intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở môn Toán năm học 2013-2014

Chia sẻ: Mã Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:53

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở môn Toán năm học 2013-2014 với hai chuyên đề: phương pháp dạy học các tiết ôn tập chương trong chương trình Toán THCS và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở môn Toán năm học 2013-2014

  1. MỞ ĐẦU  Theo quy  định của Bộ  Giáo dục và Đào  tạo, việc  bồi dưỡng thường   xuyên cho giáo viên, cán bộ quản lí Giáo dục là việc làm diễn ra hàng năm và có   nội dung chương trình cụ  thể. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo  viên trung học cơ sở là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức, biên soạn tài   liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên   môn, nghiệp vụ  của giáo viên trung học cơ  sở, nâng cao mức độ  đáp  ứng của   giáo viên trung học cơ sở với yêu cầu phát triển giáo dục trung học cơ sở và yêu  cầu của chuẩn nghề  nghiệp giáo viên trung học cơ  sở.   Trong  Chương trình  BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ  (Ban hành  kèm theo Thông tư  số  31/2011/TT­ BGDĐT, ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ   trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ các nội  dung về  khối kiến thức bắt buộc và khối kiến thức tự  chọn mà mỗi giáo  viên cần được bồi dưỡng và tự    bồi dưỡng trong mỗi năm học. Trong   khối  kiến thức bắt buộc có hai nội dung: ­ Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp  trung học cơ sở áp dụng trong cả nước (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 1):   Bộ  Giáo dục và Đào tạo quy định cụ  thể  theo từng năm học các nội dung bồi  dưỡng về  đường lối, chính sách phát triển giáo dục trung học cơ  sở, chương   trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương   trình giáo dục trung học cơ sở. ­  Nội dung bồi dưỡng đáp  ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ  phát triển   giáo dục trung học cơ sở theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (sau đây gọi là  nội dung bồi dưỡng 2): Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ  thể  theo từng năm  học các nội dung bồi dưỡng về  phát triển giáo dục trung học cơ  sở  của địa   phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương;   phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của  các dự án. Năm học 2013­2014, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học  thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục THCS theo từng thời kì của địa phương,   Sở GD và ĐT Quảng Bình đã tiến hành lựa chọn và biên soạn chương trình bồi  dưỡng thường xuyên (nội dung  bồi dưỡng 2) với hai chuyên đề:  PHƯƠNG  PHÁP  DẠY HỌC CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG  trong chương trình Toán  1
  2. THCS   và  ỨNG   DỤNG   CÔNG   NGHỆ   THÔNG   TIN   TRONG   DẠY   HỌC  MÔN TOÁN.  Mục tiêu của đợt bồi dưỡng thường xuyên lần này thứ  nhất là giúp giáo  viên củng cố, bổ  sung kiến thức về  Phương pháp dạy học các  tiết  ôn tập   chương, từ  đó các tổ  chuyên môn trong các trường học, các cụm chuyên môn  của Phòng Giáo dục thảo luận, thống nhất cách dạy tối  ưu các tiết ôn tập   chương cụ  thể  trong chương trình Toán THCS nhằm năng cao chất lượng dạy  học các bài ôn tập chương nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán  nói chung. Thứ hai là giúp giáo viên có được kỹ năng khai thác, sử dụng một số  phần mềm tin học trong việc nghiên cứu bài dạy, thiết kế bài giảng điện tử, bài   giảng Elerning nhằm nâng cao chất lượng các tiết dạy có ứng dụng công nghệ  thông tin. Hình thức tổ  chức và thời lượng thực hiện chương trình bồi dưỡng theo   hướng dẫn của Sở  Giáo dục và Đào tạo trong Công văn số  1459/ SGDDT­ GDCN­TX, ngày 22/7/2013.  2
