CHOLESTEROL MÁU – Phần 2
lượt xem 5
download
Chọn thực phẩm có tác dụng giảm và trị Cholesterol cao: . Rau cải xanh và trái cây có chứa nhiều sinh tố C. . Hạt Dẻ, hạt Điều, hạt nẩy mầm: giá đậu, chứa nhiều Sinh tố E. . Cà chua nấu chín, Dưa hấu, Đu đủ, Bưởi có chứa Lycopen. . Hành, Táo, Nho, Dâu, Trà xanh, Xà lách, Ớt xanh Đà lạt chứa nhiều Fllavonoide. Đây là các thực phẩm có chất kháng oxy hóa có tác dụng làm giảm Choleterol trong máu. Dưa hành có Selenium cũng phụ giúp chống oxy hóa Lipoprotein LDL. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHOLESTEROL MÁU – Phần 2
- CHOLESTEROL MÁU – Phần 2 Chọn thực phẩm có tác dụng giảm và trị Cholesterol cao: . Rau cải xanh và trái cây có chứa nhiều sinh tố C. . Hạt Dẻ, hạt Điều, hạt nẩy mầm: giá đậu, chứa nhiều Sinh tố E. . Cà chua nấu chín, Dưa hấu, Đu đủ, Bưởi có chứa Lycopen. . Hành, Táo, Nho, Dâu, Trà xanh, Xà lách, Ớt xanh Đà lạt chứa nhiều Fllavonoide. Đây là các thực phẩm có chất kháng oxy hóa có tác dụng làm giảm Choleterol trong máu. Dưa hành có Selenium cũng phụ giúp chống oxy hóa Lipoprotein LDL. Theo nghiên cứu của Viện Trung Y Thượng Hải: một số vị thuốc có tác dụng hạ Cholesterol như: Hà thủ ô, Sơn tra, Linh chi, Tỏi, Đan sâm, Tang ký sinh, Hoàng tinh, Sâm tam thất, Bồ hoàng, Trạch tả.
- Qua kinh nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu đã rút ra được một số nguyên tắc dùng thuốc trị Cholesterol cao như sau: 1- Thuốc thanh nhiệt lợi thấp: Dùng cho chứng bệnh Cholesterol máu cao, kèm thấy hay khát, phát nhiệt, tiểu ít, bụng trướng, phù thũng, đốm lưỡi nhờn, dính, mạch Hoạt. Dùng các vị Hà diệp, Kim ngân hoa, Cúc hoa, Liên kiều, Ngọc mễ tu, Trạch tả, Thảo quyết minh, Phục linh, Hổ trượng, Nhẫn đông đằng.v.v:.. 2. Thuốc khứ đàm lợi thấp: Dùng cho người Cholesterol máu cao kèm theo tay chân mệt mỏi, bụng trướng, ho có đờm, đại tiện lỏng, đốm lưỡi nhờn dính, mạch Hoạt. Thuốc dùng Trần bì, Bán hạ, Trúc nhự, Phục linh, Chỉ xác, Qua lâu, Đởm nam tinh, Hạnh nhân, Bạch Kim Hoàn v.v... 3. Thuốc thanh lý thông hạ: Dùng cho những người Cholesterol máu cao, thân hình to chắc, táo bón, bụng trướng, đốm lười dày, nhờn, dính, mạch có lực. Người bên trong nóng, kết đờm bị nhẹ dùng thuốc chế từ Đại hoàng, Sơn tra, Mạch nha, Hạn cần thái, Nhân trần, Hoàng kỳ, Chỉ xác, Hồ hoàng liên; Người bị nặng thêm Sinh đại hoàng, hoặc Mang tiêu, Phan tả diệp.
