Quản trị ngân hàng & doanh nghiệp<br />
<br />
Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là<br />
tài sản trí tuệ- Cơ hội, thách thức cho<br />
các ngân hàng thương mại Việt Nam<br />
TRẦN THỊ THU HƯỜNG<br />
<br />
Đối với hoạt động tín dụng, tài sản đảm bảo được xem như<br />
“phao cứu sinh” nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng<br />
(NH), đảm bảo NH có thể thu hồi được một phần hoặc toàn<br />
bộ gốc và lãi khi khách hàng không trả được nợ. Trong<br />
những năm gần đây, tài sản trí tuệ (sau đây gọi tắt là IP)<br />
đã trở nên ngày càng quan trọng. IP đã bắt đầu được công<br />
nhận như giá trị thị trường của các công ty giao dịch công<br />
khai. Việc sử dụng IP như là một tài sản đảm bảo để vay<br />
vốn NH chỉ mới xuất hiện và đang được phát triển thời gian<br />
gần đây trên thế giới. IP được xem là giải pháp hiệu quả<br />
đối với các NHTM, qua đó tạo động lực để thúc đẩy sản<br />
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN).<br />
<br />
Từ khóa: Tài sản trí tuệ, cho vay<br />
dựa trên tài sản trí tuệ, tín dụng<br />
ngân hàng<br />
1. Những vấn đề chung về tài<br />
sản trí tuệ<br />
IP được hiểu là những thành quả<br />
do trí tuệ con người tạo ra thông<br />
qua hoạt động sáng tạo được<br />
thừa nhận là tài sản. Giống như<br />
các loại tài sản vật chất khác như<br />
động sản hay bất động sản, IP<br />
có thể được mua, bán, cho phép<br />
sử dụng, trao đổi hoặc biếu tặng.<br />
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa<br />
IP và các loại tài sản vật chất, đó<br />
chính là tính vô hình của IP.<br />
Theo Tổ chức IP Thế giới (World<br />
Intellectual Property Orgnization-<br />
<br />
46<br />
<br />
WIPO) năm 2013, khái niệm IP<br />
được định nghĩa để chỉ những<br />
sáng tạo của trí tuệ như: Các phát<br />
minh sáng chế, tác phẩm văn học,<br />
nghệ thuật và biểu tượng, tên,<br />
hình ảnh và thiết kế dùng trong<br />
thương mại.<br />
IP là bí quyết riêng có, vô hình,<br />
độc quyền của DN, thường là yếu<br />
tố cốt lõi tạo nên giá trị DN, và<br />
các loại IP phổ biến nhất là bằng<br />
sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu,<br />
bí mật kinh doanh và thiết kế bố<br />
trí mạch tích hợp bán dẫn.<br />
Với luật pháp đã ban hành của<br />
nước ta có liên quan đến tài sản<br />
và quyền tài sản, cụ thể về IP,<br />
quyền sở hữu trí tuệ gồm có các<br />
bộ luật: Bộ luật Dân sự năm<br />
<br />
2005 ban hành ngày 14/6/2005,<br />
Luật Sở hữu Trí tuệ (SHTT) số<br />
50/2005/QH11 ban hành ngày<br />
29/11/2005, Luật sửa đổi bổ sung<br />
một số điều của Luật SHTT số<br />
36/2009/QH12 ban hành ngày<br />
19/6/2009 và các văn bản luật<br />
liên quan khác, thì cho tới thời<br />
điểm này chưa có một điều luật<br />
nào nhằm giải thích từ ngữ hoặc<br />
định nghĩa chính xác cho cụm<br />
từ tài sản trí tuệ. Đối tượng quan<br />
