intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chơi không chỉ là chơi

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chơi chính là cách giúp trẻ tập dượt, làm quen với cuộc sống sau này. Trẻ sẽ học được rất nhiều điều hữu ích từ các trò chơi… Chơi thì phải say Khi chơi, trẻ như chìm đắm vào một thế giới khác và thường mải mê đến mức quên hết xung quanh. Bởi vậy, nếu bạn đột nhiên làm gián đoạn trò chơi của trẻ thì trẻ rất dễ đổ quạu. Hãy coi trọng việc con chơi và thay vì dùng mệnh lệnh bắt con ngừng chơi ngay bạn nên báo cho con tr¬ước vài phút. Nếu có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chơi không chỉ là chơi

  1. Chơi không chỉ là chơi Chơi chính là cách giúp trẻ tập dượt, làm quen với cuộc sống sau này. Trẻ sẽ học được rất nhiều điều hữu ích từ các trò chơi… Chơi thì phải say Khi chơi, trẻ như chìm đắm vào một thế giới khác và thường mải mê đến mức quên hết xung quanh. Bởi vậy, nếu bạn đột nhiên làm gián đoạn trò chơi của trẻ thì trẻ rất dễ đổ quạu. Hãy coi trọng việc con chơi và thay vì dùng mệnh lệnh bắt con ngừng chơi ngay bạn nên báo cho con tr¬ước vài phút. Nếu có thời gian xếp gọn toà lâu đài đang xây dở lại hay nói vài lời chia tay với búp bê thì khi phải ngồi vào bàn ăn hay lên giư¬ờng đi ngủ trẻ sẽ thoải mái hơn. Nếu khi chơi mà trẻ thiếu say mê, ít tập trung thì mới đáng buồn bởi với tính cách này khi lớn lên trẻ khó có thể trở
  2. thành một người đam mê công việc. Đồ chơi nào hữu ích? Bọn trẻ hoàn toàn có thể tự làm lấy những đồ chơi mình yêu thích từ các vật liệu khác nhau. Với chúng, một chiếc diều tự làm bằng giấy báo có khi còn kỳ diệu hơn chiếc máy bay điều khiển từ xa. Nhưng khi trẻ lớn dần, trí tưởng tượng phát triển hơn thì bản thân đồ chơi không quan trọng bằng cách chơi. Khi ấy trẻ đã biết nghĩ ra kịch bản, biết điều khiển sự kiện và tham gia vào trò chơi một cách tích cực hơn. Hướng con đến việc xây dựng kịch bản trò chơi mà không phụ thuộc vào bản thân đồ chơi chính là cách tốt nhất để phát triển tư duy hình tượng. Bởi vậy vung tiền mua cho con đủ thứ đồ chơi kỹ thuật cao chưa hẳn là khôn ngoan. Chơi phải có bạn Đồ chơi dù nhiều mấy cũng không đủ. Trẻ còn cần có bạn chơi. Nhờ chơi chung, trẻ sẽ thu lượm được nhiều kiến thức mới. Chơi chung với bạn cũng là dạng “bài tập” cho trẻ làm
  3. quen với các mối quan hệ xã hội với nhiều quy tắc, luật lệ, hình thức thưởng phạt... Có thể nói các trò chơi tập thể (từ đánh trận giả cho đến cư¬ớp cờ, trốn tìm…) đều là thứ trường học tuyệt vời để trẻ học được cách tuân thủ các nguyên tắc cũng như cách dung hòa nhu cầu của mình với nhu cầu của mọi người. Một điều quan trọng nữa là trò chơi tập thể sẽ khiến trẻ hiểu ra rằng mình không phải lúc nào cũng là “number one.” ở nhà, trẻ có thể là “cục cưng” luôn được ưu tiên, nhưng khi chơi chung trẻ buộc phải bình đẳng với các bạn, nếu không sẽ bị “hit le.” Chơi mà học Bạn có thể dùng trò chơi để dạy con nhiều điều. Các cách ứng xử khi đi dự đám cưới, đến rạp hát, đến chơi nhà người quen… nếu dùng trò chơi bạn cũng sẽ dạy con hiệu quả hơn nhiều so với răn dạy suông. Đó là chưa kể các trò chơi còn giúp con sửa tật xấu. Chẳng hạn, một trẻ cứng đầu được chơi các trò có nhiều quy tắc nghiêm ngặt sẽ dần quen với việc tôn trọng kỷ luật. Một trẻ dữ tính nếu thường được
  4. vào vai nhân vật hiền lành (trong các trò đóng vai) cũng sẽ học được cách cư xử khoan hòa hơn. Một trẻ nhút nhát cũng có thể trở nên tự tin hơn khi được phân công làm tổ trưởng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2