Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
CHỌN LỰA THUỐC DÃN CƠ TRONG GÂY MÊ MỔ CẤP CỨU<br />
Nguyễn Văn Chinh*, Nguyễn Văn Chừng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Thuốc dãn cơ thuộc nhóm không khử cực đầu tiên có thời gian khởi phát ngắn, tạo điều kiện<br />
thuận lợi cho đặt nội khí quản nhanh nhưng ít có tác dụng phụ đó là Rocuronium. Mặc dù đã có nhiều nghiên<br />
cứu về Rocuronium nhưng chưa có báo cáo về việc sử dụng thuốc này trong bối cảnh gây mê mổ cấp cứu.<br />
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của các thuốc dãn cơ trong mổ cấp cứu.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu ghi nhận các thông số về thời gian<br />
đặt nội khí quản, lý do chọn lựa thuốc dãn cơ, thời gian khởi phát liệt, các tai biến biến chứng. Sử dụng thang<br />
điểm 9 để đánh giá độ giãn cơ hàm, dây thanh âm và các đáp ứng đặt nội khí quản.<br />
Kết quả: Tỷ lệ phân loại theo ASA I & II: 80%. Rocuronium được sử dụng trên 132 trường hợp (82,5%),<br />
Vecuronium sử dụng trên 19 trường hợp (11,9%), và Atracurium được sử dụng trên 9 trường hợp (5,6%).<br />
Tình trạng đặt nội khí quản tốt: 95% theo lâm sàng và 90% theo máy TOF – Watch. Rocuronium khởi phát tác<br />
động nhanh và đánh tin cậy, thích hợp cho đặt nội khí quản nhanh trong phẫu thuật cấp cứu. Không ghi nhận<br />
các tai biến biến chứng liên quan đến nhóm sử dụng Rocuronium.<br />
Kết luận: Sử dụng Rocuronium trong gây mê cho các phẫu thuật cấp cứu an toàn và hiệu quả. Đây là thuốc<br />
dãn cơ rất dễ mua và đang sử dụng rộng rãi trong nước. Việc chuẩn bị tốt trước phẫu thuật và theo dõi chặt chẽ<br />
trong và sau phẫu thuật sẽ làm giảm các tai biến biến chứng, đồng thời làm tằng tỷ lệ thành công của phẫu thuật<br />
Từ khóa: Thuốc dãn cơ, phẫu thuật cấp cứu, thuốc dãn cơ không khử cực<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHOOSING A MUSCLE RELAXANTS IN ANESTHESIA FOR EMERGENCY SURGERY<br />
Nguyen Van Chinh, Nguyen Van Chung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 63 - 69<br />
Purpose: Rocuronium is a recently synthesized non – depolarizing neuromuscular blocking agent that has<br />
been demonstrated to have a faster onset of action than any other non – depolarizing neuromuscular blocking<br />
agent. Although widely studied in the operating room, there are no reports regarding its use for rapid tracheal<br />
intubation in anesthesia for emergency surgery. This study is performed to look for the effects of muscle relaxants<br />
in anesthesia for emergency surgery.<br />
Methods: Prospective study was performed using a data collection form completed at the time of intubation.<br />
Data collected included the reason for the neuromuscular – blocking agent chosen, the time to onset of paralysis<br />
and any complications encoutered. The nine – point numerical descriptor scales recorded the degree of body<br />
movement, vocal cord movement and the physician’s overall satisfaction with the extent of paralysis.<br />
Results: Classify of ASA I & II: 80%. Rocuronium was used in 132 patients (82.5%), Vecuronium was<br />
used in 19 patients (11.9%) and Atracurium was used in 9 patients (5.6%). Good condition for rapid tracheal<br />
intubation: 95% in clinical appreciate and 90% in TOF – Watch. Rocuronium produced fast and reliable<br />