tâm chính là quyền sở hữu trí<br />
tuệ, cũng như các đối tượng của<br />
quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó,<br />
các đối tượng này được quy định<br />
tại Điều 3 Luật sửa đổi bổ sung<br />
một số điều của Luật SHTT số<br />
36/2009/QH12 ban hành ngày<br />
19/6/2009 bao gồm ba nhóm:<br />
(1) Quyền tác giả và quyền liên<br />
quan<br />
+ Quyền tác giả: Quyền tác giả<br />
(hay còn gọi là bản quyền) là<br />
một thuật ngữ pháp lý mô tả<br />
quyền lợi của người sáng tác ra<br />
các tác phẩm văn học, nghệ thuật<br />
và khoa học được thể hiện dưới<br />
dạng hữu hình, trong đó bao gồm<br />
quyền tái bản, in ấn và trình diễn<br />
trưng bày tác phẩm của mình<br />
trước công chúng.<br />
+ Quyền liên quan: Đó là quyền<br />
của tổ chức, cá nhân đối với các<br />
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi<br />
SOÁ 170 - THAÙNG 7.2016<br />
<br />
hình và chương trình phát sóng,<br />
tín hiệu vệ tinh mang tính chương<br />
trình được mã hóa.<br />
(2) Quyền sở hữu công nghiệp:<br />
Theo Luật SHTT 2005, quyền<br />
sở hữu công nghiệp là quyền của<br />
các tổ chức, cá nhân đối với bằng<br />
sáng chế- các sáng chế/sự sáng<br />
tạo được pháp luật bảo hộ; nhãn<br />
hiệu hàng hóa/ nhãn hiệu dịch vụtừ, cụm từ và biểu tượng dùng để<br />
nhận diện hoặc phân biệt hàng<br />
hóa, dịch vụ; bí mật kinh doanh<br />
như các thông tin độc quyền được<br />
giữ bí mật; thiết kế bố trí mạch<br />
tích hợp như thiết kế bố trí ba<br />
chiều của chip máy tính.<br />
(3) Quyền đối với giống cây<br />
trồng: Giống cây trồng và vật<br />
liệu nhân giống đã trở thành đối<br />
tượng của quyền SHTT được bảo<br />
vệ theo Công ước bảo vệ giống<br />
cây trồng năm 1961. Theo Luật<br />
SHTT, quyền đối với cây trồng<br />
là quyền của tổ chức, cá nhân đối<br />
với giống cây trồng mới do chính<br />
mình chọn hoặc phát triển hoặc<br />
được hưởng quyền sở hữu.<br />
Tuy nhiên, ở một số tài liệu nước<br />
ngoài, chúng ta có thể thu thập<br />
được những khái niệm được định<br />
<br />
nghĩa một cách cụ thể, trực tiếp<br />
đến IP hơn. Theo WIPO năm<br />
2013, tài sản trí tuệ được chia<br />
thành hai loại:<br />
- Sở hữu công nghiệp bao gồm<br />
bằng sáng chế, phát minh, nhãn<br />
hiệu, thiết kế công nghiệp, chỉ<br />
dẫn địa lý.<br />
- Bản quyền bao gồm tác phẩm<br />
văn học và nghệ thuật như tiểu<br />
thuyết, các bài thơ, kịch, phim,<br />
tác phẩm âm nhạc, tác phẩm nghệ<br />
thuật như tranh vẽ, ảnh, tác phẩm<br />
điêu khắc và thiết kế kiến trúc.<br />
2. Lợi ích từ việc cho vay đảm<br />
bảo bằng tài sản trí tuệ<br />
Thứ nhất, giúp doanh nghiệp tiếp<br />
cận được nguồn vốn vay<br />
Nguồn tài trợ truyền thống từ<br />
ngân hàng hiếm khi đến được với<br />
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu<br />
tiếp cận được, những công ty này<br />
