intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chợ Hàng Bè – chợ của người Kẻ Chợ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nằm ngay cạnh Hồ Gươm, với người dân phố cổ, chợ Hàng Bè gắn bó, thân thiết với họ cả trăm năm nay và vô hình chung nó đã trở thành một không gian văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Hà Nội với hàng trăm di tích văn hóa đã tạo nên một Thăng Long ngàn năm văn hiến. Với những người dân phố cổ, chợ là một phần trong cuộc sống của họ, cũng là một trong những di sản mang đậm nét văn hóa của người Kẻ Chợ. Hàng Bè là một trong những ngôi chợ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chợ Hàng Bè – chợ của người Kẻ Chợ

  1. Chợ Hàng Bè – chợ của người Kẻ Chợ Nằm ngay cạnh Hồ Gươm, với người dân phố cổ, chợ Hàng Bè gắn bó, thân thiết với họ cả trăm năm nay và vô hình chung nó đã trở thành một không gian văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Hà Nội với hàng trăm di tích văn hóa đã tạo nên một Thăng Long ngàn năm văn hiến. Với những người dân phố cổ, chợ là một phần trong cuộc sống của họ, cũng là một trong những di sản mang đậm nét văn hóa của người Kẻ Chợ. Hàng Bè là một trong những ngôi chợ đã gắn bó với người dân phố cổ cả trăm năm nay. Trải qua bao lần đổi thay, nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Hà Nội. Với người Kẻ Chợ – Thăng Long, chợ Hàng Bè còn là nơi sinh hoạt, giao lưu, là một không gian văn hóa của những người dân sống trong phố cổ…
  2. Nét văn hóa trong sinh hoạt của người dân phố cổ Phố Hàng Bè xưa kia là một phần của đê sông Hồng cũ, thuộc thôn Nam Hoa, tổng Hữu Túc. Sau đó thôn Nam Hoa đổi tên thành Nam Phố và tổng Hữu Túc cũng đổi tên là tổng Đông Thọ. Khi dòng chảy còn ở sát chân đê, các bè gỗ nứa lá song mây, những vật liệu làm nhà từ miền ngược trở về áp vào đây bán. Do đó khúc đê này có tên là Hàng Bè, chợ trên đê là chợ Hàng Bè. Khi cát bồi đưa sông dần ra xa, đê trở thành phố và chợ Hàng Bè nằm gọn trong phố cổ. Theo lẽ thường, hễ cứ chỗ nào đông dân cư sinh sống, ấy sẽ là nơi có chợ. Nhìn vào chợ, người ta sẽ biết được đời sống của người dân nơi ấy ra sao. Ở Kẻ Chợ xưa – Thăng Long, Hà Nội nay, chợ luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người dân. Nói thế có người sẽ bảo, ở đâu mà chả có chợ, không cứ gì ở Hà Nội… Ấy thế nhưng với người Hà Nội – Kẻ Chợ, chợ Hàng Bè không chỉ đơn thuần là nơi mua bán đồ ăn, thức uống, những vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Chợ là nơi người ta đến mà có lúc chẳng cần phải mua bán gì, những lúc ấy, chợ chính là nơi gặp gỡ, giao lưu, là nơi… giải trí, là một nét văn hóa trong sinh hoạt của người dân phố cổ. Nếu kể đến những chợ chính, chợ lâu đời ở phố cổ Hà Nội thì chỉ có 3 chợ là chợ Đồng Xuân, chợ Hôm và chợ Cửa Nam. Chợ với đúng ý nghĩa của nó, có cầu quán, có cửa hàng, họp theo đúng giờ giấc,… Nằm ngay cạnh Hồ Gươm, với người dân phố cổ, chợ Hàng Bè gắn bó, thân thiết với họ cả trăm năm nay và vô hình chung nó đã trở thành một không gian văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Xét về một khía cạnh nào đó, nó cũng phản ánh được một phần cuộc sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống truyền thống của người dân nơi đây. Chợ Hàng Bè luôn nổi tiếng với đồ ăn ngon, đồ khô, gia vị, rau quả, thịt cá tươi không chỉ ở Hà Nội mà còn quy tụ ở nhiều vùng miền trên cả nước… Với những bà, những chị yêu nội trợ, đây quả là một thiên đường phục vụ các mặt hàng cho họ trổ tài nấu nướng. Không những thế, chợ còn có rất nhiều hàng quà bánh đặc sản để phục vụ ngay tại chỗ cho những thực khách ưa ẩm thực phố phường… Với những cô gái hơi vụng về trong khâu nấu nướng, chợ cũng có đủ các đồ làm sẵn, nóng hổi phục vụ tận tình.