  3. Chuyên đề I PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN   1. Các kiểu bài lên lớp trong dạy học môn Toán Căn cứ vào chức năng nổi bật  ở mỗi bài, người ta phân biệt những kiểu   bài học khác nhau: bài nội dung mới, bài ôn tập, bài luyện tập, bài thực hành.  Trong chương trình Toán THCS, kiểu bài ôn tập có thể là bài ôn tập chương,   ôn tập học kì, ôn tập cuối năm.  1.1.Kiểu bài nội dung mới  Kiểu bài này có hạt nhân là khâu: “làm việc với nội dung mới” được tổ  hợp một cách linh hoạt với một số trong các khâu cơ  bản khác của quá trình  dạy học. Thông thường, các khâu của một bài nội dung mới là:  ­ Đảm bảo trình độ xuất phát (phục hồi tri thức, kỉ năng, kỉ xảo để học bài  mới),  ­ Hướng đích và gợi động cơ (làm cho học sinh có ý thức về mục tiêu cần  đạt và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân học sinh hoạt động  để đạt mục tiêu),  ­ Làm việc với nội dung mới (tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của  học sinh để  họ  kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được các mục   tiêu khác của bài học,  ­ Củng cố  (làm cho những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trở thành vững chắc, ổn  định trong học sinh),  ­ Kiểm tra (nhằm thu thập thông tin về  trình độ, kết quả  học tập của học   sinh ở những thời điểm nhất định),  ­ Hướng dẫn công việc  ở  nhà (gồm ra bài tập về    nhà, hướng dẫn các  nhiệm vụ khác như: học lí thuyết, thực hành, chuẩn bị bài mới). 1.2 Kiểu bài luyện tập Kiểu bài này thường được tổ chức theo các khâu như: ­ Kiểm tra đánh giá ( kiểm tra kiến thức cơ bản của tiết trước, chữa một số  bài tập đã cho về nhà dưới nhiều hình thức khác nhau) 3
  4. ­ Luyện tập (lựa chọn một số  bài tập tiêu biểu, hoặc chùm bài tập có liên  quan để chữa, không nhất thiết giải chi tiết tất cả các bài mà có bài có thể  giải vắn tắt)  ­ Hướng dẫn công việc  ở  nhà (gồm ra bài tập về   nhà, hướng dẫn bài tập  khó,  ôn lí thuyết, chuẩn bị bài mới). 1.3 Kiểu bài thực hành Kiểu bài thực hành thường được tổ chức theo các khâu: ­ Đảm bảo trình độ xuất phát (phục hồi tri thức để làm cơ sở cho việc vận  dụng vào trong thực tế đo đạc, giải thích cơ sở  cho việc tính toán sau khi  đo đạc)  ­ Hướng dẫn học sinh tiến hành đo đạc, tính toán. (giáo viên hướng dẫn  cách sử dụng dụng cụ, cách đặt dụng cụ  và cách đo, giáo viên có thể  làm  mẫu cho học sinh) ­ Học sinh tiến hành đo đạc ( theo tổ hoặc nhóm tùy theo số lượng mỗi lớp   và số lượng dụng cụ) ­ Học sinh viết báo cáo thực hành (theo mẫu giáo viên đã hướng dẫn) ­ Hướng dẫn công việc ở nhà (ôn lí thuyết, chuẩn bị bài mới). 1.4 Kiểu bài ôn tập  Kiểu bài này có thể bao gồm các khâu cơ bản sau (không phải tiết ôn tập   nào cũng phải bao gồm các khâu như thế) ­ Hệ thống hóa (hệ thống hóa các kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương) ­ Luyện tập (rèn luyện kĩ năng giải các bài tập vận dụng các kiến thức đã  học của chương, hệ  thống, phân loại và tổng hợp các phương pháp giải   bài tập cho học sinh) ­  Hướng dẫn công việc ở nhà (gồm hướng dẫn học sinh ôn lại lí thuyết,  ra  bài tập về   nhà, hướng dẫn bài tập khó, chuẩn bị  bài kiểm tra ­ nếu sau   tiết ôn có bài kiểm tra). 2. Vai trò, ý nghĩa của tiết ôn tập chương Tiết ôn tập chương thuộc kiểu bài ôn tập, là tiết học hết sức quan trọng  bởi trong những tiết học này học sinh được hệ  thống toàn bộ  những kiến   thức cơ bản, trọng tâm của cả chương và biết vận dụng các kiến thức đó vào  các bài tập để vẽ hình, tính toán, chứng minh,  ứng dụng trong thực tiễn, đặc  4
  5. biệt là các bài tập vận dụng kiến thức tổng hợp của chương, cũng trong tiết   học ôn tập này học sinh được hệ  thống các dạng bài tập của chương và   phương pháp giải, qua đó giúp các em hình thành và phát triển các thao tác của   tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể  hóa, các phẩm chất của trí tuệ như tính linh hoạt, tính độc lập, sáng tạo,… và   rèn luyện các kỹ năng thực hành như tính toán, vẽ hình, vẽ đồ thị,...  