phải chấp nhận vay với giá cao,<br />
do ít có tài sản cố định có giá trị,<br />
nhất là công ty khởi nghiệp. Vì<br />
thế, sử dụng IP như một loại tài<br />
sản thế chấp cho các khoản vay<br />
NH có thể là giải pháp tìm vốn<br />
thay thế.<br />
Với các doanh nghiệp mới khởi<br />
<br />
Hình 1. Cơ cấu IP theo giá trị thị trường của 500 công ty S&P<br />
<br />
Nguồn: Ocean Tomo<br />
<br />
THAÙNG 7.2016 - SOÁ 170<br />
<br />
nghiệp, IP thường là tài sản chính<br />
và có giá trị cao nhất của bên vay.<br />
Theo số liệu thống kê về cơ cấu<br />
tài sản theo giá trị thị trường của<br />
500 công ty S&P, tài sản IP tăng<br />
nhanh qua từng năm.<br />
Theo Hình 1, năm 1975, tài sản<br />
vô hình của nhóm công ty là<br />
17%, hữu hình 83%. Đến năm<br />
2010, tài sản vô hình tăng lên<br />
80%, trong khi tài sản hữu hình<br />
chỉ còn lại 20% và ước tính tháng<br />
01/2015, tài sản vô hình đã tăng<br />
lên 84%, trong kho tài sản hữu<br />
hình chỉ còn lại 16%. Như vậy,<br />
việc mở rộng cho vay thế chấp<br />
theo tài sản vô hình là xu hướng<br />
tất yếu mà NH sẽ thực hiện.<br />
Trên thực tế các nước có nền kinh<br />
tế thị trường phát triển, giá trị của<br />
doanh nghiệp ngày càng chiếm<br />
tỷ lệ lớn các IP. Trong danh<br />
sách 100 thương hiệu mạnh nhất<br />
thế giới năm 2002 do tuần báo<br />
Business Hoa kỳ công bố, nhãn<br />
hiệu Coca- Cola được định giá<br />
tới 69,6 tỷ USD, Microsoft 64 tỷ<br />
USD, INM 51,1 tỷ USD, GE 41,3<br />
tỷ USD, Intel 30,8 tỷ USD, Nokia<br />
29,9 tỷ USD. Còn đối với một<br />
số sản phẩm có tên tuổi ở Việt<br />
Nam, như nhãn hiệu Kem đánh<br />
răng P/S được chuyển nhượng<br />
với giá 7,5 triệu USD, kem đánh<br />
răng Dạ Lan 2,5 triệu USD. Sự<br />
gia tăng IP trong tổng giá trị sổ<br />
sách đồng nghĩa với việc giảm<br />
giá trị của các loại tài sản hữu<br />
hình. Điều này phù hợp với định<br />
hướng chuyển dịch từ nền kinh tế<br />
dựa trên sản xuất sang nền kinh tế<br />
dựa trên tri thức toàn thế giới. Do<br />
đó, dần dần các tài sản khác sẽ bị<br />
thay thế bởi tài sản vô hình nói<br />
chung và IP nói riêng, dẫn tới tất<br />
yếu việc chuyển dịch thị trường<br />
<br />
47<br />
<br />
vay có bảo đảm bằng các tài sản<br />
thông thường khác sang cho vay<br />
có bảo đảm bằng IP.<br />
Những năm gần đây, những<br />
người cho vay nợ đã tăng sự quan<br />
tâm đối với IP. Nghiên cứu của<br />
Bruce, Emma và Candice (2014)<br />
chỉ ra rằng tại thị trường chứng<br />
khoán bằng sáng chế của Mỹ,<br />
đã có 16% tài sản loại này được<br />
sử dụng làm tài sản đảm bảo.<br />
Tuy vậy, thị trường cho loại tài<br />
sản này được phục vụ chủ yếu<br />
bởi một số nhà cho vay đặc biệt,<br />
chưa phổ biến, nhưng tín hiệu<br />
cho thấy một số NH truyền thống<br />
và công ty tài chính đang dần<br />
nóng lên với chiến lược tài chính<br />
