Rối loạn Lipid máu và bệnh tim mạch – Phần 2
lượt xem 18
download
Cholesterol Giá trị của xét nghiệm: Để theo dõi cho nguy cơ phát triển bệnh tim. Khi nào cần xét nghiệm: Người lớn cần được kiểm tra 5 năm/ 1 lần, thường xuyên hơn nếu được điều trị cholesterol cao hay có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Trẻ em và thanh thiếu niên với các yếu tố nguy cơ cũng nên kiểm tra mức cholesterol của mình Chi tiết về xét nghiệm Cholesterol là một steroid cần thiết cho cuộc sống. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Rối loạn Lipid máu và bệnh tim mạch – Phần 2
- Rối loạn Lipid máu và bệnh tim mạch – Phần 2 2. Cholesterol Giá trị của xét nghiệm: Để theo dõi cho nguy cơ phát triển bệnh tim. Khi nào cần xét nghiệm: Người lớn cần được kiểm tra 5 năm/ 1 lần, thường xuyên hơn nếu được điều trị cholesterol cao hay có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Trẻ em và thanh thiếu niên với các yếu tố nguy cơ cũng nên kiểm tra mức cholesterol của mình Chi tiết về xét nghiệm Cholesterol là một steroid cần thiết cho cuộc sống. Một số chức năng chủ yếu của cholessterol như: Góp phần hình thành màng tế bào trong tất cả - các cơ quan và các mô trong cơ thể của bạn. Sử dụng để làm kích thích tố cần thiết cho sự - phát triển và sinh sản.
- Tạo các axít mật cần thiết để hấp thụ các chất - dinh dưỡng từ thực phẩm. Một số lượng nhỏ cholesterol lưu thông trong máu trong các hạt gọi là lipoprotein. Các lipoprotein bao gồm HDL-C, (cholesterol tốt) có chức năng đào thải cholessterol thừa, và LDL-C (cholesterol xấu) có chức năng vận chuyển cholessterol vào mô và các cơ quan. Test cholesterol được tiến hành để định lượng cả hai dạng cholesterol này. Cơ thể hấp thu cholesterol chủ yếu từ thức ăn. Nếu bệnh nhân có nguy cơ bẩm sinh mắc cholesterol cao, hoặc ăn quá nhiều thực phẩm có chứa cholesterol thì nồng độ cholesterol trong cơ thể sẽ tăng lên, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Phần cholesterol thừa trong máu tồn tại thành mảng trong các mạch máu. Mạch máu bị thu hẹp lại dần dần đến khi làm tắc mạch máu hoàn toàn, người ta gọi đó là xơ vữa thành mạch. Test Cholesterol khác biệt với các test khác ở chỗ nó không được dùng để chẩn đoán hay theo dõi một bệnh, nhýng ðýợc sử dụng ðể ýớc tính nguy cõ phát triển bệnh - cụ thể là bệnh tim. Giám sát và duy trì các mức cholesterol là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe bình thường cho mọi người. Test Cholesterol được khuyến cáo nên được tiến hành đối với người lớn khỏe mạnh 5 năm/ 1 lần. Test này thường được thực hiện trong các gói khám
- sức khỏe định kì, kết hợp với các xét nghiệm khác bao gồm HDL-C, LDL-C, và triglycerid - thường được gọi là lipid profile. Cholesterol có thể được chỉ định xét nghiệm thường xuyên hơn cho những người đã có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim. Các nguy cơ chủ yếu bao gồm: • Hút thuốc lá • Tuổi (người đàn ông 45 tuổi trở lên hoặc phụ nữ 55 tuổi trở lên) • Cao huyết áp (huyết áp của 140/90 hoặc cao hơn hoặc dùng thuốc huyết áp cao) • Tiền sử gia đình về bệnh tim • Đã có một cơn đau tim trước đó • Đái tháo đường • thừa cân hay béo phì. Đối với một người bị béo phì, test cholesterol nên được chỉ định 2 năm/ 1 lần. Trẻ em có nguy cơ cao cần có kiểm tra mức cholesterol lần đầu tiên từ 2 đến 10 tuổi. Nếu kết quả ban đầu không đáng lo ngại, các thử nghiệm tiếp theo được thực hiện lại trong 3-5 năm.
