intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 3 : Phân tích tín dụng và cho vay dài hạn đối với doanh nghiệp - CĐ Tài chính Ngân Hàng Qui Nhơn

Chia sẻ: Fffff Dzdsfsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

138
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương này sẽ tập trung Làm rõ mục đích vay trung dàI hạn của doanh nghiệp và cách thức mà ngân hàng đáp ứng mục đích này. Trang bị những kiến thức cơ bản để thẩm định đề nghị vay trung dàI hạn của doanh nghiệp bao gồm việc đánh giá mức độ rủi ro, xác định mức cho vay, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ, nguồn trả nợ và xử lý thu nợ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 3 : Phân tích tín dụng và cho vay dài hạn đối với doanh nghiệp - CĐ Tài chính Ngân Hàng Qui Nhơn

  1. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG VÀ CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1
  2. Mục tiêu: Chương này sẽ tập trung Làm rõ mục đích vay trung dàI hạn của doanh nghiệp và cách thức mà ngân hàng đáp ứng mục đích này. Trang bị những kiến thức cơ bản để thẩm định đề nghị vay trung dàI hạn của doanh nghiệp bao gồm việc đánh giá mức độ rủi ro, xác định mức cho vay, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ, nguồn trả nợ và xử lý thu nợ. Đây là cơ sở để vận dụng các hình thức đảm bảo tín dụng và định giá các khoản tiền vay khi quyết định cho vay. Nội dung: 3.1. CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 3.1.1. Mục đích vay trung dài hạn của doanh nghiệp - Đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho TSCĐ và TSLĐ thường xuyên - Trả các khoản nợ hiện hữu: đây là nhu cần chính đáng nhưng ngân hàng cần phải thận trong khi xem xét nhu cầu này. - Thành lập doanh nghiệp mới hay mua lại doanh nghiệp đang hoạt động ƯU ĐIÊM: So với các nguồn vốn trung dài hạn khác, vay vốn ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn cho doanh nghiệp như sau: - Đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn của các doanh nghiệp nhỏ, không có khả năng tìm các nguồn vốn khác trên thị trường tài chính. - Có lợi thế hơn so với phát hành trái phiếu 2
  3. - Thiết lập mối quan hệ tốt với ngân hàng 3.1.2. Các phương thức cho vay trung dài hạn của ngân hàng 3.1.2.1. Cho vay thông thường Khoản vay này dùng để đáp ứng nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị, nhu cầu tài trợ cho TSLĐ thường xuyên hay thanh toán các khoảng nợ của doanh nghiệp, tiền vay được thanh toán dần cho ngân hàng theo định kỳ. Số tiền thanh toán định kỳ có thể đều nhau, không đều nhau hay kỳ cuối nhiều hơn. 3.1.2.2. Tín dụng tuần hoàn Tín dụng tuần hoàn là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cam kết chính thức dành cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong thời hạn nhất định, có thể từ 1-3 năm hay 5 năm, song thời hạn nợ ký kết trong hợp đồng thường ngắn (khoảng 3 tháng) và nếu khách hàng thực hiện tốt các điều khoản của hợp đồng tín dụng thì cam kết hạn mức sẽ được tiếp tục. Loại tín dụng này thường dùng để tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng TSLĐ hay thay thế các khoản nợ ngắn hạn tới kỳ thanh toán. 3.1.3. Nguồn vốn và điều kiện cho vay trung dài hạn của ngân hàng 3.1.3.1. Nguồn vốn để cho vay trung dài hạn Để đáp ứng các nhu cầu vay vốn trung dài hạn của nền kinh tế, các ngân hàng thường sử dụng các nguồn sau : - Một phần vốn tự có và quỹ dự trữ của ngân hàng 3
