Chủ nghĩa ly khai trong quan hệ quốc tế và trường hợp thực tiễn ở bán đảo Crimea và vùng Donbass
lượt xem 6
download
Bài viết Chủ nghĩa ly khai trong quan hệ quốc tế và trường hợp thực tiễn ở bán đảo Crimea và vùng Donbass làm rõ định nghĩa, đặc điểm và những tác động của chủ nghĩa ly khai đối với quan hệ quốc tế qua hai trường hợp thực tiễn là bán đảo Crimea và vùng Donbass ở phía Đông Ukraine.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chủ nghĩa ly khai trong quan hệ quốc tế và trường hợp thực tiễn ở bán đảo Crimea và vùng Donbass
- CHỦ NGHĨA LY KHAI TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN Ở BÁN ĐẢO CRIMEA VÀ VÙNG DONBASS Hoàng Thị Ngọc Quỳnh, Nguyễn Lê Khánh Như, Phạm Trần Minh Thư, Phan Lan Nhi Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ công chúng, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa TÓM TẮT Chủ nghĩa ly khai là một vấn đề liên quan đến chính trị và quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa này tồn tại xuyên suốt lịch sử và là nguồn cơn của rất nhiều vấn đề quan hệ quốc tế. Ngay lúc này, vấn đề ly khai đang trỗi dậy hơn bao giờ hết khi thế giới đang chứng kiến cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, mà trong đó phong trào ly khai ở bán đảo Crimea Và vùng Donbass là thành tố đóng vai trò chính dẫn đến bùng nổ chiến sự. Dựa trên phương pháp lịch sử - logic và phương pháp phân tích quan hệ quốc tế, bài viết này sẽ làm rõ định nghĩa, đặc điểm và những tác động của chủ nghĩa ly khai đối với quan hệ quốc tế qua hai trường hợp thực tiễn là bán đảo Crimea và vùng Donbass ở phía Đông Ukraine. Từ khóa: Bán đảo Crimea, Chủ nghĩa dân tộc, Chủ nghĩa ly khai, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Nga - Ukraine. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trải qua hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, thế giới hiện nay được cho là đang ở trong trạng thái hòa bình khi không có thêm một cuộc chiến tranh ở quy mô lớn (thế giới) nào nổ ra. Mặc dù vậy, các xung đột, nội chiến, hoạt động khủng bố, chiến tranh khu vực vừa và nhỏ vẫn tiếp tục hiện diện khắp các khu vực trên thế giới, đe dọa tới nền hòa bình và an ninh quốc tế. Trong đó, những cuộc xung đột đến từ phong trào ly khai, phân tách yêu cầu độc lập ở các quốc gia, dân tộc liên tiếp diễn ra gây bất ổn chính trị, xã hội; ảnh hưởng tới tình trạng quan hệ quốc tế khu vực cũng như toàn cầu. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực đổ vỡ, thế giới đã thiết lập một trật tự đa cực mới qua những quá trình phân tách, hợp nhất, chuyển hóa chế độ phức tạp và bước vào trạng thái ổn định, toàn cầu hóa. Đã có cho rằng các vấn đề như chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa dân tộc chỉ còn là vấn đề của quá khứ, xung đột quốc tế sẽ ít có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, tình hình chiến sự đang diễn ra giữa Nga và Ukraine kể từ đầu năm 2022 đến nay, mà hai thành tố đóng vai trò trung tâm trong mâu thuẫn là phong trào ly khai ở bán đảo Crimea và vùng Donbass - một khu vực miền Đông Ukraine, đã làm nhận định trên rơi vào tình trạng hoài nghi. Không chỉ vậy, các sự kiện ở Scotland, Kurdistan (khu tự trị của người Kurd), vùng Catalonia (Tây Ban Nha) hay phong trào BREXIT của nước Anh cho thấy các hoạt động của chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa dân tộc vẫn là những vấn đề trọng tâm trong sự biến chuyển của tình hình quốc tế. Hàng chục phong trào ly khai đã và đang diễn ra trên thế giới và những phong trào tiềm năng khác đang nhen nhóm và có thế bùng nổ bất cứ lúc nào (Griffiths, 2016). Một phong trào ly khai có thể diễn ra theo chiều 3217