- Đối với người lớn, Ý nghĩa lâm sàng của kết quả xét nghiệm cholesterol được xác định như sau • mong muốn: mức cholesterol dưới 200 mg/dl (5,18 mmol / L): ít nguy cơ mắc bệnh tim. • Borderline cao: mức cholesterol trong khoảng 200-239 mg/dl (5,18-6,18 mmol / L) phản ánh rủi ro vừa phải. Bác sĩ có thể chỉ định làm lipid profile để xem cholesterol cao là do lượng cholesterol xấu (LDL-C cao) hay cholesterol tốt (HDL-C cao). • rủi ro cao: mức cholesterol ≥ 240 mg/dl (6,22 mmol / L) được coi là nguy cơ cao. Bác sĩ có thể đặt một profile lipid để xác định nguyên nhân cholesterol cao của bạn trước khi quyết định hướng điều trị thích hợp. * Câu hỏi thường gặp 1. Nguyên nhân gây cholesterol cao? Cholesterol cao có thể là kết quả của một bệnh di truyền hay có thể kết quả từ một chế độ ăn nhiều chất béo. 2. Nếu tôi có mức cholesterol cao, phương cách điều trị nào là thích hợp nhất? Bạn nên có một lối sống lành mạnh và thích hợp, bao gồm chăm tập thể dục, có chế độ ăn uống ít cholesterol và chất béo. Nếu chế độ ăn uống và tập thể
- dục chưa có hiệu quả thì có thể dùng thêm thuốc làm giảm LDL-C. Đôi khi, hai loại thuốc khác nhau được sử dụng đồng thời để điều trị mức cholesterol rất cao, somatostatin. 3. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi có nồng độ cholesterol cao? Cholesterol cao làm tăng nguy cơ đau tim. Cholesterol càng cao thì nguy cơ này càng cao. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến nguy cơ đau tim, chẳng hạn như hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, tuổi tác, và huyết áp cao. 4. Tôi đã thay đổi chế độ ăn uống hoặc kiểu tập thể dục, nhưng cholesterol của tôi vẫn tăng. Tại sao? Mức độ cholesterol có thể dao động theo thời gian, nó tăng hoặc giảm trong khoảng 10%. Những thay đổi này được gọi là các thay đổi sinh học và là bình thường đối với quá trình trao đổi chất của con người. 5. Bác sĩ của tôi nói với tôi rằng tôi có mức cholesterol cao, nhưng ông ấ y yêu cầu tôi phải chờ một vài tháng và thử lại lần nữa. Tại sao? Mức độ cholesterol có thể dao động theo thời gian. Một test cholesterol duy nhất không phải luôn luôn có thể phản ánh mức độ "cholesterol" b ình thường. Do đó, người ta khuyến khích có ít nhất hai phép đo khác nhau một vài tuần đến vài tháng ngoài trước khi bắt đầu điều trị.
- 3. HDL Cholesterol Giá trị của xét nghiệm: Để theo dõi cho nguy cơ phát triển bệnh tim. Khi nào cần xét nghiệm: Test HDL Là một phần của một gói kiểm tra lipid profile hoặc cholesterol thường xuyên; ít nhất 5 năm/ 1 lần ở người lớn Chi tiết về xét nghiệm Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL cholesterol, HDL-C) là một trong những loại lipoprotein mang cholesterol trong máu. HDL-C bao gồm chủ yếu của protein và một số lượng nhỏ cholesterol. Nó được coi là có lợi vì có khả năng loại bỏ cholesterol dư thừa từ các mô đến gan để xử lý. Do đó, HDL cholesterol thường được gọi là cholesterol "tốt". Khi mức cholesterol trong máu tăng lên (không đủ bị loại bỏ bởi HDL), nó sẽ bị lưu giữ trên thành mạch máu. Những mảng cholesterol này dần dần phát triển, cuối cùng có thể làm hẹp các mạch máu, hạn chế dòng chảy của máu. Do đó HDL-C có thể làm giảm nguy cơ phát triển mảng bằng cách loại bỏ cholesterol dư thừa từ máu của bạn. Test HDL cholesterol (HDL-C) được sử dụng cùng với các xét nghiệm lipid khác để theo dõi nồng độ cao của lipid và để xác định nguy cơ phát triển bệnh tim. Nó cũng được chỉ định một cách thường xuyên nếu bệnh nhân trước đó đã có nguy cơ bị bệnh tim mạch, hoặc đang trải qua đợt điều trị
- nồng độ cholesterol cao. HDL-C thường không được chỉ định riêng lẻ, mà được chỉ định cùng với các xét nghiệm khác, bao gồm cholesterol, LDL cholesterol (LDL-C), và triglycerid như là một phần của lipid profile. Người lớn nên được kiểm tra ít nhất 5 năm/ 1 lần. HDL-C có thể được chỉ định thường xuyên hơn cho những người đã có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim. Yếu tố nguy cơ chủ yếu bao gồm: • Hút thuốc lá • Tuổi (người đàn ông 45 tuổi trở lên hoặc phụ nữ 55 tuổi trở lên) • Cao huyết áp (huyết áp của 140/90 hoặc cao hơn hoặc dùng thuốc huyết áp cao) • Gia đình lịch sử của bệnh tim. • Đã có một cơn đau tim từ trước. • Đái tháo đường Đối với trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ thấp, test lipid không cần thực hiện thường xuyên. Còn trẻ em có nguy cơ cao cần phải có lipid profile đầu tiên (bao gồm cả HDL-C) khi trong khoảng 2 đến 10 tuổi.
