intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chùa Hà – Di tích lịch sử và cách mạng của thủ đô Hà Nội

Chia sẻ: Nguyen Thi Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

117
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy - Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Chùa Hà được lập nên để Tư Thành (tên tự của vua Lê Thánh Tông) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần: Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt... đã cưu mang mình và phế bỏ thái tử Nghi Dân (anh trai Tư Thành - một kẻ phản vương, phản quốc) để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460, lấy hiệu là Lê Thánh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chùa Hà – Di tích lịch sử và cách mạng của thủ đô Hà Nội

  1. Chùa Hà – Di tích lịch sử và cách mạng của thủ đô Hà Nội
  2. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy - Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Chùa Hà được lập nên để Tư Thành (tên tự của vua Lê Thánh Tông) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần: Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt... đã cưu mang mình và phế bỏ thái tử Nghi Dân (anh trai Tư Thành - một kẻ phản vương, phản quốc) để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460, lấy hiệu là Lê Thánh Tông. Chùa đã được trùng tu quy mô lớn vào đời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa (1680-1705). Chùa Hà nhìn ra hướng tây, tam bảo năm gÅian rộng, Phật điện ba gian theo kiểu chữ đinh, phía trước là tam quan theo kiểu truyền thống. Trên có gác chuông, gác nọ nối vào gác kia, mái cong cao vút bên góc tạo cho tam quan dáng vẻ nhẹ nhàng và thoáng mát. Ở chùa Hà còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ bằng gốm như bát hương, chĩnh, ang, vại... thể hiện sự tôn kính và tín ngưỡng của người Thổ Hà (xứ Kinh Bắc) xưa kia.
  3. Đặc biệt, chùa Hà còn lưu giữ nguyên vẹn một quả chuông đồng đúc từ thời vua Cảnh Thịnh thứ 7 (1799). Chuông cao hơn 1,30m, chu vi 1,5m. Trên thân chuông có khắc bài văn cổ chứa đựng nhiều tư liệu quý, trong đó có đoạn: “Nơi đây đấng Phật trang nghiêm, nào tụng kinh, nào chùa tháp. Nhưng bỗng gặp binh biến, chùa im vắng tiếng chuông. Sau đó đến ngày Tết tháng 11 năm Kỷ Mùi (1799), các bậc quan viên hương lão cùng bốn giáp ra sức bỏ tiền bỏ của lo việc đúc chuông. Quả chuông này là quả phúc, nặng hơn 300 cân, cao 1 thước, 6 tấc. Tiếng chuông vang lên ấm áp 4 phương trời”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1