- hướng tích cực hoặc tiêu cực, nhưng từ thực tế có thể thấy rằng các hoạt động ly khai phần lớn dẫn đến các bất ổn và xung đột, mang lại tổn thất cho các bên liên quan, tác động tiêu cực tới quan hệ quốc tế dù kết quả cuối cùng thành công hay thất bại. Ở bài viết này, bằng việc phân tích hai trường hợp thực tiễn đã và đang diễn ra bán đảo Crimea và vùng Donbass từ những năm 2015 đến nay, nhóm tác giả sẽ đi vào tổng hợp những định nghĩa, đặc điểm, những ảnh hưởng và vai trò quan trọng của chủ nghĩa ly khai trong chính trị và quan hệ quốc tế đương đại. 2. CHỦ NGHĨA LY KHAI 2.1. Định nghĩa Chủ nghĩa ly khai là những ý tưởng, hoạt động ủng hộ việc tách ra của một nhóm, một hoặc nhiều đơn vị lãnh thổ khỏi một quốc gia, thể chế nhà nước hoặc một nhóm lớn hơn. Các nhóm ly khai có thể chỉ tìm kiếm quyền tự trị lớn hơn hoặc ly khai chính trị đầy đủ để để xác định độc lập chủ quyền cho riêng mình (Alexseev, 1999). 2.2. Nguồn cơn và đặc điểm Chủ nghĩa ly khai là một dạng của xu hướng địa chính trị phân mảnh và xu hướng này trong thế kỷ XXI ngày càng diễn ra ở nhiều quốc gia khi yếu tố địa chính trị của quốc gia đó ngày càng quan trọng trong mối quan hệ quốc tế. Một phong trào ly khai có thể bắt đầu với hai điều kiện thường thấy nhất : sự phân biệt đối với nhóm dân tộc thiểu số và hoạt động chính trị của tầng lớp tinh hoa chính trị của một quốc gia hay nhóm lớn. Nó có thể diễn biến theo ba cấp độ, cấp độ một khi một nhóm dân tộc không hài lòng với vị thế của mình trong quốc gia nhưng không đưa ra yêu cầu đòi hỏi nào, cấp độ hai khi một nhóm dân tộc chỉ yêu cầu quyền tự trị và cấp độ lớn nhất khi nhóm dân tộc ủng hộ việc tách ra hoàn toàn. (Ryabinin, 2017) Sự tương tác giữa các yếu tố lợi ích quốc gia, sự công nhận của quốc tế và chiến lược hoạt động quyết định chiều hướng tích cực hay tiêu cực của một phong trào ly khai. Nguồn động lực của phong trào ly khai là một tập hợp của các thành phần từ văn hóa, tôn giáo, hệ tư tưởng, dân tộc, nền văn minh và kinh tế. Trong đó, yếu tố dân tộc, hay chủ nghĩa dân tộc - một trong những động lực chính trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch sử, chính là nguồn động lực lớn nhất, là nền tảng cơ bản của chủ nghĩa ly khai (Ryabinin, 2017) hoặc thái độ tiêu cực của một nhóm dân tộc đối với dân tộc khác hay với người nhập cư trong cùng một quốc gia. Từ những sự kiện thực tế có thể thấy rõ điều đó, BREXIT hay các cuộc trưng cầu dân ý về chủ trương ly khai ở Hungary, Crimea, Catalonia; những áp đặt của các đảng chính trị cấp tiến Ukraine lên người Nga ở quốc gia này về ngôn ngữ, truyền thống văn hóa, lịch sử và chính trị gây ra những phản ứng tiêu cực khi người Nga không muốn chấp nhận. Quá trình ly khai bắt đầu khi một nhóm dân tộc công khai lên tiếng về mong muốn tách ra và kết thúc hoặc có thể dẫn đến xung đột vũ trang khi chính phủ hoặc bộ máy đứng đầu lựa chọn giải quyết theo hướng dân chủ hay nghiêm cấm thảo luận và phát biểu. 2.3 Hệ quả và tác động 3218