paralysis for rapid tracheal intubation in anesthesia for emergency surgery. Of the complications reported, none<br />
Đại Học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Văn Chinh , ĐT: 0903885497<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Email: chinhnghiem06@yahoo.com<br />
<br />
63<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
appeared to be related to Rocuronium.<br />
Conclusions: Use of Rocuronium in anesthesia for emergency surgery is safe and effective. This is the drug<br />
to be buying easily and widely in condition of our country. A well – prepared surgery and a close careful<br />
monitoring during and after the surgery must be applied in order to detect and manage in time complications. It<br />
will contribute to succesful method.<br />
Keyword: Muscle Relaxants, Emergency Surgery, Non – Depolarizing Neuromuscular Blocking Agent.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Giai đoạn khởi mê trong quá trình gây mê<br />
được xem là thời điểm nguy hiểm vì những<br />
phản xạ tự bảo vệ cơ thể của người bệnh bị ức<br />
chế nên khả năng trào ngược dịch dạ dày và<br />
hít phải chất nôn ói vào khí phế quản thường<br />
xảy ra, nhất là trong những trường hợp gây<br />
mê để mổ những trường hợp (TH) cấp cứu.<br />
Do đó, khoảng thời gian này được mong<br />
muốn càng ngắn càng tốt mà Succinylcholine<br />
đã được xem là thuốc dãn cơ duy nhất đáp<br />
ứng<br />
yêu<br />
cầu<br />
này(8).<br />
Tuy<br />
nhiên,<br />
Succinylcholine lại có những tác dụng phụ<br />
bất lợi với nguy cơ phát triển thành những<br />
biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng<br />
người bệnh. Chính điều này đã làm hạn chế<br />
tính thông dụng của nó trên thực hành lâm<br />
sàng và là động lực thúc đẩy sự ra đời của<br />
những thuốc dãn cơ mới khác. Đó là<br />
Rocuronium, một loại thuốc dãn cơ thuộc<br />
nhóm không khử cực có thời gian khởi phát<br />
ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho đặt nội khí<br />
quản (NKQ) nhanh tương tự như<br />
Succinylcholine nhưng ít có tác dụng phụ bất<br />
lợi như Succinylcholine(5). Mặc dù đã có nhiều<br />
nghiên cứu về Rocuronium nhưng chưa có<br />
báo cáo nào về việc sử dụng thuốc này trong<br />
bối cảnh gây mê phẫu thuật cấp cứu và đó<br />
cũng chính là lý do chúng tôi chọn nghiên<br />
cứu đề tài này.<br />
<br />
Phương pháp<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đánh giá hiệu quả và những tác dụng phụ<br />
của các loại thuốc dãn cơ trong gây mê để mổ<br />
cấp cứu.<br />
Đề xuất sử dụng thuốc dãn cơ thích hợp cho<br />
người bệnh trong gây mê mổ cấp cứu.<br />
<br />
64<br />
<br />
Tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng.<br />
<br />
Đối tượng<br />
Những bệnh nhân được gây mê để phẫu<br />
thuật cấp cứu tại bệnh viện Bình Dân và bệnh<br />
viện Nguyễn Tri Phương TP. Hồ Chí Minh từ<br />
tháng 02/2009 đến tháng 03/2011, có<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Chỉ định gây mê toàn diện qua NKQ.<br />
Bệnh nhân thuộc nhóm ASA I, II, III.<br />
Tuổi từ 15 tuổi trở lên.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại<br />
Có tiên lượng đặt NKQ khó.<br />
Có bệnh lý thần kinh – cơ<br />
Đang dùng thuốc có tác dụng tương tác với<br />
thuốc dãn cơ.<br />
Đang có thai.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Thăm khám và chuẩn bị bệnh nhân như khi<br />
gây mê - phẫu thuật cấp cứu thông thường.<br />
Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ và thuốc<br />
men đầy đủ<br />
Chuẩn bị người bệnh thuận lợi cho máy kích<br />
thích thần kinh cơ hoạt động, kích thích tại thần<br />
kinh trụ và theo dõi những đáp ứng của cơ khép<br />
ngón cái.<br />
Thực hiện phương pháp gây mê toàn diện<br />
qua NKQ với:<br />
Tiền mê: Midazolam 0,04 – 0,05 mg/kg và<br />
Fentanyl 1 – 2 mcg/kg<br />
Dẫn đầu mê: Propofol hoặc Etomidate<br />
Khi người bệnh bắt đầu mất ý thức, chích<br />
dãn cơ Rocuronium với liều 1 mg/kg.<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
Sau 60 giây, tiến hành đặt NKQ và đánh giá<br />
tình trạng đặt NKQ trên lâm sàng và trên máy<br />
kích thích thần kinh cơ (TOF – Watch)<br />
Duy trì mê bằng thuốc mê hô hấp<br />
Isoflurane, Sevoflurane<br />
Đánh giá tình trạng đặt NKQ trên lâm sàng:<br />
Độ dãn cơ hàm Dây thanh<br />
âm<br />
0 điểm Không thể mở<br />
Đóng kín<br />
hàm<br />
1 điểm<br />
Khó mở hàm<br />
Khép<br />
2 điểm<br />
Mở được<br />
Cử động<br />
3 điểm<br />
<br />
Mở dễ<br />
<br />
Mở<br />
<br />
Đáp ứng đặt<br />
NKQ<br />
Ho, gồng dữ dội<br />
Ho nhẹ<br />
Cử động cơ<br />
hoành nhẹ<br />
Nằm im<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Từ tháng 02/2009 đến tháng 03/2011, chúng<br />
tôi đã khảo sát, thực hiện, theo dõi gây mê toàn<br />
diện cho 160 trường hợp phẫu thuật cấp cứu tại<br />
bệnh viện Bình Dân và bệnh viện Nguyễn Tri<br />
Phương. Kết quả nghiên cứu như sau:<br />
<br />
Đặc điểm chung<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân<br />
Giới tính<br />
Tuổi<br />
<br />
Duy trì huyết động học ổn định trong phẫu<br />
thuật.<br />
Theo dõi bệnh nhân trong, sau gây mê phẫu thuật tới cho tới khi người bệnh xuất viện,<br />
xử lý tình huống bất thường xảy ra.<br />
<br />
Thu thập và xử lý số liệu<br />
Dữ liệu nghiên cứu: tuổi, giới, cân nặng,<br />
bệnh kèm theo, tình trạng huyết động trước<br />
trong và sau mổ... Tất cả các số liệu đều được<br />
ghi lại trong phiếu theo dõi nghiên cứu và nhập<br />
vào máy vi tính. Quản lý và xử lý tất cả các số<br />
liệu theo chương trình SPSS 13.0.<br />
Tính trị số trung bình và độ lệch chuẩn cho<br />
các biến liên tục. Các chỉ số được biểu hiện bằng<br />
số trung bình độ lệch chuẩn.<br />
Tính tần suất và tỷ lệ phần trăm cho các biến<br />
định tính.<br />
Tính trị số P value và khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê khi p < 0,05.<br />
Phép kiểm T được sử dụng để kiểm định sự<br />
đồng nhất về giá trị trung bình cho các biến liên<br />
tục phân phối chuẩn 2 mẫu phụ thuộc hay độc<br />
lập.<br />
Phép kiểm 2 để kiểm định các biến số rời<br />
rạc, mục đích là để kiểm tra tính phù hợp, tính<br />
đồng nhất và tính độc lập cho các biến ở một<br />
hoặc nhiều mẫu.<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đặc điểm chung<br />
Nam<br />
Nữ<br />
16-30<br />
31-45<br />
46-60<br />
>60<br />
<br />
Số TH<br />
49<br />
111<br />
38<br />
65<br />
35<br />
22<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
30,6<br />
69,4<br />
23,8<br />
40,6<br />
21,9<br />
13,7<br />
<br />
Phân loại<br />
ASA<br />
<br />
Độ I<br />
Độ II<br />
Độ III<br />
N<br />
<br />
27<br />
99<br />
34<br />
160<br />
<br />
16,9<br />
61,9<br />