3. Nội dung của một tiết ôn tập chương Nội dung của một tiết ôn tập chương thường là: ­ Thông qua phát vấn và sử  dụng các bảng tổng kết, các sơ  đồ  hoặc   thông qua các bài tập mà hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học, có thể  bổ sung thêm kiến thức mới tùy theo từng chương. ­ Thông qua luyện tập mà giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn  luyện các kỹ năng cần thiết. ­ Hệ thống cho học sinh các phương pháp giải một số dạng toán. 4. Thực trạng  Trong thực tế, khi dạy học các tiết ôn tập chương giáo viên thường gặp  nhiều khó khăn về  vấn đề  thời gian cũng như  việc hệ  thống lý thuyết, hệ  thống các dạng bài tập và phương pháp giải, do đó nhiều giáo viên chưa tự tin  để thực hiện các tiết ôn tập, đặc biệt là trong đăng ký thao giảng hay khi có   chuyên môn dự  giờ. Về  phía học sinh, việc chuẩn bị   ở  nhà cho một tiết ôn  tập chương của các em chưa được đầu tư đúng mức chẳng hạn như: chưa trả  lời hệ  thống câu hỏi ôn tập chương, chưa nghiên cứu tìm hiểu các bảng, sơ  đồ hệ thống kiến thức hoặc đẵ có đọc đến nhưng chưa ôn lại các kiến thức   đã quên nên việc trả lời các câu hỏi một cách qua loa, chưa nghiên cứu kĩ các  bảng,   sơ   đồ   hệ   thống   kiến   thức   nên   chưa   hình   dung   tổng   thể   nội   dung   chương đã học,…  5. Phương pháp chung để dạy một tiết ôn tập chương Từ  thực trạng nêu trên, để  tổ  chức dạy học một tiết ôn tập chương hiệu   quả  giáo viên cần có sự  chuẩn bị  chu đáo về  phương tiện, kiến thức, cách  thức tổ chức dạy học trên lớp một cách chu đáo và thực hiện các khâu cơ bản  của kiểu bài ôn tập một cách phù hợp tùy theo đặc trưng mỗi chương để  ôn  tập lí thuyết và bài tập của chương đó.  5.1 Quan điểm cổ truyền Theo quan điểm này thì thường các tiết ôn tập chương được dạy theo kiểu: 5
  6. ­ Tiết ôn tập được dùng để  liệt kê tất cả  các kiến thức về  lí thuyết của  chương theo trình tự thời gian và sau đó hướng dẫn học sinh giải các bài tập  cũng theo trình tự  có sẵn trong sách giáo khoa. Với cách dạy này, giáo viên  chú trọng nhiều đến việc ôn lí thuyết do đó học sinh không được rèn luyện   nhiều về  kĩ năng giải toán để  củng cố, khắc sâu kiến thức, chưa nhìn thấy   được sự  liên kết các kiến thức trong chương và chưa tổng hợp được các  dạng bài tập cơ bản của chương, không rèn luyện được khả  năng tổng hợp,  khả năng khái quát hóa cho học sinh.  ­ Hoặc tiết ôn tập chương được dùng để  nhắc qua kiến thức về  lí thuyết   của chương và chú trọng hơn về việc giải bài tập theo trình tự trong sách giáo   khoa. Theo cách dạy này học sinh được rèn luyện nhiều về kĩ năng giải toán   nhưng tiết ôn tập chương được tiến hành như một tiết giải bài tập, do đó học   sinh không nhìn thấy được sự liên kết các kiến thức trong chương do đó cũng  không rèn luyện được khả  năng tổng hợp, khả  năng khái quát hóa cho học   sinh. 5.2 Quan điểm cân bằng     Theo quan điểm này thì việc ôn tập lí thuyết và luyện giải bài tập phải  đảm bảo cân bằng, không nặng về  lý thuyết hay bài tập, ngoài ra giúp học  sinh thấy được sự  liên kết các kiến thức trong chương và các dạng toán cơ  bản của chương. Trên cơ  sở  các khâu cơ  bản của  Kiểu bài ôn tập, ta tiến  hành tổ  chức một tiết ôn tập theo các bước sau (không phải tiết ôn tập nào  cũng theo cấu trúc này): ­ Tổ chức lớp ­ Định hướng mục đích, nhiệm vụ học tập ­ Tổ   chức   học   sinh   hệ   thống   hóa,   khái   quát   hóa   kiến   thức   của   chương trên cơ  sở  đã được chuẩn bị  trước của học sinh nhằm xây dựng nên  những bảng tổng kết, các sơ đồ,…  ­ Tổ  chức cho học sinh vận dụng các kiến thức trên vào luyện giải   các bài tập đã được lựa chọn, đặc biệt là những bài tập tổng hợp được nhiều   kiến thức của chương và cuối cùng là hệ thống cho học sinh các dạng bài tập   cơ bản của chương và phương pháp giải( nếu có thể). ­ Tổng kết bài học. ­ Hướng dẫn công việc ở nhà. 6
  7. Tùy theo chương có bao nhiêu tiết ôn tập để phân chia lượng kiến thức   ôn tập trong mỗi tiết, nếu những chương chỉ có một tiết ôn thì tổ  chức theo   các bước nêu trên, nếu các chương có từ  hai đến ba tiết ôn thì có thể  “cắt   ngang” hay “bổ dọc” nội dung kiến thức của chương để ôn tập. Chẳng hạn,  nếu chương có các trọng tâm riêng biệt thì có thể ôn lí thuyết theo từng trọng   tâm rồi luyện giải bài tập theo trọng tâm tương  ứng và tiết ôn tập cuối giáo  viên dùng bảng hay sơ  đồ  để  hệ  thống cho học sinh toàn bộ  kiến thức của  chương, các dạng bài tập và phương pháp giải. Đối với các chương có kiến   thức lí thuyết liên kết với nhau không thể chia được thì giáo viên tổ chức học  sinh hệ  thống hóa kiến thức của chương theo bảng tổng kết hay các sơ  đồ  sau đó vận dụng các kiến thức vào luyện giải các bài tập theo dạng (nếu có  thể), các tiết ôn tập sau tiếp tục ôn luyện giải các dạng toán tiếp theo và sau  đó cũng hệ  thống lại cho học sinh toàn bộ  kiến thức của chương, các dạng  bài tập và phương pháp giải. Trong quá trình lên lớp, người giáo viên luôn giữ  vai trò là người tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh sao cho học   sinh có hứng thú, chủ động, tích cực tham gia vào quá trình ôn tập. Bài học ôn tập chương là kiểu bài có đặc thù riêng, không chỉ trước khi   soạn bài lên lớp giáo viên mới nghiên cứu nội dung, phương pháp tổ  chức  dạy học mà ngay từ đầu chương giáo đã nghiên cứu kĩ mục tiêu đạt được và  phương pháp tổ  chức dạy học của chương đó. Trong tiết ôn tập này, giáo  viên nghiên cứu lại các chủ  đề  để  lựa chọn cách thức hệ  thống kiến thức   trọng tâm sao cho có sự  liên kết với nhau giúp học sinh phát triển khả  năng   phân tích, tổng hợp và khái quát hóa, thông qua giải các bài tập giáo viên rèn  luyện cho học sinh kĩ năng giải toán, giúp học sinh phân loại được các dạng  toán cơ bản của chương và phương pháp giải.  6. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 6.1 Chuẩn bị của giáo viên  Để  tổ  chức dạy học một tiết ôn tập chương trên lớp đạt hiệu quả  cao,  việc chuẩn bị  của giáo viên trước giờ  lên lớp phải hết sức công phu. Giáo   viên chuẩn bị về phương tiện, về kiến thức và cách thức tổ chức lên lớp, cả  ba nội dung này được thể hiện rõ trong bài soạn của giáo viên.  ­ Về chuẩn bị phương tiện: Tùy theo điều kiện của mỗi trường để  giáo  viên soạn bài phù hợp, nếu có điều kiện dạy bằng máy chiếu thì giáo viên   soạn bảng hệ thống hay sơ đồ tóm tắt kiến thức bằng phần mềm Mind Map  (Bản đồ  tư  duy) hay sơ  đồ  (Graph) và trình chiếu Power Point, nếu không,   7
  8. giáo viên phải chuẩn bị  các bảng này bằng bảng phụ. Việc chuẩn bị  các   bảng, sơ  đồ  trên máy hay bảng phụ  cũng đều được tính toán cẩn thận, thể  hiện được tổng thể kiến thức của chương và có sự liên kết các kiến thức ấy   với nhau. Ngoài ra, có thể chuẩn bị các phiếu học tập cho nhóm học sinh (nếu   cần) ­ Về  chuẩn bị  kiến thức: Giáo viên chuẩn bị  các bảng, sơ  đồ  hệ  thống   kiến thức và lựa chọn hệ  thống câu hỏi, phân dạng bài tập và phương pháp  giải. Khi soạn bài, giáo viên bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng của các chủ  đề  trong chương để  lựa chọn câu hỏi, bài tập mức độ  vừa phải, tránh tình   trạng yêu cầu quá cao hay quá thấp so với chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo   yêu cầu. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tiễn của mỗi lớp để có thể hướng  dẫn thêm cho học sinh giỏi, học sinh năng khiếu một số  bài tập nâng cao  trong sách bài tập, hướng dẫn cho các em cách tự  học thêm các vấn đề  nâng  cao của chương. ­ Về  chuẩn bị  cách thức tổ  chức dạy học trên lớp: Phần này giáo viên  cần xác định rõ các hoạt động, dự  kiến thời gian và hình thức cho mỗi hoạt  động.  Ngoài ra, giáo viên cần xác định rõ những kiến thức, kĩ năng nào học  sinh lớp mình còn yếu để phân bổ thời gian cho việc rèn luyện các kĩ năng đó   một cách phù hợp. 6.2 Chuẩn bị của học sinh  Ngoài việc chuẩn bị bài soạn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị  các nội dung cho tiết ôn tập như: Trả  lời các câu hỏi ôn tập chương, xem   các sơ  đồ  hay bảng  tóm tắt kiến thức cơ bản của chương, làm một số  bài   tập, … nếu các chương có từ 2 tiết ôn trở lên thì các chuẩn bị của học sinh  ở tiết sau có thể là làm bài tập, hệ thống các dạng bài tập trong chương và   phương pháp giải,…Ngoài ra, có thể  chuẩn bị  phiếu học tập của cá nhân  hay nhóm (tùy theo tính chất của mỗi chương) 7. Vài lời khuyên khi dạy tiết ôn tập chương 1/ Tiết ôn tập không phải là tiết nhắc lại các kiến thức đã học. Cố  gắng tìm ra “sợi chỉ” liên kết các kiến thức ấy với nhau. 2/ Nên có bảng hệ  thống mà các kiến thức trong bảng liên quan với  nhau theo cả  hàng lẫn cột. Tận dụng các sơ  đồ  để  hệ  thống kiến   thức. 8
