intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuẩn bị ao nuôi

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

88
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau mỗi giai đoạn hoặc mỗi chu kỳ nuôi cá nhất định thì một lượng khá lớn các chất thải của các và của các loài sinh vật thủy sinh khác sẽ lắng đọng xuống đáy ao, chính các chất này sẽ lấy đi một lượng lớn Oxy hòa tan trong môi trường nước, môi trường sẽ trở nên acid hóa và như thế sẽ không thích hợp cho sự phát triển bình thường của cá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuẩn bị ao nuôi

  1. Chuẩn bị ao nuôi Sau mỗi giai đoạn hoặc mỗi chu kỳ nuôi cá nhất định thì một lượng khá lớn các chất thải của các và của các loài sinh vật thủy sinh khác sẽ lắng đọng xuống đáy ao, chính các chất này sẽ lấy đi một lượng lớn Oxy hòa tan trong môi trường nước, môi trường sẽ trở nên acid hóa và như thế sẽ không thích hợp cho sự phát triển bình thường của cá. Do đó, các chất thải này nên được định kỳ đưa ra ngoài trước và trong quá trình nuôi cá. Việc đưa các chất lắng đọng dưới đáy ao ra ngoài không những tạo ra một môi trường nuôi cá tốt mà còn làm tăng thể tích nước trong ao và cung cấp một lượng phân bón không nhỏ cho cây trồng. Mặt khác chuẩn bị ao nuôi cá tốt hay xấu đều ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của các loài cá nuôi trong ao, tư đó ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cá nuôi. Vì vậy trước khi nuôi ta phải tiến hành cải tạo ao.
  2. 2.1. Cải tạo ao Nội dung công tác cải tạo ao gồm: a. Trước hết phải làm cạn nước trong ao, tu sửa lại bờ ao, các hệ thống cấp, lấp hết hang hốc quanh bờ ao để ao không bị mất nước do rò rỉ, vét bớt bùn đáy néu lớp bùn đáy quá dày b. Diệt trừ thực vật bậc cao Thực vật thuỷ sinh trong ao nuôi khi phát triển mạnh thì chiếm không gian của cá, hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và sức khoẻ cá nuôi. Vì vậy cần phải diệt trừ thực vật bậc cao. Biện pháp diệt trừ -biện pháp cơ học: Sử dung biện pháp cơ học đối với những loại thực vật bậc cao loại cứng(lau, lác…). Nhũng loại này được lợi bỏ bằng cách cắt bỏ chúng định kỳ hoặc thường xuyên. Thực vật bậc cao thường phát triển ở gần bờ ao do đó nên đào sâu khu vực ở
  3. gần bờ ao cũng hạn chée đ ược sự phát triển của chúng. -Biện pháp sinh học(thường dùng trong quá trình nuôi): Đối với thực vật bậc cao mềm như cỏ, bèo, rong… người ta thường dùng biện pháp này. Những loại này được lợi bỏ bằng cách thả ghép cá trắm cỏ cở lớn 100-300g/con, cỡ này có thể giúp tiêu diệt thực vật bậc cao mềm. c. Diệt cá dữ cá tạp Cá tạp có trong ao nuôi sẽ cạnh tranh thức ăn với cá nuôi làm tiêu hao một lượng lớn thức ăn không cần thiết. Cá dữ có trong ao nuôi thường ăn cá giống và cá con của cá nuôi làm tiêu hao sản lượng cá nuôi. Tiến hành diệt cá dữ, cá tạp có thể dùng biện pháp sau đây: -Ao sau khi tát cạn, dùng vôi bột(10kg/100m2 ao) rải đều khắp đáy ao và xung quanh bờ ao.
  4. -Dùng dây thuốc cá để diệt tạp bằng cách lấy rễ cây đâm nát, vắt lấy nước(nước có màu như nước vo gạo), tạt khắp ao nuôi(khoảng 0,5l/100m2). -Có thể sử dụng các loại hoá chất diệt tạp như: saphonin, rotenon… được chiết xuất từ rễ cây thuốc cá và rễ cây hạt trà(khoảng 2-3kg/100m2), hoà vào nước tạt khắp ao nuôi. Hiện nay các loại này đã được bán ở dạng công nghiệp Sử dung các biện pháp diệt tạp trên kết hợp với phơi đáy ao từ một vài ngày đến một tuần là biện pháp tốt nhất để diệt cá dữ, cá tạp. Chú ý:- trong quá trình diệt tạp không sử dụng chlorinA, vì chlorinA trong điều kiện yếm khí ở đáy ao sẽ tạo ra chlorinamin ở dạng chất hữu cơ bền, tồn tại lâu ở nền đáy ảnh hưởng đến quá trình nuôi sau này.
  5. -Khi lấy nước vào ao phải được lọc qua lưới lọc cẩn thận và khi sử dụng thuốc diệt tạp phải ngâm qua đêm trước khi sử dụng. d.bón vôi * Mục đích của việc bón vôi -Diệt trừ các loại địch hại còn sót lại trong ao, những ký sinh trùng và bào tử gây bệnh cho cá. -Kết lắng các chất vẩn hữu cơ lơ lửng trong nước -Kết cấu bùn đáy ao tơi xốp, cải tạo điều kiện thông khí của bùn đáy, đẩy mạnh phân giải mùn bã hữu cơ, giải phóng các nguyên tố tạo sinh bị bùn hấp phụ, làm giàu chất dinh dưỡng cho nước. -Giúp nâng cao ổn định pH ở ngưỡng thích hợp cho cá Lượng vôi bón cho ao được tính dựa vào trị số pH đất. Khi pH đất nhỏ hơn 6,5 cần được bón vôi. Vôi cần được bón đều khắp ao kể cả bờ ao.
  6. Bảng 3: Nhu cầu lượng vôi bón khi chuẩn bị ao Độ pH của Lượng Lượng đất CaCO3(tấn/ha) Ca(OH)2 >6 1-2 0,5 - 1 5-6 2-3 1 - 1,5
  7. Nhưng được dùng rộng rãi vào lúc chuẩn bị đất ao, nhất là vùng đất phèn có độ pH thấp. Không nên bón vào buổi chiều vì lúc đó độ pH thường cao nhất. Dung dịch vôi tôi 10% đạt độ pH 12 -Vôi tôi(Ca(OH)2): Vôi tôi dùng để tăng pH đất và nước. Do loại vôi này có ảnh hưởng lớn đén pH nên không được bón vào buổi chiều vì lúc đó độ pH thường ở mức cao nhất. Dung dịch vôi tôi 10% đạt độ pH 11 -Vôi Dolomite- CaMg(CO3)2: Loại này không có ảnh hưởng lớn đến pH của ao Dung dịch vôi tôi 10% đạt độ pH 9-10 Để điều chỉnh độ pH, tốt nhất nên dùng vôi chưa tôi hoặc Dolomite hơn là vôi tôi và vôi bột, vì những loại vôi này có tác dụng giúp làm cho độ pH có thay đổi với tốc độ có thể kiểm soát được. Chỉ nên bón vôi bột khi độ pH
  8. e. Bón phân gây màu * Mục đích: Bón phân gây màu là để tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của các loại thức ăn tự nhiên. Thông qua việc bón phân sẽ cung cấp cho nước các loại muối khoáng hoặc các chất hữu cơ. Từ đó thúc đẩy toàn bộ quá trình chuyển hoá vật chất trong ao cá. * Ảnh hưởng của việc bón phân lên sự phát triển của cơ sở thức ăn tự nhiên Các loại phân bón nhất là phân hữu cơ nó tạo ra sự phát triển nhanh của các nhóm vi khuẩn có trong nước và trong phân và chúng sử dụng chất dinh dưỡng trong phân để sinh sản. Ngoài ra phân hữu cơ còn có tác dụng làm giá thể để các quần thể vi sinh bám vào bề mặt. Các giá thể tạo điều kiện cho các vi sinh vật sống và phân huỷ các chất hữu cơ tạo thành muối vô cơ. Các nhóm sinh vật phù du có mối quan hệ chặt chẽ tới từng loại phân.
  9. Ví dụ: - Khi bón phân hữu cơ thì thục vật phù du phát triển nhiều:ochromonas, cryptomonas. - Khi bón phân vô cơ thì các loài tảo silic, tảo lục phát triển(centromonas, scenedesmus). Hàm lượng phân bón cũng có ảnh hưởng tới sự phát tiển quần thể thức ăn tự nhiên. Vi dụ: - Khi bón phân hàm lượng cao thì tảo lam, tảo lục phát triển mạnh(chlorophyta, Cyanophyta). - Khi bón phân hàm lượng thấp thì những tảo silic lai chiếm ưu thế(Navicula, Cuclotella). Chú ý : Đối với cá tảo lam là tảo độc, vì vậy không nên bón phân hàm lượng cao mà chia ra bón thành nhiều đợt. Sau khi bón phân các quần thể thức ăn tự nhiên phát triển trong ao theo một thứ tự nhất định:
  10. Thực vật phù du dễ tiêu hoá đối với cá mè(ochromonas, crypromonas, Cyclotella, navicula, Nitzschia) đạt đỉnh sinh trưởng sau 3-4 ngày. Thực vật phù du khó tiêu hoá đối với cá mè(Ankistrodesmus, scenedesmus, chlamidomonas… )thì nó đạt đỉnh sinh trưởng sau 4- 10 ngày. Còn động vật phù du thì đạt đỉnh sinh trưởng sau 4-7 ngày. Ta có sơ đồ TVPD TVPD Động vật nguyên sinh (Dễ tiêu hoá đôi với cá mè) (Khó tiêu hoá đối với cá mè) 20-60à 3-4 ngày 4-10ngày Copepoda Cladorela Rotiger
  11. 500-1000à 250-500à 65-300à Kích thước tăng dần Khi bón phân gây màu thì làm sao để quần thể làm thức ăn cho cá đạt đỉnh sinh trưởng ngay sau khi thả giống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2