  4. - Nguồn vốn huy động của dân cư dưới hình thức phát hành trái phiếu ngân hàng, hoặc tiền gửi định kỳ dài hạn. - Nguồn huy động ngắn hạn định kỳ với điều kiện phải tính toán, xem xét để trích ra một tỷ lệ phần trăm nhất định nào đó tuỳ thuộc vào sự biến động của quá trình gửi và rút tiền của khách hàng nhằm tạo một nguồn ổn định lâu dài để cho vay trung dài hạn. - Vốn tài trợ uỷ thác của chính phủ, các tổ chức trong và ngoài nước. - Vốn vay nợ nước ngoài. 3.2.3.2. Điều kiện để được vay vốn trung - dài hạn Để được vay vốn trung dài hạn ngoài những qui định chung, tùy từng ngân hàng có thêm điều kiện bổ sung nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay trung dài hạn, thông thường, khách hàng cần có những điều kiện sau: - Đơn đề nghị vay vốn, - Luận chứng kinh tế kỹ thuật ,dự án đầu tư và phương án sử dụng vốn, bảng tính toán hiệu quả của dự án. - Xuất trình các báo cáo về tình hình tài chính của các năm trước. Ngân hàng cho vay xem xét kỹ các tài liệu nhằm đánh giá đầy đủ khả năng của đơn vị vay vốn trước khi quyết định cho vay. Khả năng sinh lời của dự án, thị trường sản phẩm mà dự án cung cấp về phạm vi, số lượng, giá cả, khả năng cạnh tranh...tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn. Các doanh nghiệp có hệ thống sản xuất hiện đại, công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm mới sẽ được ưu tiên xét cho vay trung dài 4
  5. hạn. Ngoài ra cần phải xem xét đến khả năng năng lực của bộ máy quản lý lãnh đạo của doanh nghiệp, văn hoá xã hội liên quan đến dự án đầu tư. 3.1.4. Kỹ thuật tính toán và xác định các yếu tố trong hợp đồng cho vay trung dài hạn 3.1.4.1. Nguồn trả nợ của các khoản cho vay trung dàI hạn Khác với cho vay ngắn hạn, nguồn trả nợ của các khoảng cho vay trung dài hạn là khấu hao của tài sản hình thành từ vốn vay, lợi nhuận do dự án đầu tư mang lại và các nguồn thu nhập khác. Ngân hàng phân tích khả năng trả nợ của khách hàng bằng cách sử dụng phương pháp nguồn trả nợ khả dụng (Funds Available To Service Additional Term loan Approach - FATSATL). Nội dung của phương pháp này trình bày như sau: FATSATL = (ATX +NCC) - D - FX - CMLTD - INT - WC Trong đó: - FATSATL: nguồn khả dụng để thanh toán khoản vay trung dài hạn mới - ATX: Lợi nhuận sau thuế : dùng thông tin lợi nhuận sau thuế ở năm hiện tại, bình quân một số năm trong quá khứ (3 -5 năm) hay lợi nhuận dự đoán tương lai là tuỳ theo từng ngân hàng và tuỳ theo từng tình huống cụ thể - NCC: Các khoản chi phí không chi bằng tiền như khấu hao và thay đổi trong các khoản thuế bị trì hoãn 5
  6. - D: các khoản chia cổ tức - FX: các khoản chi tiêu để mua sắm TSCĐ có giá trị nhỏ - CMLTD: Các khoản nợ dài hạn đến hạn trong kỳ này - INT: Lãi phải trả cho khoản cho vay mới - - WC: Giá trị gia tăng trong TSLĐ thường xuyên. 3.1.4.2. Xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ - Thời hạn cho vay trung dài hạn: là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu vay vốn cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng. Thời hạn cho vay trung hạn là từ 12 tháng đến 60 tháng, dài hạn là từ 60 tháng trở lên. Thời hạn Thời hạn chuyển giao Thời hạn ưu đãi tín Thời hạn hoàn trả cho vay = tín dụng + dụng + tín dụng Thời hạn chuyển giao tín dụng là khoảng thời gian kể từ khi phát sinh khoản vay đầu tiên cho đến khi cấp xong khoản tín dụng đó. Thời hạn này dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào tiến độ thi công, thực hiện dự án, phương án đầu tư. Thời hạn ưu đãi tín dụng (thời kỳ ân hạn) là khoảng thời gian kể từ lần cấp tín dụng cuối cùng cho đến lần hoàn trả đầu tiên. Thời hạn hoàn trả tín dụng là khoảng thời gian kể từ lần trả đầu tiên cho đến khi Vốn vay ban đầu hoàn trả xong. Thời hạn hoàn trả tín dụng = Số tiền thanh toán gốc hàng năm 6
  7. - Kỳ hạn trả nợ: Kỳ hạn trả nợ có thể lựa chọn là: kỳ hạn trả nợ đều tháng, quý, 6 tháng, năm hoặc kỳ thoả thuận khác như trả 1 lần kết thúc hoặc kỳ hạn trả có tính thời vụ. Ngày cuối cùng của kỳ hạn thu nợ là mốc thời gian xử lý số nợ đó 3.1.4.3. Xác định lãi suất cho vay Việc áp dụng mức lãi suất cho vay trung dài hạn như thế nào là vấn đề các ngân hàng luôn quan tâm. Về phương diện ngân hàng, cơ sở để xem xét và áp dụng mức lãi suất đối với một khách hàng thường căn cứ vào các yếu tố sau : Lãi suất cho vay trung dài hạn có thể cố định trong suốt thời hạn cho vay hoặc biến đổi theo sự thoả thuận giữa ngân hàng và bên vay. Lãi suất cho vay trung dài hạn có thể biểu diễn theo công thức : RL = RB + RRC + RRM + RRT Trong đó : - RL : lãi suất cho vay trung dài hạn - RB : lãi suất cho vay cơ bản trên thị trường. Đây là mức lãi suất chung trên thị trường, tiêu biểu cho giá tín dụng và được xác định trên cơ sở cung và cầu tín dụng trong nền kinh tế. Bao gồm: chi phí huy động vốn cho ngân hàng, thu nhập trên vốn đầu tư, lãi suất tín phiếu thương mại. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận tuy nhiên các NHTM đều tham khảo ý kiến này thông qua lãi suất cơ bản do NHTƯ công bố tại thời điểm cho vay 7
  8. - RRC : tỷ lệ điều chỉnh rủi ro khách hàng. Tùy thuộc vào tiêu chuẩn hướng dẫn xếp loại khách hàng của từng ngân hàng để đánh giá, xếp loại khách hàng. - RRM : tỷ lệ điều chỉnh rủi ro số tiền vay. Với cùng một khoản tiền vay, chi phí bình quân / số tiền đối với khoản vay có quy mô lớn thường thấp hơn khoản vay có quy mô nhỏ. Do vậy, trong cho vay trung dài hạn các khoản vay có quy mô lớn thường có lãi suất thấp hơn các khoản vay có quy mô nhỏ. - RRT : tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn vay. Với cùng một số tiền và khách hàng vay thì lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn vì tính toán thanh khoản thấp, vòng quay vốn chậm, chi phí cho vay cao và khả năng rủi ro cao hơn.Do vậy khoản vay có thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Lãi suất cho vay trung dài hạn có thể áp dụng theo lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi, tức lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn vay. Khi áp dụng lãi suất thả nổi hợp đồng thường có thêm điều khoản lãi suất nền và lãi suất trần để hạn chế bớt sự biến động của lãi suất, giảm rủi ro cho người đi vay và ngân hàng. 3.1.4.4. Vấn đề đảm bảo tín dụng 3.1.4.5. Vấn đề giảI ngân và quản lý khoản cho vay Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, căn cứ vào các điều khoản hợp đồng kế hoạch thi công, nhu cầu vốn lưu động của người vay mà ngân hàng lập lịch trình giải ngân, mở tài khoản cho vay trung dài han, mở sổ theo dõi phát tiền vay và thực hiện việc giải ngân. Phương thức giải ngân một lần hoặc nhiều lần trực tiếp cho bên vay hoặc bên cung 8