  9. 3/ Nên chọn những bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều  kiến thức cần ôn tập, qua đó khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến   thức cơ bản đã học. 4/ Luôn luôn thay đổi hình thức ôn tập cho phong phú, đa dạng và   hiệu quả. Trong bất cứ hình thức nào, học sinh cũng phải chủ  động  tham gia vào quá trình ôn tập kiến thức. 5/ Việc chuẩn bị  của giáo viên và học sinh trước giờ  lên lớp quyết   định sự thành công hay thất bại của tiết ôn tập. 8. Hệ thống các chương trong chương trình Toán THCS TT  Số tiết Lớp  Phân môn chươn Nội dung  ôn tập g I ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN 2 Số học  II SỐ NGUYÊN 1 (3 chương)  PHÂN SỐ 6 III 2 Hình học  I ĐOẠN THẲNG 1 (2 chương) II GÓC 2 I SỐ HỮU TỈ. SỐ THỰC 2 Đại số  II HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ 1 (4 chương) III THỐNG KÊ 1 IV BIỂU THỨC ĐẠI SỐ 2 ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC,  7 I 2 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG Hình học  II TAM GIÁC 2 (3 chương) QUAN HỆ GIƯA CÁC YẾU TỐ TRONG  III TAM GIÁC. CÁC ĐƯỜNG ĐỒNG QUY  2 CỦA TAM GIÁC I NHÂN VÀ CHIA ĐA THỨC 2 II PHÂN THỨC ĐẠI SỐ 1 Đại số  III PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN 2 (4 chương) BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT  IV 1 MỘT ẨN 8 I TỨ GIÁC 2 0 Hình học  II ĐA GIÁC. DIỆN TÍCH ĐA GIÁC (ôn HK 1t) (4 chương) III TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG 1 IV HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. HÌNH CHÓP  1 9
  10. ĐỀ U I CĂN BẬC HAI. CĂN BẬC BA 3 II HÀM SỐ BẬC NHẤT 1 Đại số  HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT  III 2 (4 chương) HAI ẨN HÀM SỐ y = ax2 (a  0)  IV 1 PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN 9 HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC  I 3 VUÔNG Hình học  0           II ĐƯỜNG TRÒN (4 chương)  (ôn HK 2t) III GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN 2 IV HÌNH TRỤ. HÌNH NÓN. HÌNH CẦU 2 Trong chương trình Toán THCS có tất cả  28 chương, trong đó có 2  chương không có tiết ôn tập chương nhưng kiến thức đã được hệ  thống và  ôn trong tiết ôn tập học kì I đó là: Chương II Hình học 8 và Chương II Hình  học 9. Mỗi  chương có một đặc điểm khác nhau về nội dung nên cách thức tổ  chức dạy học trên lớp và cách hệ  thống kiến thức cơ bản khác nhau. Chẳng   hạn, các chương thuộc phần Đại số  và Số  học thường thì có bảng tóm tắt  kiến thức cơ bản như các công thức, các tính chất,… Các chương thuộc phần   Hình học thường có bảng hay sơ  đồ  hệ  thống kiến thức là hình vẽ,…Tùy  theo nội dung của từng chương và phương tiện dạy học hiện có của trường  để  giáo viên chuẩn bị  vào bảng phụ  hay soạn các sơ  đồ  trên máy vi tính để  trình chiếu. Sau đây là một vài ví dụ minh họa về tiết Ôn tập chương: 10
  11. II. MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA  1.  Tiết 15:   ÔN TẬP CHƯƠNG I ĐẠI SỐ 9 (Tiết 1) A. Mục tiêu:  ­ Hs nắm được các kiến thức cơ bản về căn thức bậc hai một cách có hệ  thống. ­ Biết tổng hợp các kỹ  năng đã có về  tính toán, biến đổi biểu thức số,   phân tích đa thức thành nhân tử, tìm x.  B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh GV: Bảng phụ hoặc máy vi tính và máy chiếu Projector soạn  các bài tập, câu hỏi, bảng các công thức biến đổi căn thức,  (nếu có máy chiếu bản trong hoặc máy chiếu đa vật thể),  bảng máy tính bỏ túi, phấn màu. HS:  Trả  lời các câu hỏi ôn tập chương và ôn lại các công  thức biến đổi căn thức T39­SGK, mỗi nhóm chuẩn bị  1 tờ  giấy A3, bút lông.  C. Tiến trình dạy – học Ổn định tổ chức lớp: 2 phút HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức lí thuyết (15p)  1.   GV   tổ   chức   cho   HS   hoạt   động  ­ HS hoạt động nhóm trình bày trên giấy A3 các  nhóm tóm tắt các nội dung trọng tâm  nội dung trọng tâm của chương theo sơ   đồ  tư  của chương theo sơ đồ tư duy( 5p) duy. GV tổ chức cho HS nhận xét 1 số sơ  (tùy theo sự sắp xếp của HS, GV không áp đặt) đồ  và thống nhất cách tóm tắt kiến  ­ HS quan sát, nhận xét và thống nhất sơ  đồ  tóm   thức phù hợp nhất sau đó. tắt kiến thức cơ bản của chương. 2. GV tổ  chức cho HS  ôn lần lượt  các nội dung theo sơ   đồ  tư  duy đã  HS trả lời các câu hỏi của GV về  điều kiện để x  lựa chọn thông qua hệ thống câu hỏi  là căn bậc hai số  học của số  a không âm, cho ví  và các BT trắc nghiệm (10p)  dụ.   ĐKXĐ cAủa         , liên hệ  giữa thứ  tự, phép  Sau câu hỏi 3, GV cho HS áp dụng,  nhân, phép chia và phép khai phương. tìm điều kiện xác định của mỗi biểu   HS:   2 − 3x  xác định khi và chỉ khi:  1 − 2x 2 thức sau:  2 − 3x ,  2 −�� 3x −0�− 3x 2 x x2 3 11
  12.   1 − 2x HS:   xác định khi và chỉ khi: x2 1 1 − 2x 1 − 2x 0 x 1 ��� 0 � � 2 x       x 2 x 0 2  x 0 GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm  ­ HS hoạt động nhóm điền vào chỗ( …) để  có  điền   vào   chỗ   (….)   để   hoàn   thành  công thức đúng. bảng   các   công   thứcbiến   đổi   căn  thức.  Hoạt động 2: Luyện tập(25p) GV tổ chức cho HS luyện tập. HS cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên thực  Dạng 1: Tính giá trị biểu thức, rút  hiện các hoạt động để làm các BT ở SGK  gọn biểu thức số (khoảng 10p) ­ HS cả lớp cùng với GV nghiên cứu phân tích bài  ­ Bài 70 (SGK): Thông qua phát vấn,  toán, tìm kiến thức sử dụng để rút gọn biểu thức.  GV   yêu   cầu   HS   nhắc   lại   các   kiến  HS nêu cách làm.  thức được sử dụng và lựa chọn cách  Bài 70(SGK­T40): Tính giá trị của các biểu thức  làm   ngắn   gọn   nhất   ­   giáo   viên   ghi  bằng cách biến đổi, rút gọn thích hợp: bảng.   Qua đó GV chốt lại cho HS:  640. 34,3 640.34,3 64.343 c) = = để  đưa thừa số  ra ngoài dấu căn ta  567 567 81.7 biến   đổi   biểu   thức   dưới   dấu   căn  = 64.49.7 = 64. 49. 7 = 8.7 = 56 thành bình phương của 1 số hay một  81.7 81. 7 9 9 biểu thức.  d ) 21, 6. 810. 112 − 52 = 21, 6.810 (11 − 5)(11 + 5) = 216.81 6.16 = 36.6.81.6.16 362.81.16 = 36.9.4 = 1296 GV đưa đề BT 71(SGK) lên yêu cầu  HS hoạt động cá nhân làm bài 71SGK, hai em lên  HS hoạt động cá nhân làm nháp.  bảng trình bày, sau đó HS khác nhận xét, bổ sung. Thông   qua   các   câu   hỏi,   GV   định  Bài 71(SGK­T40): Rút gọn các biểu thức: hướng cho HS cách làm các ý a và c,  a ) ( 8 − 3 2 + 10) 2 − 5 sau đó gọi 2 HS lên bảng trình bày. = 8. 2 − 3 2. 2 + 10. 2 − 5 GV đi kiểm tra việc thực hiện của  = 16 − 3. 2 2 + 5.2 2 − 5 một số  HS, hướng dẫn cho các HS  = 4 − 6 + 2 5 − 5 = −2 + 5 yếu nếu có. ­ GV gọi  HS  nhận xét  đánh giá và  nhắc   lại   các   kiến   thức   bạn   đã   sử  dụng để rút gọn bểu thức trên. ­ GV nhận xét, đánh giá cho điểm HS 12
  13. GV lưu ý cho HS có thể bỏ bớt bước  �1 1 3 4 � 1 �1 2 3 4 � c) � � − �2 2 2 � 2 + � 200 �: = � � � 8 �2 2 2 − � 2 + � 10 2 ��8 � trung gian � 5 � � 2 5 � �1 1 3 4 � 1 3 = � � 2 − � 2 + �10� 2 � 8 = 8 � 2 − 8 � � 2 + 8.8 2 �2 2 2 5 � 4 2 = 2 2 − 12 2 + 64 2 = (2 − 12 + 64) 2 = 54 2 GV tổ chức cho HS luyện tập  HS nhắc lại các PP phân tích đa thức thành nhân  Dạng 2:  Phân  tích   đa thức  thành  tử đã học. nhân tử (khoảng 8p) HS hoạt động nhóm làm BT 72 b, d  GV cho HS nhắc lại các PP phân tích  Bài 72(SGK­T40):Phân tích thành nhân tử đa thức thành nhân tử đã học. ( với x, y , a, b  0  và  a b ) GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm  b) ax − by + bx − ay = ( ax − ay ) + ( bx − by ) làm BT 72 ý b và d trên bảng nhóm. = a( x − y) + b( x − y) GV chiếu đáp án hoặc bảng phụ ghi  = ( x − y )(( a − b ) kết  quả  phân tích, cho HS  tự   đánh  d ) 12 − x − x = −( x + x − 12) giá   bài   làm   của   nhóm   mình,   biểu  = −( x + 4 x − 3 x − 12) dương các nhóm làm tốt. = −[ x ( x + 4) − 3( x + 4) ] Lưu ý cho Hs, có thể  có cách phân  tích khác. = −( x − 3)( x + 4) Dạng 3: Tìm x  (khoảng 7p) Bài 74(SGK­T40):  GV hướng dẫn HS làm BT 74 thông  HS suy nghĩ trả  lời các câu hỏi của GV để  định  qua các câu hỏi:  hướng cách tìm x GV hỏi HS ĐKXĐ của  15x  và  HS tìm ĐKXĐ của các căn thức bậc hai ĐKXĐ của  (2 x − 1) 2 ­ Sử dụng hằng đẳng thức  A2 = A ­ Để  tìm x  ở  câu a) ta làm thế  nào?  ­ Chuyển các hạng tử chứa x sang vế trái và hạng  Sử dụng kiến thức nào đã học? tử tự do(số) sang vế phải. ­ Để  tìm x  ở  câu b) ta làm thế  nào?  Hai HS lên bảng trình bày, cả lớp làm vào nháp. GV gọi 2 HS lên bảng làm. HS nhận xét, đánh giá. GV gọi HS khác nhận xét HS ghi bài làm vào vở và ghi nhớ việc trình bày. GV lưu ý cho HS việc trình bày loại  a) ĐKXĐ: mọi x BT này (2 x − 1) 2 = 3 � | 2 x − 1 | = 3 1 2x − 1 = 3 ( x ) 2 x=2 � � 1 x = −1 2x − 1 = −3 (x p ) 2 Ta   thấy   x   =   2,   ­1   thỏa   mãn   ĐKXĐ,   vậy  x �{ −1; 2 } 13
  14. b) ĐKXĐ:  x 0 5 1 15 x − 15 x − 2 = 15 x 3 3 5 1 15 x − 15 x − 15 x = 2 3 3 1 15 x = 2 15 x = 6 3 => 15 x = 36 x = 2, 4 x = 2, 4 , thỏa mãn ĐKXĐ, vậy  x = 2, 4 Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà.(3p) ­ Nắm các công thức biến đổi căn thức ­ Làm các BT: 71b,d, 72 a,c; 73 (SGK), 100, 101(SBT) ­ Xem hệ thống các dạng BT đã giải, giờ sau ôn tập tiếp. GV hướng dẫn: ­ Bài 73(SGK):  Sử dụng  A2 = A  để rút gọn các căn thức bậc hai, lưu  ý khi mở GTTĐ cần xem xét giá trị của các biến.                         ­ Bài 101(SBT): Ý a, khai triển vế phải. Ý b, áp dụng ý a, biểu thức dưới   dấu căn có dạng là một bình phương nên sử dụng hằng đẳng thức cần lưu ý khí bỏ dấu   giá trị tuyệt đối. 14
  15. 2.  Tiết 23:   ÔN TẬP CHƯƠNG I HÌNH HỌC 8 (Tiết 1) A. Mục tiêu:  ­ Hệ  thống hóa các kiến thức cơ  bản về  các loại tứ  giác đã học trong   chương (về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết). ­ Vận dụng các kiến thức trên để  giải bài tập dạng tính toán, chứng  minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình. ­ Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư  duy biện chứng cho học sinh. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh GV: Bảng phụ lớn vẽ sơ đồ tóm tắt các loại tứ giác hoặc vẽ  vào máy vi tính (nếu có máy chiếu Projector ), thước, compa,  eke, phấn màu. Một số  phiếu nhóm nội dung là bài tập trắc   nghiệm để kiểm tra kiến thức về lí thuyết của học sinh. HS:  Trả  lời các câu hỏi ôn tập chương T110­SGK, làm bài  tập 87, 88 SGK C. Tiến trình dạy – học Ổn định tổ chức lớp: 2 phút HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Ôn lí thuyết (20p) GV tổ chức cho HS ôn lí thuyết: HS hoạt động nhóm vẽ  sơ  đồ  tư  duy tóm  ­ Yêu cầu HS hoạt động nhóm vẽ  Sơ  đồ  tắt các kiến thức cơ  bản của chương trên  tư   duy   tóm   tắt   các   nội   cơ   bản   của  giấy A4  chương . HS dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV ôn  ­ GV thống nhất các nội dung cơ  bản của  tập toàn bộ lí thuyết chương I theo các nội  chương và   ôn tập theo các  nội dung  đó.  dung  đã tóm tắt trong sơ   đồ  tư  duy, đặc  Nếu có máy chiếu, GV hướng dẫn HS ôn  biệt là hệ  thống tứ  giác và các dạng đặc  bắt đầu từ  Tứ  giác sau đó thêm các điều  biệt của nó,  thấy được mối quan hệ  giữa  kiện để  nó trở thành hình thang, hình bình  các loại tứ  giác về  sự  mở  rộng, thu hẹp  hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.  định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết.  Sau   đó   GV   nêu   các   câu   hỏi   để   ôn   định  HS trả lời các câu hỏi của GV nhằm ôn lại  nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các  các định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận  hình,   đặc   biệt   là   mối   quan   hệ   giữa   các  biết của các hình. hình, ví dụ: cần thêm điều kiện gì để hình  15
  16. bình hành trở thành hình chữ nhật,… Sau khi hệ thống các loại tứ  giác, GV cho  HS hoạt động cá nhân làm BT 87SGK T111 HS làm BT 87 SGK T111. HS trả  lời các câu 4, 8, 9 để  ôn về  đường  GV hỏi thêm HS các câu 4,8,9 T110 SGK  TB của tam giác, hình thang, đối xứng tâm,  để   ôn   về   đường   TB   của   tam   giác,   hình  đối xứng trục.  thang, đối xứng tâm, đối xứng trục. HS ghi nhớ tính chất đối xứng của các loại  GV  cho   HS   nêu  các   tứ   giác   đặc   biệt  có  tứ giác. tâm, trục đối xứng. Hoạt động 2:  Luyện tập(20p) GV   tổ   chức   cho   HS  HS  luyện giải toán dưới  Bài 88(SGK): luyện tập giải toán. sự   tổ   chức,   hướng   dẫn  Cho   tứ   giác   ABCD,   E,   F,   G,   H  Trước khi giải toán, GV  của GV. thứ tự là trung điểm của AB, BC,   cho HS nêu các dạng bài  HS kể  các dạng bài toán  CD,   DA.   Các   đường   chéo   AC,  tập của chương đã gặp  như:Chứng   Minh,   tính  BD cần có điều kiện gì thì EFGH  trong quá trình học. toán,   tìm   điều   kiện   của  là: GV đưa đề  bài 88 SGK,  hình,… a, Hình chữ nhật? yêu cầu HS nghiên cứu,  HS   nghiên   cứu   bài   toán,  b, Hình thoi? vẽ hình và tóm tắt vẽ hình và tóm tắt BT vào  c, Hình vuông? vở b e a f h g c d GV   hướng   dẫn   HS   giải   quyết   bài   toán  thông qua hệ thống câu hỏi: ­ Để  trả  lời câu a, trước hết ta cần làm  Cần chứng minh EFGH là hình bình hành gì? HS  nêu  các  dấu  hiệu  nhận  biết  hình  bình  ­ Nêu các dấu hiệu nhận biết hình bình  hành. hành? HS nêu dấu hiệu sử dụng để chứng minh. ­ Trong trường hợp này, ta sử  dụng dấu   HS chứng minh EFGH là hình bình hành. hiệu nào? (nếu HS nêu không phù hợp,  HS cả lớp trình bày vào vở:  GV có thể hỏi thêm HS khác) Giải GV cho HS trình bày miệng chứng minh  Vì E, F, G, H thứ  tự  là trung điểm của AB,   EFGH là hình bình hành. BC, CD, DA (GT)  GV tiếp tục hướng dẫn HS tìm điều kiện    =>EF, GH thứ  tự  là đường trung bình của  16
  17. của hai đường chéo AC và BD để  EFGH   các tam giác ABC, ADC ( theo đ/n đường Tb  là   hình   chữ   nhật,   hình   thoi,   hình   vuông  của tg) thông qua hệ thống câu hỏi: � EF P AC , EF = 1 1 AC , GH P AC , GH = AC ­ Hình bình hành trở  thành hình chữ  nhật  2 2 � EF PGH , EF = GH khi có thêm điều kiện gì? (theo t/c đường TB của tg) ­ Trong các dấu hiệu nhận biết hình chữ  =>EFGH là hình bình hành(dhnb) nhật   thông   qua   hình   bình   hành,   với   bài  a, Hình bình hành EFGH là hình chữ nhật khi  tập này ta sử  dụng dấu hiệu nào? Giải  và có  H ᄋ EF = 900  hay  HE ⊥ EF (theo dhnb)  thích? Tương tự GV hỏi với ý b và c. mà EF//AC, HE//DB(T/c đường TB củatg) GV trình bày bảng và yêu cầu HS ghi bài. nên  AC ⊥ BD  thì EFGH là hình chữ nhật (1) b, Hình bình hành EFGH là hình thoi khi có  GV lưu ý cho HS việc vẽ hình, trình bày  HE = EF (theo dhnb)  1 1 lời giải bài toán sao cho khoa học, chính  mà  HE = DB, EF = AC   2 2 xác, chặt chẽ. (theo t/c đường TB của tg) GV cho HS chốt lại dạng toán của bài 88,  Nên AC = BD thì EFGH là hình thoi (2) cách diễn đạt. c, từ (1) và (2) suy ra:   AC ⊥ BD  và AC = BD  thì EFGH là hình vuông(theo dhnb)   Hoạt động4 : Hướng dẫn về nhà.(3p) 1, Học kỹ các lí thuyết đã ôn, nắm các định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các  hình: Hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Nắm các kiến thức về  đường trung bình của tam giác, của hình thang, tính chất đối xứng,… 2, Làm các bài tập: 89 SGK, 161, 162 SBT A E 3, Hướng dẫn bài 89 SGK: Thông qua hệ thống các câu hỏi,  GV hướng dẫn cho HS bài 89 SGK:  D a,  ­ Để  c/m E đối xứng với  M qua AB ta cần c/m điều gì? C M B ( c/m: AB là đường trung trực của đoạn EM ) ­ E đối xứng với M  ta suy ra được điều gì? ( DE=DM) ­ Cần c/m thêm điều gì để kết luận AB là đường trung trực  của  đoạn EM? ­ Chứng minh ME vuông góc với AB hay MD vuông góc với AB?  ­ Từ D là trung điểm của AB, M là trung điểm của BC, ta suy ra được điều gì?.... b, AEBM là hình gì? Vì sao? 17
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư số 31/2011/TT­BGDĐT về việc Ban hành Chương trình bồi dưỡng  thường xuyên  giáo viên trung học cơ  sở; ngày 08   tháng 8   năm 2011 của Bộ  trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 2.  Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS  (Ban hành kèm  theo Thông tư    số  31/2011/TT­  BGDĐT;  ngày 08 tháng  8 năm 2011 của Bộ  trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)  3. Công văn số  1459/ SGDĐT­GDCN­TX về  việc hướng dẫn công tác BDTX   năm học 2013­2014 của Sở GD và ĐT Quảng Bình. 4.   Nguyễn   Bá   Kim,  Phương  pháp  Dạy   học   môn   Toán,  NXB   Đại   học   Sư  phạm.  5. Vũ Hữu Bình, Kinh nghiệm  Dạy Toán và Học Toán, NXB Giáo dục. 6. Hoàng Chúng,  Phương pháp dạy học  TOÁN HỌC  ở  trường Phổ  thông  trung học cơ sở, NXB Giáo dục.  7. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán THCS (Bộ Giáo  dục và Đào tạo) 8. SGK, SGV Toán 8, 9 tập 1, NXB Giáo dục. 18
  19.  PHỤ LỤC 1. SƠ ĐỒ TƯ DUY TÓM TẮT CÁC KIẾN CƠ BẢN VỀ CĂN BẬC HAI So sánh các bt  chứa căn bậc hai Rút gọn bt chứa  căn bậc hai Giải pt chứa căn CM đẳng thức, BĐT 19
  20. 2. SƠ ĐỒ TƯ DUY TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC BIẾN ĐỔI CĂN THỨC       20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2