intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa ho bằng các bài thuốc đơn giản

Chia sẻ: Xu Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

227
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn có thể chữa ho bằng các vị thuốc dễ kiếm như tía tô, chanh, bạc hà, rau má... với cách chế biến cực kỳ đơn giản. Theo Đông y, chia ho làm hai thể bệnh: ho do ngoại cảm và ho do nội thương. Ho do ngoại cảm Cảm lạnh (phong hàn): Sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi. Dùng lá tía tô 20 g, lá xương xông 12 g, gừng tươi 8 g, lá hẹ 12 g, kinh giới 8 g, đổ 600 ml, sắc lấy 200 ml. Người lớn chia ra uống làm 2...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa ho bằng các bài thuốc đơn giản

  1. Chữa ho bằng các bài thuốc đơn giản Bạn có thể chữa ho bằng các vị thuốc dễ kiếm như tía tô, chanh, bạc hà, rau má... với cách chế biến cực kỳ đơn giản. Theo Đông y, chia ho làm hai thể bệnh: ho do ngoại cảm và ho do nội thương.
  2. Ho do ngoại cảm Cảm lạnh (phong hàn): Sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi. Dùng lá tía tô 20 g, lá xương xông 12 g, gừng tươi 8 g, lá hẹ 12 g, kinh giới 8 g, đổ 600 ml, sắc lấy 200 ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần. Cảm cúm viêm họng (phong nhiệt): Sốt nhưng không sợ lạnh, khát, ho, đờm màu vàng. Dùng lá dâu, rau má mỗi vị 12 g; cúc hoa, bạc hà, rễ chanh, lá hẹ mỗi vị 8 g; kim ngân 16 g, đổ 600 ml, sắc lấy 200 ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống 3-5 ngày. Ho do nội thương Ho kéo dài không rõ nguyên nhân ở người gầy (phế âm hư): Ho khan không có đờm, họng khô, đau hoặc có ra máu, người háo nóng, mệt mỏi. Dùng rau má 20 g; lá chanh, lá tre mỗi vị 12 g; vỏ rễ dâu (sao mật) 16 g; quả dành dành (sao vàng), cam thảo dây mỗi vị 8 g. Đổ 500 ml nước, sắc lấy 200 ml; người lớn chia ra uống 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần. Viêm phế quản mạn tính (tỳ dương hư): Ho đờm nhiều, khi gặp lạnh hoặc về mùa rét ho càng nhiều, ăn uống càng kém, mệt mỏi, chân tay lạnh, trong người cảm giác lạnh, sợ lạnh. Dùng vỏ quýt phơi khô sao lên, bán hạ chế, hạt cải củ, hạt
  3. tử tô mỗi vị 12 g; cam thảo dây, gừng tươi mỗi vị 8 g. Tất cả cho vào nồi đổ 500 ml nước, sắc lấy 250 ml; người lớn chia uống 3 lần lúc đói và trước khi đi ngủ. Trẻ em tùy tuổi, chia uống 4-5 lần. Để phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, mùa hè không nên dùng quạt mạnh quạt thẳng vào người, đang đi nắng nóng không nên vào phòng lạnh ngay. Người bệnh mạn tính cần chú ý bồi dưỡng sức khỏe để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  4. Chữa ho bằng thuốc từ cây quả Trái tắc giúp chữa ho PNO - Ho là một triệu chứng rất dễ thấy khi các cháu bé bị cảm do ảnh hưởng của thay đổi thời tiết. Đây cũng là triệu chứng của nhiều loại bệnh thuộc đường hô hấp hoặc bệnh của các cơ quan khác trong cơ thể có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Thận trọng với thuốc giảm ho
  5. Thật ra, ho là một phản xạ sinh lý có lợi - giúp tống những dị vật tại đường hô hấp (đờm, mầm bệnh) ra ngoài cơ thể. Trong đờm, chứa nhiều vi khuẩn mà các bé mắc phải khi bị cảm nhiễm. Lúc này, nếu dùng thuốc giảm ho, phản xạ ho sẽ mất đi, đờm không tống được ra ngoài, các vi khuẩn nhân cơ hội đó sẽ "bành trướng" mạnh mẽ hơn, gây viêm amiđan, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… Do đó, bệnh của trẻ có thể ngày càng nặng thêm mà không hề thuyên giảm… Chẳng phải điều này sẽ vô tình làm hại đến con trẻ hay sao? Trong một báo cáo gần đây nhất, FDA (Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) tỏ ra lo ngại về những trường hợp ngộ độc ở trẻ em do sử dụng thuốc ho cảm quá liều và bất cẩn, bán không cần toa hoặc chỉ định từ bác sĩ. Cơ quan này cảnh báo các bậc phụ huynh đừng bao giờ cho trẻ em dưới 2 tuổi uống thuốc ho cảm (bán ở các tiệm thuốc tây) mà chưa được sự chấp thuận của bác sĩ. Cảnh báo trên được đưa ra sau khi FDA triệu tập một tiểu ban các chuyên gia y tế vào tháng 10/2006 để xem xét lại việc sử dụng những thuốc ho thông thường ở trẻ em. Thuốc từ... cây quả Không phải cứ ho là giảm ho mà điều quan trọng nhất là phải giải quyết được nguyên nhân gây ho. Đông y điều trị chứng ho, chủ yếu phân biệt ho ngoại cảm hoặc ho do nội thương.
  6. Ho do ngoại cảm: thường là bệnh mới mắc thời gian ngắn, kèm theo các triệu chứng bệnh ngoại cảm. Phép trị chủ yếu là tuyên thông phế khí, sơ tán ngoại tà, chưa nên vội dùng thuốc giảm ho. Ho do nội thương: thường bệnh mắc đã lâu ngày thường kèm theo các triệu chứng bệnh lý của tạng phủ. Phép trị chủ yếu là điều lý tạng phủ như kiện tỳ, dưỡng phế, thanh tiết can hỏa, bổ thận khí âm. Ở đây, vì bệnh mới xảy ra, chúng ta chỉ nghiên cứu về việc ho do cảm gây nên. Tuy là cảm ho nhưng Đông y cũng chia ra: cảm do phong nhiệt (cảm sốt) và do phong hàn (cảm lạnh). Ho do phong hàn: Ho, đờm loãng trắng, nghẹt mũi, chảy mũi nước trong, hắt hơi, gai rét, không có mồ hôi, khớp xương nhức, đầu đau căng tức, rêu lưỡi trắng mỏng. Ho do phong nhiệt: Ho đờm vàng dính, khát, họng đau, chảy nước mũi đục, cơ thể nóng, ra mồ hôi, sợ gió, nhức đầu, toàn thân đau mỏi, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc trắng mỏng. Khi thấy trẻ biểu hiện ho, có thể cho dùng những vị thuốc thiên nhiên sau đây:
  7. 1. Trái tắc (quất), thường dùng 2 quả, cắt đôi, bỏ hột, cho vào chén ăn cơm, thêm ít đường phèn hoặc mật ong. Đặt chén thuốc vào nồi cơm, chưng hấp cho chín. Lấy ra, chia làm 4 lần uống trong ngày (sáng, trưa, chiều, tối). Tinh dầu thơm trong trái tắc sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp làm long đờm và khạc đờm ra ngoài. Hơn nữa tắc còn có vị chua, vitamin C, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại cảm cúm. Đường phèn vị ngọt, làm dịu ho. Để phòng ngừa, cần tránh cho cơ thể khỏi bị lạnh đột ngột: Khi bé đi học vào buổi sáng sớm, thân nhiệt bị thay đổi, nếu cơ thể bé mỏi mệt sẵn, cơ chế miễn nhiễm yếu thì rất dễ dẫn đến cảm lạnh. Do đó, cần giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, ăn các thức ăn giàu năng lượng để duy trì cân bằng thân nhiệt, giúp cơ thể khỏi bị lạnh đột ngột. Nếu ho do phong hàn, thêm một miếng gừng 2g (cạo bỏ vỏ, giã dập, cho vào chén chung với tắc và đường phèn). Kèm có đờm, thêm 1-2g trần bì (vỏ quít: loại để lâu năm).
  8. 2- Lá húng chanh (còn gọi là tần dày lá): lấy 2-3 lá, rửa sạch, giã dập, rót khoảng 10ml nước sôi vào, để một lúc cho thuốc thấm ra, gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần. Nếu vì thuốc hơi đắng, làm trẻ khó chịu khi uống, hãy thêm một ít đường phèn cho ngọt, dễ uống hơn. Theo những nghiên cứu gần đây, tinh dầu trong húng chanh có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Shighella flexneri, sonnei, Shiga, B. subtilis. Es. coli, Streptococcus, D. pneumoniae... Kết quả nghiên cứu trên đã xác nhận tinh dầu húng chanh có tính chất kháng sinh mạnh đối với vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Hiện nay, người ta đã chế biến các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng thông phế khí, trị ho. Trong đó, hàm lượng chính là tần dày lá như Tragutan, Eugica… Nếu uống 2-3 ngày không thấy bớt mà cháu có vẻ mệt, sốt, khó thở, cần đưa đến bệnh viện chuyên khoa để theo dõi và điều trị cho phù hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0