này (Bruce, Emma và Candice,<br />
2014). Cùng với sự gia tăng giá<br />
trị sổ sách của IP trong tổng giá<br />
trị doanh nghiệp, việc sử dụng<br />
IP làm tài sản đảm bảo sẽ là một<br />
nguồn mới để thu hút được nhiều<br />
vốn hơn.<br />
Thứ hai, cải thiện sự cân bằng<br />
giữa rủi ro và lợi nhuận<br />
Maria Loumioti (2011) đã tiến<br />
hành nghiên cứu về vấn đề sử<br />
dụng IP làm tài sản đảm bảo,<br />
trong đó, ông có đặt ra một giả<br />
thiết về hiệu suất cho vay của<br />
IP khi sử dụng làm tài sản đảm<br />
bảo. Ông sử dụng mô hình hồi<br />
quy bình phương nhỏ nhất với<br />
biến phụ thuộc là hiệu suất vay<br />
trong suốt thời gian của khoản<br />
vay, biến độc lập thứ nhất là chỉ<br />
số sự tụt hạng mức xếp hạng<br />
tín dụng tác giả trích xuất từ dữ<br />
liệu của S&P 500 hoặc Moody’s<br />
đối với độ dài thời gian khoản<br />
vay, có điều chỉnh kì hạn vay.<br />
Biến độc lập thứ hai là chỉ số<br />
về số lần vi phạm giao ước bảo<br />
đảm trong suốt thời gian khoản<br />
<br />
48<br />
<br />
vay từ dữ liệu của Nini, Smith<br />
và Sufi, điều chỉnh kì hạn vay.<br />
Biến độc lập thứ ba là chỉ số số<br />
năm mà Z-score của khoản vay<br />
(Z-Score) giảm xuống dưới 0,3<br />
(tức là Z-score trung bình trong<br />
hai kì thấp nhất trong thời gian<br />
1996- 2010), điều chỉnh kỳ hạn<br />
vay. Kết quả của mô hình này chỉ<br />
ra rằng thế chấp một khoản vay<br />
bằng IP không làm suy giảm xếp<br />
hạng tín dụng. Sử dụng chỉ số<br />
Z-score của khoản vay, chỉ số sự<br />
tụt hạng xếp hạng tín dụng, hoặc<br />
chỉ số vi phạm giao ước như các<br />
biến độc lập ước tính cho hiệu<br />
suất cho vay cho thấy không có<br />
sự khác biệt đáng kể giữa các<br />
khoản cho vay có bảo đảm bằng<br />
hữu hình và tài sản vô hình bao<br />
gồm các khoản cho vay thế chấp.<br />
Thêm vào đó, sử dụng tỷ lệ phá<br />
sản như một biến ước lượng hiệu<br />
suất cho vay thấy rằng khả năng<br />
nộp đơn xin phá sản của trường<br />
hợp sử dụng IP làm tài sản bảo<br />
đảm thấp hơn 4% so với trường<br />
hợp sử dụng các tài sản khác. Do<br />
đó, đây là một bằng chứng thiết<br />
thực cho việc sử dụng IP làm tài<br />
sản đảm bảo thì không rủi ro hơn<br />
so với các tài sản đảm bảo thông<br />
thường khác.<br />
Thứ ba, giảm khả năng bị mất<br />
vốn<br />
IP khi sử dụng như một tài sản<br />
bổ sung cho khoản vay giúp làm<br />
giảm rủi ro bị xiết nợ, qua đó cải<br />
thiện hồ sơ tín dụng tổng thể, gia<br />
tăng khả năng vay nợ của người<br />
đi vay, và có thể làm giảm lãi<br />
suất yêu cầu của người cho vay.<br />
Trên thực tế, các ngân hàng nói<br />
chung không xem xét IP như một<br />
tài sản mà có thể được sử dụng<br />
như tài sản thế chấp, nhưng họ<br />
<br />
vẫn sẽ đưa nó vào trong các quyết<br />
định cho vay của mình và sẽ tìm<br />
cách kiểm soát nó, làm cho nó<br />
trở thành một phần của “mạng<br />
lưới bảo đảm» của khoản vay. Sử<br />
dụng IP như một tài sản bổ sung<br />
của giao dịch cho vay thì dễ dàng<br />
hơn là sử dụng chính nó để bảo<br />
đảm cho khoản vay.<br />
Đối với các khoản vay có tài sản<br />
bảo đảm thông thường, người cho<br />
vay quan tâm đến các tài sản vật<br />
chất thông thường để sử dụng cho<br />
bảo đảm, chẳng hạn như hàng<br />
tồn kho, máy móc, hay bất động<br />
sản, trong việc xác định quy mô<br />
khoản vay và các điều khoản.<br />
Bên đi vay cung cấp những lợi<br />
ích bí mật các tài sản này để cho<br />
vay thế chấp đối với khoản vay.<br />
Và cho vay sử dụng IP làm tài<br />
sản bảo đảm thì cũng tương tự<br />
như các khoản vay có tài sản đảm<br />
bảo là tài sản hữu hình. Rõ ràng<br />
khi sử dụng tài sản trí tuệ là tài<br />
sản bổ sung hay tài sản chính để<br />
đảm bảo khoản vay thì đó đều<br />
được coi là nguồn thu nợ thứ hai<br />
của ngân hàng, ngân hàng có thể<br />
bán đi để giảm thiểu khả năng bị<br />
mất vốn.<br />
Thứ tư, tài sản trí tuệ giúp cung<br />
cấp vốn nhanh chóng trở lại vào<br />
nghiên cứu và phát triển<br />
Sử dụng IP là tài sản thế chấp<br />
giúp tăng đòn bẩy tài chính. Điều<br />
này xảy ra bởi vì, hiện nay, nhiều<br />
dòng tiền bản quyền được thu<br />
về một lần duy nhất chứ không<br />
phải trả dần qua từng năm. Khoản<br />
tiền trọn gói nhận được này sau<br />
đó có thể được dùng đầu tư vào<br />
các dự án trong tương lai, hoặc<br />
dự án hiện tại mà có lợi nhuận<br />
cao hơn so với chi phí tài chính.<br />
Bằng cách đảm bảo các IP từ các<br />
SOÁ 170 - THAÙNG 7.2016<br />
<br />
nghiên cứu và phát triển đã thành<br />
công trước đó để vay vốn, các<br />
doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có<br />
nguồn vốn này để tiếp tục đầu tư<br />
vào nghiên cứu và phát triển, với<br />
điều kiện họ có khả năng chuyển<br />
đổi các nghiên cứu và phát triển<br />
trở thành những tài sản thực sự<br />
như bằng sáng chế, nhãn hiệu,<br />
bản quyền mà có khả năng đảm<br />
bảo vay vốn.<br />
3. Rủi ro của việc sử dụng tài<br />
sản trí tuệ làm tài sản đảm bảo<br />
<br />
lai, thay vì định giá dựa trên giá<br />
trị thị trường như các loại tài sản<br />
khác. Thêm vào đó, đối thủ cạnh<br />
tranh có thể tấn công vào IP được<br />
bảo hộ làm mất đòn bẩy thực thi<br />
quyền của chủ sở hữu IP hoặc thị<br />
trường có thể nhận định giá trị sử<br />
dụng mà IP mang lại là rất nhỏ.<br />
Đây chính là lý do tại sao các nhà<br />
đầu tư tiềm năng và NH chưa sẵn<br />
sàng đầu tư vào IP.<br />
Trên thực tế hiện nay có 3<br />
phương pháp định giá tài sản.<br />
Tuy nhiên với cả 3 phương pháp<br />
<br />
hiện li-xăng một quyền sở hữu<br />
trí tuệ cụ thể. Tuy nhiên, nhược<br />
điểm của phương pháp này khi<br />
áp dụng ở Việt Nam chính là sự<br />
phức tạp của nó. Ví dụ như việc<br />
xây dựng mô hình định giá không<br />