- Test HDL-C cũng có thể chỉ định thường xuyên để đánh giá sự thành công của tiến trình thay đổi lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục , ngừng hút thuốc nhằm mục đích gia tăng nồng độ HDL-C. Đối với người lớn: Nồng độ HDL Nguy cơ bệnh tim mạch ít hơn 40 mg/dl (1,0 mmol/L) cho nam và dưới 50 mg/dl (1,3 mmol/L) cho phụ nữ, dấu hiệu gia tăng nguy cơ bệnh tim. từ 40-50 mg/dl (1.0-1.3 mmol/L) dành cho nam giới và khoảng 50-59 mg/dl (1.3-1.5 mmol/L) cho phụ nữ ít có nguy cơ 60 mg/dl (1,55 mmol/L) hoặc cao hơn rất ít có nguy cơ * Câu hỏi thường gặp 1. Chiến lược điều trị cho mức HDL thấp là gì?
- Mức thấp của HDL-C ít khi được điều trị bằng thuốc, bởi một số loại thuốc được sử dụng để giảm LDL-C cũng có thể làm tăng HDL-C. Cách tốt nhất là thay đổi lối sống của bạn như ngừng hút thuốc, tập thể dục hay cai rượu… 4. LDL Cholesterol Giá trị của xét nghiệm: Để theo dõi cho nguy cơ phát triển bệnh tim. Khi nào cần xét nghiệm: Test LDL Là một phần của một gói kiểm tra lipid profile hoặc cholesterol thường xuyên; ít nhất 5 năm/ 1 lần ở người lớn Chi tiết về xét nghiệm LDL là một loại lipoprotein mang cholesterol trong máu. LDL được coi cholesterol "xấu" bởi nó làm tăng lượng cholesterol ở thành mạch, góp phần gây nên chứng xơ vữa động mạch và bệnh tim. Do đó trong số các dạng tồn tại khác nhau của cholesterol trong máu, LDL được coi là loại có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xác định nguy cơ bệnh tim. Test LDL cholesterol được sử dụng cùng với các xét nghiệm lipid khác để theo dõi nồng độ cao của lipid và để xác định nguy cơ phát triển bệnh tim. Nó cũng được chỉ định một cách thường xuyên nếu bệnh nhân trước đó đã có nguy cơ bị bệnh tim mạch, hoặc đang trải qua đợt điều trị nồng độ cholesterol cao. LDL-C thường không được chỉ định riêng lẻ, mà được chỉ định cùng với các xét nghiệm khác, bao gồm cholesterol, HDL cholesterol
- (HDL-C), và triglycerid như là một phần của lipid profile. Người lớn nên được kiểm tra ít nhất 5 năm/ 1 lần. HDL-C có thể được chỉ định thường xuyên hơn cho những người đã có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim. Yếu tố nguy cơ chủ yếu bao gồm: • Hút thuốc lá • Tuổi (người đàn ông 45 tuổi trở lên hoặc phụ nữ 55 tuổi trở lên) • Cao huyết áp (huyết áp của 140/90 hoặc cao hơn hoặc dùng thuốc huyết áp cao) • Gia đình lịch sử của bệnh tim. • Đã có một cơn đau tim từ trước. • Đái tháo đường Đối với trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ thấp, test lipid không cần thực hiện thường xuyên. Còn trẻ em có nguy cơ cao cần phải có lipid profile đầu tiên (bao gồm LDL-C) khi trong khoảng 2 đến 10 tuổi. Theo PHẦN trình giáo dục cholesterol quốc gia Hoa Kỳ, nếu bạn có không có yếu tố nguy cơ khác, mức LDL-C có thể được đánh giá như sau: • Ít hơn 100 mg / dl (2,59 mmol / L) tối ưu
- • 100-129 mg / dl (2.59-3.34 mmol / L) Gần tối ưu • 130-159 mg / dl (3.37-4.12 mmol / L) Tiệm cận mức cao • 160-189 mg / dl (4.15-4.90 mmol / L) Cao • Lớn hơn 189 mg / dl (4,90 mmol / L) Rất cao Các yếu tố nguy cơ có thể làm thay đổi khoảng giá trị mong muốn của LDL. Khi điều trị các yếu tố nguy cơ này, mức LDL có thể coi là một đích điều trị, cụ thể như sau: • LDL dưới 100 mg / dl (2,59 mmol / L) nếu bạn có bệnh tim hay bệnh tiểu đường . • LDL thấp hơn 130 mg / dl (3,37 mmol / L) nếu bạn có 2 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ (nguy cơ trung gian cho bệnh tim). • LDL thấp hơn 160 mg / dl (4,14 mmol / L) nếu bạn có 0 hay 1 yếu tố nguy cơ (rủi ro thấp cho bệnh tim).
- Ở phụ nữ khi mang thai, nồng độ cholesterol LDL có thể tăng. Phụ nữ nên đợi ít nhất sáu tuần sau khi sinh để kiểm tra mức LDL-C * Câu hỏi thường gặp 1.Chiến lược điều trị cho bệnh nhân có mức LDL cao? Bước đầu tiên trong điều trị cao cholesterol LDL là việc áp dụng các thay đổi lối sống, bao gồm giảm chất béo trong chế độ ăn uống, đạt và duy trì trọng lượng cơ thể mong muốn, tập thể dục thường xuyên. Nếu thay đổi lối sống không làm giảm dược cholesterol LDL , khi đó thuốc có thể được chỉ định. 2. Sự thay đổi lối sống, như tập thể dục hoặc chế độ ăn uống có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng giảm LDL-C? Mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi lối sống phụ thuộc vào tứng cá nhân. Ví dụ nếu chế độ ăn ít chất béo hơn (khoảng 7%) thì mức LDL cholesterol có thể giảm đi khoảng 10%. 5 Apo A Giá trị của xét nghiệm: Để xác định bện nhân có đủ hàm lượng Apo AI hay không (đặc biệt là trong trường hợp HDL-C bị giảm), và để giúp xác định nguy cơ phát triển bệnh mạch vành (CAD)
- Khi nào cần xét nghiệm: Khi bạn có chứng lipid máu cao và / hoặc một bệnh sử CAD của gia đình hay bệnh mạch máu ngoại vi; khi bác sĩ đang cố gắng để đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim; khi bạn đang theo d õi hiệu quả của tiến trình điều trị rối loạn lipid và / hoặc thay đổi lối sống .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu & bệnh xơ vữa động mạch (Kỳ 1)
5 p | 469 | 143
-
Một số xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu & bệnh xơ vữa động mạch (Kỳ 2)
5 p | 274 | 83
-
RỐI LOẠN LIPID MÁU (Kỳ 2)
8 p | 205 | 56
-
Một số xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu & bệnh xơ vữa động mạch (Kỳ 3)
5 p | 181 | 54
-
Rối loạn lipid máu và điều trị
5 p | 204 | 49
-
Một số xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu & bệnh xơ vữa động mạch
12 p | 164 | 31
-
RỐI LOẠN LIPID MÁU (Kỳ 3)
5 p | 147 | 29
-
Bị tai biến mạch máu não, huyêt áp cao lâu năm thì dùng thuốc và thực phẩm chức năng gì thì tốt
4 p | 164 | 27
-
TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ VÀ RỐI LOẠN LIPID MÁU
18 p | 160 | 26
-
Điều trị máu nhiễm mỡ như thế nào?
5 p | 210 | 24
-
Rối loạn Lipid máu và bệnh tim mạch – Phần 1
5 p | 162 | 24
-
Statin - Các thuốc giảm lipid máu
5 p | 162 | 20
-
Rối loạn Lipid máu và bệnh tim mạch – Phần 3
8 p | 141 | 17
-
Thuốc điều trị rối loạn lipoprotein máu (Kỳ 1)
5 p | 151 | 11
-
DÙNG SƠN TRA PHÒNG CHỐNG RỐI LOẠN LIPID MÁU
5 p | 82 | 7
-
Ngăn chặn bệnh tim từ kiểm soát lipid máu
4 p | 86 | 5
-
CÁCH DÙNG SƠN TRA PHÒNG CHỐNG RỐI LOẠN LIPID MÁU
5 p | 81 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn