Chứng mất ngủ - Phần 1
lượt xem 7
download
Chuyện ngủ nghê là một chuyện rất thường bị trục trặc. Ở Hoa Kỳ, người ta ước lượng có đến hơn một phần ba người lớn gặp các rối loạn này một lần nào đó trong đời, và có đến khoảng hơn phân nữa các bệnh nhân than phiền với bác sĩ gia đình của mình về các rối loạn về giấc ngủ. Trong các rối loạn về ngủ nghê, thì vấn đề thường gặp nhất là chứng mất ngủ. Như thế nào thì mới gọi là mất ngủ (insomnia), tác hại của chứng mất ngủ? Không phải lúc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chứng mất ngủ - Phần 1
- Chứng mất ngủ - Phần 1 Chuyện ngủ nghê là một chuyện rất thường bị trục trặc. Ở Hoa Kỳ, người ta ước lượng có đến hơn một phần ba người lớn gặp các rối loạn này một lần nào đó trong đời, và có đến khoảng hơn phân nữa các bệnh nhân than phiền với bác sĩ gia đình của mình về các rối loạn về giấc ngủ. Trong các rối loạn về ngủ nghê, thì vấn đề thường gặp nhất là chứng mất ngủ. Như thế nào thì mới gọi là mất ngủ (insomnia), tác hại của chứng mất ngủ? Không phải lúc nào giấc ngủ bị mất thì cũng gọi là mất ngủ. Ví dụ, đang vào mùa World Cup này, nếu gặp những trận đá đêm mà ta cố gắng thức để theo dõi; vào mùa thi, ráng thức để học; hay phải thức khuya để làm việc; hoặc ngay cả không có chuyện gì cả mà vẫn ngủ ít (thường gặp hơn ở người lớn tuổi) nhưng khi thức dậy vẫn tỉnh táo, ban ngày không bị mỏi mệt, thì vẫn không gọi là mất ngủ. Mất ngủ là một (triệu) chứng chứ không phải là một bệnh. Ta chỉ gọi là mất ngủ khi cố ngủ mà ngủ không được, không đủ, hoặc không “đã” (kém
- chất lượng). Người mất ngủ có thể bị trục trặc trong việc dỗ giấc ngủ, duy tr ì giấc ngủ, hoặc thức dậy quá sớm (ngoài ý muốn). Và sự mất ngủ này làm tổn thương đến sự tỉnh táo và khả năng làm việc của người đó trong ngày. Chứng mất ngủ ảnh hưởng đến một phần ba người Hoa Kỳ một lúc nào đó trong đời, và là một vấn đề kinh niên ở khoảng một phần mười các người lớn ở Mỹ. Nếu mất ngủ chỉ xảy ra vài ngày hay vài tuần rồi hết, ta gọi đó là mất ngủ tạm thời hay ngắn hạn. Khi mất ngủ kéo dài trên 30 ngày, các bác sĩ bắt đầu gọi đó là mất ngủ mạn tính (chronic-có người dùng từ kinh niên, có vẻ không thật chính xác, vì chỉ cần bị trên 30 ngày thì được gọi là chronic, chứ không cần phải kéo dài năm này qua năm khác). Phụ nữ thường dễ bị mất ngủ hơn nam giới, và chứng mất ngủ thường xảy ra hơn ở người lớn tuổi. Những người có nhiều chuyện lo lắng như có thu nhập thấp, ly dị, góa chồng hay vợ, bị căng thẳng, dùng xì ke ma túy, nghiện rượu thường có nguy cơ cao bị mất ngủ. Ngoài việc khó dỗ giấc ngủ hoặc ngủ không yên giấc, hoặc bị tỉnh dậy sớm, người bị mất ngủ thường cảm thấy lúc nào cũng thiếu ngủ, mệt mỏi, mất khả năng tập trung tư tưởng, lãng trí, lúc nào cũng thấy như đau rêm cả người. Ðối với nhiều người, chứng của mất ngủ có thể ảnh hưởng đến quan
- hệ của họ với người khác, họ cũng dễ bị tai nạn xe cộ hơn so với những người bị mệt mỏi do nguyên nhân khác. Có nhiều chỉ dấu cho thấy rằng chứng mất ngủ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài, tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu lớn được thực hiện để theo dõi vấn đề này. Tại sao mất ngủ? Mỗi người bị mất ngủ, có thể do những nguyên nhân khác nhau. Ta có thể tạm chia ra hai nhóm, mất ngủ ngắn hạn và mất ngủ kéo dài. Các nguyên nhân gây mất ngủ ngắn hạn Mất ngủ ngắn hạn có thể gây ra bởi: - Chỗ ngủ quá lạnh hay quá nóng. - Ngủ lạ chỗ. - Bị ồn. - Bị bệnh hay bị mổ - Thay đổi ca làm việc (khiến giờ giấc ngủ bị thay đổi).