phù hợp, không phản ánh đúng<br />
thực tế hoặc có ý kiến chủ quan<br />
của người định giá khi đưa ra các<br />
con số dự đoán hoặc khi dữ liệu<br />
đầu vào không đúng thì kết quả<br />
đầu ra sẽ không chính xác…<br />
- Phương pháp dựa vào chi phí:<br />
Phương pháp này được sử dụng<br />
<br />
R<br />
<br />
ất khó định giá tài sản trí tuệ (IP) do IP thường là tài sản đứng một mình, không có tài sản tương<br />
đương trên thị trường, do vậy cũng rất khó xác định được tỷ lệ chiết khấu cho vay đối với IP. Thông<br />
thường, các nhà đầu tư vào IP nhắm đến thu nhập kỳ vọng trong tương lai, thay vì định giá dựa trên giá<br />
trị thị trường như các loại tài sản khác. Thêm vào đó, đối thủ cạnh tranh có thể tấn công vào IP được bảo<br />
hộ làm mất đòn bẩy thực thi quyền của chủ sở hữu IP hoặc thị trường có thể nhận định giá trị sử dụng<br />
mà IP mang lại là rất nhỏ. Đây chính là lý do tại sao các nhà đầu tư tiềm năng và ngân hàng chưa sẵn<br />
sàng đầu tư vào IP vì họ biết không rõ về cách thức thị trường sẽ phản ứng với các tài sản trong tương lai.<br />
<br />
Thứ nhất, về vấn đề định giá tài<br />
sản trí tuệ<br />
Rất khó định giá IP do IP thường<br />
là tài sản đứng một mình, không<br />
có tài sản tương đương trên thị<br />
trường, do vậy cũng rất khó xác<br />
định được tỷ lệ chiết khấu đối<br />
với IP. Điều này sẽ là trở ngại<br />
lớn nhất của các NHTM Việt<br />
Nam. Hiện nay các NHTM Việt<br />
Nam đang cho vay dựa trên việc<br />
định giá tài sản đảm bảo làm căn<br />
cứ xác định mức cho vay. Nếu<br />
không xác định được giá trị tài<br />
sản đảm bảo thì các NH sẽ không<br />
có căn cứ để xác định được giới<br />
hạn cho vay tối đa theo giá trị<br />
tài sản đảm bảo. Thông thường,<br />
các nhà đầu tư vào IP nhắm đến<br />
thu nhập kỳ vọng trong tương<br />
THAÙNG 7.2016 - SOÁ 170<br />
<br />
định giá này đều có nhược điểm<br />
và việc áp dụng các phương pháp<br />
này ở Việt Nam hiện nay có thể<br />
đem lại kết quả không chính xác<br />
về giá trị tài sản bảo đảm. Cụ thể<br />
như sau:<br />
- Phương pháp dựa vào thu nhập:<br />
Phương pháp này tập trung vào<br />
nguồn thu nhập ước tính mà chủ<br />
thể quyền sở hữu trí tuệ mong<br />
muốn nhận được trong thời gian<br />
hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệ.<br />
Vì vậy, phương pháp này sử dụng<br />
khấu hao tiền mặt để tạo ra giá<br />
trị hiện tại cho nguồn thu nhập<br />
trong tương lai. Có thể ước tính<br />
được thu nhập khi nhìn vào số<br />
tiền mà doanh nghiệp thu được từ<br />
li-xăng1 nếu doanh nghiệp thực<br />
1<br />
<br />
Li- xăng có nguồn gốc từ một danh<br />
<br />
để ước tính các lợi ích trong<br />
tương lai của IP bằng cách tính<br />
số tiền cần để thay thế IP được<br />
đề cập. Nhược điểm của phương<br />
pháp này chính là cơ hội dẫn<br />
đến kết quả nhầm lẫn cao. Sở dĩ<br />
như vậy là do trong hầu hết các<br />
trường hợp, chi phí liên quan đến<br />
phát triển một thứ gì đó không<br />
nhất thiết liên quan trực tiếp đến<br />
giá trị của nó. Điều này đặc biệt<br />
đúng trong hoạt động nghiên cứu<br />
và triển khai đối với IP ở Việt<br />
Nam.<br />
từ La-tinh là licentia, nghĩa là việc tổ<br />
chức, cá nhân nắm độc quyền sử<br />
dụng một đối tượng sở hữu trí tuệ<br />
(Bên chuyển quyền sử dụng- thường<br />
được gọi là bên giao) cho phép tổ<br />
chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận<br />
quyền sử dụng- thường được gọi là<br />
Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu<br />
trí tuệ đó.<br />
<br />
49<br />
<br />
- Phương pháp dựa vào thị<br />
trường: Phương pháp này dựa<br />
vào việc bên thứ ba sẵn sàng chi<br />
để mua hoặc thuê tài sản. Phương<br />
pháp này cũng có thể được sử<br />
dụng bổ sung cho phương pháp<br />
thu nhập. Một số doanh nghiệp<br />
coi đây là phương pháp tốt nhất<br />
vì tính đơn giản và khả năng sử<br />
dụng thông tin thị trường. Tuy<br />
nhiên nhược điểm của phương<br />
pháp này là không cung cấp được<br />
thông tin về cách xử lý các đặc<br />
điểm riêng biệt của từng giao<br />
dịch cụ thể.<br />
Như vậy, với mỗi phương pháp<br />
khác nhau có thể đưa ra kết quả<br />
giá trị của cùng một IP khác<br />
nhau. Việc lựa chọn phương pháp<br />
để định giá của các DN tham<br />
gia định giá cũng rất khác nhau,<br />
cùng một loại tài sản nhưng mỗi<br />
nơi có một phương pháp riêng<br />
và thường sẽ cho ra kết quả khác<br />
nhau. Điều đó phần nào cũng<br />
làm giảm uy tín của các tổ chức<br />
định giá đối với khách hàng. Một<br />
khó khăn nữa là những phương<br />
pháp định giá IP không được<br />
công bố rộng rãi trên các phương<br />
tiện tra cứu thông thường, nên<br />
việc hiểu và áp dụng để định giá<br />
IP càng trở nên phức tạp.<br />
Thứ hai, vấn đề duy trì giá trị<br />
của tài sản trí tuệ<br />
Việc duy trì giá trị này khác nhau<br />
đối với các loại tài sản khác nhau<br />
của IP. Điều này đòi hỏi sự am<br />
hiểu của người quản lý và việc<br />
theo dõi sát sao với từng loại hình<br />
IP cũng trở nên phức tạp hơn các<br />
loại tài sản thông thường khác. Ví<br />
dụ, tên thương mại và bằng sáng<br />
chế cần phải được bảo vệ khỏi sự<br />
xâm phạm. Tương tự bất kỳ tài<br />
sản nào khác, việc duy trì để giữ<br />
<br />
50<br />
<br />
nguyên giá trị thường bị bỏ qua<br />
khi một công ty hoạt động kém,<br />
do đó làm mất giá trị của IP.<br />
Một khó khăn khác là sự lỗi thời,<br />
nếu có một sản phẩm mới với<br />
công nghệ mới được đưa vào thị<br />
trường, giá trị của tài sản trí tuệ<br />
kết hợp với các sản phẩm của nó<br />
đang giao dịch trên thị trường<br />
sẽ giảm. Đây là một khó khăn<br />
của việc quản lý giá trị IP. Một<br />
sai lầm thường thấy là nhà đầu<br />