- 4. Thuốc bổ Can thận: Dùng cho những người Cholesterol máu cao lại thấy cơ thể mệt mỏi, lưng đau, chân yếu, tuổi già sức yếu, tai ù, mắt hoa, chất lưỡi đỏ, đốm lưỡi mỏng, mạch Trầm Tế. Thuốc dùng Thủ ô, Câu kỷ, Mạch đông, Sinh địa, Sa sâm, Thỏ ty tử, Hắc chi ma, Tang ký sinh, Hoàng tinh, Đỗ trọng, Hạn liên thảo, Hàng cúc hoa, Sơn thù nhục, Sung úy tử v.v... 5- Thuốc hoạt huyết hóa ứ: Dùng cho những người Cholesterol máu cao kèm theo ngực tê dại, tim đau, chỗ đau cố định, đốm lưỡi mỏng, chất lười sẫm hoặc sẫm tím, có vết hoặc điểm ứ, mạch Huyền. Thuốc dùng Đan sâm, Xuyên khung, Hồng hoa, Giáng hương, Xích thược, Sinh bồ hoàng, Sung úy tử, Khương hoàng, Ngũ linh chi, Tam thất v.v... 6. Thuốc thanh Can tả hỏa: Dùng cho những người Cholesterol máu cao, hình dáng to chắc, mắt đỏ, mặt đỏ, miệng khô, lưỡi rát, nước tiểu vàng, đại tiện khô, đốm lưỡi nhờn dính, mạch Huyền. Thuốc dùng: Câu đằng, Cát căn, Thảo quyết minh, Sinh địa, Long đởm thảo, Trạch tả, Sơn chi, Hoàng cầm, Đại hoàng v.v…
- Qua thực nghiệm chứng minh các vị thuốc trên có công hiệu hạ Cholesterol máu. Những Vị Thuốc Hạ Cholesterolõ Máu Thường Dùng + Sơn tra (Crataegus cuneata S et. Z) sơ chế qua, ngâm thành cao có hiệu quả đối với Cholesterol, Triglycerid, Lipoprotein. + Hà thủ ô (Polygonum multiflorum Thunb): Gần đây nghiên cứu thấy có thể làm giảm bớt sự hấp thu Cholesterol đường ruột, ngăn cản Cholesterol lắng đọng trong gan, làm chậm sự xơ cứng động mạch. + Trạch tả (Alisma plantago Aquatica L): Nghiên cứu hiện nay cho thấy nó có tác dụng can thiệp sự hấp thụ Cholesterol, phân giải hoặc bài tiết đồng thời hạ đường trong máu, chống gan mỡ. + Quyết minh tử (Haliotis Sp): hạ Cholesterol, Triglycerid. + Đại hoàng (Rheum palmatum Baill): Nghiên cứu gần đây cho thấy Đại hoàng làm cho ruột tăng nhịp co bóp, từ đó thúc đẩy sự bài tiết Cholesterol, giảm bớt sự hấp thụ Cholesterol và giảm béo phì. + Linh chi: Có tác dụng hạ Cholesterol. + Hổ Trượng (Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc): Có tác dụng làm hạ Cholesterol và Triglycerid.
- + Tam thất (Panax pseudo gigseng Wall): Có tác dụng làm tan ứ, chống đau, tiêu thủng, hạ Cholesterol. + Bồ hoàng (Typha anguslata Bory et Chaub): Nghiên cứu gần đây thấy có tác dụng hạ Cholesterol và Triglycerid, ngoài ra còn có tác dụng nâng cao Lipoprotein mật độ cao, cải thiện sự xơ cứng động mạch. + Hải tảo (Sargassum Sp): Có tác dụng hạ Cholesterol và Triglycerid. + Hồng hoa (Carthamus Tinctorius): Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thông kinh và hạ Cholesterol. + Sung úy tử (hạt cây Ích mẫu - Fructus Leonuri): có tác dụng hạ Triglyceride và Cholesterol. + Địa long (Perichaela sieboldii Horst): Có tác dụng lợi thấp đối với Cholesterol, Triglycerid và Lipoprotein. + Sơn thái: Có thể làm tăng tốc độ thay cũ đổi mới, vị chát làm cho các thất thải mang tính acid trong cơ thể trở thành có tính kiềm, làm cho muối dư thừa trong cơ thể bài tiết ra ngoài, trong thành phần vị chát có Kali (K), có thể hỗ trợ cho mỡ phân giải. + Cùi trắng trong trái Cam, có chứa Pectin, có tác dụng ngoại hấp Cholesterol, giúp làm giảm Cholesterol huyết.
