intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHOLESTEROL : KHI NÀO PHẢI ĐIỀU TRỊ ?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

75
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cholestérol, từ chữ Hy lạp cổ chole (“mật”) và stereos (“rắn”), có tên này là do nó đã được khám phá dưới dạng rắn trong những sỏi mật vào năm 1758 bởi thầy thuốc và nhà hóa học Pháp François Poulletier de la Salle. HÓA HỌC. Phân tử khá phức tạp về phương diện hóa học này, mà công trình nghiên cứu đã mang lại 3 giải Nobel cho các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến nó, là một lipide (do đó nó được xếp vào trong số các chất mỡ) tuyệt đối cần thiết cho cơ thể....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHOLESTEROL : KHI NÀO PHẢI ĐIỀU TRỊ ?

  1. CHOLESTEROL : KHI NÀO PHẢI ĐIỀU TRỊ ? MỠ. Cholestérol, từ chữ Hy lạp cổ chole (“mật”) và stereos (“rắn”), có tên này là do nó đã được khám phá dưới dạng rắn trong những sỏi mật vào năm 1758 bởi thầy thuốc và nhà hóa học Pháp François Poulletier de la Salle. HÓA HỌC. Phân tử khá phức tạp về phương diện hóa học này, mà công trình nghiên cứu đã mang lại 3 giải Nobel cho các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến nó, là một lipide (do đó nó được xếp vào trong số các chất mỡ) tuyệt đối cần thiết cho cơ thể. Cholestérol là một trong những chất ciment thiết yếu của các màng tế bào và cũng là chất cơ bản của nhiều vitamine và hormone. Và nó không phải là chất mỡ duy nhất lưu thông trong máu của chúng ta. Sự thặng dư của
  2. nó có thể tỏ ra có hại. Nhưng tính độc hại của cholestérol là do các chất chuyên chở (véhicule) hơn là do chính bản thân cholestérol. HDL VA LDL. Đó là những chữ viết tắt của các “công ty vận tải” của cholestérol trong máu. Không có những protéine này, cholestérol, vì không tan trong nước, nên không thể đi vào trong những tế bào để được sử dụng ở đó. LDL có nhiệm vụ giao cholestérol vào trong các cơ quan và các mô từ gan và ruột là những nơi nó được sản xuất. HDL quét sạch cholestréol dư thừa và mang nó đến gan để làm thoái biến. CÂN BẰNG. Khi sự quân bình giữa hai cách này, phân bố và loại bỏ, bị phá vỡ, các chất ứ đọng có thể được tạo thành bên trong các thành động mạch. Mối liên hệ giữa nồng độ cholestérol trong máu và sự gia tăng nguy cơ tim-mạch dường như ngày nay được xác lập rõ. STATINES. Một trong những tranh cãi hiện nay có liên quan đến vai trò của các thuốc được gọi là statines. Những chất làm giảm lipide trong máu (hypolipidémiant) này được sử dụng để làm giảm nồng độ cholestérol trong máu. Việc sử dụng và các chỉ định không tạo được sự nhất trí. Có thể tác động một cách hiệu quả để phòng ngừa những tai biến tim- mạch.
  3. ARTERES. Sự thặng dư cholestérol là nguyên nhân đầu tiên của chứng xơ mỡ động mạch (athérosclérose), chịu trách nhiệm mỗi năm ở Pháp 200.000 bệnh tim do thiếu máu cục bộ (nhồi máu cơ tim hay các hội chứng động mạch vành) và 80.000 tai biến mạch máu não. Cần thiết cho cơ thể, cholestérol được vận chuyển trong máu dưới dạng lipoprotéine phức hợp : LDL, hay “cholestérol xấu” có nhiệm vụ vận chuyển cholestérol từ gan đến các mô, và HDL, hay “cholestréol tốt” có nhiệm vụ mang cholestérol từ các mô về gan, ở đây cholestérol được dùng trở lại hay bị loại bỏ. Khi quá mức, LDL đọng lại trên các động mạch, trong khi HDL tăng cao lại bảo vệ chống lại chứng xơ mỡ động mạch. Các phần tử khác, VLDL, vận chuyển các triglycéride nhưng cũng chuyên chở một ít cholestérol. LDL là tác nhân quan trọng của sự tạo thành các mảng xơ mỡ (plaque d’athérome), một quá trình liên tục suốt cả cuộc đời. “Những động mạch của những người trẻ tuổi chết vào năm 20 hay 30 tuổi đã cho thấy những đường rạch mỡ (stries graisseuses). Trừ phi theo chế độ ăn chay một cách nghiêm ngặt ngay tuổi ấu thơ, dường như khó thoát được các đường rạch mỡ này”, GS Jean Ferrières, thầy thuốc chuyên khoa tim, CHU de Toulouse, đã nhấn mạnh như vậy. Ta hiểu càng ngày càng rõ ràng các mảng xơ mỡ này được cấu tạo như thế nào. Các phần tử LDL tích tụ trong lớp nông của các thành động mạch, ở đây được oxy hóa dần dần và bị ăn bởi các đại thực bào;