- Phụ thuộc vào mức độ và chiến lược hoạt động của một phong trào ly khai, chủ nghĩa ly khai dẫn đến những hệ quả và tác động với mức độ khác nhau. Nhưng những hệ quả của nó phần lớn gây bất ổn, dẫn đến xung đột và tác động lên mọi mặt từ chính trị, kinh tế và xã hội của một quốc gia, khu vực và cả thế giới bởi nguồn gốc đa phương diện. Khi một phong trào ly khai kết thúc, kết quả có thể tạo ra một cái mới (chủ thể quan hệ quốc tế) tốt hơn cái cũ hoặc tồi tệ hơn. Nếu được giải quyết trong hòa bình dân chủ, việc ly khai có thể chỉ để lại hậu quả là những căng thẳng trong xã hội, thay đổi chính sách hoặc biểu tình phi bạo lực. Hệ quả sẽ diễn tiến tiêu cực nếu chính phủ chọn cách giải quyết theo hướng đàn áp nhóm ly khai, ngăn cấm bằng quân sự, dẫn đến bạo loạn, xung đột vũ trang, kéo theo tổn thất kinh tế. Nếu có yếu tố can thiệp từ bên ngoài, ví dụ như một vùng ly khai khỏi nước này để sát nhập vào nước khác hoặc nhận sự giúp đỡ từ nước thứ ba để thực hiện ly khai, việc ly khai có thể là nguồn cơn của chiến tranh khu vực, ảnh hưởng và làm thay đổi cả nền kinh tế toàn cầu, địa chính trị và trật tự hệ thống quốc tế. 3. XUNG ĐỘT GIỮA UKRAINE VÀ NGA DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA LY KHAI 3.1 Vấn đề bán đảo Crimea Bán đảo Crimea được biết đến với vị trí chiến lược quan trọng nằm giữa biển Azov và biển Đen, phía nam bán đảo Crimea thuộc đất liền của Ukraine và về phía tây của miền Kuban thuộc Ukraine, được nối với đất liền của Ukraine theo eo đất Perekop. Bán đảo đã thuộc quyền kiểm soát của Nga trong cuộc Khủng hoảng Crimea 2014 khi Nga xâm lược Ukraine và chiếm đoạt từ Ukraine. Nhiều quốc gia đã phủ nhận sự xâm lược này và vẫn công nhận chủ quyền bán đảo thuộc Ukraine. Sau khi Liên Xô tan rã, vấn đề chủ quyền tại Crimea trở thành mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine. Ukraine căn cứ vào quyết định của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao năm 1954 để cho rằng Crimea thuộc chủ quyền của mình. Phía Nga thì lập luận rằng Crimea đã thuộc về Nga từ thế kỷ 18, chỉ tách khỏi Nga từ năm 1954, do Nhà nước Liên Xô đã tan rã nên Nga không có nghĩa vụ phải chấp nhận việc cắt Crimea cho Ukraine. Tranh chấp chủ quyền Crimea trở thành nguồn cơn chính trong leo thang căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Bán đảo Crimea có ý nghĩa và vai trò địa chiến lược quan trọng trong việc bảo đảm an ninh biên giới phía Nam của Nga, là nơi Nga đặt căn cứ Sevastopol, căn cứ chính của Hạm Đội Biển Đen, hoạch định cho những kế hoạch trên Biển Đen và xa hơn là ra Địa Trung Hải. Bên cạnh đó Nga là còn là một quốc gia có nhiều mối lo ngại về an ninh quốc gia vì biên giới của Nga tiếp giáp với các quốc gia đang có xu hướng xích gần lại EU và muốn gia nhập NATO, đặc biệt là Ukraine. Nga phải thực hiện cuộc can thiệp vào Ukraine để cuộc trưng cầu dân ý ở đảo Crimea được diễn ra vào đầu năm 2014 sau đó đơn phương sáp nhập đảo này vào nước Nga. Sau vụ khủng hoảng Crimea và cuộc trưng cầu dân ý, người dân bán đảo Crimea và thành phố Sevastopol đã đi bỏ phiếu để quyết định về vấn đề chủ quyền tại vùng. Kết quả có tới 95% phiếu ủng hộ thống nhất Crimea vào Nga, chỉ có 3,5% lựa chọn Crimea là một phần của Ukraine và 1% phiếu không hợp lệ (tuy nhiên nhiều nguồn tin phương Tây cho rằng phần trăm số phiếu đã được phía Nga sắp xếp trước) (Trần Doãn Tiến, 2015). Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea đã làm cho căng thẳng kéo 3219
- dài giữa Nga và Ukraine chuyển biến ngày một xấu đi và đóng vai trò là một trong những nguyên nhân chính trong việc triển khai “chiến dịch quân sự đặc biệt” đối với Ukraine vào đầu năm 2022 của Nga. 3.2 Donbass và chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine Donbass (hình thành từ “Donetskyi basein” trong tiếng Ukraine, có nghĩa là lưu vực sông Donetsk) là một khu vực ở Đông Nam Ukraine. Có nhiều quan niệm về phạm vi của khu vực này, nhưng phổ biến hơn cả là Donbass bao gồm 2 tỉnh Donets'k và Luhans’k. Trở thành điểm nóng giao tranh từ năm 2014, sau khi người dân ở đây đòi tăng quyền tự trị bất thành và tổ chức phong trào phản kháng vũ trang. Chính phủ Ukraine đã hai lần phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm giành lại quyền kiểm soát Donbass nhưng đều không thành công (Trung Nhân, 2022). Đầu tháng 3 năm 2014, các cuộc biểu tình của các nhóm thân Nga và chống chính phủ Ukraine mới đã diễn ra ở Donbass, như là một phần hậu quả của Cách mạng Nhân phẩm và phong trào Euromaidan, sau đó lan rộng trên khắp miền Nam và miền Đông Ukraine, chính phủ Nga chỉ tham gia giới hạn ở việc lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình này. Sự nổi lên của phe ly khai ở Donbass bắt đầu chỉ với một nhóm nhỏ ngoài rìa của những người biểu tình và độc lập với sự kiểm soát của Nga. Tuy nhiên tới tháng 4/2014, tình trạng bất ổn đã leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang giữa chính quyền Ukraine và các lực lượng ly khai lúc này được Nga hậu thuẫn. Donetsk và Lugansk đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 11/05/2014, mà Ukraine coi là bất hợp pháp và không dân chủ, hầu hết người dân bỏ phiếu vì sự độc lập của DPR và LPR (Anh Đào, 2015). Cuộc xung đột đã “được thiết kế bí mật và ngụy trang khéo léo bởi những người bên ngoài” (Hiroaki Kuromiya, 2015). Giao tranh liên tục diễn ra đến tháng 8 năm 2014. Việc Nga can thiệp quân sự đã giúp quân nổi dậy DPR và LPR giành lại phần lớn lãnh thổ đã mất trong cuộc tấn công quân sự trước đó của chính phủ Ukraine. Vào ngày 5/9/2014, Nga và Ukraine đã ký thỏa thuận ngừng bắn Minsk I, nhưng điều này không ngăn chặn được giao tranh. Ngay sau đó, một thỏa thuận khác, được gọi là Minsk II đã được ký vào ngày 12/02/2015. Bất chấp các thỏa thuận Minsk, các cuộc giao tranh cường độ thấp dọc theo đường liên lạc giữa chính phủ Ukraine và các khu vực do Nga kiểm soát vẫn tiếp diễn cho đến năm 2022. Vào ngày 21/02/2022, Nga chính thức công nhận nền độc lập của các nước cộng hòa Donetsk và Lugansk. (Kiều Anh, 2022) Ngay sau đó, ngày 24/02/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tập trung vào khu vực Donbass đẩy cuộc xung đột Nga - Ukraine vào tình trạng căng thẳng hơn bao giờ hết, ông cũng nhấn mạnh Nga không có kế hoạch chiếm đóng Ukraine