  3. Chị Thanh Trúc, nhà ở phố Hàng Bồ tâm sự: “Nhà tôi ở gần chợ Hàng Bè. Từ đời ông bà, cha mẹ tôi có thói quen đi chợ Hàng Bè, và cho đến bây giờ vẫn giữ nếp sinh hoạt này. Mọi người có thói quen mua sắm đồ ăn thức uống cũng như đồ lặt vặt trong gia đình ở chợ. Ở giữa phố mà có một cái chợ bán đầy đủ mọi thứ cần thiết cho cuộc sống như thế này rất thích…” Tuy nằm hẳn trong con phố Gia Ngư và nối liền với chợ Gia Ngư, thông qua ngõ Cầu Gỗ, nhưng, theo thói quen người ta vẫn thường gọi chung là chợ Hàng Bè. Có lẽ chẳng có chợ nào trong phố cổ mà lại “nghiễm nhiên” nằm gọn dưới lòng đường và cả phố phải “nhường” không gian cho chợ như vậy. Sẽ có một dự án bảo tồn? Đã trải qua cả thế kỷ, nhưng Hàng Bè vẫn giữ nếp họp chợ như những ngày đầu mở chợ. Sáng sáng lều lán, hàng quán được dựng lên, tối đến người ta lại thu hết cả về, chẳng hàng quán nào xây dựng kiên cố, hay có cửa hàng riêng độc lập. Mỗi người một khoảnh, rồi tự quy định với nhau, không xâm phạm, chẳng bao giờ thấy cãi vã vì chị hàng khô tranh đất bán hàng với chị hàng cá, những chị bán rau, dưa, cải bắp thì chọn cho mình một mảnh vỉa hè, … Cứ như thế, thậm chí cũng chẳng ai nghĩ muốn phải mở rộng buôn bán, mở cửa hàng to cả, chỉ một cái sạp hàng be bé là đủ. Cũng có điều thật lạ, chợ họp trong lòng phố, thế nhưng đôi lúc người ta như bắt gặp những hình ảnh của một phiên chợ quê, những ông già, bà cả, những cô gái bán hàng mộc mạc, giản dị, với những món hàng mang chút hương vị quê mùa khiến ta cứ nghĩ rằng khung cảnh ấy đang ở một phiên chợ xa nào đó ở một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Ông Hoàng Hải, một người sống cạnh chợ Hàng Bè, là người rất yêu Hà Nội, yêu phố cổ, yêu những nét đặc trưng của cảnh vật, con người phố cổ, tâm sự rằng, chợ Hàng Bè luôn có một chỗ đứng rất thân thiết trong lòng ông. Ông mong muốn rằng, Hà Nội sắp ngàn năm tuổi, chợ Hàng Bè là một trong những nơi tạo nên nét văn hóa sinh hoạt của người dân phố cổ, tạo nên cái hồn của phố, cần phải gìn giữ và bảo tồn…
  4. Ông Hoàng Hải bày tỏ: “Một số nhà nghiên cứu đề xuất, Hà Nội đã bảo tồn một vài ngôi nhà khu phố cổ, như 78 Mã Mây, 38 Hàng Đào, thì cũng cần bảo tồn một con phố nào đó. Theo tôi nghĩ, nếu dự án này thực hiện thì thích hợp nhất chính là phố Hàng Bè. Phố Hàng Bè là nơi mà chúng ta có thể tạo ra một chợ quê, chợ Thăng Long xưa, Kẻ Chợ… và những nhà mặt phố có thể cải tạo lại. Hiện nay, Hà Nội đang có điều kiện cải tạo lại chợ Hàng Bè, bởi vì nhiều chợ lớn cũ ở Hà Nội đã bê tông hóa gần hết, như chợ Hàng Da, chợ Đồng Xuân… Giữa Thăng Long nên giữ một ngôi chợ kiểu Kẻ Chợ, đấy là những hồn phố cổ…” Cũng đúng như mong muốn của ông Hoàng Hải, gần đây, thành phố đã có dự định quy hoạch, xây dựng lại chợ Hàng Bè vừa phục vụ dân sinh, vừa với mục đích phục vụ du lịch. Âu cũng là yêu cầu của thời đại. Mong rằng, dù trong tương lai chợ có phát triển thế nào sẽ vẫn giữ được hồn cốt trong nét sinh hoạt thường ngày với những đặc trưng văn hóa của người Kẻ Chợ…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2