intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa bệnh bằng các loại gia vị

Chia sẻ: Thuc Kien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bị cảm mạo, nhức đầu, có thể lấy củ hành tươi 30 gam, gừng 10 gam sắc uống; hoặc cho 3 củ hành sống, 3 lát gừng, 10 gam tía tô, ít muối, 1 quả trứng gà vào bát cháo nóng để ăn giải cảm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa bệnh bằng các loại gia vị

  1. Chữa bệnh bằng các loại gia vị Khi bị cảm mạo, nhức đầu, có thể lấy củ hành tươi 30 gam, gừng 10 gam sắc uống; hoặc cho 3 củ hành sống, 3 lát gừng, 10 gam tía tô, ít muối, 1 quả trứng gà vào bát cháo nóng để ăn giải cảm. Tỏi, hành, ớt... là các món gia vị hầu như không thể thiếu trong bữa cơm. Chúng không chỉ có tác dụng trang trí, tạo mùi thơm hay kích thích sự ngon miệng mà còn có chức năng chữa bệnh. Theo từ điển Cây thuốc Việt Nam của tác giả Võ Văn Chi, hành vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi, lợi tiểu, tiêu viêm... Tây y cho biết hành có tính chất lợi tiêu hóa, chống thối, chống ung
  2. thư. Hạt hành có tác dụng bổ thận, làm sáng mắt. Không những thế, hành còn có công dụng chữa bệnh cảm lạnh, đau đầu, nghẹt mũi, khó tiêu và các bệnh lên men đường ruột hoặc nghẽn ruột do giun đũa. Hành dùng ngoài (nghiền nát, bôi ngoài da) chữa chứng giảm niệu, phỏng, viêm mủ da, chứng phát ban và làm các vết thương mau liền sẹo. Ngày nay, y học đã chứng minh hành và tỏi có thể trị bệnh ung thư. Tỏi cũng thuộc họ hành, vị cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, giải độc, lợi tiểu và có thể dùng để trị bệnh cảm mạo, lỵ amíp, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, ăn uống không tiêu, mụn nhọt. Tỏi là chất kích thích cơ thể và điều hòa các chức năng chủ yếu như rối loạn gan và tuyến nội tiết. Vì vậy nó được dùng điều chế thuốc
  3. chữa bệnh tiểu đường, phòng ngừa ung thư, trị xơ cứng động mạch, cao huyết áp... Từ nhiều thế kỷ trước ở Ai Cập, người ta đã dùng rượu ngâm tỏi để uống chữa bệnh thấp khớp, bệnh tim mạch (huyết áp cao hoặc thấp, hở van tim), bệnh phế quản (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản), bệnh tiêu hóa (ăn khó tiêu, viêm tá tràng, loét dạ dày). Rượu tỏi không có tác dụng phụ mà lại có hiệu quả cao. Ớt cũng được dùng chữa bệnh. Theo từ điển Cây thuốc Việt Nam, ớt thuộc họ cà, vị cay, tính nóng. Quả ớt có tính chất kích thích dạ dày và lợi tiểu, có thể dùng trị tiêu chảy, sốt rét. Lá ớt vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi tiểu nên thường dùng để trị sốt, trúng phong bất tỉnh và phù thũng. Rễ ớt
  4. dùng ngoài trị bệnh nẻ da. Trong Tây y, ớt thường được chỉ định trong các trường hợp lên men ruột, tiêu chảy, kiết lỵ, nôn mửa không cầm được, xuất huyết tử cung, viêm thanh quản... Về mặt dinh dưỡng, theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức, Đại học Y Dược TP HCM, các gia vị như hành, tỏi và ớt... giúp tăng tiết acid dịch vị, làm cơ thể tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, những người có hệ tiêu hóa yếu, bị viêm loét dạ dày - tá tràng không nên dùng. Các bà nội trợ nên dự trữ các gia vị trên để điều trị bệnh cho gia đình trong những trường hợp sau:
  5. - Bệnh viêm mũi, nghẹt mũi: Giã vài củ hành để vào ly. Chế nước sôi vào, trùm loa giấy lên, hít vào mũi. - Ung nhọt, áp xe viêm tấy: Giã dập tỏi, đắp 15-20 phút (không nên để lâu làm bỏng da). Có thể trộn với ít dầu vừng để đắp. - Ho lâu không khỏi: Tiêu 6 hạt tán nhỏ, quả thận lợn 1 đôi cắt miếng. Nấu lấy nước uống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2