- - Bị căng thẳng, lo lắng, như khi bị mất việc, thất tình, giận người yêu, vân vân. - Thay đổi múi giờ (Jet lag), thí dụ như khi đi du lịch xa (khiến đồng hồ của cơ thể bị xáo trộn, sáng thành chiều, ngày thành đêm...) - Dùng các thuốc có tác dụng kích thích thần kinh, như một số thuốc suyễn, thuốc trị suy giáp, trị viêm, vân vân. - Dùng các loại xì ke ma túy, chất kích thích, như cocaine, methamphetamine. - Phản ứng ban đầu khi cai rượu, cai các thuốc có ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương. Các nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài (mãn tính) Các vấn đề tâm thần và tâm lý (psychiatric and psychological problems) Là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra mất ngủ kéo dài, và đây thường có thể là triệu chứng báo trước của một rối loạn tâm thần. Các rối loạn tâm thần hoặc tâm lý này có thể là:
- - Bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở người cao tuổi. Trầm cảm có thể gây ra các triệu chứng như là không thiết sống, không thiết làm gì cả, ăn uống lộn xộn (không muốn ăn hoặc ăn nhiều quá), ngủ nghê lộn xộn (mất ngủ hoặc ngủ nhiều quá). Nếu các triệu chứng này kéo dài và ảnh hưởng đến khả năng sống và làm việc bình thường thì sẽ được chẩn đoán là bị rối loạn trầm cảm. - Các rối loạn gây ra lo lắng một cách bất thường (cứ lo mà chẳng có nguyên nhân gì rõ ràng). Các rối loạn gây ra lo lắng này có thể là: Các cơn khủng hoảng (panic attacks-bệnh nhân có những cơn tưởng như sắp chết đến nơi với các triệu chứng như đánh trống ngực, hụt hơi, lả người, tê cứng người...) Sợ hãi một điều gì đó một cách bất thường (phobia-sợ đủ thứ, như sợ ở đi ra ngoài đường, sợ ở trong chỗ kín, sợ ở trên cao, sợ con này con nọ...) Rối loạn căng thẳng tinh thần sau chấn thương (posttraumatic stress disorder). Ví dụ như sau khi trải qua hay thấy một việc kinh hoàng, ta có thể bị ám ảnh, lo lắng, mất ngủ... - Bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia). Ðây là một loại bệnh mà bệnh nhân có thể có các triệu chứng (kéo dài quá sáu tháng), làm tổn thương đến khả năng làm việc và sinh hoạt bình thường của của họ, như là:
- Các ảo giác (hallucinations-nghe, nhìn, ngửi thấy những gì không có thật, ví dụ như thấy... ma, nghe thấy ai đó nói trong tai mình điều gì đó, mà không ai khác nghe thấy cả, vân vân). Ảo tưởng (delusions-nghĩ tới, sợ hãi điều gì đó hoàn toàn không có thực, ví dụ như tin là có ai đó theo dõi muốn hại mình, trong khi điều đó hoàn toàn không xảy ra). Rối loại trong sự liên hệ với người xung quanh, ví dụ như là không muốn gặp, liên hệ với ai cả, tự cô lập mình. Rối loạn về cảm xúc, như là trầm cảm (không muốn làm gì cả), hưng cảm (làm đủ thứ một các quá đáng và không hợp lý). Rối loạn về hành vi (làm những chuyện kỳ quặc, không giống ai...) Các rối loạn thần kinh (neurological disorders) Cũng có thể liên quan đến việc làm cho bệnh nhân bị mất ngủ. Ví dụ như: - Các tổn thương trong não. - Các vấn đề thần kinh gây ra đau đớn, rối loạn về cảm giác, lú lẫn, rối loạn về vận động của cơ thể.
- - Các thuốc chữa một số bệnh thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Không có thói quen tốt trong việc ngủ nghỉ (poor sleep hygiene) Cũng là một nguyên nhân rất thường gặp gây ra mất ngủ. Thói quen tốt trong việc ngủ nghỉ là những hành động cần làm để giúp cho ta có một giấc ngủ đủ và “đã”. Ví dụ như là: - Tránh cà phê, thuốc lá, rượu, và những chất kích thích vào buổi tối. - Tránh thể dục, thể thao quá mức cũng như các kích thích tâm thần quá độ (ví dụ như gây lộn với bồ) vào buổi tối, gần giờ đi ngủ. - Ngủ và dậy đúng giờ. - Không ngủ ngày, nếu có ngủ thì không ngủ nhiều quá (khoảng dưới nửa tiếng đến một tiếng). - Không coi ti vi, đọc sách, hoặc làm chuyện gì khác (ngoài chuyện ngủ và “ngủ với nhau”) trong phòng ngủ. - Không ăn quá no trước khi đi ngủ.
- - Không uống quá nhiều nước gần giờ ngủ (làm cứ bị mắc tiểu khi đang ngủ). Các nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài Hội chứng thiếu ngủ (Insufficient Sleep Syndrome) Hội chứng này ảnh hưởng khoảng một phần ba người lớn, và được cho là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra buồn ngủ quá mức. Những người bị hội chứng này bị thiếu ngủ vì họ (phải hoặc cứ thích) chọn cách sống quá bận rộn như là làm hai, ba việc khác nhau, hoặc vừa làm vừa học toàn phần, hoặc bị ồn hoặc chói khi cần ngủ. Thiếu ngủ khoảng một, hai tiếng đồng hồ mỗi ngày, nếu kéo dài có thể gây ra buồn ngủ suốt ngày, bực bội, không thể tập trung tư tưởng, giảm hiệu suất trong công việc, rêm mình, trầm cảm, dễ bị tai nạn. Mất ngủ nguyên phát (idiopathic insomnia, also known as primary insomnia) Là các trường hợp mà bệnh nhân bị mất ngủ suốt đời, thường bắt đầu ngay từ lúc còn nhỏ. Tình trạng này được cho là có thể liên quan đến sự mất
- cân bằng của một số chất hóa học trong não. Những người này thường có người trong gia đình cũng bị tình trạng tương tự. Các rối loạn về vận động Ví dụ như hội chứng chân không yên (restless leg syndrome) và rối loạn về chuyện chân cứ nhúc nhích từng hồi (periodic limb movement disorder), cũng là các nguyên nhân thường gặp gây mất ngủ. Trong hội chứng “chân không yên”, bệnh nhân cứ bị cảm giác nhột nhột ở bắp chân, và chỉ có rung chân thì mới giảm được cảm giác khó chịu này. Các triệu chứng thường bị nặng hơn khi đi ngủ, khiến cho bệnh nhân khó dỗ và giữ giấc ngủ. Trong rối loạn về chuyện chân cứ nhúc nhích từng hồi (periodic limb movement disorder), bệnh nhân có những thời kỳ mà tay chân cứ nhúc tới nhích lui trong một vài giai đoạn nào đó của giấc ngủ làm cho bệnh nhân bị thức giấc. Mất ngủ do rối loạn tâm sinh lý (psychophysiologic insomnia) Là sự mất ngủ liên quan đến sự lo lắng và căng thẳng vào giờ ngủ. Các bệnh nhân này không bị các rối loạn về lo lắng, sợ hãi, hay các vấn đề
- tâm thần khác, tuy nhiên họ lại quá lo lắng về chuyện ngủ nghê. Rối loạn này thường bắt đầu lúc còn nhỏ tuổi, lúc đầu có thể chỉ là mất ngủ ngắn hạn. Sau đó, nỗi lo lắng quá đáng về việc mất ngủ này lại trở thành nguyên nhân chính làm cho họ bị mất ngủ. Các đợt ngưng thở trong khi ngủ (sleep apnea) Bị các đợt ngưng thở trong khi ngủ, cũng là một nguyên nhân gây ra mất ngủ. Những người bị rối loạn này thường có những cơn ngưng thở kéo dài khoảng từ 10 đến 30 giây trong lúc đang ngủ, làm cho họ cứ bị thức giấc (mà nhiều khi không biết) để thở. Trong các trường hợp nặng, các cơn ngưng thở này có thể xảy ra hàng trăm lần mỗi đêm. Ðiều này khiến họ cứ bị buồn ngủ vào ban ngày. Nếu không được chữa trị, những người bị rối loạn này có nguy cơ cao đến gấp bảy lần sẽ bị các tai nạn xe cộ. Họ cũng có nguy cơ cao hơn sẽ bị cao huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy có đến khoảng chín phần trăm đàn ông trung niên và bốn phần trăm phụ nữ trung niên bị rối loạn này. Các rối loạn của nhịp hoạt động hàng ngày của cơ thể (circadian rhythm disorders)