mà chỉ “phi quân sự hóa” và bảo vệ người dân. Sau tất cả, chúng ta có thể thấy rõ những nguyên nhân chính dẫn đến phong trào ly khai ở Donbass. Đầu tiên là nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ những xung đột dân tộc. Sau khi Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị buộc từ chức và trốn chạy sang Nga, phần lớn người dân Ukraine biểu tình phản đối các chính sách thân Nga và rời xa phương Tây của ông, buộc chính phủ phải đi theo một mối quan hệ nồng ấm với châu Âu. Chính điều đó đã khiến cho người dân ở Donbass đòi tách khỏi Ukraine, bởi phần lớn cư dân nơi đây là người gốc Nga và không chấp nhận một thể chế chính quyền thân phương Tây. Trong suốt thời 3220
- kỳ Ukraine độc lập, người dân Donbass đã ủng hộ các đảng chính trị và ứng cử viên tổng thống thân Nga cũng như ủng hộ đề xuất đưa tiếng Nga trở thành ngôn ngữ chính thức thứ hai. Song song đó là nguyên nhân trực tiếp khi Mỹ và NATO chuyển giao vũ khí cho Ukraine, sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (tháng 9/2021), triển khai tên lửa tầm trung và lực lượng quân sự trên lãnh thổ NATO - Đông Âu khiến Nga lo ngại về an ninh quốc gia và làm gia tăng căng thẳng khu vực. Từ đó có thể thấy được thấy được việc ủng hộ Donbass, gia tăng sức ép và chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đối với Ukraine đều vì mục tiêu bảo vệ lợi ích quốc gia. Thực tế Nga đã hoàn toàn nắm quyền kiểm soát Donbass và từ đó duy trì ảnh hưởng và quyền lực tại khu vực trên. 3.3. Những nhận xét về tình hình ở Crimea và Donbass dưới góc nhìn của chủ nghĩa ly khai Phong trào ly khai ở bán đảo Crimea và khu vực Donbass là hai trường hợp điển hình cho hoạt động ly khai chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài. Bán đảo Crimea mong muốn tách khỏi Ukraine để sát nhập vào Nga, còn Donetsk và Lugansk thuộc vùng Donbass tự tách ra đòi quyền tự trị cao nhất và sau đó là tuyên bố là những quốc gia cộng hòa độc lập. Cả hai nhóm ly khai đều nhận được sự hỗ trợ và can thiệp quân sự từ phía Nga để chống lại chính phủ Ukraine. Nga đã sáp nhập Crimea vào lãnh thổ năm 2015 và gần đây nhất là công nhận nền độc lập của Donetsk và Lugansk với lý do bảo vệ nhóm ly khai khỏi chính phủ Ukraine để bắt đầu một cuộc tấn công vào Ukraine mà Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” (mà không phải một cuộc chiến tranh xâm lược). Nếu phong trào ly khai có lợi cho một quốc gia hoặc nhóm, quốc gia hoặc nhóm đó sẽ ủng hộ cho phe nổi dậy và các hoạt động ly khai, nếu không, họ sẽ nói rằng nhóm ly khai và các bên can thiệp đang vi phạm nguyên tắc chủ quyền quốc gia (Ryabinin 2017). Trong trường hợp Crimea và Donbass, đó lần lượt một phía là Nga và phía đối lập là Mỹ và các nước phương Tây đồng minh. Đó là lý do tại sao trong quá trình đàm phán và việc ký kết thỏa thuận ngừng bắn Minsk I và II nhằm giảm chiến sự ở Donbass lại có sự tham gia của Pháp và Đức, cũng là hai quốc gia đồng minh của Mỹ. Việc ly khai của hai khu vực trên không chỉ là vấn đề lãnh thổ của Ukraine mà còn ảnh hưởng tới lợi ích của cả hai phía. Mỹ và đồng minh ủng hộ chính quyền trung ương Ukraina vì mục đích muốn tăng sự kiểm soát đối với khu vực và những vùng lãnh thổ có chung biên giới với