21,2<br />
100<br />
<br />
Các bệnh kèm theo<br />
Bảng 2: Bệnh kèm theo<br />
Bệnh kèm theo<br />
Tuần hoàn<br />
Hô hấp<br />
Tuần hoàn & Hô hấp<br />
Tiểu đường<br />
Bệnh khác<br />
<br />
Số TH<br />
28<br />
7<br />
4<br />
18<br />
15<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
17,5<br />
4,4<br />
2.5<br />
11,2<br />
9,4<br />
<br />
Các thuốc gây mê đã dùng<br />
Bảng 3: Thuốc đã dùng trong gây mê<br />
Thuốc dùng<br />
Thuốc gây mê<br />
Propofol + Sevoflurane<br />
Propofol + Isoflurane<br />
Thuốc dãn cơ<br />
Vecuronium<br />
Atracurium<br />
Rocuronium<br />
<br />
Số TH<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
142<br />
18<br />
<br />
88,7<br />
11,3<br />
<br />
19<br />
9<br />
132<br />
<br />
11,9<br />
5,6<br />
82,5<br />
<br />
Thay đổi huyết động học trong lúc mổ<br />
Bảng 4: Thay đổ huyết động trong lúc mổ<br />
Thay đổ huyết<br />
động<br />
Trước khi tiền mê<br />
Trước khi khởi mê<br />
Sau khi đặt NKQ<br />
Khi BN thở lại<br />
<br />
Mạch<br />
76,6<br />
74,2<br />
86,4<br />
77,5<br />
<br />
3,7<br />
3,4<br />
4,9<br />
5,8<br />
<br />
HA trung<br />
bình<br />
11,6 1,6<br />
10,2 1,8<br />
12,4 2,8<br />
10,7 1,5<br />
<br />
SpO2<br />
98,1<br />
99,1<br />
99,2<br />
97,2<br />
<br />
3,2<br />
3,1<br />
4,1<br />
3,8<br />
<br />
65<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Tình trạng đặt NKQ<br />
Bảng 5: Tình trạng đặt NKQ<br />
Tình trạng<br />
đặt NKQ<br />
Rất tốt<br />
Tốt<br />
Đạt<br />
<br />
Lâm sàng<br />
Số TH<br />
133<br />
20<br />
7<br />
<br />
TOF - Watch<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
83,1<br />
12,5<br />
4,4<br />
<br />
Số TH<br />
99<br />
43<br />
18<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
61,9<br />
26,8<br />
11,3<br />
<br />
Sử dụng thang điểm 9 để đánh giá độ giãn<br />
cơ hàm, dây thanh âm và các đáp ứng đặt NKQ:<br />
Rất tốt: đạt 9 điểm<br />
Tốt: từ 6 đến 8 điểm<br />
Đạt: từ 3 đến 5 điểm<br />
Không đạt: từ < 3 điểm<br />
<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
Bảng 6: Phương pháp phẫu thuật<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
Số TH<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Nội soi<br />
74<br />
46,3<br />
<br />
Mổ hở<br />
86<br />
53.7<br />
<br />
Tổng<br />
160<br />
100<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật<br />
Bảng 7: Thời gian phẫu thuật<br />
Thời gian phẫu thuật 90 Tổng<br />
(phút)<br />
Số TH<br />
14<br />
95<br />
34<br />
17 160<br />
Tỷ lệ %<br />
8,8<br />
59,3<br />
21,3 10,6 100<br />
<br />
NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN:<br />
Đặc điểm chung<br />
Bệnh nhân giới nữ chiếm đa số (69,4%), tỷ lệ<br />
nữ/nam: 2.27 (bảng 1). Mẫu nghiên cứu của<br />
chúng tôi gồm các bệnh nhân cấp cứu nhưng tỷ<br />
lệ nữ/nam vẫn không khác biệt so với các<br />
nghiên cứu khác vì giới nữ thường bị các bệnh<br />
cấp cứu về ruột thừa và bệnh đường mật nhiều<br />
hơn nam giới. Một số tác giả cho rằng, có sự<br />
khác biệt trong đáp ứng giữa nam và nữ đối với<br />
Rocuronium (nữ > nam) nhưng trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi thì không có sự khác biệt nào<br />
trong đáp ứng của Rocuronium liên quan đến<br />
giới tính(11)<br />
Đa số tập trung < 60 tuổi (>85%) (bảng 1).<br />
Đáp ứng của Rocuronium với nhóm cao tuổi<br />
