Đề bài: Chứng minh câu nói “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ <br />
đến cái sống” trong Vợ nhặt<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Năm 1945 là năm mà dân tộc ta xảy ra một sự kiện vô cùng đáng nhớ, đó là năm nạn đói <br />
lịch sử đã cướp đi hai triệu đồng bào của chúng ta. Nhưng cũng là năm cách mạng tháng 8 <br />
thành công chúng ta đánh đuổi được phát xít Nhật khai sinh ra nước Việt Nam.<br />
<br />
Trong bối cảnh ấy tác giả Kim Lân đã viết tác phẩm Vợ nhặt để nói lên tội ác của giặc, <br />
mốc lịch sử quan trọng của dân tộc. Trong những câu văn đầy tình người tình nhân đạo <br />
cao cả của mình Kim Lân đã viết ” Những người đói khổ họ không nghĩ đến cái chết, mà <br />
nghĩ đến cái sống” với niềm tin bất diệt, không bao giờ tắt.<br />
<br />
Nhiều tác giả đã đề cập tới nạn đói lịch sử này, nhưng trong tác phẩm của nhà văn Kim <br />
Lân giàu cảm xúc nhân đạo, tình thương với những số phận người nông dân nghèo khổ. <br />
Trong mỗi trang viết ông đã vẽ lên tái hiện lại sự thực tàn khốc ấy.<br />
<br />
Người chết như ngả rạ, những con quạ ăn xác thối kêu lên những tiếng thê lương, sự đói <br />
khát của những người nghèo, của những người đơn độc như anh cu Tràng, bà cụ Tứ, hay <br />
vợ anh cu Tràng hiện lên như những ngọn đèn leo lét trước gió. Những con người đi trong <br />
bóng chiều u tối, không tìm ra lối thoát.<br />
<br />
Trong bối cảnh nạn đói người chết hàng loạt đó. Một người có ngoại hình thô kệch, xấu <br />
xí như anh cu Tràng. Hai con mắt ti hí, khuôn mặt khắc khổ dáng người thì thô ráp ấy. <br />
Hắn sống cảnh côi cút với bà mẹ già, vì bố hắn đã chết từ lâu. Một người ít hậu không có <br />
gì trong tay lại có thể lấy được vợ. Nói đúng hơn là nhặt được vợ trong thời kỳ đói kém <br />
ấy.<br />
<br />
Bữa cơm đầu tiên sau ngày họ cưới nhau một bữa ăn chỉ có cháo cám với hoa chuối thái <br />
vội, một đĩa muối trắng nhưng ai cũng điềm nhiên bỏ vào miệng ăn một cách ngon lành, <br />
rồi đứng lên.<br />
Trong bữa cơm những con người đói khổ ấy họ nói tới cờ đỏ sao vàng, nói tới việc cướp <br />
kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo. Những con người đang thầm hy vọng có một <br />
tương lai mới tốt đẹp hơn. Trong cái đói khổ, nghèo đói nhưng họ không bao giờ buông <br />
xuôi nghĩ tới cái chết để giải thoát đời mình, mà họ nghĩ tới sự sống sống tốt đẹp hơn <br />
nữa, sống đúng ý nghĩa của một con người.<br />
<br />
Ngày Tràng lấy vợ ai cũng rất ngạc nhiên, bởi ai cũng cho rằng thời buổi khó khăn, đói <br />
kém như thế này lấy vợ là lấy thêm một miệng ăn, phải lo thêm cho một người có sung <br />
sướng gì mà lấy. Nhưng với cu Tràng và bà cụ Tứ thì lại khác.<br />
<br />
Bà cụ Tứ, sau khi nhìn thấy cô gái lạ ngồi trong nhà mình hết sức ngạc nhiên, bà tưởng <br />
mình già rồi nhìn gà hóa cuốc. Nhưng khi lại gần bước hẳn vào nhà thấy người con gái lạ <br />
kia chào mình bằng u đã về? Thì bà không còn nhầm được nữa. Bà giật mình lắm, nhưng <br />
rồi bà lại nghĩ phải gặp lúc đói khổ như thế này thì người ta mới lấy tới con mình, con <br />
mình mới có vợ.<br />
<br />
Rồi bà lại thương cho con trai, con dâu của mình người ta lấy nhau trong lúc ăn nên làm <br />
ra, còn mình lấy nhau trong lúc khó khăn, tới mấy mâm cơm mời hàng xóm cũng không có <br />
nổi, nhưng chẳng ai trách mình cả vì thời buổi này ai cũng đói khổ cả.<br />
<br />
Ngày cưới, anh cu Tràng cũng bỏ ra hai hào để mua về nhà một chai dầu, anh mong muốn <br />
có không khí sáng sủa, mới mẻ cho đêm tân hôn của mình không tăm tối. Hai hào dầu sẽ <br />
mang lại hy vọng cho gia đình của anh cu Tràng, mang lại hy vọng cho cuộc sống lứa đôi, <br />
cho đời sống hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ.<br />
<br />
Hai con người khốn khổ, hai mảnh đời ghép lại với nhau trong cơn hoạn nạn, cơ cực <br />
chứng tỏ trong sự nghèo khó khốn khổ ấy con người ta vẫn nghĩ tới tương lai, nghĩ tới sự <br />
sống chứ không hề nghĩ tới bước đường cùng, cái chết. Tác phẩm Vợ nhặt là một trong <br />
những tác phẩm giàu ý nghĩa, tính nhân văn cao cả nó thể hiện sự thành công của nhà văn <br />
Kim Lân khi đã viết lên một câu chuyện giàu tính nhân đạo, gợi lên trong lòng người đọc <br />
nhiều cảm xúc khó quên<br />
Chỉ sau đêm tân hôn, cả cu Tràng, vợ anh cu Tràng và bà cụ Tứ đều thay đổi. Sự thay đổi <br />
của cu Tràng là hắn trở nên phởn phơ khác thường, tâm trạng vui vẻ như đang trong giấc <br />
mơ, tưởng mơ mà không.. Nhiều lúc hắn cười vu vơ một mình. Câu chuyện nhặt được <br />
vợ, khiến cho anh cu Tràng nghĩ như một chuyện đùa nhưng lại khiến cho một người như <br />
anh cu Tràng có được vợ.<br />
<br />
Vợ cu Tràng thi thay đổi nhiều lắm, từ một người phụ nữ chua ngoa đanh đá, không biết <br />
ngại lại gì. Thường gạ gẫm người khác mời mình ăn, nhưng khi làm vợ, làm dâu vẻ chua <br />
ngoa mất hẳn.<br />
<br />
Cô trở nên hiền lành, biết dậy sớm cùng mẹ chồng chăm bón vườn tược, nhà cửa quét <br />
sạch sẽ, rồi cùng vào nấu bếp, làm bữa sáng. Mọi thứ đến với ngôi nhà nghèo nàn, tàn tạ <br />
tăm tối của Trang thật bất ngờ. Ngôi nhà đó giờ có ba con người đang hy vọng vào một <br />
tương lai mới. Một tương lai tốt đẹp hơn<br />
<br />
Bà cụ Tứ thì vui vẻ phấn khởi lắm vì con trai mình đã có vợ, có người nâng khăn sửa túi. <br />
Trong bữa ăn gia đình bà thường xuyên mơ tới một cuộc sống khấm khá hơn “không ai <br />
giàu ba họ. Không ai khó ba đời…chăm chỉ làm ăn rồi trời thương cho ăn nên làm ra…”. <br />
Bà cụ Tứ động viên hai con cố gắng, mong cho hai con hạnh phúc, đó là tấm lòng của <br />
một người mẹ già hiền lương, thương con cái vô bờ bến.<br />
<br />
Trong bữa ăn của một gia đình đầy hy vọng đó họ nói tới người nông dân trên đê Sộp <br />
cùng nhau phá kho thóc, rồi hình ảnh của lá cờ đỏ sao vàng. Những con người nghèo đói <br />
khốn khổ ấy vẫn hướng tới cuộc sống tương lai, điều đó khiến cho họ có sức mạnh để <br />
sống tiếp để hy vọng.<br />
<br />
Tác phẩm Vợ nhặt đã gieo những mầm sống, vượt qua cái chết. Tác phẩm để lại trong <br />
lòng người đọc vô vàn cảm xúc khác nhau, khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng xúc <br />
động trước những người nông dân nghèo khổ.<br />
<br />
<br />