  9. cấp vật tư hay cho nhà thầu xây lắp. Nếu giải ngân nhiều lần thì cần phải bám sát kế hoạch và tiến độ thi công công trình dự án. Việc giải ngân có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Từ đó kiểm soát được mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng. Trong thời hạn vay, ngân hàng tiến hành kiểm tra định kỳ việc sử dụng tiền vay cũng như tài sản hình thành từ vốn vay. Nếu khoảng vay có đảm bảo thì kiểm tra đảm bảo, tái thẩm định tài sản bảo đảm là công việc cần thiết. 3.1.4.6. Xác định số tiền thanh toán mỗi kỳ Về mặt lý thuyết việc thu nợ sẽ được thực hiện theo khoản tiền và kỳ hạn đã được quy định trong khế ước dựa trên một phương thức nhất định, các phương thức xác định số tiền trả nợ mỗi kỳ thường áp dụng như: Vốn gốc thanh toán đều, lãi thanh toán theo dư nợ hay vốn gốc thanh toán đều, lãi thanh toán theo nợ gốc trả (phương pháp lãi đơn và phương pháp lãi gộp), hoặc tiền vay thanh toán đều theo phương pháp hiện giá,..., 3.2. PHÂN TÍCH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 3.2.1. Đối tượng và mục tiêu phân tích tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp 3.2.2. Nội dung phân tích tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp Các nội dung phân tích tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp cũng bao gồm các nội dung như: phân tích tình hình chung, phân tích tình hình tài chính, phân tích dự án đầu tư, phân tích nguồn trả nợ, phân tích tài sản bảo đảm. Trong đó, nội dung 9
  10. phân tích quan trọng và có tính đặc thù là phân tích dự án đầu tư sẽ được nghiên cứu sau đây. 3.3. PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN 3.1.1. KháI niệm, mục đích, ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư trong cho vay trung dàI hạn Thẩm định dự án là quá trình kiểm tra, đánh giá lại DA ( đã được soạn thảo) một cách kỹ lưỡng trên nhiều phương diện bằng các kỹ thuật phân tích, dựa trên nhiều căn cứ, dữ liệu và chuẩn mực khác nhau để đi đến các quyết định, lựa chọn đầu tư, chấp nhận cho đầu tư, chấp nhận tài trợ vốn cho đầu tư DA. Thẩm định dự án trong thực tế được coi là công việc phản biện của việc thiết lập DAĐT nhằm xác định khả năng chắc chắn của việc thu nợ, lãi từ dòng tiền DA mang lại mà chủ đầu tư với tư cách là người vay đã cam kết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. 3.3.2. Quy trình thẩm định Thông thường mỗi ngân hàng đều xây dựng và luôn hoàn thiện qui trình thẩm định dự án mang tính hướng dẫn cho người thẩm định. 3.3.3. Phương pháp thẩm định Sử dụng phương pháp tính toán, đối chiếu, so sánh (Ngân hàng phải xem xét lại tính khả thi, chắc chắn của các yếu tố định tính, tính chính xác cao của các yếu tố định lượng, và so sánh, có thể so sánh với các dự án tương tự theo các chỉ tiêu đã lựa chọn, có thể so 10
  11. sánh với các định mức kinh tế - kỹ thuật do các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước quy định...) và phương pháp tổng hợp. 3.3.4. Tổ chức bộ máy thẩm định Tổ chức bộ máy thẩm định riêng hoặc thuê chuyên gia. Bộ phận thẩm định cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu, lập chính sách của các Bộ, Ngành, Vùng để có được những thông tin dự báo chính thức hoặc tham khảo, phục vụ cho chính mục đích dự báo của mình. Đồng thời ngân hàng phải có qui định tiêu chuẩn và qui chế trách nhiệm chặt chẽ đối với cán bộ thẩm định. 3.3.5. Nội dung thẩm định dự án 3.3.5.1. Thẩm định tính pháp lý của dự án Tính pháp lý của dự án là yếu tố quan trọng đảm bảo DA được triển khai và vận hành thông suốt. Tính pháp lý được đảm bảo bằng các văn bản chính thức của các cơ quan quản lý mà hoạt động của DA có liên quan. Các văn bản có thể gồm: Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( hoặc thuê đất trong thời gian dài), Giấy phép nhập khẩu (nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị...), Giấy phép khai thác tài nguyên, môi trường.v.v.. Chủ đầu tư cần chứng minh cho ngân hàng thấy rõ bằng chứng được cho phép đầu tư bởi các cấp có thẩm quyền. 3.3.5.2. Thẩm định các mục tiêu của DA 11
  12. Mỗi DA được lập bởi chủ đầu tư cụ thể đều có những mục tiêu xác định rõ ràng. Và ngân hàng phải đánh giá được những mục tiêu này có phù hợp với đối tượng tài trợ trong chính sách cho vay của mình hay không. Ngoài ra, ngân hàng còn phải đánh giá phương cách xác định hiệu quả của DA, có nhất quán với mục tiêu đã đề ra hay không. 3.3.5.3. Thẩm định thị trường của DA Ngân hàng phải thẩm định thị trường theo từng loại thị trường liên quan DA: - Thị trường nguyên nhiên vật liệu, thị trường công nghệ, thị trường lao động, thị trường sản phẩm... nhằm đánh giá tính khả thi và chắc chắn của các thông tin dự kiến trong DA về vấn đề này. Người thẩm định cần phân tích đánh giá các thông tin chi tiết mà khách hàng cung cấp. Một số vấn đề có thể cán bộ thẩm định nên đòi hỏi khách hàng cần cung cấp thêm nếu chưa có là: mô tả về địa điểm, mặt hàng, nhà xưởng, thiết bị, Yêu cầu về kỹ năng, số lượng và chi phí đối với lao động, Quá trình sản xuất và chi phí liên quan, Mô tả về nguyên liệu, điều kiện mua nguyên liệu, Mô tả về thiết bị, điều kiện mua thiết bị, lịch trình thực hiện từ khi đặt mua, giao nhận, lắp đặt, chạy thử, vận hành chính thức. - Thị trường sản phẩm đầu ra: tình hình cung cầu sản phẩm: hiện tại và triển vọng, khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm, tình hình và triển vọng của các đối thủ cạnh tranh, chiến lược thâm nhập thị trường của sản phẩm của các chủ đầu tư 3.3.5.4. Thẩm định nguồn vốn tài trợ cho dự án Khách hàng phải chứng minh tính chắc chắn của các nguồn tài trợ dự kiến. 3.3.5.5. Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính của dự án 12
  13. Hiệu quả kinh tế -xã hội và hiệu quả tài chính của DA thông thường được hiểu là khác nhau ở giác độ phạm vi. Hiệu quả kinh tế - xã hội thường đánh giá những lợi ích mà DA đem lại cho nền kinh tế bao gồm cả những lợi ích trực tiếp và gián tiếp. Hiệu quả tài chính đánh giá lợi ích mang lại trên đồng vốn đầu tư cho chủ dự án. 3.3.5.6. Thẩm định tác động tiêu cực của DA Thông thường các chủ đầu tư bỏ qua hoặc coi nhẹ vấn đề này. Để xác định tính chắc chắn, bền vững của DA khi đi vào thực hiện, ngân hàng cần phân tích toàn diện vấn đề này, đồng thời đưa ra các yêu cầu đối với chủ đầu tư nhằm hạn chế chúng. 3.3.5.7. Thẩm định rủi ro của DA và các biện pháp phòng ngừa Trong thực tế, DA khi thực thi có thể gặp phải nhiều rủi ro. Các rủi ro này thường xuất phát từ các nguyên nhân: - Công nghệ không thích hợp với mục tiêu hoặc trình độ địa phương. - Nhu cầu không phù hợp với sản lượng dự kiến. - Sản phẩm không cạnh tranh và không thâm nhập thị trường được như dự kiến. - Không đủ nguyên liệu, nguyên liệu không tương thích. - Không đủ cán bộ có trình độ cần thiết, thiếu công nhân lành nghề. - Thiết kế quá tham vọng so với khả năng nguồn vốn. - Chi phí phát sinh thêm quá nhiều. - Thiếu sự ủng hộ của Chính phủ hoặc chính quyền địa phương... 13
  14. Những nguyên nhân trên làm cho dự án khó thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả như dự kiến. Ngân hàng nên từ chối tài trợ nếu xét thấy chủ đầu tư không có những biện pháp giải quyết thích hợp. Trên giác độ của tổ chức tài trợ vốn, ngân hàng cần thẩm định một cách toàn diện, song vì mục đích thẩm định của mình, ngân hàng nên chú trọng thẩm định 2 vấn đề chính: Hiệu quả tài chính và khả năng rủi ro của DA. Những nội dung thẩm định khác, xét theo giác độ lợi ích của ngân hàng, cũng chỉ nhằm phục vụ cho việc thẩm định 2 vấn đề chính nêu trên. 3.3.6. Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án 3.3.6.1. Phân tích tổng mức vốn đầu tư Vốn đầu tư cho dự án là giá trị của toàn bộ số tiền và tài sản cần thiết để thiết lập và đưa DA vào hoạt động. Bao gồm: + Vốn cố định: - Chi phí trước đầu tư: các khoản chi phí cần thiết đảm bảo cho DA được hình thành, triển khai và đi vào hoạt động. Thường có: Chi phí thành lập doanh nghiệp (nếu có), Chi phí nghiên cứu dự án, Chi phí công tác chuẩn bị đầu tư, Chi phí tiền lương ban quản lý, Chi phí công tác của ban quản lý, 14
  15. Chi phí tuyển chọn nhân viên, Chi phí quản lý chung của ban quản lý, Chi phí sản xuất thử. - Vốn đầu tư vào tài sản cố định hữu hình và vô hình: Vốn mua sắm máy móc thiết bị, Vốn cho xây lắp, Vốn đầu tư TSCĐ vô hình, Giá trị TSCĐ được cấp, điều chuyển đến.v.v.. + Vốn lưu động ròng: Trên phương diện kế toán tài chính thì Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn ( nợ lưu động). Đây là vốn cho những tài sản lưu động tối thiểu cần thiết đảm bảo cho dự án có thể hoạt động bình thường trong những điều kiện kinh tế kỹ thuật dự tính. + Vốn dự phòng: Do dự án hoạt động trong nhiều năm và lượng vốn xác định chỉ là dự tính nên cần có một lượng vốn nhất định bù đắp trong trường hợp phát sinh thêm chi phí mới. Một khía cạnh nữa cần phải quan tâm là khả năng đảm bảo nguồn vốn về số lượng và tiến độ từ các nguồn khác. Chủ đầu tư cần có kế hoạch cụ thể khả thi về vấn đề này. 3.3.6.2. Phân tích thu nhập, chi phí và lợi nhuận của dự án - Thu nhập của DA: là toàn bộ các khoản thu mà DA dự kiến thu được từ hoạt động SXKD và các hoạt động khác liên quan. Một cách đầy đủ, bao gồm: 15
  16. Thu từ sản phẩm chính, Thu từ sản phẩm phụ, Thu từ bán phế liệu, phế phẩm, Thu từ hoạt động gia công cho bên ngoài, Thu từ cho thuê tài chính, Thu từ hoạt động đầu tư tài chính, Thu khác. Song trong quá trình thẩm định, thường chủ yếu phân tích doanh thu SP chính và phụ, nếu các khoản thu khác khá nhỏ không đáng kể. Nên lưu ý rằng doanh thu dự kiến của DA phụ thuộc vào giá bán và sản lượng bán ra dự kiến. Ngoài ra vào năm hoạt động cuối cùng DA có thể còn có khoản thu từ thanh lý tài sản. - Chi phí của dự án: Thông thường chi phí của dự án bao gồm: Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng, nước, Chi phí tiền lương và bảo hiểm xã hội, Chi phí khấu hao và bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Chi phí bảo hiểm tài sản, Chi phí bán hàng, Chi phí lãi vay, 16
  17. Chi phí khác. Nên kiểm tra các chi phí biến đổi theo các tiêu chuẩn định mức hợp lý hoặc so sánh với các dự án cùng loại. Một số khoản chi phí có thể được tính theo doanh thu: chi phí quản lý, chi phí bán hàng v v... Riêng chi phí khấu hao được xác định tuỳ thuộc phương pháp khấu hao mà chủ đầu tư lựa chọn trong phạm vi qui định của Bộ Tài chính. - Lợi nhuận của dự án: Trên cơ sở thẩm định doanh thu và chi phí, cần xác định lợi nhuận DA dự kiến đạt được từng năm. 3.3.6.3. Xác định dòng tiền của dự án Dòng tiền của dự án được định nghĩa là phần chênh lệch trong dòng tiền của doanh nghiệp trong từng giai đoạn mà dự án được thực hiện so với lúc không thực hiện dự án. CF1 của dự án = CF1 của doanh nghiệp - CF1 của doanh nghiệp nếu có dự án nếu không có dự án Theo cách này, dòng tiền của dự án là dòng tiền tăng thêm sẽ xảy ra nếu dự án được thực hiện. * Dòng tiền và thu nhập kế toán: Báo cáo kết quả kinh doanh là phần tổng hợp của doanh thu và chi phí của dự án. Những con số ghi trên các khoản mục doanh thu và chi phí phụ thuộc một phần vào số tiền chi ra, và một phần vào chế độ hạch toán kế toán mà doanh nghiệp sử dụng. Do vậy, chúng còn được gọi là doanh thu và chi phí kế toán của dự án. Trong khi đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi nhận số tiền thực tế thu vào và chi ra khỏi ngân quỹ. Đây được gọi là dòng tiền vào (thu) và dòng tiền ra (chi) của dự án. Phần chênh 17
  18. lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra gọi là dòng tiền thuần ( ròng). Trên hai báo cáo có thể có một số khoản mục giống nhau về tên gọi nhưng khác nhau về con số. Ví dụ: tiền lương được hạch toán vào chi phí lao động cũng là khoản chi tiền ra, còn doanh thu có thể chỉ được đưa một phần vào dòng tiền do không thu vào ngay toàn bộ ( một số nằm ở khoản phải thu). Tương tự, chi phí vốn đầu tư, một khoản tiền phải chi ra, không xuất hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh, nhưng trên đó lại có chi phí khấu hao, một khoản không phải chi tiền. Do giá trị thời gian của tiền, để so sánh được những khoản thu, chi tại các thời điểm khác nhau trong quãng đời hoạt động của dự án, cần phải biết được thời điểm xuất hiện các khoản tiền này. Chính vì vậy, trong việc lập dự toán vốn đầu tư, các quyết định chỉ dựa trên dòng tiền thu vào và chi ra trong từng giai đoạn hoạt động của dự án. * Thời điểm xuất hiện dòng tiền: Do tiền có giá trị thời gian, cần xác định chính xác thời điểm xuất hiện dòng tiền. Báo cáo kết quả kinh doanh thường được lập trong từng giai đoạn, quý hoặc năm, nhưng không phản ánh chính xác khi nào thu nhập và chi phí được thu vào và chi ra. Do vấn đề giá trị thời gian của tiền, về mặt lý thuyết, dòng tiền cần được phân tích một cách chính xác khi nó xuất hiện. Tuy nhiên, cần có sự thoả hiệp giữa tính chính xác và tính khả thi. Theo lý thuyết thì dòng tiền hàng ngày là chính xác nhất, nhưng ước tính chúng rất tốn kém chi phí, ít được sử dụng và có lẽ cũng không chính xác hơn dòng tiền hàng năm vì người ta không đủ khả năng dự tính để đảm bảo độ chính xác khi đi vào quá chi tiết. Do vậy, dòng tiền thường được giả định là xuất hiện cuối hàng năm. 18
  19. * Một số dòng tiền đặc biệt: Khi xem xét dự án, cần phải dựa trên dòng tiền gia tăng, phát sinh trực tiếp từ việc thực hiện dự án. Có ba vấn đề cần tính đến khi ước tính dòng tiền gia tăng. (1). Chi phí chìm: Chi phí chìm không phải là chi phí tăng thêm nên không được đưa vào phân tích. Chi phí chìm là một khoản đầu tư đã được thực hiện ( hoặc được cam kết) trước đó. Vì chúng đã được thực hiện, nó không bị ảnh hưởng bởi quyết định lựa chọn hoặc loại bỏ dự án. Ví dụ chi phí chìm là chi phí nghiên cứu và phát triển về một sản phẩm mới trước khi ra quyết định sản xuất hàng loạt sản phẩm đó. Khi bỏ ra chi phí nghiên cứu và phát triển, công ty chưa thể biết có thể cho ra sản phẩm hay không và liệu có thể tiêu thụ với số lượng lớn hay không. Kết quả của quá trình nghiên cứu và phát triển có thể là sản phẩm không phù hợp và dự án kết thúc ngay từ khi nó chưa bắt đầu. Ví dụ: Công ty Gama đã bỏ ra 10 tỷ đồng để nghiên cứu sản phẩm mới và đã đến giai đoạn ra quyết định xây dựng nhà máy. Chi phí là 15 tỷ đồng và sẽ đem lại thu nhập là 23 tỷ đồng ( để đơn giản, bỏ qua giá trị thời gian của tiền). Nếu bỏ qua chi phí chìm, dự án được chấp nhận và có lãi 8 tỷ đồng. Nếu đưa chi phí chìm vào phân tích, dự án bị lỗ 2 tỷ đồng và bị loại bỏ. Vấn đề là nếu dự án được chấp nhận, công ty sẽ có ít nhất 8 tỷ đồng bù đắp 10 tỷ chi phí nghiên cứu và phát triển. Ngược lại, công ty sẽ bị lỗ 10 tỷ đồng chi phí này. Do vậy, chi phí chìm không được đưa vào dự án. (2). Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội thể hiện một cơ hội ( hoặc một chuỗi khoản thu nhập) bị mất đi nếu sử dụng những tài sản sẵn có vào dự án đang xem xét. Ví dụ một công 19
  20. ty đang có sẵn một mảnh đất có thể đưa vào để xây dựng nhà máy. Khi đánh giá hiệu quả của nhà máy, có nên bỏ qua chi phí đất đai không vì dự án không phải chi tiền?. Câu trả lời là không, vì một chi phí cơ hội đi liền với tài sản này. Cơ hội đó là mảnh đất có thể được bán đi với giá 10 tỷ đồng. Sử dụng mảnh đất vào dự án sẽ bỏ qua khoản tiền này và 10 tỷ đồng được coi là chi phí cơ hội của dự án. Cần chú ý là chi phí đất đai phù hợp ở đây là giá thị trường của mảnh đất sau khi đã trừ đi phí và thuế phải nộp, chứ không phải là giá mà công ty đã bỏ ra để mua mảnh đất đó. (3). Tác động đến các dự án khác: Phần này đề cập đến tác động của dự án đang xem xét đến các dự án khác của công ty. Ví dụ khi một công ty dự định đưa ra một sản phẩm mới thì những khách hàng hiện tại sẽ chuyển sang mua sản phẩm mới (thay vì mua sản phẩm cũ). Lợi nhuận từ những khách hàng này thể hiện sự chuyển dịch trong nội bộ công ty, nên dòng tiền ròng thu được từ họ không được coi là thu nhập tăng thêm. Mặt khác, sản phẩm mới có thể làm tăng doanh thu từ các sản phẩm đi kèm ( như bàn chải kèm theo kem đánh răng), nên dòng tiền tăng thêm từ việc bán các sản phẩm hiện tại cần được đưa vào dự án mới. Khi một dự án gây ra sự chuyển dịch doanh thu từ các sản phẩm hiện có, điều này thường được gọi là “ tự ăn thịt mình” (cannibaliztion). (4). Tác động của thuế: Khi đánh giá dự án, điều quan trọng là dòng tiền phải phát sinh từ dự án, và được dành cho chủ đầu tư. Nói cách khác, dự án phải được đánh giá trên cơ sở dòng tiến sau thuế. Thuế có tác động rất lớn đến dòng tiền, và trong nhiều trường 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2