(>60 tuổi) và nhóm trẻ tuổi cũng rất khó đánh<br />
giá do số bệnh nhân > 60 tuổi chiếm thấp<br />
<br />
66<br />
<br />
(13,7%). Hơn nữa, quá trình tích tuổi cũng sẽ<br />
thay đổi sinh lý và giải phẫu cùng với những<br />
bệnh lý đi kèm cũng nhiều hơn mà trong nhóm<br />
nghiên cứu chúng tôi chọn những bệnh nhân<br />
xếp loại ASA III nên phần nào cũng hạn chế<br />
bệnh nhân cao tuổi.<br />
Đa số thuộc nhóm ASA I và II: có 126 bệnh<br />
nhân (gần 80%) được đánh gía tình trạng chung<br />
tốt, trong đó số bệnh nhân được phân loại ASA<br />
II: có 99 bệnh nhân (61,9%) và số bệnh nhân<br />
được phân loại ASA III (bảng 1): 34 (21,2%), tức<br />
là thuộc loại bệnh nhân có nguy cơ khi phải<br />
chịu cuộc gây mê – phẫu thuật. Điều này càng<br />
nói lên tính phức tạp của công tác gây mê cho<br />
những phẫu thuật cấp cứu: bệnh nhân chưa<br />
được chuẩn bị trước mổ, bệnh đi kèm chưa được<br />
kiểm soát, dạ dày đầy…<br />
<br />
Bệnh kèm theo<br />
Kết quả thăm khám trước mổ cho thấy tỷ<br />
lệ bệnh nhân mang những bệnh kèm theo khá<br />
cao (45%), thường gặp là những bệnh thuộc<br />
về các cơ quan tuần hoàn chiếm đa số như tim<br />
mạch có 28 TH (17,5%) như: cao huyết áp,<br />
thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, bệnh hô<br />
hấp như viêm phổi, hen suyển: có 7 bệnh<br />
nhân (4,4%), bệnh tiểu đường: 18 TH (11,2%)<br />
và bệnh khác: 15 TH (9,4%) (bảng 2). Theo y<br />
văn, ở bệnh nhân cấp cứu thì các rối loạn về<br />
hệ thống tim mạch, hô hấp chiếm tỷ lệ hàng<br />
đầu trong các bệnh lý đi kèm với quá trình<br />
tính tuổi. Chỉ riêng những vấn đề bệnh lý kèm<br />
theo này đã gây nhiều khó khăn trong công<br />
tác gây mê hồi sức nhằm giữ vững độ an toàn<br />
cho bệnh nhân, chưa kể đến tình trạng bệnh lý<br />
mà bệnh nhân đang có cần phải phẫu thuật(6).<br />
<br />
Các thuốc gây mê đã dùng<br />
Trong nghiên cứu, phần lớn các trường hợp<br />
(gần 90%) (bảng 3), chúng tôi duy trì mê bằng<br />
thuốc mê bay hơi Sevoflurane. Đây là loại thuốc<br />
mê giúp ổn định huyết động học, tác dụng ức<br />
chế tim mạch ít nhất trong các thuốc mê hô hấp<br />
họ Halogen, rất ít tính chất làm thiếu máu cơ tim<br />
do hiện tượng “ăn cắp“ lượng máu nuôi cơ tim,<br />
có lẽ đây là thuốc thích hợp để gây mê cho bệnh<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
nhân cấp cứu, bệnh nhân phải phẫu thuật bệnh<br />
nặng, một đặc điểm thuận lợi của thuốc<br />
Sevoflurane là nó ít gây rối loạn nhịp tim khi<br />
dùng chung với Epinephrine.<br />
Thuốc mê tĩnh mạch Propofol, chúng tôi sử<br />
dụng trong 100% các TH (bảng 3), là thuốc gây<br />
giảm huyết áp động mạch đáng kể nên khi dùng<br />
cần chú trọng về đặc điểm này và nên bắt đầu<br />
với liều lượng thấp và tăng lên từ từ để đạt được<br />
kết quả mong muốn, tuy nhiên với kích thích<br />
khi đặt nội khí quản hoặc phẫu thuật có thể làm<br />
đảo ngược tác dụng dãn mạch của Propofol,<br />
thêm vào đó Propofol được biến dưỡng nhanh,<br />
ít gây tích lũy thuốc và khi ngưng cung cấp<br />
thuốc thì bệnh nhân sẽ tỉnh dậy trong thời gian<br />
ngắn cũng như sự phục hồi tri giác hoàn toàn so<br />
với những thuốc khác. Hơn nữa, hiện nay có<br />
phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng<br />
độ đích (TCI), vừa phát huy tác dụng tối ưu của<br />
Propofol, vừa hạn chế tối đa tác dụng phụ của<br />
thuốc này nên nhiều tác giả khuyến cáo sử<br />
dụng(2).<br />
Đa số các trường hợp dùng phối hợp<br />
Propofol + Rocuronium và duy trì Sevoflurane +<br />
Fentanyl (gần 90%) (bảng 3). Với hai tính chất<br />
giảm đau và dãn cơ thì hầu hết thuốc gây mê<br />
đều có, nhưng muốn đạt yêu cầu phải dùng một<br />
lượng thuốc mê rất cao, nên cách thuận lợi hơn<br />
hết là dùng kết hợp vừa thuốc giảm đau trung<br />
ương và thuốc dãn cơ sẽ tăng mục đích yêu cầu<br />
và hạn chế những tác dụng không thuận lợi do<br />
thuốc mê gây ra. Với những chất thuốc mê, nhất<br />
là thuốc an thần Midazolam giúp cho người<br />
bệnh đi vào một giấc mê êm dịu, ít xáo trộn<br />
huyết động, lại có tính làm quên thuận chiều rất<br />
cao sẽ giúp ổn định được hệ thần kinh cao cấp,<br />
hệ thần kinh tự trị. Vì vậy, một cuộc gây mê<br />
muốn đạt được cùng lúc nhiều mục đích: giảm<br />
đau, dãn cơ, an định thần kinh… trong hoàn<br />
cảnh hiện tại chỉ có phương pháp gây mê phối<br />
hợp nhiều loại thuốc để sử dụng được tính chất<br />
chính, tính ưu việt của mỗi loại thuốc với liều<br />
lượng thích hợp của từng loại thuốc để hạn chế<br />
những tác dụng không mong muốn của những<br />
thuốc này.<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thuốc dãn cơ Vecuronium được xem là ít<br />
phóng thích Histamin và ảnh hưởng lên tim<br />
mạch ít nhất trong các thuốc dãn cơ không khử<br />
cực mà chúng tôi đã sử dụng trong 19 TH<br />
(11,9%) (bảng 3) cho những bệnh nhân có bệnh<br />
lý về tim mạch. Ngoài ra, thuốc dãn cơ<br />
Atracurium chuyển hoá hầu như không phụ<br />
thuộc chức năng gan và chức năng thận, hệ số<br />
đào thải không giảm theo tuổi như hầu hết các<br />
thuốc dãn cơ khử cực khác, là thuốc dãn cơ<br />
thích hợp nhất để gây mê cho các bệnh nhân lớn<br />
tuổi kèm bệnh lý gan mật. Có 9 TH (5,6%) (bảng<br />
3) dùng Atracurium trong nghiên cứu là cũng vì<br />
mục đích đó(1,7).<br />
<br />
Thay đổi huyết động học trong thời gian<br />
phẫu thuật<br />
Trong nghiên cứu, thay đổi về SpO2 không<br />
đáng kể. Thay đổi về mạch và huyết áp tập<br />
trung vào thời điểm trước khi khởi mê và sau<br />
khi đặt NKQ (bảng 4), tuy nhiên sự thay đổi này<br />
không có ý nghĩa về mặt thống kê. Giải thích<br />
điều này có lẽ do còn phụ thuộc nhiều yếu tố<br />
như: kích thích lúc đặt NKQ, độ giảm đau, các<br />
thuốc gây mê, bệnh lý đi kèm…Theo đa số các<br />
tác giả thì Rocuronium không có hoặc rất ít tác<br />
dụng lên hệ tim mạch ngay cả với liều cao 0.9<br />
hoặc 1.2mg/kg, thậm chí trong trường hợp Bệnh<br />
nhân đã có tăng kali/máu(3). Điều này cũng phù<br />
hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Ngoài ra,<br />
trong nghiên cứu chúng tôi cũng ghi nhận có 6<br />
trường hợp phải dùng Atropine sau khởi mê do<br />
nhịp tim chậm 140 lần / phút.<br />
<br />
Tình trạng đặt NKQ<br />
Hiệu quả đặt NKQ nhanh trên lâm sàng<br />
đạt mức rất tốt và tốt là 95,6% (Bảng 5), có 7<br />
trường hợp đặt NKQ sau 90 giây. Kết quả này<br />
cao hơn các tác giả khác, như theo Hoàng Thị<br />
Xuân là 93,2%, nhưng khác biệt không có ý<br />
nghĩa thống kê. Hiệu quả đặt NKQ nhanh<br />
đánh giá theo máy TOF - Watch đạt mức rất<br />
tốt và tốt là 88,7% (Bảng 5) thấp hơn so với kết<br />
quả đánh giá trên lâm sàng và tỉ lệ Đạt là 18<br />
<br />
67<br />
<br />