intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chùa Võng La

Chia sẻ: Nguyen Thi Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

83
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chùa cổ Võng La (huyện Ðông Anh) là một địa chỉ kiến trúc đẹp của thủ đô. Chùa đã được công nhận di tích lịch quốc gia. Chùa cổ Võng La còn gọi chùa Chài, chùa Ba, tên chữ là "Bạch Sam Tự", thuộc huyện Ðông Anh, Hà Nội, là di tích kiến trúc, đồng thời là một di tích cách mạng giàu ý nghĩa. Trước Cách mạng Tháng 8/1945, Võng La được chọn làm một địa điểm ATK của Ðảng. Cây gạo và ngọn tháp cạnh chùa đã thành cột mốc chỉ đường cho cán bộ ta đi đi về về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chùa Võng La

  1. Chùa Võng La
  2. Chùa cổ Võng La (huyện Ðông Anh) là một địa chỉ kiến trúc đẹp của thủ đô. Chùa đã được công nhận di tích lịch quốc gia. Chùa cổ Võng La còn gọi chùa Chài, chùa Ba, tên chữ là "Bạch Sam Tự", thuộc huyện Ðông Anh, Hà Nội, là di tích kiến trúc, đồng thời là một di tích cách mạng giàu ý nghĩa. Trước Cách mạng Tháng 8/1945, Võng La được chọn làm một địa điểm ATK của Ðảng. Cây gạo và ngọn tháp cạnh chùa đã thành cột mốc chỉ đường cho cán bộ ta đi đi về về hoạt động, và là nơi ta đặt hòm thư bí mật. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ hoạt động địch hậu, vì có căn hầm bí mật ở dưới tượng Sư Tổ. Chùa Võng La được nhân dân ba xã thuộc tổng Võng La thời trước xây dựng vào thế kỷ 17, trên thế đất đẹp bên sông
  3. Hồng. Khuôn viên chùa trước đây cây cối tươi tốt, rậm rạp như một cánh rừng yên tĩnh. Sư Tổ của chùa giỏi y thuật, từng chữa khỏi bệnh cho thái hậu một chúa Trịnh, nên được phong là "Thánh tổ đề tôn". Khi ngài hóa, dân các làng tạc tượng đá ngồi trên đài sen, thờ trong gian tổ. Ngôi chùa đẹp mang dấu ấn kiến trúc - nghệ thuật thời Lê này đã bị giặc Pháp phá hoại. Dân làng phải trùng tu nhiều kiến trúc. Cây gạo huyền thoại một thời Chùa chính được xây cất theo lối chữ đinh, gồm bảy gian tiền đường nối với ba gian thiêu hương và thượng điện. Tiền đường xây các bệ đặt các tượng Ðức Ông, Thánh Tăng và hai hộ pháp. Hậu cung được xây bậc cao dần, đặt các tượng Tam Thế, A Di Ðà, Quan Âm, Thế Chí, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Ðẩu, cùng tòa Cửu Long với Phật Thích Ca sơ sinh. Sau chùa có điện thờ Mẫu, thờ Tổ và nhà hậu, kế bên là nhà tăng, khu phụ. Chùa còn giữ được 14 bia đá, phần lớn được tạc vào thời Nguyễn. Một số bia tạc vào thời Lê, khá tiêu biểu cho
  4. nghệ thuật chạm khắc trang trí thế kỷ 17 - 18, đồng thời chứa nhiều tư liệu giá trị. Chùa Võng La hiện còn 24 pho tượng Phật, phần lớn tạc bằng gỗ, một số ít bằng đá, đất. Thú vị là có hai pho tượng phù điêu tạc theo phong cách văn hóa Chàm, phản ánh sự giao lưu văn hóa các vùng miền nước ta thời trước. Chùa Võng La được chính quyền và nhân dân địa phương giữ gìn, tô điểm, những tiết rằm, mồng một hằng tháng đông đảo nhân dân trong vùng đến dâng hương lễ Phật và khách thăm đến ngoạn cảnh. Chùa cũng là nơi học sinh, thanh niên đến ôn lại truyền thống cách mạng cũng như tìm hiểu tài năng sáng tạo của ông cha. Hiện nay, chùa thu hút ngày càng đông khách du lịch các vùng. Nếu được tu tạo đẹp đẽ hơn, nơi đây có thể là một điểm hấp dẫn trên các tuyến du lịch của thủ đô.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2