intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

42
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết cho thấy dưới sự tác động của công nghiệp 4.0, nông nghiệp sẽ không phát triển như nông nghiệp thuần túy nữa mà sẽ chuyển sang cơ giới hóa mạnh hơn. Hợp tác xã nông nghiệp có vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM DƯỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Duy Tiến, ThS. Nguyễn Thị Lệ Ngân hàng BIDV, Đại học Thương mại TÓM TẮT Hợp tác xã nông nghiệp phát triển mạnh chính là một yếu tố giảm bớt được khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Cuộc Cách mạng 4.0 là một thành tựu lớn của nhân loại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là cuộc cách mạng có sự kết hợp các công nghệ lại với nhau diễn ra ở 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Ngành nông nghiệp nói riêng cũng như các ngành kinh tế khác đang đứng trước rất nhiều những cơ hội nhưng không ít những thách thức cho sự phát triển của mình. Dưới sự tác động của công nghiệp 4.0, nông nghiệp sẽ không phát triển như nông nghiệp thuần túy nữa mà sẽ chuyển sang cơ giới hóa mạnh hơn. Hợp tác xã nông nghiệp có vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020. Tuy nhiên, các hợp tác xã chưa thực sự phát triển tốt dựa trên nguồn lực sẵn có và Việt Nam chưa có nhiều chính sách tạo động lực mạnh mẽ cho hợp tác xã nông nghiệp phát triển. Với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc tìm ra những giải pháp cho sự phát triển mạnh mẽ của hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta là điều rất cần thiết. Từ khóa: Hợp tác xã nông nghiệp, cách mạng công nghiệp 4.0 1. Những lý luận chung về hợp tác xã nông nghiệp 1.1. Khái niệm và bản chất hợp tác xã nông nghiệp Cho tới nay có nhiều quan điểm và nhiều cách tiếp cận về hợp tác xã. Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả dựa trên cách thưc tiếp cận của Tổ chức lao động quốc tế và luật hợp tác xã ở Việt Nam. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): Hợp tác xã (HTX) là liên hiệp hộ hay là tổ chức tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ. Trong Luật HTX (2012) của Việt Nam có đưa ra: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”. HTX nông nghiệp là HTX được thành lập do một nhóm nông dân thiết lập một tổ chức hoạt động nhằm bảo vệ và thúc đẩy lợi ích chung của họ. Do các thành viên của nhóm có lợi ích kinh tế trong tổ chức HTX nên họ muốn tham gia vào quá trình ra quyết định. Do vậy, HTX nông nghiệp cần có cơ cấu ra quyết định nhằm mang lại cho các hội viên một tiếng nói hay phiếu bầu. HTX nông nghiệp có sự khác biệt với các hình thức tổ chức kinh tế ở những điểm sau: Thứ nhất, HTX nông nghiệp là hiệp hội của những người nông dân đồng ý trở thành những người đồng sở hữu, người đưa ra các quyết định dân chủ và người khai thác tổ chức kinh tế chung. 167
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Thứ hai, mục tiêu cơ bản của HTX nông nghiệp là đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội của xã viên. Nói khác đi, HTX là tổ chức kinh tế - xã hội khác với tổ chức kinh tế khác về mục tiêu thành lập). HTX nông nghiệp có thể được phân ra thành: HTX nông nghiệp của những người sử dụng (hàng hóa, dịch vụ) sở hữu HTX, được thành lập bởi những thành viên có nhu cầu chung về hàng hóa hay dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội của các thành viên. Các HTX này có thể tồn tài dưới hình thức HTX marketing nông nghiệp hoặc HTX vật tư nông nghiệp. HTX nông nghiệp của những người lao động sở hữu HTX được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu về việc làm của các xã viên, những người thất nghiệp hay không có việc làm. 1.2. Đặc trưng của hợp tác xã nông nghiệp HTX nông nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động có những đặc trưng sau: Thứ nhất, là tổ chức kinh tế - xã hội liên kết các cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện nhằm đáp ứng nhu cầu chung của xã viên theo nguyên tắc tương trợ. Thực tế cho thấy, HTX nông nghiệp tập hợp và liên kết các nông dân để họ có thể giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển và thực hiện được những nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản. Nhưng nếu những nhu cầu, nguyện vọng của xã viên không được quan tâm và đáp ứng sẽ làm cho mối gắn kết bị giảm và làm cho HTX nông nghiệp có thể đứng trước nguy cơ tan rã. Các HTX nhỏ có tính chất, mục tiêu hoạt động tương đương nhau có thể hợp lại thành một tổ chức lớn hơn gọi là Liên hiệp HTX nông nghiệp. . Thứ hai, được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của các xã viên và cộng đồng về kinh tế lẫn văn hóa và xã hội. Điều này đã cho thấy sự khác biệt rõ nét giữa HTX nông nghiệp với doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Một phần lợi nhuận của HTX được dùng để phục vụ cho những nhu cầu sinh hoạt văn hóa – xã hội chung của cộng đồng xã viên. Mục tiêu như vậy sẽ làm củng cố hơn mối gắn kết giữa các xã viên, tăng cường sự tương hỗ lẫn nhau. Thứ ba, là một tổ chức kinh tế tự chủ và có tính dân chủ cao. Bởi HTX nông nghiệp được thành lập dựa vào vốn góp của các xã viên, những người đồng sở hữu HTX nên HTX là một đơn vị kinh tế tự chủ. HTX có được tính dân chủ cao, lý do đơn giản là vì xã viên trong HTX vừa là người góp vốn và đồng thời họ cũng sử dụng những sản phẩm của HTX hơn nữa họ lại là người quản lý và người làm thuê cho HTX. Thứ tư, tài sản chung của HTX nông nghiệp là không thể chuyển nhượng. Những tài sản chung của HTX được hình thành và phát triển không có mục đích tự thân, mà hướng tới phục vụ nhu cầu cung về kinh tế, văn hóa và xã hội của các xã viên. Do đó, các xã viên chỉ được sở hữu tư nhân phần vốn góp ban đầu của họ, còn tài sản có được do nỗ lực hoạt động chung của cả HTX là tài sản chung và không chia ra cho các xã viên. Nếu HTX nông nghiệp bị giải thể thì số tài sản chung sẽ được chuyển giao cho chính quyền địa phương. 2. Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay 2.1. Thực trạng phát triển HTX NN ở Việt Nam Trong những năm gần đây HTX NN ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, thể hiện ở những mặt sau: Thứ nhất, về số lượng và quy mô HTX NN Theo thông tin từ Tổng cục thống kê và Liên minh HTX Việt Nam cho thấy, số lượng HTX NN bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, có sự tăng lên từ con số 8.511 HTX năm 2005 lên tới con số 10.406 HTX năm 2014. Đến năm 2017, cả nước có 11.756 HTX (tăng 1.554 HTX, tương đương 13% so với năm 2016); thu nhập bình quân khoảng 1,76 triệu đồng/người/tháng; có 33% số HTX nông nghiệp được phân loại khá, tốt, cao nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (41,5%), thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (27,1%). 168
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 1. Số lượng hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam (2005 – 2017) Nguồn: Tổng cục thống kê và Liên minh HTX Việt Nam Phần lớn các HTX dịch vụ nông nghiệp cung cấp dịch vụ cơ bản cho thành viên; các HTX chuyên ngành (trồng cây ăn quả, hoa, rau an toàn…) liên kết với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, xuất hiện ngày càng nhiều các HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản cho năng suất vượt trội, gia tăng giá trị sản phẩm (Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Vĩnh Long, Đồng Tháp…). Về xã viên, lao động trong HTX theo số liệu điều tra khảo sát từ tổng cục thống kê, tính đến năm 2017, số lượng xã viên là cá nhân chiếm hơn 33% tổng số xã viên, xã viên là đại diện hộ chiếm tỷ lệ cao nhất gần 68% còn lại xã viên là đại diện pháp nhân và các thành phần khác. Trong các HTX NN tỷ lệ lao động nam làm việc thường xuyên thường trên 50% nhiều hơn tỷ lệ lao động nữ trong các tổ chức này. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều xã viên các HTX NN nghiệp đã có sự tận dụng sự phát triển khoa học công nghệ vào sản xuất. Bảng 1. Số lượng thuê bao di động và internet ở Việt Nam (2010 – 2016) Năm Thuê bao di động Thuê bao internet băng rộng (ADSL) 2006 19.748,9 516,6 2007 45.024,0 1.294,1 2008 74.872,3 2.049,0 2009 98.224,0 2.967,3 2010 111.570,2 3.643,7 2011 127.318,0 4.084,6 2012 131.673,7 4.775,4 2013 123.735,6 5.152,6 2014 136.148,1 6.000,5 2015 120.324,1 7.657,6 Sơ bộ 2016 121.268,1 8.032,0 Nguồn: Tổng cục thống kê 169
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Từ số liệu bảng 1, số lượng người sử dụng di động cũng như mạng internet ở Việt Nam đã có sự tăng lên liên tục. Theo thông tin từ Cục trưởng cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) đến tháng 1/2014, tỷ lệ người dùng internet toàn Việt Nam là 39%. Con số này có sự gia tăng mạnh và Ông Hải cũng cho biết, hiện nay Việt Nam có gần 50 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ trên 53% dân số, cao hơn mức trung bình thế giới là 46,64%. Ngoài việc tăng về số lượng, mức độ độ phủ sóng của mạng internet tại Việt Nam cũng rộng hơn. Theo ông Hải, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm hỗ trợ đặc biệt cho học sinh, sinh viên và người dân ở nông thôn, vùng núi, biên giới, hải đảo được sử dụng. Chính sự phát triển của công nghệ thông tin đến các vùng miền nông thôn như vậy đã làm giảm rất nhiều chi phí cho người dân trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi. Theo thông tin từ Vietnamnet.vn ngày 28/11/2017: Còn rất nhiều những thành công trong cuộc sống của người dân có được nhờ vận dụng, học tập qua mạng internet. “Internet - trợ thủ sản xuất đắc lực của nông dân Việt Nam” chính là nhan đề bài viết cho thấy sự vận dung linh hoạt công nghệ thông tin của người nông dân trong việc tìm hiểu các lớp, các khóa học trực tuyến mà “Ông Lê Quang Toàn (tiểu khu 11, phường Bắc Nghĩa, TP. Đồng Hới, Quảng Bình) tiếp cận được nhiều kiến thức nuôi trồng qua mạng internet. Với tinh thần ham học hỏi, ông Toàn đã biết sử dụng thành thạo Interrnet để tìm kiếm thông tin, kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi. Với những thông tin nuôi chim trĩ tìm được qua mạng internet, ông Toàn đã tự mình xây dựng trang trại nuôi chim trĩ, nhím hiệu quả. Vườn cây cảnh của ông cũng đạt hiệu quả hơn. Mô hình nuôi trồng hiệu quả mang lại thu nhập ổn định 10 triệu đồng/ tháng cho ông Toàn.” Thay vì phải tham gia những lớp học, hội thảo hay đến các nơi để học hỏi kinh nghiệm thực tế, thì nay, người nông dân có thể “khó đâu hỏi đấy” ngay qua mạng internet. Cách thức này giúp người nông dân giảm được thời gian, chi phí, trong khi luôn có thể tiếp cận được nguồn thông tin phong phú. Và đo đó, không chỉ dừng ở gia đình ông Toàn mà nhiều gia đình ở Đồng Hới cũng đã mạnh dạn tìm hiểu và nuôi thành công giống chim trĩ. Tương tự là những người nông dân ở Lâm Đồng “Ngoài việc trồng cây theo các phương pháp sản xuất tiên tiến, trồng rau trong nhà kính… người nông dân Lâm Đồng còn “lướt web” để cập nhật thông tin, chọn trồng cây gì, trồng như thế nào để đạt năng suất cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường…Thậm chí, những xu hướng tiêu dùng, chính sách liên kết, hội nhập… đều được người nông dân Lâm Đồng cập nhật liên tục thông qua mạng internet. Do đó, xu hướng nuôi trồng hướng đến tiêu chuẩn quốc tế không còn là điều gì xa lạ với những người nông dân công nghệ cao ở cao nguyên này. Được biết, nhờ cập nhật công nghệ cao, ứng dụng công nghệ thông tin, nông dân Lâm Đồng đã có những định hướng sản xuất phù hợp nhu cầu thị trường, thu được “tiền tỷ” từ định hướng nông sản sạch… Như anh Bùi Ngọc Cung (thôn Lạc Thạnh, xã Lạc Lâm) thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm từ trồng dưa leo baby trong giá thể, trồng ớt ngọt và hoa hồng môn trong nhà kính; ông Nguyễn Văn Dinh (xã Lạc Lâm) thu gần 1,5 tỷ đồng/năm nhờ trồng ớt ngọt và luân phiên các cây khác trong nhà kính.” Bên cạnh việc tìm kiếm thông tin để sản xuất, những người nông dân đã biết lập lên những câu lạc bộ để chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm của mình cho người khác: “Tại huyện Long Mỹ (Hậu Giang) có 13 CLB Nông dân ứng dụng công nghệ thông tin. Đến đây, người nông dân vừa có thể sử dụng máy tính để tìm kiếm, tham khảo thông tin về chăn nuôi sản xuất trên mạng internet, vừa cùng nhau chia sẻ thông tin, kinh nghiệm riêng của mình. Như CLB Nông dân ứng dụng công nghệ thông tin tại ấp 5, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ đã hoạt động từ năm 2015. Bà con sinh hoạt định kỳ hàng tháng, hàng quý để trao đổi kinh nghiệm sử dụng mạng internet và kinh nghiệm sản xuất. CLB hiện có 3 máy vi tính, trong đó có 1 máy do thành viên tự trang bị.Mô hình CLB Nông dân ứng dụng công nghệ thông tin đang được Hội Nông dân huyện Long Mỹ định hướng tiếp tục nhẩn rộng đến các xã, thậm chí là các ấp, tạo điều kiện thuận lợi để bà con tiếp cận kiến thức sản xuất khoa học, thông tin thị trường nông sản và chính sách nông nghiệp…” Chính sự phát triển của khoa học công nghệ và các chương trình đào tạo, hướng dẫn qua mạng, báo đài, tivi đã “Những người nông dân công nghệ cao” sẵn sàng với nền nông nghiệp 4.0. Thu nhập của người lao động trong HTX NN thường khá thấp nhưng con số này cũng có sự tăng lên từ 200.000 – 300.000 đồng/ tháng. Theo số liệu báo cáo của các địa phương, thu nhập của lao động trong các 170
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng HTX NN đạt trên 16 triệu đồng/ năm (2013) và đạt 1,8 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng lên: Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX NN có trình độ rng cấp, sơ cấp bình quân đạt 36,8% năm 2013 và tỷ lệ cán bộ HTX NN đạt trình độ cao đăng, đại học, trên đại học đạt 8,69%. Nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của 4 chức danh cốt cán (Trưởng ban quản trị HTX, chủ nhiệm HTX, ban quản trị) vẫn còn khá yếu. Về quy mô đất đai, vốn, tài sản của HTX NN. Nhìn chung quy mô đất đai và vốn cũng như tài sản cố định và lưu động của HTX NN trong những năm gần đây đều có sự tăng lên nhưng tốc độ tăng chưa cao. Về hoạt động kinh doanh, HTX NN, hầu hết các HTX NN là hoạt động dịch vụ gồm có dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dịch vụ thủy lợi, dịch vụ giống cây trồng, dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón; dịch vụ làm đất; dịch vụ điện; tiêu thụ sản phẩm, chế biến sản phẩm cung cấp vốn cho xã viên, phát triển nghề nông thôn. Theo số liệu từ tổng cục thống kê, dịch vụ nông nghiệp chủ yếu là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thủy lợi còn dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, chế biến sản phẩm vẫn còn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Chỉ có 2,3% số HTX NN có sản xuất gắn với dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm mới chri về rau, hoa, chăn nuôi lợn, bò sữa,... Về vốn sản xuất kinh doanh, theo điều tra từ tổng cục thống kê 850 HTX NN năm 2013 kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX đạt được là doanh thu bình quân 1,652 tỷ đồng/HTX và lợi nhuận sau thuế là 101 triệu đồng/HTX. Con số này đã tăng khoảng 7,8% so với năm 2012. Năm 2017, số lương lượng trang trại tăng lên 33.500 trang trại và doanh thu bình quân 1,1 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân khoảng 200 triệu/HTX. ộ Tài chính đã soạn Dự thảo Nghị định về Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã với 8 chương 79 điều nhằm cải thiện chính sách cho việc thu hút vốn cho HTX NN có thể huy động vốn hiệu quả cho sản xuất kinh doanh. Nhưng theo khảo sát của Liên minh HTX Việt Nam (2017), các HTX NN còn thiếu rất nhiều vốn cho hoạt động vì họ mới chỉ tự lực được nguồn vốn dưới 20% nhu cầu. Họ khó tiếp cận được với các ngân hàng vì tài sản sản có giá trị cho việc ký các hợp đồng thuê mới chỉ dừng lại ở quyền sử dụng đất mà họ chưa có trình độ cao để đưa ra những điểm phân tích nổi bật trong hoạt động của mình để kêu gọi nhà đầu tư. 2.2. Thực trạng một số chính sách phát triển HTXNN ở Việt Nam Trong những năm qua nhà nước đã có nhiều cơ chế khuyến khích sự phát triển của HTX; sửa đổi, điều chỉnh luật pháp và chính sách đối với HTX. Cụ thể như sau: Thứ nhất về cơ chế kinh tế. Trước năm 1986, với cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, HTX và kinh tế nhà nước chính là hai thành phần kinh tế được tồn tại và nhận được rất nhiều sự quan tâm hỗ trợ từ nhà nước. Từ sau khi Việt Nam tiến hành đổi mới cơ chế kinh tế, HTX không còn được coi là một trong hai thành phần kinh tế như trước. Những sự chuyển đổi cơ chế kinh tế này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cả HTX, họ gặp phải cơ chế tự do, chọn lọc và sự cạnh tranh từ các hình thức tổ chức kinh tế tư nhân năng động hơn. Đã có nhiều HTX bị giải thể và những HTX hoạt động đúng với mục tiêu, phương hướng của nó thì có khả năng tồn tại và phát triển. Thứ hai, về pháp luật đối với HTX. Trước năm 1996, các HTX hoạt động theo điều lệ thống nhất do Quốc hội và Chính phủ quy định. Nghị quyết của Quốc hội ngày 27/5/1959 về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp là văn bản cao nhất đối với khu vực HTX NN. Do đó, HTX được thành lập và hoạt động, phát triển mạnh theo các quyết định quản lý hành chính và Nhà nước chưa có về HTX. Năm 1996, Luật HTX ra đời và có hiệu lực từ 1/1/1997 với các văn bản hướng dẫn đã tạo ra khung khổ pháp lý toàn diện cho sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy, bản chất của HTX. Điểm mới nhất trong luật HTX năm 1996 là: “HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động kiinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước,...”. Nhờ có Luật này mà HTX đã có sự phát triển mới trở nên độc lập, tự chủ hơn không còn thụ động dựa vào nhà nước như trước và có nhiều HTX được phục và thành lập mới đi vào hoạt động. 171
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Đến năm 2003, nước ta có sự sửa đổi và Luật HTX 2003 đã đi vào hoạt động từ 1/7/2004. Theo Luật này, HTX được thành lập dựa trên sở hữu của các xã viên và sở hữu tập thể, liên kết giữa những người lao động, hộ sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chức năng của ban chủ nhiệm HTX được tách biệt cụ thể, các thủ tục hành chính cũng trở nên đơn giản, gọn nhẹ hơn. Và đến năm 2012, Việt Nam cũng đã xem xét và bổ sung luật HTX mới. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, Luật Hợp tác xã năm 2012 ra đời đã góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường. Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh nông sản thực phẩm huyện Phúc Thọ Nguyễn Hưng Thịnh cho biết: Hợp tác xã chuyển đổi từ năm 2016, nhưng hầu như vẫn hoạt động theo phương thức cũ, chưa có nhiều dịch vụ cung ứng cho người dân. Đặc biệt, hợp tác xã chưa hình thành được chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nên các thành viên vẫn tự lo về "đầu ra". Nguyên nhân do năng lực của hợp tác xã còn yếu, thiếu kinh phí hoạt động... Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định: Nhìn chung, việc thực hiện chuyển đổi từ hợp tác xã cũ sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 còn chậm. Nguyên nhân do một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến hợp tác xã; chưa sát sao trong chỉ đạo, giám sát; cán bộ quản lý hợp tác xã chủ yếu kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi. Hiện, chỉ có 0,4% hợp tác xã đang hoạt động được tiếp cận vay vốn tín dụng và 48,5% hợp tác xã nông nghiệp xây dựng và thực hiện phương án sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động. Thứ ba, về chính sách đối với phát triển HTX. Chính phủ đã ban hành nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai, nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 về tiền thuê đất, thuê mặt nước, nghị định 88/2005 NĐ-CP ngày 11/7/2005 về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX,... nhưng những chính sách này vẫn chưa thực sự được cụ thể hóa và nhiều địa phương vẫn chưa thực sự triển khai các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các HTX. Cùng với các chính sách về đất đai, chính phủ cũng đã ban hành các chính sách tín dụng để có thể tạo điều kiện tốt hơn về vốn cho các HTX như: Nghị định số 106/2004/NĐ – CP ngày 1/4/2004 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nghị định số 20/2005/NĐ – CP ngày 28/2/2005 về bổ sung danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; nghị định 41/2010/NĐ – CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn,...Mặc dù, các địa phương cũng đã triển khai lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp,... nhưng các HTX vẫn khó khăn trong vay vốn do những điều kiện về tài sản thế chấp và lượng vay khá hạn chế. Chính sách thuế cung được chính phủ đưa ra nhằm hỗ trợ cho HTX như: Nghị định 88/2005/NĐ - CP; nghị định 164/2003/NĐ-CP; thông tư 128/2003/TT – BTC và thông tư 88/2004/TT-BTC về miễn giảm thuế thu nhập, thuế môn bài, riêng HTX nông nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu hập từ hoạt động dịch vụ trực tiếp phục vụ đời sống xã hội. Tuy vậy, các địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đầy đủ tới các HTX ở vùng sâu, vùng khó khăn. Nhà nước cũng đã có những chính sách hỗ trợ ứng dụng, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và khuyến công cũng như những chính sách hỗ trợ tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các HTX từ trong nước lẫn ngoài nước. Để tạo điều kiện phát triển toàn diện nhất cho HTX nông thôn, nhà nước cũng ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia các chương trình kinh tế - xã hội. Khi ban hành các chính sách phát triển HTX, chính phủ luôn kỳ vọng những chính sách này sẽ mang lại sự phát triển đầy đủ nhất đối với HTX. Tuy nhiên, việc triển khai và thực hiện các chính sách này vẫn chưa thực sự đồng bộ, chi tiết, cụ thể nên những vẫn còn nhiều hạn chế trong sự phát triển HTX. Tuy nhiên, theo Dự thảo nghi định về quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã (2017), vốn điều lệ thực có tối thiểu phải có tại thời điểm thành lập Quỹ hợp tác xã là 100 tỷ đồng, do ngân sách cấp tỉnh cấp và nếu quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã địa phương nào không đủ vốn điều lệ tối thiểu theo quy định sẽ thuộc diện phải giải 172
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thể. Như vậy, việc hình thành quỹ hỗ trợ những nếu các tỉnh có điều kiện có khăn không thành lập được quỹ này sẽ làm cho các HTXNN không nhận được nhiều những thuận lợi từ chính sách chung của nhà nước. 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của các chính sách phát triển HTX NN ở Việt Nam Sự phát triển của HTX NN rất cần sự quản lý và hỗ trợ hơn nữa từ Nhà nước bởi họ yếu về vốn, cơ sở vât chất và hiệu quả kinh doanh. Những xã viên tham gia HTX đa số khó khăn về kinh tế, do vậy nhà nước cần có chính sách riêng và thực hiện triệt để hơn đối với HTX trong vay vốn, thuế thu nhập, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực,... Bởi theo như nguyên tắc hoạt động của HTX, tài sản của HTX không được chuyển nhượng và sau khi giải thể sẽ phải để lại cho địa phương quản lý. Nhà nước cần có những quy hoạch đất đai cụ thể cho sự phát triển của HTX ở địa phương để tránh tình trạng các HTX NN không gặp phải những khó khăn trong hoạt động của mình nhất là về mặt bằng và vị trí để tiến hành họp, triển khai các công việc. Nhà nước cần coi HTX NN là công cụ quan trọng trong đảm bảo phát triển cộng đồng, an sinh xã hội, giảm phân hóa giàu nghèo giưa thành thị và nông thôn hơn là khu vực quan trọng của nền kinh tế. HTX là hình thức kinh tế - xã hội cần được ưu tiên phát triển đặc biệt ở những địa phương có hoàn cảnh kinh tế khó khăn như nông thôn, vùng sâu vùng xa và cần được coi là tổ chức phát triển đảm bảo những nhu cầu an sinh xã hội cho những người nghèo. HTX có khả năng thực hiện tốt việc đảm bảo mức sống tối thiểu, tạo công ăn việc làm, ưu đãi và trợ giúp xã hội. Do đó, HTX cần được phát triển theo hướng thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và đáp ứng nhu cầu văn hóa – xã hội của xã viên. Và nhà nước nên thực hiện cơ chế cho phép các HTX được giữ lại khoản thuế thu nhập để lập quỹ phát triển cộng đồng thay vì nộp về ngân sách quốc gia. Nhà nước cần hoàn thiện hơn pháp luật và các chính sách phát triển HTX hướng tới đảm bảo việc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của HTX. Trong luật pháp quy định rõ về vai trò của pháp nhân cũng như tài sản thuộc sở hữu riêng của từng xã viên, bởi nếu số ít xã viên mà chiếm tỷ lệ vốn sở hữu rất lớn trong HTX sẽ dẫn đến những tình trạng tiêu cưc trong các quyết định và sẽ phá vỡ đi những nguyên tắc, mục tiêu hoạt động của HTX. Chính phủ Việt Nam cũng có thể học tập kinh nghiệm phát triển HTX ở Ấn Độ với việc thành lập công ty quốc gia phát triển HTX nhằm triển khai các dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và các mặt hàng khác đồng thời thực hiện các dự án về phát triển những vùng nông thôn còn lạc hậu. Bên cạnh đó, nhà nước cũng triển khai nhiều biện pháp khác nhau để tạo thuận lợi cho HTX phát triển như xúc tiến xuất khẩu, thiết lập mạng lưới thông tin hai chiều từ những người nghèo nông thôn với các tổ chức HTX; thúc đẩy sự liên kết giữa các HTX trong hoạt động sản xuất và bao tiêu sản phẩm nhằm tránh những thiệt hại không đáng có cho người nông dân. Cuối cùng, nhà nước cần bảo đảm địa vị pháp lý và điều kiện sản xuất kinh doanh của HTX NN bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, nhà nước cũng rất cần bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của HTX NN theo quy định của pháp luật (nhất là những quy định, chính sách riêng đối với HTX). Theo cơ chế thị trường như hiện nay, nhà nước không nên can thiệp vào công việc quản lý nội bộ và hoạt động hợp pháp của HTX NN mà nên tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lương Xuân Quỳ - PGS. TS Nguyễn Thế Nhã, Đổi mới tổ chức quản lý hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1999. [2] Nguyễn Hữu Tiến, Tổ chức hợp tác xã ở một số nước châu Á, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996. [3] Quốc hội Việt Nam, Luật hợp tác xã năm 1996, 3003. [4] Thủ tướng chính phủ, Nghị định 88/2005/NĐ – CP ngày 11/7/2005 của chính phủ về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã. 173
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2