  4. những đại thực bào này được biến đổi thành những tế bào bọt (cellule spumeuse) chứa đầy cholestérol. Mảng được tạo thành như thế trở nên hóa sợi và viêm. “Lúc lớn lên, mảng làm tắc động mạch và hạn chế sự cung cấp máu vùng hạ lưu, điều này gây nên cơn đau thắt ngực hay viêm động mạch. Nếu mảng không vững và vỡ, một huyết khối (thrombus) được tạo thành lúc tiếp xúc với máu và có thể bít động mạch, gây nên nhồi máu hay một tai biến mạch máu não”, GS Michel Krempf, thầy thuốc chuyên khoa nội tiết thuộc CHU de Nantes đã tóm tắt như vậy. “Vì mối liên hệ giữa nguy cơ tim-mạch và nồng độ LDL trong máu liên tục, nên phải giảm nồng độ LDL khi nguy cơ tim mạch càng cao. Nguy cơ này được tính bằng cách xét đến tuổi tác, giới tính, huyết áp, các tiền sử tìm-mạch, chứng nghiện thuốc lá và bệnh đái đường của bệnh nhân, GS Eric Bruckert, thầy thuốc chuyên khoa nội tiết thuộc CHU Pitié-Salpetrière (Paris) đã giải thích như vậy. Có một sự nhất trí tuyệt đồi về sự cần thiết phải làm hạ cholestérol của những người có nguy cơ tim mạch cao. Và không có lý do phải điều trị những người có nguy cơ thấp mà xác suất tai biến tim-mạch trong mười năm là dưới 10%. Quyết định tế nhị hơn đối với những người có nguy cơ ở mức trung gian. Như vậy, có vẻ dường như hợp lý khi điều trị một người đàn ông 60 tuổi bị bệnh đái đường, mặc dầu cholestérol của ông ta không cao lắm, và không điều trị một phụ nữ 30 tuổi
  5. nhưng không có yếu tố nguy cơ nào khác một nồng độ cholestérol hơi cao”, ông ta nói tiếp như vậy. Trong thực hành, ta xem như là có thể chấp nhận được một nồng độ cholestérol toàn thể quanh 2g/L và LDL quanh 1,3g/L. Nhưng nơi một người có nguy cơ cao, ta tìm cách để có được một LDL dưới 1g/l và 0,70g/l trong phòng ngừa thứ cấp sau một nhồi máu cơ tim hay một tai biến mạch máu não. Mới đây, tạp chí y khoa độc lập Cochrane kêu gọi thận trọng trong việc kê đơn statines, thuốc làm giảm lipide trong máu (hypolipidémiant), nơi những người có nguy cơ tim-mạch thấp, nhấn mạnh những hạn chế của các công trình nghiên cứu được thực hiện trong 10 năm về sự đóng góp của các thuốc chống cholestérol quan trọng này trong sự phòng ngừa nguyên phát các tai biến tim mạch. Điều này làm phát động trở lại cuộc tranh luận, mặc dầu, GS Bruckert đánh giá, “công trình nghiên cứu này chỉ nói lại điều mà tất cả chúng ta đã nói: trong phòng ngừa nguyên phát, nơi những người có nguy cơ thấp, tỷ suất lợi ích/nguy cơ của statine không được tốt”. Nơi những người có nguy cơ cao, statine, do làm hạ thấp nồng độ LDL, làm giảm 30% nguy cơ tai biến tim mạch, nhưng đôi khi với cái giá bị đau cơ. Statine làm giảm sự tổng hợp cholestérol, nhưng việc khám phá những tác dụng kháng viêm cũng gợi ý những cách tác dụng khác.
  6. THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG Còn về HDL, các công trình nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng một nồng độ tăng cao có một tác dụng bảo vệ, nhưng chuyển hóa của nó là phức hợp hơn nhiều so với chuyển hóa của LDL. Những kết quả đầu tiên của anacetrapib, một thứ thuốc đang được thử nghiệm có tác dụng làm gia tăng HDL do ức chế sự biến đổi nó thành VLDL, dường như đầy hứa hẹn. Tuy nhiên sự biến đổi các thói quen ăn uống vẫn là cơ sở của điều trị đối với những người có nguy cơ ở mức độ vừa phải. Sự biến đổi này nhằm giảm các thức ăn giàu mỡ bảo hòa (graisses saturées), nhất là nguồn gốc động vật, như bơ, phó mát, thịt mỡ (ngoại trừ cá).. và sử dụng dầu thực vật giàu mỡ không bảo hòa (graisses insaturées). “Đó thật sự là một chiến lược quan trọng, được bắt đầu ngay thời kỳ ấu thơ, nhằm tránh một phần lớn những vấn đề liên quan đến sự thặng dư cholestérol”, GS Bruckert đã nhấn mạnh như vậy. Những dịch bệnh béo phì hiện nay, do làm gia tăng các triglycéride, cũng làm gia tăng LDL trong máu và báo hiệu một dịch bệnh đái đường, nguy cơ chống lại những tiến bộ đã đạt được và hẳn đưa đến một chính sách phòng ngừa tích cực hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1