intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR (phần 2)

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

96
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trừ vài model chuyên nghiệp như Canon 1Ds, Canon 5D, Nikon D3, Nikon D700, còn lại đại đa số những chiếc DSLR hiện tại lại có cảm biến nhỏ hơn, dẫn đến khung ảnh bị thu hẹp lại từ 1,5 đến 2 lần tùy theo kích cỡ cảm biến. Thực tế tiêu cự của ống kính không thay đổi nhưng vì diện tích vùng bắt ảnh nhỏ hơn nên độ bao phủ cũng nhỏ hơn. Có nghĩa là góc nhìn ở những máy gọi là ‘cropped’ này của Nikon, Sony and Pentax bằng góc nhìn của ống kính nhân với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR (phần 2)

  1. Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR (phần 2) Trừ vài model chuyên nghiệp như Canon 1Ds, Canon 5D, Nikon D3, Nikon D700, còn lại đại đa số những chiếc DSLR hiện tại lại có cảm biến nhỏ hơn, dẫn đến khung ảnh bị thu hẹp lại từ 1,5 đến 2 lần tùy theo kích cỡ cảm biến. Thực tế tiêu cự của ống kính không thay đổi nhưng vì diện tích vùng bắt ảnh nhỏ hơn nên độ bao phủ cũng nhỏ hơn. Có nghĩa là góc nhìn ở những máy gọi là ‘cropped’ này của Nikon, Sony and Pentax bằng góc nhìn của ống kính nhân với 1,5 lần. Còn với Canon thì nhân với 1,6. Và những dòng máy áp dụng chuẩn cảm biến 4/3 inch như Olympus, Panasonic thì phải nhân lên 2 lần. Vì vậy mà những người sử dụng máy DSLR thường nói về tiêu cự “hữu dụng”, có nghĩa là tiêu cự của ống kính phải nhân với trị số “crop” mới ra trị số đúng. Ví dụ, khi lắp ống kính tiêu cự 18 - 55 mm vào một chiếc Nikon crop (Nikon D40, D60, D80, D300) thì góc nhìn có được sẽ tương đương tiêu cự 27 - 82 mm. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn có một góc nhìn tương đương tiêu cự chuẩn 50 mm ở một chiếc Nikon cropped DSLR, bạn sẽ cần một ống với tiêu cự là 33 mm (mà gần nhất là các ống 35 mm). Nếu bạn cần độ bao phủ của góc rộng 28 mm, bạn sẽ cần một tiêu cự ghi trên ống là 18 mm… Vậy nên bạn cần luôn luôn lưu ý nhân tiêu cự của ống kính mình với hệ số crop của thân máy của bạn thì mới ra được góc nhìn thực tế. Lưu ý, vì các máy DSLR crop không sử dụng tất cả diện tích của ống kính thông thường, nên nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời những chiếc ống kính chỉ phục vụ riêng cho những cảm biến nhỏ. Canon, Nikon, Sony and Pentax đặt tên theo các loại ống kính của mình lần lượt như sau: EF-S, DX, DT và DA. Những ống này sẽ không phù hợp cho các máy full-frame, vì vậy nếu bạn có ý định nâng cấp lên máy full-frame trong tương lai thì tránh những ống loại này.
  2. Vùng bao phủ của ống kính Để minh họa cho các góc nhìn tại các tiêu cự khác nhau, chung ta có các ảnh được chụp cùng tại một điểm với các ống kính khác nhau. Lưu ý rằng tiêu cự ở đây được quy đổi ra tiêu cự hữu dụng của máy full-frame, nên để đạt được tiêu cự này bạn cần nhân trị số trên ống kính với hệ số crop của thân máy. Vùng bao phủ của ống kính theo tiêu cự tại cùng 1 điểm chụp (tương đương full-frame) Khẩu độ Một đặc điểm quan trọng thứ nhì của ống kính là khẩu độ - khẩu độ là khả năng thu nhận ánh sáng của ống kính. Khẩu độ càng lớn thì càng có nhiều ánh sáng lọt vào, và càng tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng. Ống kính có độ mở lớn giúp bạn có vùng ảnh rõ khá mỏng, làm mờ hậu cảnh tốt hơn. Ống kính khẩu lớn rõ ràng là có lợi, nhưng kèm theo nó là kích thước các thấu kính và ống kính phải lớn hơn, nặng hơn và cũng đắt tiền hơn. Khẩu độ của ống kính DSLR còn được gọi là trị số f, là tỷ số giữa tiêu cự trên đường kính của miệng ống kính. Vì vậy khi miệng ống kính càng lớn thì trị số f càng nhỏ. Trong ống kínhcó một cửa số, cấu trúc giống con ngươi ở mắt giúp thu nhỏ độ mở ống kính để kiểm soát mức phơi sáng và độ sâu trường ảnh, tuy nhiên chỉ số quan trọng đó là khẩu độ tối đa – hay là trị số nhỏ nhất có thể của f. Với ống kính một tiêu cự, thì chỉ có một con số cho khẩu độ mà thôi – ví dụ: 50 mm f1.8. Với ống zoom thì hầu hết là có 2 trị số; ví dụ: 18-55 mm f3.5-5.6 – có nghĩa là ở 18 mm ống có thể mở lớn nhất là f3.5 và chỉ mở được lớn nhất là f5.6 tại 55 mm (càng zoom thì càng bị tối đi do khẩu độ bị thu hẹp lại). Lưu ý, một số ống kính zoom đắt tiền chỉ có một khẩu độ suốt dải chạy của ti êu cự, ví dụ 17 - 55 mm f2.8; nó có thể mở được f2.8 cho dù zoom thế nào.
  3. Các trị số f1.4; 2.8 và 4 nghe có vẻ gần gần nhau, nhưng thực ra chúng thể hiện khả năng đón nhận ánh sáng rất khác nhau. Ví dụ ống kính khẩu độ f1.4 có thể nhận gấp đôi ánh sáng so với khẩu độ f2.0, hoặc gấp 4 lần ống khẩu f2.8. T ương tự như vậy, ống khẩu f2.8 cho ánh sáng qua nhiều gấp đôi ống khẩu f4, và gấp 4 lần khẩu f5.6. Ống kính sáng hơn gấp đôi sẽ cho phép tăng tốc độ cửa trập l ên gấp đôi, hoặc cho phép giữ nguyên tốc độ ở hoàn cảnh tối gấp đôi. Ống kính sáng gấp 4 cho phép tăng tốc độ cửa trập lên 4 lần hoặc chụp được ở vùng tối gấp 4 lần mà vẫn giữ được tốc độ. Hiển nhiên rằngống kính có khẩu lớn (mô tả bằng f nhỏ) sẽ là lý tưởng cho việc chụp thiếu sáng hoặc chuyển động nhanh. Và đương nhiên, những ống khẩu lớn bao giờ cũng to lớn, nặng nề, đắt tiền, đặc biệt là ống zoom một khẩu độ. Chỉ có một ngoại lệ, đó là chiếc ống 50 mm normal khá nhỏ gọn (mà khi lắp vào hầu hết các máy DSLR do yếu tố crop mà nó trở thành tele tầm ngắn 75 mm hoặc 100 mm). Các ống 50 mm này giá rất hợp lý, hầu hết đều có khẩu độ f1.8, khẩu độ này cho phép lấy được ánh sáng gấp tám lần ống kính bán kèm máy 18 - 55 mm khi zoom tới cùng tiêu cự 50 mm. Trị số f nhỏ có nghĩa là ta có thể dễ dàng làm mờ hậu cảnh. Đó là lý do tại sao ống chuẩn 50 mm là bước khởi đầu hoàn hảo cho nhiếp ảnh chân dung và chụp thiếu sáng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2