Nga, từ đó gia tăng sức ảnh hưởng và khẳng định vai trò trong khu vực. Trong khi Nga muốn thể hiện sự ảnh hưởng lên các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, đặc biệt là Ukraine, ngăn chặn các chính trị gia chống Nga có được quyền lực. Việc Nga ủng hộ hai khu vực trên giúp Nga gia tăng sức ép lên Ukraine và từ đó có thể nhanh chóng ngăn chặn những nguy cơ ảnh hưởng lợi ích quốc gia, bởi vị trí địa lý của Crimea và Donbass cũng như cả Ukraine đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh quốc gia và giao thương kinh tế của Nga. 5. KẾT LUẬN Bán đảo Crimea và vùng Donbass đóng vai trò trung tâm trong xung đột giữa Nga và Ukraine. Cuộc chiến hiện nay vẫn đang tiếp tục kéo dài và gây ra những ảnh hưởng sâu sắc tới an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội của khu vực và thế giới, là tâm điểm của chính trường quốc tế, cho thấy tầm quan trọng của chủ nghĩa ly khai đối với hệ thống quan hệ quốc tế đương đại. Phong trào ly khai có thể diễn ra trong một quá trình kéo 3221
- dài và có thể dẫn đến chiến tranh khu vực. Phức tạp và đa phương diện, không có một giải pháp duy nhất toàn diện nào cho vấn đề ly khai. Trong tương lai gần và xa, có thể những phong trào ly khai tiềm tàng khác sẽ bùng nổ và tác động tới quan hệ quốc tế hoặc tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống quốc tế hoặc không. Nhưng trong một thế giới đa sắc tộc, đa văn hóa, không ngừng thay đổi, và có lịch sử phức tạp, chủ nghĩa ly khai vẫn sẽ tiếp tục là một vấn đề luôn cần được chú trọng và phân tích triệt để trong khoa học chính trị, đặc biệt là quan hệ quốc tế, bởi “chúng ta đang sống trong thời đại của sự ly khai” (Ryan Griffiths, 2016) khi thế giới dịch chuyển từ lưỡng cực sang đa cực và trật tự các cực luôn có sự dao động. Vì hạn chế về mặt dung lượng bài viết nên nhóm tác giả chưa thể phân tích sâu về các khía cạnh của chủ nghĩa ly khai cũng như tình hình đang diễn ra tại Ukraine, nhưng mong rằng bài viết sẽ là nguồn thông tin bổ sung hữu ích về phong trào ly khai trong thực tế hiện thời cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về chủ nghĩa ly khai trong quan hệ quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Đào (2015), Một năm sau ngày ly khai, Donetsk và Lugansk đang đứng ở đâu?. Tintuc.vn. https://tintuc.vn/mot-nam-sau-ngay-ly-khai-donetsk-va-lugansk-dang-dung-o-dau-46913. Truy cập ngày 22/4/2022. 2. A.Alexseev M (ed) (1999). Separatism: A Complex Amalgam. Encyclopedia. https://www.encyclopedia.com/social-sciences/applied-and-social-sciences-magazines/separatism#A. Truy cập ngày 10/4/2022. 3. Đông Bình (2014). Nga sáp nhập Crimea không mục đích nào khác ngoài lợi ích chiến lược? Báo Giáo dục Việt Nam https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/nga-sap-nhap-crimea-khong-muc-dich-nao-khac-ngoai- loi-ich-chien-luoc-post141913.gd.. Truy cập ngày 21/4/2022 4. Griffiths R (2016). The State of Secession in International Politics. E-International Relations https://www.e-ir.info/2016/09/23/the-state-of-secession-in-international-politics/. Truy cập ngày 15/4/2022 5. Hiroaki Kuromiya (2015). The enigma of the Donbas: How to understand its past and future. Historians.in.ua. https://www.historians.in.ua/index.php/en/dyskusiya/1597-hiroaki-kuromiya-the- enigma-of-the-donbas-how-to-understand-its-past-and-future. Truy cập ngày 19/4/2022 6. Kiều Anh (2022). Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng cân nhắc trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Nga. Báo VOV. https://vov.vn/the-gioi/cong-hoa-nhan-dan-donetsk-tu-xung-can-nhac-trung-cau-dan-y-de- sap-nhap-vao-nga-post933941.vov. Truy cập ngày 19/4/2022. 3222
- 7. Minh Đức (2022). Ukraine: Nga bắt đầu trận chiến giành Donbass đã chuẩn bị từ lâu. Báo Doanh nhan ASEAN. https://doanhnhanasean.vn/ukraine-nga-bat-dau-tran-chien-gianh- donbass-da-chuan-bi-tu-lau-a93844.html. Truy cập ngày 19/4/2022 8. Ryabinin Y (2017). The basic causes of the temporary separatism, Journal of Geography, Politics and Society, 7(1), 5–9. 9. Song Minh (2022). Ông Putin tuyên bố Nga sẽ thắng ở Ukraina. Cổng thông tin điện tử Công Đoàn Việt Nam. http://www.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/ong-putin-tuyen-bo-nga-se-thang-o-ukraina- 635523.tld. Truy cập ngày 21/4/2022 10. Trung Nhân (2022). Donbass - vùng đất có thể định đoạt khủng hoảng Nga – Ukraine. Vnexpress. https://vnexpress.net/donbass-vung-dat-co-the-dinh-doat-khung-hoang-nga-ukraine-4425088.html. Truy cập ngày 20/4/2022 11. Trần Doãn Tiến (2015). Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga: Một năm nhìn lại!. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. https://dangcongsan.vn/su-kien-binh-luan/crimea-sap-nhap-vao-lien-bang-nga- mot-nam-nhin-lai-295690.html. Truy cập ngày 20/4/2022 3223
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
26 p | 942 | 184
-
NHỮNG LUẬN ĐIỂM ĐÚNG, SAI TRONG QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG KINH TÊ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ
6 p | 644 | 137
-
Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1 p | 272 | 52
-
ĐỀ THI HẾT MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN - ĐỀ SỐ 3
5 p | 231 | 45
-
ĐỀ THI HẾT MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN - ĐỀ SỐ 18
5 p | 172 | 26
-
Bài giảng Những NLCB của CN Mác - Lênin: Chương mở đầu -TS. Nguyễn Văn Ngọc
14 p | 171 | 19
-
Giáo trình Chủ nghĩa vô thần học: Phần 1
58 p | 27 | 8
-
Quan niệm về tự do của con người trong triết lý giáo dục của chủ nghĩa hiện sinh
11 p | 60 | 8
-
Chủ nghĩa đa văn hoá ở châu Âu
9 p | 12 | 5
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - TS. Bùi Quang Xuân
19 p | 19 | 5
-
Một số chỉ dẫn của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về dân chủ
5 p | 80 | 5
-
Yếu tố tôn giáo trong chủ nghĩa ly khai ở một số nước Đông Nam Á
6 p | 85 | 4
-
Chủ nghĩa dân tộc: Quan điểm và một số yếu tố tác động trong điều kiện hiện nay
7 p | 82 | 3
-
Xây dựng xã hội lành mạnh xã hội chủ nghĩa
0 p | 54 | 3
-
Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tác phẩm “Thường thức chính trị” - Giá trị lý luận và thực tiễn
13 p | 7 | 3
-
Quan niệm của Lênin về quyền lực, kiểm soát quyền lực và sự vận dụng của đảng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
11 p | 3 | 3
-
Suy nghĩ về dân chủ và công bằng theo mục tiêu của Đại hội Đảng lần thứ XI
5 p | 59 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn