intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng nhận chất lượng trong thương mại quốc tế

Chia sẻ: Rin Trung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

317
lượt xem
95
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những tổ chức phi chính phủ ở trên thế giới từ lâu đã hình thành, được nhiều nước công nhận trong việc cấp giấy chứng nhận về HACCP, về ISM Code, hay giấy chứng nhận phù hợp với ISO 9000 như TUV (Đức) ASTA, LOYD (Anh), BVQI (châu âu), AFAQ (Pháp), SGS (Thụy Sĩ)... Đó là các cơ quan kiểm tra chất lượng có uy tín trên thế giới đánh giá và cấp giấy chứng nhận chất lượng trong buôn bán. Nhờ giấy chứng nhận này, giao thương quốc tế đã ra đời. Đây là hệ thống mua bán tin......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng nhận chất lượng trong thương mại quốc tế

  1. Chứng nhận chất lượng trong thương mại quốc tế Những tổ chức phi chính phủ ở trên thế giới từ lâu đã hình thành, được nhiều nước công nhận trong việc cấp giấy chứng nhận về HACCP, về ISM Code, hay giấy chứng nhận phù hợp với ISO 9000 như TUV (Đức) ASTA, LOYD (Anh), BVQI (châu âu), AFAQ (Pháp), SGS (Thụy Sĩ)... Đó là các cơ quan kiểm tra chất lượng có uy tín trên thế giới đánh giá và cấp giấy chứng nhận chất lượng trong buôn bán. Nhờ giấy chứng nhận này, giao thương quốc tế đã ra đời. Đây là hệ thống mua bán tin cậy. Trong hệ thống này, không có sự kiểm tra chất lượng của bên thứ ba khi giao nhận hàng hóa, chi phí kiểm tra giảm đi rất nhiều, thời hạn giao hàng nhanh hơn, tạo biết bao thuận lợi cho người mua và người bán. Vì vậy đạt giấy chứng nhận hệ thống chất lượng trở thành lợi thế thương mại của doanh nghiệp. Chứng nhận chất lượng trong thương mại quốc tế rất quan trọng đối với bên mua lẫn bên cung cấp. Đối với bên cung cấp (bán) - Xuất khẩu: Đó là điều vô giá để có thể chứng minh với thị trường rằng: Mình đang áp dụng và điều hành một hệ thống hữu hiệu, đã qua kiểm tra và được chấp nhận bởi bên thứ ba độc lập và có uy tín, một hệ thống chứng tỏ sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu của hợp đồng. Đối với bên mua (nhập khẩu): Chứng nhận hệ thống chất lượng cho phép tin chắc rằng bên cung cấp có một tổ chức quản lý chặt chẽ về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Việc đó cho phép bên mua giảm bớt được sự can thiệp của mình vào quá trình sản xuất, giảm bớt được sự can thiệp của mình vào quá trình sản xuất, giảm bớt được chi phí cho việc kiểm tra, đánh giá hệ thống chất lượng của bên cung cấp, do sự tín nhiệm của giấy chứng nhận. Trong các cuộc đấu thầu quốc tế, việc được mời đấu thấu hay không cũng phục thuộc vào việc bên cung cấp có được chứng nhận hệ thống chất lượng hay không. Nhiều bên mua lớn khi tổ chức đấu thầu, đòi hỏi phải có chứng nhận hệ thống đối với bên cung cấp và xu hướng ngày càng phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, một hệ thống chất lượng được xây dựng thiết kế không phải chỉ để đạt mục đích là xin cho được giấy chứng nhận. Vấn đề chính ở đây là hệ thống đó vận hành ra sao? Doanh nghiệp đó quản lý thế nào? Việc áp dụng hệ thống đó có mang lại hiệu quả và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường hay không? Chính vì vậy, khi xem xét cấp giấy chứng nhận, cơ quan cấp giấy chứng nhận cần phải đi sâu xem xét và chắc chắn rằng bên cung cấp có trách nhiệm thực sự đối với hệ thống của họ chứ không phải là hình thức. Để có lòng tin với người mua, giấy chứng nhận của bên cung cấp phải được chứng
  2. nhận của một bên thứ ba đủ tin cậy. Một cơ quan như vậy phải có thẩm quyền, uy tín và trách nhiệm cao, có đủ kiến thức chuyên môn sâu, rộng về sản phẩm, dịch vụ liên quan và phải được công nhận bởi các hội đồng công nhận quốc tế. Nhiệm vụ của cơ quan công nhận là phải kiểm tra khả năng kỹ thuật và năng lực chuyên môn của cơ quan chứng nhận (ứng cử viên). Sau đó là chấp nhận, theo dõi hoạt động của họ một cách thường xuyên. Cơ sở chuẩn mực để cơ quan công nhận dựa vào đó mà kiểm tra cơ quan chứng nhận chính là tài liệu hướng dẫn của ISO. Những nước đầu tiên tiến hành xem xét và công nhận các cơ quan chứng nhận độc lập là vương quốc Anh, Hà Lan. Gần đây các nước úc, Bỉ, Đan Mạch, Đức, ý, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Mỹ cũng có hệ thống tương tự. ở châu âu, quá trình công nhận tuân thủ theo tiêu chuẩn EN 45011/12/13 . Chuẩn mực chung đối với các cơ quan giám định. Giấy chứng nhận được công nhận có nghĩa là cơ quan cấp giấy chứng nhận đó có đủ uy tín và được nhà nước ủy quyền cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn EN về sản phẩm hệ thống quản lý chất lượng và cán bộ. Điều đó dẫn đến một quy định là nếu bất kỳ một loại giấy chứng nhận nào mà không có biểu tượng công nhận có nghĩa là không có bằng chứng đã được tiến hành đánh giá theo tiêu chuẩn ISO hoặc EN 45011 hoặc EN 45012. Ngày nay trên thị trường, người tiêu dùng nhận thức được sự khác nhau giữa giấy chứng nhận ISO 9000 được công nhận và giấy chứng nhận ISO 9000 chưa được công nhận. Họ hiểu rằng sự công nhận lẫn nhau hoặc công nhận tương đương các giấy chứng nhận được công nhận chỉ được tiến hành bởi cơ quan công nhận chứ không phải cơ quan chứng nhận. Ở châu âu việc tiến hành công nhận cơ quan chứng nhận phải có đủ 4 điều kiện: Một là: Cơ quan đó phải có một ban điều hành độc lập không có ưu thế nào về quyền lợi. Hai là: Có một hệ thống điều hành ở dạng văn bản cho phép truy cứu mọi liên hệ từ người đánh giá để cấp giấy chứng nhận, qua các hồ sơ được kiểm tra, thanh tra nội bộ và xem xét định kỳ. Ba là: Có sự đào tạo thích hợp đối với nhân viên đánh giá thử nghiệm và chứng nhận. Bốn là: Có thủ tục bảo vệ sự chứng nhận liên quan đến khiếu nại, không án... Đối với các nước đang phát triển có thể có lợi từ hiệp định này bằng cách sử dụng nó như là một phương tiện để tăng cường những nỗ lực phát triển xuất khẩu và đặc biệt bằng cách vận dụng những lợi thế từ các điều khoản về thông tin, hỗ trợ kỹ thuật và các ưu đãi đặc biệt và riêng biệt được dành cho các nước kém phát triển. Ngoài ra để có được những lợi ích đáng kể từ hiệp định này, các nước đang phát triển phải có những cố gắng để thiết lập hoặc nâng cấp, chỉnh đốn bộ máy các cơ quan và cơ chế có liên quan tới thông tin kỹ thuật, tiêu chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, các quy trình
  3. kỹ thuật, thanh tra, thử nghiệm, chứng nhận và công nhận, tiến hành các bước cần thiết để tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế về tiêu chuẩn hóa và chứng nhận. Ngoài ra hiệp định này cũng thừa nhận rằng các nước đang phát triển chưa có điều kiện tham gia một cách có hiệu quả vào các hoạt động tiêu chuẩn quốc tế và kêu gọi các nước thành viên khác có những biện pháp hữu hiệu để tăng cường sự trợ giúp kỹ thuật trong lĩnh vực này. Bởi vậy các nước đang phát triển nên đề nghị để có được sự trợ giúp cần thiết. Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, bao gồm các yêu cầu về bao bì, ký mã hiệu, nhãn hiệu và các thủ tục đánh giá sự phù hợp với các quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật không tạo ra các trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế. Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại yêu cầu không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác phải phù hợp với các quy định của hiệp định này. (theo TCVN.net)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2