là 923 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp siêu nhỏ, hoạt động chính trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ (52%) và xây dựng (25%), tập trung chủ yếu ở thành phố Bắc Kạn (58%). Trong những năm vừa qua, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh còn nhiều hạn chế, năng lực cạnh tranh còn thấp. Do đó, thông qua chỉ số Năng lực cạnh tranh và thành phần chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, bài viết này phân tích và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Từ khóa: chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tỉnh Bắc Kạn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2023 là một năm khó khăn chung cho nền kinh tế thế giới, với sự giảm sút về tăng trưởng GDP, thương mại và đầu tư toàn cầu; trong khi nợ xấu tăng và lạm phát vẫn duy trì ở mức cao, gắn với những diễn biến căng thẳng của các xung đột địa chính trị và phân mảnh *, *** Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Trường Đại học Lao động - Xã hội 279
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA công nghệ, thời tiết cực đoan và dịch bệnh trên diện rộng. Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, phức tạp và bất thường, doanh nghiệp Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng lớn, nhiều doanh nghiệp rút khỏi thị trường dù tồn tại và phát triển nhiều năm. Trước tình hình đó, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2023 như các chính sách về thuế, lãi suất, công nghệ … Báo cáo “Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI” được xây dựng nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai, dịch bệnh, xung đột, các tỉnh, thành Việt Nam cũng có những thách thức lớn và PCI trở thành một trong những chỉ số hữu ích trong công cuộc tháo gỡ những khó khăn, hướng tới sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Theo kết quả Báo cáo PCI năm 2022, nhìn chung, PCI năm 2022 có nhiều cải thiện tích cực: chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh có sự cải thiện theo thời gian; chất lượng giải quyết thủ tục hành chính có chuyển biến; chất lượng thực thi chính sách ở cấp sở, ngành và cấp huyện có cải thiện; tình trạng trả chi phí không chính thức duy trì xu hướng giảm; nhiều loại thông tin và tài liệu đã minh bạch hơn so với trước đây... Năm 2022, Bắc Kạn đã có sự cải thiện vượt bậc khi chỉ số PCI của tỉnh tăng 13 bậc, xếp hạng thứ 35/63 tỉnh, thành phố (so với năm 2021 xếp thứ hạng 48/63 tỉnh, thành). Đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền các cấp, các ngành và lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, cũng là sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp dành cho tỉnh Bắc Kạn. Có thể nói, đạt được kết quả trên, thời gian qua, các sở, ban, ngành của tỉnh đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, trọng tâm là hỗ trợ chương trình khởi sự doanh nghiệp; trợ giúp doanh nghiệp trong kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nhân lực, tổ chức các hoạt động trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp; tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách thu hút đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Trung ương và của tỉnh tới doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp là một trong những công cụ đo lường và đánh giá công tác quản lý, điều hành kinh tế dựa trên các hoạt động để phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Được đánh giá là một chỉ tiêu quan trọng khi đóng góp tới 20% số điểm của PCI trước năm 2021 và 15% được tính từ năm 2022, tuy nhiên, theo kết quả của VCCI, công bố PCI 2022 cho thấy, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa thật sự phát huy hiệu quả, nhiều ý kiến từ phía các hiệp hội và doanh nghiệp ở các địa phương đều có chung nhận định rằng, việc triển khai các chương trình trợ giúp doanh nghiệp trong khuôn khổ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự phát huy hiệu quả trong thực tiễn, chưa đáp ứng được mong đợi của số đông doanh nghiệp trong bối cảnh toàn nền kinh tế phải gồng mình chống chịu những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, và mọi doanh nghiệp đều phải nỗ lực duy trì hoạt động để thích ứng với tình hình mới. Hơn lúc nào hết, đây đang là thời điểm 280
  3. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI nước rút cần các địa phương, các ban, ngành chức năng nhìn lại để không chỉ nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn cần các giải pháp thực chất hơn để thúc đẩy chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đem lại hiệu quả thiết thực. Chính vì thế, công tác nâng cao chất lượng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng như cải thiện điểm số của chỉ tiêu Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cũng là một vấn đề vô cùng cấp thiết mà Bắc Kạn đã, đang và sẽ đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới. Mặc dù chỉ số PCI có sự cải thiện đáng kể, nhưng chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Bắc Kạn không được đánh giá cao và điểm xếp hạng giảm dần qua các năm. Năm 2023, chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Bắc Kạn là chỉ số đang ở vị trí thấp nhất, đứng vị trí 63/63 tỉnh, thành. Mục tiêu của tỉnh Bắc Kạn là quyết tâm cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao điểm số và thứ hạng chỉ số PCI của tỉnh; đẩy mạnh phát triển số lượng doanh nghiệp thành lập mới, nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân, qua đó, góp phần nâng cao quy mô nền kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Nâng cao nhận thức và quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, gắn với xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương liên quan trực tiếp đến chỉ số PCI. Phấn đấu năm 2024, nâng dần vị trí xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Kạn tăng ít nhất 01 bậc, cải thiện, nâng cao toàn diện điểm số của các chỉ số thành phần, trong đó cần đẩy mạnh chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.  Trước những vấn đề trên, việc nâng cao chỉ số PCI nói chung và chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng là một trong những nhiệm vụ cần thực hiện trong giai đoạn tới của tỉnh. Nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện điểm số và giữ vững vị trí chỉ số PCI của tỉnh, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; đồng thời cũng thấy rõ quyết tâm đổi mới, sáng tạo của chính quyền tỉnh Bắc Kạn để đưa tỉnh đạt nhiều thắng lợi trong tương lai. Bài viết phân tích tiềm lực, thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn cũng như phát hiện những vấn đề còn tồn đọng trong công tác cải thiện chất lượng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn. Từ đó, đề xuất những giải pháp phù hợp, làm căn cứ cho các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần nâng cao điểm số chỉ tiêu Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Kạn, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. 2. THỰC TRẠNG CHỈ SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC KẠN Tỉnh Bắc Kạn luôn coi cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là nhiệm vụ ưu tiên, nhiệm vụ trọng tâm cần quan tâm chỉ đạo. Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TƯ ngày 26/4/2016 về nâng 281
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA cao chỉ số PCI giai đoạn 2016 - 2020. Từ năm 2016 đến năm 2022, chỉ số PCI của tỉnh Bắc Kạn tăng dần, cùng với đó là thứ hạng chỉ số PCI của Bắc Kạn cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực, chứng tỏ nỗ lực trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh đã đạt được thành quả nhất định. Trong ba năm gần nhất, chỉ số PCI của tỉnh đã cải thiện rõ rệt khi tăng thứ hạng từ 59 (năm 2020) lên thứ hạng 35 (năm 2022), từ tỉnh có chỉ số thuộc nhóm có chất lượng điều hành thấp lên nhóm có chất lượng điều hành trung bình (Hình 1). Hình 1. Điểm số và xếp hạng chỉ số PCI của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2022 7 0 6 (10) 5 (20) 4 (30) 3 (40) 2 (50) 1 (60) 0 (70) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Điểm số 4.664 6.324 4.685 5.233 5.616 5.624 4.590 Thứ hạng (58) (41) (63) (61) (44) (58) (63) Điểm số Thứ hạng Nguồn: VCCI Chỉ số Dịch vụ/Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2022 (Hình 2): Mặc dù chỉ số PCI có sự cải thiện đáng kể, nhưng chỉ số thành phần Dịch vụ/Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Bắc Kạn không được đánh giá cao và điểm xếp hạng giảm dần qua các năm, thường ở những vị trí thấp so với các tỉnh, thành. Ngay cả năm 2021, một phần do PCI thay đổi cách tính, chỉ tiêu Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được chuyển đổi thành Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời, các chỉ tiêu thành phần cũng được thay đổi từ 24 chỉ tiêu xuống còn 13 chỉ tiêu mới thì điểm số và thứ hạng của chỉ tiêu này cũng bị đánh giá rất thấp. Năm 2016, chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn đạt 4,664 điểm, xếp hạng 58/63 tỉnh, thành; đến năm 2022, chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đạt 4,590 điểm, xếp cuối bảng xếp hạng (63/63 tỉnh, thành). 282
  5. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 2. Điểm số và xếp hạng chỉ số Dịch vụ/Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2022 7 0 6 (10) 5 (20) 4 (30) 3 (40) 2 (50) 1 (60) 0 (70) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Điểm số 4.664 6.324 4.685 5.233 5.616 5.624 4.590 Thứ hạng (58) (41) (63) (61) (44) (58) (63) Điểm số Thứ hạng Nguồn: VCCI Năm 2021 là năm điều chỉnh định kỳ (4 năm/lần) phương pháp luận xây dựng chỉ số PCI để có thể tiếp tục phản ánh sát nhất những chuyển động của môi trường kinh doanh và khuôn khổ chính sách, pháp luật, cũng như sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong năm 2021, số chỉ tiêu mới được bổ sung là 56, duy trì từ giai đoạn PCI 2017 - 2020 nhưng được điều chỉnh trong PCI năm 2021 là 08 chỉ số, số chỉ tiêu cũ trong giai đoạn PCI 2017 - 2020 bị loại bỏ là 52. Trong khi đó, 77 chỉ tiêu của giai đoạn trước vẫn được giữ như cũ trong PCI 2021. Tính chung lại, tổng số chỉ tiêu của PCI 2021 là 141 chỉ tiêu (tăng 13 chỉ tiêu so với giai đoạn PCI 2017 - 2020). Là một trong mười thành phần của chỉ số PCI, chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2021 được thay thế bằng chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tập trung tìm hiểu đánh giá của doanh nghiệp về kết quả triển khai các chương trình trợ giúp doanh nghiệp trong khuôn khổ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ năm 2018. Các chỉ tiêu mới đánh giá tập trung vào một số khía cạnh quan trọng của công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm: mức độ thuận lợi trong việc tham gia các chương trình hỗ trợ như cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng; hỗ trợ về giá thuê mặt bằng tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ tư vấn pháp luật khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thuộc mạng lưới tư vấn viên của cơ quan nhà nước; hỗ trợ tiếp cận/tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và các chương trình hỗ trợ, giảm chi phí đào tạo nghề cho người lao động. Cùng với đó, bốn chỉ tiêu liên quan tới chương trình hỗ trợ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cũng được bổ sung thêm, bao gồm: “Chất lượng thông tin về các hiệp 283
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA định thương mại tự do (FTA) do chính quyền địa phương cung cấp”, “Việc cơ quan nhà nước địa phương giải đáp kịp thời các vướng mắc liên quan tới các FTA cho các doanh nghiệp”, “Tỷ lệ doanh nghiệp biết tới các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập” và “Việc tham gia các chương trình đó là dễ dàng”. Thay đổi chỉ tiêu đánh giá, nhưng điểm số của chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Bắc Kạn không có sự thay đổi nhiều so với năm 2020, điểm số tăng 0,008 điểm nhưng thứ hạng lại bị giảm mạnh. Năm 2021, chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Bắc Kạn giảm 14 bậc so với năm 2020 về thứ hạng 58/63 tỉnh, thành. Nhiều chỉ tiêu của tỉnh bị rơi vào tốp cuối trên bảng xếp hạng cả nước, gồm: “Tỷ lệ nhà cung cấp tư nhân và nước ngoài trên tổng số nhà cung cấp dịch vụ” (xếp hạng 63), “Tỷ lệ doanh nghiệp có biết đến các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội của các FTAs” (xếp hạng 54), “Thủ tục để được miễn, giảm chi phí tư vấn thông tin thị trường khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên của cơ quan nhà nước dễ thực hiện” (xếp hạng 56). Trong 13 chỉ tiêu của chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chỉ duy nhất một chỉ tiêu được đánh giá cao, đó là “Thủ tục để được giảm giá thuê mặt bằng tại khu/cụm công nghiệp là dễ thực hiện” xếp hạng 9/63 tỉnh, thành. Bảng 1. Tổng hợp các chỉ tiêu thành phần của chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2021 - 2022 Năm 2021 Năm 2022 Biến động Các chỉ tiêu thành phần Điểm số Thứ hạng Điểm số Thứ hạng Điểm số Thứ hạng CSTP 8: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp 5,624 58 4,590 63 -1,033 Giảm 5 1. Thủ tục cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ thực hiện (%) - Biến mới 79,17% 40 69,23% 38 -9,94% Tăng 2 năm 2021 2. Thủ tục để được cơ quan nhà nước hỗ trợ tăng cường năng lực doanh nghiệp dễ thực hiện (%) - 77,27% 43 75,00% 19 -2,27% Tăng 24 Biến mới năm 2021 3. Thủ tục để được giảm giá thuê mặt bằng tại khu/cụm công nghiệp là dễ thực hiện (%) - Biến 93,75% 9 84,27% 3 -9,48% Tăng 6 mới năm 2021 4. Thủ tục để được miễn, giảm chi phí tư vấn pháp luật khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thuộc 81,25% 28 80,90% 10 -0,35% Tăng 18 mạng lưới tư vấn viên của cơ quan nhà nước dễ thực hiện (%) - Biến mới năm 2021 5. Thủ tục để được miễn, giảm chi phí tư vấn thông tin thị trường khi sử dụng dịch vụ tư vấn 68,42% 56 82,02% 8 13,60% Tăng 48 thuộc mạng lưới tư vấn viên của cơ quan nhà nước dễ thực hiện (%) - Biến mới năm 2021 6. Thủ tục để được miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước 72,22% 47 74,16% 52 1,94% Giảm 5 về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp dễ thực hiện (%) - Biến mới năm 2021 284
  7. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Năm 2021 Năm 2022 Biến động Các chỉ tiêu thành phần Điểm số Thứ hạng Điểm số Thứ hạng Điểm số Thứ hạng 7. Thủ tục để được miễn, giảm chi phí đào tạo nghề cho người lao động dễ thực hiện (%) - Biến 77,78% 42 74,16% 54 -3,62% Giảm 12 mới năm 2021 8. Chất lượng cung cấp thông tin liên quan đến các FTA của các cơ quan nhà nước địa phương đáp 25,00% 39 24,18% 51 -0,82% Giảm 12 ứng nhu cầu của doanh nghiệp (% đáp ứng) - Biến mới năm 2021 9. Vướng mắc trong thực hiện các văn bản thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) được cơ 56,25% 46 44,94% 60 -11,31% Giảm 14 quan nhà nước địa phương giải đáp hiệu quả (%) - Biến mới năm 2021 10. Tỷ lệ doanh nghiệp có biết đến các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội của các 13,04% 54 8,11% 58 -4,94% Giảm 4 FTAs - Biến mới năm 2021 11. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá việc thực hiện thủ tục để hưởng hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ 72,73% 38 20,00% 25 -52,73% Tăng 13 doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTAs là thuận lợi (%) - Biến mới năm 2021 12. Tỷ lệ nhà cung cấp dịch vụ trên tổng số doanh 0,83% 30 0,93% 47 0,10% Giảm 17 nghiệp (%) 13. Tỷ lệ nhà cung cấp tư nhân và nước ngoài trên 20,00% 63 14,29% 63 -5,71% Không đổi tổng số nhà cung cấp dịch vụ (%) Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Năm 2022 là năm đạt được thành tựu cao của chỉ số PCI. Chỉ số PCI của Bắc Kạn vươn lên xếp thứ hạng 35 cả nước, phần lớn các chỉ tiêu thành phần đều có sự cải thiện vượt bậc. Tuy nhiên, chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lại đứng vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng (63/63 tỉnh, thành) do có nhiều chỉ tiêu bị giảm mạnh so với năm 2021. Các chỉ tiêu giảm hạng mạnh gồm: “Tỷ lệ nhà cung cấp dịch vụ trên tổng số doanh nghiệp” (giảm 17 bậc so với năm 2021), “Vướng mắc trong thực hiện các văn bản thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) được cơ quan nhà nước địa phương giải đáp hiệu quả” (giảm 14 bậc so với năm 2021), “Chất lượng cung cấp thông tin liên quan đến các FTA của các cơ quan nhà nước địa phương đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp” (giảm 12 bậc so với năm 2021), “Thủ tục để được miễn, giảm chi phí đào tạo nghề cho người lao động dễ thực hiện” (giảm 12 bậc so với năm 2021). Đặc biệt, các chỉ tiêu giảm thứ hạng của tỉnh Bắc Kạn thuộc các chỉ tiêu, biến mới đưa vào khá nhiều và liên quan đến hiệp định thương mại tự do (FTA). Các chỉ tiêu tăng hạng mạnh gồm: “Thủ tục để được miễn, giảm chi phí tư vấn thông tin thị trường khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên của cơ quan nhà nước dễ thực hiện” (tăng 48 bậc so với năm 2021), “Thủ tục để được cơ quan nhà nước hỗ trợ tăng cường năng lực doanh nghiệp dễ thực hiện” (tăng 24 bậc so với năm 2021), “Thủ tục để được miễn, giảm chi phí tư vấn pháp luật khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thuộc mạng lưới tư vấn viên của cơ quan 285
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA nhà nước dễ thực hiện” (tăng 18 bậc so với năm 2021), “Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá việc thực hiện thủ tục để hưởng hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTAs là thuận lợi” (tăng 13 bậc so với năm 2021). Tuy nhiên, mức độ tăng của các chỉ tiêu tăng điểm không bù đắp được điểm số của các chỉ tiêu bị giảm, dẫn đến chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2022 giảm 5 bậc so với năm 2021, và xếp hạng cuối cùng trên cả nước. Đây cũng là chỉ số liên tục xếp ở thứ hạng cuối bảng xếp hạng trong nhiều năm qua của tỉnh Bắc Kạn. Mặc dù tỉnh đã rất nỗ lực trong việc thu hút đầu tư, tuy nhiên, do những khó khăn nội tại khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được các chính sách. Điều này cũng đã được tỉnh nhìn nhận từ năm 2019, khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về “Tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”, trong đó đánh giá chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có thứ hạng rất thấp so với cả nước. So sánh chi tiết chỉ tiêu thuộc chỉ số Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Bắc Kạn với một số tỉnh, thành trong khu vực năm 2021 - 2022 tại Hình 3 dưới đây. Hình 3. Điểm số và xếp hạng chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh khu vực Trung du miền núi phía Bắc năm 2022 8 0 (12) (13) (18) 6 (20) (27) 4 (39) (40) (44) (47) (46) (52) (55) 2 (58) (60) (61) (60) (63) 0 (80) Chỉ số 8 Thứ hạng Nguồn: VCCI So sánh chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Bắc Kạn với các tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2022 cho thấy, Bắc Kạn có điểm số thấp nhất, và xếp cùng nhóm với các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Trong nhóm 14 tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc, có tỉnh Bắc Giang, Điện Biên, Phú Thọ, Sơn La có chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đạt thứ hạng cao so với 63 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, chi tiết các chỉ tiêu thành phần của Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh khu vực Trung du miền núi phía Bắc năm 2022 được thể hiện trong bảng số liệu sau: 286
  9. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Bảng 2. Xếp hạng các chỉ tiêu thành phần của chỉ tiêu Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2022 tỉnh Bắc Kạn so với cả nước và khu vực Xếp hạng Năm 2022 Cả nước Khu vực 1. Thủ tục cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ thực hiện 38/63 9/14 2. Thủ tục để được cơ quan nhà nước hỗ trợ tăng cường năng lực doanh nghiệp dễ thực hiện 19/63 7/14 3. Thủ tục để được giảm giá thuê mặt bằng tại khu/cụm công nghiệp là dễ thực hiện 3/63 1/14 4. Thủ tục để được miễn, giảm chi phí tư vấn pháp luật khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thuộc mạng 10/63 4/14 lưới tư vấn viên của cơ quan nhà nước dễ thực hiện 5. Thủ tục để được miễn, giảm chi phí tư vấn thông tin thị trường khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng 8/63 3/14 lưới tư vấn viên của cơ quan nhà nước dễ thực hiện 6. Thủ tục để được miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi 52/63 11/14 sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp dễ thực hiện 7. Thủ tục để được miễn, giảm chi phí đào tạo nghề cho người lao động dễ thực hiện 54/63 10/14 8. Chất lượng cung cấp thông tin liên quan đến các hiệp định thương mại tự do (FTA) của các cơ quan 51/63 10/14 nhà nước địa phương đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp 9. Vướng mắc trong thực hiện các văn bản thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) được cơ quan 60/63 12/14 nhà nước địa phương giải đáp hiệu quả 10. Tỷ lệ doanh nghiệp có biết đến các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội của các hiệp định 58/63 13/14 thương mại tự do (FTA) 11. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá việc thực hiện thủ tục để hưởng hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ doanh 25/63 5/14 nghiệp tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) là thuận lợi 12. Tỷ lệ nhà cung cấp dịch vụ trên tổng số doanh nghiệp 47/63 8/14 13. Tỷ lệ nhà cung cấp tư nhân và nước ngoài trên tổng số nhà cung cấp dịch vụ 63/63 14/14 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Đánh giá chung về chỉ số PCI và chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Bắc Kạn Nhìn chung, từ năm 2016 đến năm 2022, chỉ số PCI của tỉnh Bắc Kạn tăng dần, cùng với đó là thứ hạng chỉ số PCI của Bắc Kạn cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực, chứng tỏ nỗ lực trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh đã đạt được thành quả nhất định. Trong ba năm gần nhất, chỉ số PCI của tỉnh đã cải thiện rõ rệt, tăng thứ hạng từ 59 (năm 2020) lên thứ hạng 35 (năm 2022). Năm 2022 là năm đạt được thành tựu cao của chỉ số PCI, chỉ số PCI của Bắc Kạn vươn lên xếp thứ hạng 35 cả nước, phần lớn các chỉ tiêu thành phần đều có sự cải thiện vượt bậc. Tuy nhiên, chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lại đứng vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng (63/63 tỉnh, thành). Đây cũng là chỉ số liên tục xếp ở thứ hạng cuối bảng xếp hạng trong nhiều năm qua. Mặc dù tỉnh đã rất nỗ lực trong việc thu hút đầu tư, tuy nhiên, do những khó khăn nội tại khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được các chính sách. Nguyên nhân chính dẫn tới một số chỉ số thành phần thấp chưa đạt được như kỳ vọng đã được các ngành chức năng chỉ ra là do trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhu cầu sử dụng những dịch vụ thuộc chỉ tiêu thành phần của chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp không lớn; mức độ am hiểu pháp luật, các quy định của Nhà nước của một số doanh 287
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là các thông tin, hoạt động liên quan đến văn bản về các hoạt động thương mại tự do. Mặt khác, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án gặp nhiều khó khăn, chính sách, pháp luật về đất đai còn bất cập; sự gắn kết giữa các hội, hiệp hội doanh nghiệp với các doanh nghiệp chưa chặt chẽ nên thông tin về các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ đến cộng đồng doanh nghiệp còn hạn chế... Để khắc phục những hạn chế nêu trên, tỉnh đã tập trung tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh tới các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp; thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng trang thông tin thương mại điện tử. Cùng với đó, chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp; sớm hoàn thành công tác chuyển đổi số, có sự phối hợp liên kết dữ liệu thông tin giữa các sở, ngành liên quan; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận các thông tin, cơ chế, chính sách của Nhà nước. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN Từ thực trạng phân tích trên, chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Bắc Kạn đang rất thấp, thấp nhất trong 63 tỉnh, thành năm 2023. Chính vì vậy, tỉnh Bắc Kạn cần có các giải pháp cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao công tác hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính để doanh nghiệp có môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tốt. 3.1. Về phía tỉnh Bắc Kạn Một là, đồng thời với việc ban hành đầy đủ các quy chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cần cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022 - 2025, gắn trách nhiệm với những người đứng đầu Ủy ban nhân dân, đứng đầu sở, ngành, từ đó có những chỉ đạo quyết liệt và hiệu quả đến các cán bộ, công chức, viên chức hiểu và nắm rõ những hạn chế để nỗ lực, quyết tâm, chung tay nâng cao chất lượng phục vụ, cải thiện 10 chỉ số PCI, coi việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng trong thực thi công vụ; chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiệm vụ được giao, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Hai là, cải cách hành chính, chuyển đổi số, quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích; ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong giải quyết công việc, nâng cao tính minh bạch thông tin. Hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, khuyến khích và có các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ba là, công tác giải phóng mặt bằng, xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. Đẩy mạnh cải thiện môi trường 288
  11. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Bốn là, đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp: Tăng cường gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp các cấp từ tỉnh đến cơ sở để kịp thời hỗ trợ, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư trên địa bàn tỉnh. Cần dứt điểm giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp; có văn bản, báo cáo sau mỗi cuộc đối thoại cũng như tổng kết các hoạt động tháo gỡ cho doanh nghiệp. Năm là, tăng cường vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh: Tiếp tục nâng cao và phát huy vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh nhằm kết nối, chia sẻ và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đại diện và tăng cường quyền lợi cho các hội viên của mình, làm cầu nối, vận động chính sách, duy trì đối thoại với Ủy ban nhân dân tỉnh và quan hệ phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh về chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương. Hiệp hội Doanh nghiệp cần hoạt động hiệu quả hơn. Sáu là, tổ chức các chương trình, hoạt động miễn phí hoặc giảm phí đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp về phương án kinh doanh, về thuế, kế toán, đăng ký thành lập doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp. Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: tư vấn pháp luật, phương án kinh doanh, kế toán, đào tạo… 3.2. Về phía các doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn Thứ nhất, các doanh nghiệp, doanh nhân cần nỗ lực phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo, vượt mọi khó khăn; thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của các cấp ủy đảng và chính quyền; chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân. Chủ động, sáng tạo, tìm tòi, học hỏi, nâng cao năng lực của chính doanh nghiệp, nỗ lực tiếp cận với các chính sách phát triển theo định hướng mà tỉnh đề ra. Tích cực tham gia các hội nghị, gặp gỡ, đối thoại do tỉnh tổ chức, qua đó đưa ra được tiếng nói ý kiến của mình về tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, chủ động phối hợp với các cơ quan tỉnh, địa phương, ban quản lý khu công nghiệp cũng như Hiệp hội Doanh nghiệp của tỉnh làm tốt các công tác họp mặt, gặp gỡ, trao đổi, bàn luận trong các hội nghị mà tỉnh, địa phương tổ chức. Không ngần ngại nêu lên ý kiến, khúc mắc để lãnh đạo tỉnh kịp thời nắm bắt và giải quyết. Tích cực tham gia đóng góp với lãnh đạo tỉnh về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, những vấn đề cần được tháo gỡ thông qua các buổi gặp mặt, đối thoại được tổ chức. Thứ ba, doanh nghiệp cần xác định phải phát triển hài hòa ba mục tiêu của tam giác phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường. Doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch, định hướng của Nhà nước, tuân thủ pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, đóng góp nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường, đồng thời tích cực thể hiện trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước hết là bảo đảm phúc lợi ngày một tốt hơn 289
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA cho những người lao động của mình, tham gia tích cực vào công tác xã hội ở địa phương, nơi doanh nghiệp hoạt động cũng như toàn xã hội nói chung. Thứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số: Trong điều kiện hiện nay, khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ thì doanh nghiệp cần tiếp cận và ứng dụng những thành tựu của nó vào thực tiễn, đổi mới công nghệ, áp dụng các mô hình kinh doanh mới, thân thiện với môi trường để phát triển bền vững. Thứ năm, đối với các doanh nghiệp tư nhân cần phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng góp trong GDP, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động. Các hộ kinh doanh cá thể có thể liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Đây là một hướng quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Thứ sáu, đầu tư cho nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, quan tâm đến thu nhập của lao động; có kế hoạch tổ chức cho cán bộ, công nhân được cập nhật các thông tin, đào tạo, nâng cao hiểu biết, tay nghề trong công việc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA để tăng cạnh tranh. 30/12/2022. Trung tâm WTO: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/22479-ho-tro-doanh-nghiep-tan-dung-fta-de-tang- canh-tranh 2. https://pcivietnam.vn/ 3. Kế hoạch nâng cao chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2023. Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn. 4. Khương Vũ, “Tỉnh Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp”, 08/10/2022. Tạp chí Cộng sản. 5. Kozak, M., & Rimmington, M. (1999), Measuring tourist destination competitiveness: conceptual considerations and empirical findings. International Journal of Hospitality Management, 18(3), 273 - 283. 6. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2018), Sổ tay hướng dẫn sử dụng kết quả điều tra chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). 7. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2022), Báo cáo PCI 2016 - 2022. 8. Nguyễn Đình Dương (2014), Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội. 9. Nguyễn Nam Thắng (2015), Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch. Luận án Tiến sĩ. 290
  13. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 10. Nguyễn Thị Minh Phương (2023), Nghiên cứu nâng cao chỉ số các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ cấp độ PCI, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. 11. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, Kế hoạch số 528/KH-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, ngày 04/8/2023. 12. Việt Hằng (2023), “Sáu xu hướng thay đổi về chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh”, Tạp chí Công Thương, tháng 4/2023. 291
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2