- Các rối loạn của nhịp hoạt động hàng ngày của cơ thể (circadian rhythm disorders) cũng có thể liên quan đến mất ngủ. Ðây là một rối loạn của chức năng của cơ thể trong việc xác định giờ ngủ và thức mỗi ngày. Nếu đồng hồ sinh học của cơ thể bị chạy chậm (Delayed Sleep Phase Syndrome), ta sẽ chỉ cảm thấy buồn ngủ rất trễ, thường là trong khoảng từ 2 đến 6 giờ sáng, và do đó (cơ thể) sẽ cần phải thức dậy trễ , và vì phải thức dậy đúng giờ để đi làm, đi học... ta sẽ cảm thấy thiếu ngủ s uốt ngày. Ngược lại, nếu đồng hồ sinh học của cơ thể chạy nhanh (Advanced sleep phase syndrome), ta sẽ buồn ngủ sớm hơn và thức dậy sớm hơn. Mất ngủ khi lên cao (altitude insomnia) Là chứng mất ngủ xảy ra ở một số người khi lên những vùng cao nguyên cao hơn bốn ngàn mét so với mặt biển. Ðiều này xảy ra vì nồng độ dưỡng khí ở những vùng này thường thấp hơn so với các vùng bình nguyên, khiến cho sự hô hấp và chuyển hóa của cơ thể có thể bị rối loạn. Nó thường đi kèm với các triệu chứng khác của hội chứng khó chịu khi lên cao (acute mountain sickness), như là uể oải, nhức đầu, chán ăn. Ðộ nặng của chứng mất ngủ trong trường hợp này thường tỉ lệ thuận với độ cao của cao nguyên. Nếu sống lâu trên các vùng này, cơ thể thường sẽ có thể thích ứng để trở lại giấc ngủ bình thường.
- Cảm nhận sai về việc mất ngủ Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể than phiền về việc bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, nhưng các xét nghiệm về giấc ngủ của họ lại cho thấy họ có giấc ngủ bình thường. Các trường hợp này được gọi là do cảm nhận sai lầm về tình trạng ngủ nghê, và những người này thường có nguy cơ cao hơn bị các rối loạn trầm cảm hay lo lắng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuốc Đông y chữa bệnh mất ngủ
6 p | 440 | 37
-
Tạm biệt chứng mất ngủ
5 p | 113 | 17
-
Trị mất ngủ như thế nào?
5 p | 142 | 14
-
5 thắc mắc thường gặp về mất ngủ
6 p | 115 | 14
-
Vì sao thanh thiếu niên hay mất ngủ?
5 p | 154 | 11
-
Bị bệnh huyết áp và mất ngủ nặng ở người già có cách nào khắc phục
5 p | 157 | 9
-
11 mẹo chống mất ngủ cho bà bầu
4 p | 88 | 7
-
Làm gì khi bỗng dưng... mất ngủ?
3 p | 101 | 6
-
4 bài thuốc trị mất ngủ
4 p | 75 | 6
-
7 bước đơn giản để chữa chứng mất ngủ
5 p | 58 | 6
-
Khắc phục chứng mất ngủ khi bầu bí
5 p | 105 | 6
-
BỊNH MẤT NGỦ KINH NIÊN
7 p | 79 | 5
-
Chữa chứng mất ngủ bằng hoa
10 p | 61 | 5
-
Đại cương Bịnh mất ngủ kinh niên
11 p | 101 | 5
-
Bài thuốc trị mất ngủ theo y học cổ truyềnTheo y học cổ truyền, mất ngủ thuộc chứng “thất niên”. Mất ngủ là tình trạng giảm thời lượng và chất lương giấc ngủ.Tâm sen điều trị mất ngủ rất hiệu quả Người cao tuổi thường ngủ ít và mất ngủ, hay ngủ không s
2 p | 104 | 3
-
Chất lượng giấc ngủ sau phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay
4 p | 12 | 3
-
Sử dụng thuốc ngủ đúng cách
6 p | 114 | 2
-
Trẻ mất ngủ vì xem tivi
5 p | 69 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn