intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chớ coi thường những cơn đau lưng

Chia sẻ: Xu Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

134
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Căn bệnh này đang không ngừng gia tăng trong khi chi phí điều trị rất tốn kém. Cơn đau lưng có thể biến mất trong vài ngày, nhưng cũng có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề và gây tàn phế. Đau thắt lưng là tình trạng đau ở vị trí 1/3 dưới của lưng. Người bệnh có thể bị đau khu trú một nơi ở giữa cột sống hoặc các điểm cạnh cột sống thắt lưng. Đau nhiều khi lan tỏa sang hai bên. Đau thắt lưng gồm nhiều loại như đau cấp tính, tái phát và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chớ coi thường những cơn đau lưng

  1. Chớ coi thường những cơn đau lưng
  2. Căn bệnh này đang không ngừng gia tăng trong khi chi phí điều trị rất tốn kém. Cơn đau lưng có thể biến mất trong vài ngày, nhưng cũng có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề và gây tàn phế. Đau thắt lưng là tình trạng đau ở vị trí 1/3 dưới của lưng. Người bệnh có thể bị đau khu trú một nơi ở giữa cột sống hoặc các điểm cạnh cột sống thắt lưng. Đau nhiều khi lan tỏa sang hai bên. Đau thắt lưng gồm nhiều loại như đau cấp tính, tái phát và mạn tính. Đau thắt lưng cấp tính xảy ra đột ngột, dần dần hoặc dữ dội sau khi khiêng, nhấc vật nặng trong tư thế cúi lưng hay các tư thế sai khác, dù là làm việc nhẹ trong văn phòng. Sau giai đoạn cấp tính, bệnh nhân sẽ hết đau hoặc diễn biến thành đau mạn tính. Khi tình trạng đau thắt lưng kéo dài trên 2 tháng thì được coi như mạn tính. Khoảng 10-15% bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính phát từ những cơn đau cấp tính không được điều trị kịp thời. Đau thần kinh tọa là một biến chứng trầm trọng của đau thắt lưng, đa số xảy ra do thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Bệnh nhân đi lại khó khăn, thắt lưng bị vẹo sang bên, có khi đau không chịu nổi phải bò lết, thậm chí có thể gây liệt chi dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng cấp, tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh xuất hiện. 90% đau thắt lưng cấp ở người trẻ tuổi có nguyên nhân từ đĩa sống, do chấn động cơ học khi thực hiện một động tác gắng sức hay sai tư thế. Chấn thương có thể rất nhẹ nên bệnh nhân không nhận biết. Đối với người lớn
  3. tuổi, tình trạng lún đốt sống do loãng xương là nguyên nhân thường gặp, nhưng phổ biến nhất là do chấn thương (do nghề nghiệp, khi chơi thể thao, tai nạn…), hoặc những tác động trong quá trình lão hóa của cơ thể. Bệnh đặc biệt phổ biến ở nhân viên văn phòng, tài xế, phi công, giáo viên, thợ may - những nghề nghiệp đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng khom lưng trong thời gian dài. Khi cột sống bị tổn thương, các khối cơ phải kiêm luôn cả việc chống đỡ cho cột sống. Nếu việc “kiêm nhiệm” này kéo dài, các khối cơ chống đỡ vùng thắt lưng sẽ suy yếu, khiến tư thế bị “đổ” xuống. Tư thế trên nếu duy trì trong thời gian dài sẽ làm giãn các dây chằng và mô mềm vùng thắt lưng, cơn đau xuất hiện. Đặc biệt, nếu không chú ý điều chỉnh tư thế xấu, lâu ngày sẽ làm biến dạng các đốt sống, lúc ấy đau sẽ xuất hiện thường xuyên và khó đáp ứng với các liệu pháp điều trị. Đau thắt lưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh thực thể, dẫn đến những biến chứng như: liệt thần kinh, teo cơ bắp chuối hay nhóm cơ trước ngoài của cẳng chân, loét da do mất cảm giác vùng thần kinh tổn thương, đau nhiều hay đau dai dẳng, có thể gây tàn phế. Vì vậy, việc phòng bệnh và điều trị đúng cách đau thắt lưng là vấn đề rất quan trọng.
  4. Phương pháp phòng ngừa chủ yếu là chú ý giữ tư thế đúng khi sinh hoạt, lao động; đặc biệt là phải biết duy trì độ cong sinh lý của vùng thắt lưng khi ngồi, đứng trong thời gian dài. Khi nào nên nghĩ đến phẫu thuật khớp Về điều trị, bệnh đau lưng cấp đa số có nguồn gốc cơ học (do làm việc sai tư thế), do đó hơn 90% các trường hợp đau lưng cấp tính chỉ cần điều trị bảo tồn đúng đắn là có thể sớm phục hồi. Đó là điều trị không phẫu thuật: chủ yếu là nghỉ ngơi và điều chỉnh tư thế trong khoảng 3 tháng. Bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc để giảm đau tạm thời. Ưu điểm của việc dùng thuốc thường cho kết quả nhanh, hiệu quả, thích hợp với những bệnh nhân có các cơn đau trầm trọng và không thể sắp xếp thời gian nghỉ ngơi. Với ưu điểm giảm đau nhanh, các thuốc kháng viêm và giảm đau thường được bác sĩ chỉ định đối với các cơn đau nhanh. Tuy nhiên, cần lưu ý, phần lớn những thuốc giảm đau kháng viêm thường gây các biến chứng trên dạ dày (viêm, xuất huyết, thủng), ngoại trừ một vài thuốc mới sau này như Meloxicam, Etodolac, Celecoxib đã giảm bớt được các nguy cơ trên. Với liều dùng thay đổi tùy loại thuốc, hầu hết các thuốc mới này chỉ cần uống 1 lần/ngày.
  5. Nếu điều trị bằng thuốc không mang lại kết quả cao, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị tiếp theo, trong đó phẫu thuật khớp là một phương án có thể giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2