tư thường quá lạc quan vào sản<br />
phẩm, cho đến khi thị trường<br />
đánh giá lại.<br />
Thứ ba, vấn đề giám sát tài sản<br />
trí tuệ<br />
Nhiều vấn đề khác liên quan<br />
đến IP. Chẳng hạn, ai có quyền<br />
sở hữu tài sản? Loại tài sản này<br />
có được bảo hộ hay không? Khi<br />
nào IP đó phát sinh thu nhập? Lộ<br />
trình phát triển kinh doanh mà<br />
người vay đưa ra liệu có phi thực<br />
tế và thiếu khách quan?<br />
Bên cạnh đó vấn đề giám sát<br />
IP, như mã nguồn của các phần<br />
mềm, đôi khi chỉ thay một vài<br />
dòng lệnh trong số ngàn hàng<br />
dòng lệnh cũng đã có thể được<br />
cấp bản quyền khác. Giống như<br />
những khoản cho vay khác ở<br />
ngân hàng, các khoản cho vay IP<br />
này cũng có nợ xấu, một khi ngân<br />
hàng định giá sai.<br />
Thứ tư, tài sản trí tuệ có thể gặp<br />
khó khăn do vấn đề pháp lý<br />
Hai ví dụ điển hình là (1) Rủi ro<br />
về sự xâm phạm quyền sở hữu trí<br />
tuệ và (2) Hết thời hạn bảo hộ.<br />
Rủi ro về sự xâm phạm quyền<br />
sở hữu trí tuệ thường xảy ra với<br />
những sản phẩm mới, khi nó chưa<br />
được biết đến rộng rãi nhưng có<br />
một sản phẩm tương tự nhái lại<br />
trên thị trường đã được tung ra<br />
<br />
trước với giá thấp hơn giá của IP<br />
này. Lúc này khi IP được đưa ra<br />
thị trường muộn hơn, dù được<br />
bảo hộ bởi Nhà nước nhưng cũng<br />
đã giảm mất giá trị hoặc là không<br />
còn giá trị trên thị trường.<br />
Rủi ro về hết thời hạn bảo hộ đối<br />
với IP xảy ra khi người cho vay<br />
không xác định rõ ràng những<br />
đăng kí bảo hộ hoặc gia hạn bảo<br />
hộ của chủ sở hữu IP với các cơ<br />
quan có thẩm quyền liên quan.<br />
Nếu các IP này không còn thời<br />
hạn bảo hộ, thì sẽ khó khăn trong<br />
việc giao dịch, chuyển nhượng<br />
hoặc thanh lý, dẫn tới giảm giá<br />
trị.<br />
4. Giải pháp cho việc sử dụng<br />
tài sản trí tuệ làm tài sản đảm<br />
bảo<br />
Thứ nhất, đối với ngân hàng<br />
Các NH cần chấp nhận nó như<br />
một tài sản có thể bảo đảm cho<br />
vay để mở rộng thị trường và<br />
gián tiếp giúp nâng cao nhận<br />
thức đối với IP. Cán bộ tín dụng<br />
phải có cập nhật nhanh chóng<br />
với thị trường IP, cũng như cách<br />
xác định giá trị IP cho mục đích<br />
đảm bảo cho vay phù hợp với thị<br />
trường cho vay của Việt Nam và<br />
sự an toàn của NH.<br />
Cần bổ trợ kiến thức về thẩm<br />
định tài sản vô hình nói chung<br />
và IP nói riêng cho các cán bộ<br />
tín dụng. IP thường có thị trường<br />
giao dịch rất nhỏ và khá đặc thù.<br />
Theo lẽ thường, với loại giao dịch<br />
này, chỉ cần có bên mua và bên<br />
bán đồng ý thì giao dịch sẽ diễn<br />
ra mà không cần hoạt động định<br />
giá độc lập và chuyên nghiệp.<br />
Tuy nhiên, hoạt động định giá<br />
đối với các NH trước khi quyết<br />
định tài trợ vốn cho DN dựa trên<br />
SOÁ 170 - THAÙNG 7.2016<br />
<br />