- + Rau quả tươi có Vitamin C, Cà rốt, Cà chua, Dưa hấu, Rau xanh có những chất có khả năng ngăn cản oxy hoá LDL - đồng nghĩa với giảm tác hại của LDL. . Bồ hoàng: Dạng bột hoặc viên, mỗi ngày liều dùng tương đương với 3g thuốc sống, thuốc cớ tác dụng hạ Cholesterol. Thực nghiệm chứng minh Bồ hoàng sống có tác dụng nhưng rượu Bồ hoàng thì tác dụng ngược lại. . Đại hoàng: tăng nhu động ruột gây tăng bài tiết Cholesterol và giảm sự hấp thụ. Dùng viên hoặc bột Đại hoàng 0,25g, ngày 3 - 4 lần. . Đậu xanh: Thực nghiệm chứng minh bột Đậu xanh sống uống có tác dụng hạ Cholesterol. Không có tác dụng đối với Triglycerit. . Đơn sâm: nhiều báo cáo nghiên cứu cho là thuốc có tác dụng hạ mỡ máu cao nhưng chưa thống nhất. Thuốc có tác dụng làm giảm thoái hóa mỡ tại gan. . Hà thủ Ô: chiết thô làm viên 0,25g (tương đương thuốc sống 0,18g), ngày uống 3 lần, có tác dụng hạ Cholesterol, nên uống liên tục 3 tháng. Tác dụng phụ: Thuốc gây tiêu chảy nhẹ, có thể uống viên Bình Vị hoặc Hương Sa Lục Quân. . Hổ trượng: Dạng viên, mỗi lần uống 3 viên (tương đương thuốc sống 15g) 3 lần mỗi ngày. Có tác dụng hạ Cholesterol và Triglycerit.
- . Hồng hoa: Uống dầu Hồng hoa 20ml. Ngày 3 lần có làm giảm Cbolesterol thực nghiệm cũng chứng minh điều đó, nhưng ngưng thuốc, cholesterol dễ tăng lại.. . Linh chi: trên thực nghiệm thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, Triglyceridkhông chịu ảnh hưởng mấy. Về lâm sàng tác dụng hạ lipit của các báo cáo có khác nhau. . Quyết minh tử: Dạng thuốc viên, sắc, xi rô đều có tác dụng hạ Cholesterol, Triglycerit. Thuốc sắc mỗi ngày dùng 30g. Có thể gây tiêu chảy, đầy bụng hoặc buồn nôn. . Sơn tra: Chiết xuất cao thô có tác dụng hạ Cholesterol, Tryglycerit, (- Lipoprotein, cồn chiết 0,12g, ngày uống 3 lần. . Tam thất: Mỗi ngày uống 3g. Trên lâm sàng thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, trên thực nghiệm chưa thấy. . Tỏi: Dùng nang tinh dầu tỏi, ngày 3 lần, mỗi lần 2 - 3 nang, hoặc lượng mỗi ngày 2 - 8 nang (0,12g tương đương thuốc sống 50g), liệu trình 30 ngày. Đã trị 274 ca. Thuốc có tác dụng hạ lipit huyết, làm tăng HDL (Tạp Chí Trung Y 1985, 2: 42). Tỏi có thể ngâm dấm hoặc ngâm rượu uống ngày 3- 5 múi vừa tỏi tươi.
- . Trạch tả: trên làm sàng thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, thuốc gây tiêu chảy nhẹ. CHÂM CỨU TRỊ CHOLESTEROL MÁU CAO Phép trị bằng châm cứu đối với chứng Cholesterol máu cao cũng có kết quả nhất định (cũng như đối với chứng béo phì). Chọn huyệt chính: Trung quản, Tỳ du, Vị du, Khí hải, Hợp cốc, Phong long, Túc tam lý. Huyệt phối hợp tùy theo triệu chứng lâm sàng và bệnh nguyên phát như cao huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ mạch...) mà gia giảm. - Phương pháp: mỗi lần chọn 3 - 4 huyệt chính thêm huyệt phối hợp. Châm kim phải đạt đắc khí (bệnh nhân có cảm giác tê tức buốt) vê mạnh nhẹ, lưu kim 30 - 40 phút, châm hàng ngày hoặc cách nhật. 201ần châm là một liệu trình, kiểm tra kết quả có thể châm tiếp để củng cố. Có thể kết hợp cứu hoặc điện châm. + Thấp Nhiệt Uất Kết: Thanh lợi thấp nhiệt. Châm Âm lăng tuyền, Hạ cự hư, Nội đình, Thiên khu, Túc tam lý (Bị Cấp Châm Cứu). + Tỳ Hư Trọc Đờm: Kiện Tỳ, hóa đờm. Dùng Tỳ du, Phong long, Túc tam lý, Thủy tuyền, Âm lăng tuyền (Bị Cấp Châm Cứu). + Vị Nhiệt Phủ Thực: Thanh VỊ tả hỏa. Dùng Thiên khu, Thượng cự hư, Tam âm giao, Nội đình, Đại đô (Bị Cấp Châm Cứu).
- + Can uất hóa hỏa: Thanh Can giáng hỏa. Dùng Hành gian, Hiệp khê, Kỳ môn, Tam âm giao (Bị Cấp Châm Cứu). + Tỳ Thận Lưỡng Hư: Ích Thận kiện Tỳ. Dùng Thận du, Tỳ du, Túc tam lý, Tam âm giao, Âm lăng tuyền, Khí hải (Bị Cấp Châm Cứu). + Khí Trệ Huyết Ứ: Sơ Can lý khí. Dùng Đàn trung, Thái xung, Nội quan, Công tôn, Kỳ môn (Bị Cấp Châm Cứu). Nhĩ Châm 1- Chọn dùng Thần môn, Nội tiết, Can Đởm, Đại trường, Điểm Đói, Điểm Khá, Phế, Mê nhĩ căn, Tam tiêu. Mỗi lần chọn 3-4 huyệt. Dùng Vương bất lưu hành, giã nát, dán vào huyệt, ngày một lần, 10 ngày là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu). 2- Chọn các huyệt: Nội tiết, Dưới vỏ não, Thần môn, Giao cảm, Tâm, Can, Thận. - Mỗi lần châm 3 - 4 huyệt, dùng hào châm lưu kim 30 phút hoặc 40 phút có vê kim nhẹ hoặc trung bình. . Trường hợp gài kim nhĩ hoàn, mỗi lần 2 - 3 ngày. Trong thời gian lưu gài kim dặn bệnh nhân tự ấn lên huyệt ngày 3 - 4 lần (sáng ngủ dậy, trưa ngủ dậy và tối trước lúc ngủ) (Hiện Đại Nội Khoa Học). + Dùng Châm cứu trị 82 ca Cholesterol máu cao.
- . Nhóm 1: Tam âm giao, Túc tam lý, Nội quan. . Nhóm 2: Thái bạch, Dương lăng tuyền, Phong long. Ngực đầy, trước ngực đau: thêm Âm khích, Chiên trung. Đầu váng, tai ù thêm Thái xung, Phong trì. Đầu đau, đầu trướng thêm Thái xung, Suất cốc, Bá hội. Hai nhóm huyệt trên, mỗi ngày châm một nhóm. Dựa theo biện chứng mà thêm các huyệt phối hợp. Trừ những người suy yếu, lớn tuổi, dùng bình bổ bình tả còn lại đều dùng phương pháp tả. Kết quả: Khỏi 73 (mỡ máu hạ khoảng 200mg), có 7 trường hợp không hạ hoặc hạ ít (Tân Trung Y Tạp Chí 1985 (6): 31). + Dùng đèn chiếu vào huyệt Nội quan trị 50 ca Cholesterol máu cao. Dùng đèn chiếu loại 6238 A, công suất 2-3mA. Mỗi ngày chiếu một lần, mỗi lần 15 phút. 10-12 lần là một liệu trình. Nghỉ 3-5 ngày rồi lại tiếp liệu trình 2. Kết quả: có 37 ca lượng Cholesterol trong máu hạ tối đa 106mg%, trung bình hạ 20.12mg% (Trung Quốc Châm Cứu 1986 (2):15). + Tiêu Thị và cộng sự theo dõi trị 182 bệnh nhân Cholesterol máu cao bằng châm các huyệt: Tam âm giao, Túc tam lý, Nội quan, Dương lăng tuyền, Phong
- long, dùng phép tả, ngây 1 lần lưu kim 20 phút có vê kim, 10 lần châm là một 1iệu trình và đã châm 2 - 4 liệu trình. Kết quả có 73 ca, Cholesterol hạ, 2 ca trước tăng sau hạ và 2 ca không thay đổi, 5 ca tăng. Có 19 bệnh nhân Triglycerid cao trên l33g%, sau châm có 13 ca hạ, không thay đổi 6 ca. Sau khi ngưng châm 1 - 3 tháng theo dõi 13 ca có 12 ca Cholesterol vẫn bình thường 1 ca hơi tăng (Hiện Đại Nội Khoa Học). + Bành Thị dùng châm huyệt Túc tam lý trị 85 ca bệnh nhân có Cholesterol cao trên 200mg%, Triglycerid trên l00mg% và LDL-C trên 530mg. Châm thay nhau mỗi lần một bên, mỗi ngày một lần. Kết quả: Trong số 35 ca Cholesterol cao, Cholesterol giảm bình quân 33,43mg%. Trong 10 ca có Triglycerid cao thì Triglyceridgiảm bình quân 38,52mg%, trong số 12 ca có LDL-C cao, LDL-C hạ bình quân 189,58mg%. Các số liệu so sánh trước sau đều có giá trị thống kê (P nhỏ hơn 0,01 và 0,001). Tác giả cũng đồng thời dùng laser châm huyệt Nội quan cho 50 ca. Kết quả là có 37 ca Cholesterol đều có giảm với mức độ khác nhau chiếm 74%. Trị số Cholesterol giảm bình quân là 20,12mg% (các số liệu so sánh trước sau có giá trị thống kê học: P nhỏ hơn 0,01) (Hiện Đại Nội Khoa Học). + Các tác giả ở Nam Ninh Trung Quốc dùng châm cứu trị 51 ca bệnh nhân cao mỡ máu và kết quả là: 33 ca Cholesterol hạ, 2 ca không thay đổi, 16 ca
- tăng, 40 ca có LDL-C hạ, 4 ca không thay đổi và 7 ca tăng cao. Theo xử lý số liệu bằng thống kê thì Cholesterol hạ có ý nghĩa thống kê (P nhỏ hơn 0,05). LDL-C giảm rõ rệt (P nhỏ hơn 0,001). Tác giả chọn các huyệt: Tâm du, Khúc trì, Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao là chủ huyệt, phối hợp các huyệt Phong trì, Hoàn khiêu, Thần môn, Thông lý, Đại trử, Quyết âm du, mỗi lần 3 - 4 huyệt, vê nhẹ, tất cả 36 lần (Hiện Đại Nội Khoa Học). Cần nhớ là dù dùng thuốc, cũng cần phải phối hợp tập luyện dưỡng sinh, thể dục: đi bộ, chạy bộ... mới đạt được hiệu quả cao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu & bệnh xơ vữa động mạch (Kỳ 2)
5 p | 274 | 83
-
Món ăn - bài thuốc dành cho người mỡ máu
3 p | 165 | 38
-
Nồng độ cholesterol trong máu và sức khoẻ của bạn (kỳ 2)
7 p | 136 | 19
-
Rối loạn Lipid máu và bệnh tim mạch – Phần 2
13 p | 120 | 18
-
Bài giảng Cập nhật điều trị rối loạn Lipid máu cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2 - GS.TS. Nguyễn Hải Thủy
111 p | 102 | 10
-
5 cách hạn chế cholesterol
3 p | 119 | 9
-
Thuốc điều trị rối loạn lipoprotein máu (Kỳ 2)
5 p | 119 | 9
-
Sỏi ống mật chủ - Phần 2
14 p | 79 | 7
-
Điều trị rối loạn lipid máu
16 p | 118 | 6
-
Phương pháp ăn uống điều trị bệnh cholestérol cao: Phần 2
105 p | 12 | 5
-
Điều trị rối loạn mỡ máu không dùng thuốc
5 p | 67 | 5
-
Ăn uống khi bị thừa cholesterol trong máu
3 p | 70 | 5
-
Nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu của viên nang cứng slimtosen trên thực nghiệm
6 p | 63 | 3
-
Khảo sát mức HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại khoa B2
6 p | 67 | 3
-
ROVACOR (Kỳ 2)
5 p | 86 | 3
-
Hiệu quả của viên hoàn hamomax điều trị rối loạn lipid máu thể tỳ hư đàm thấp
8 p | 62 | 1
-
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn bằng máy SASD07 cải tiến có đối chiếu với máy StarDust 2
10 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn