intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử cấp THCS năm học 2016-2017

Chia sẻ: Mã Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử cấp THCS năm học 2016-2017 có nội dung chính gồm hai chương: chương 1 - những vấn đề chung về di sản và sử dụng di sản trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông; chương 2 - sử dụng tư liệu về các di sản ở Quảng Bình phục vụ giảng dạy lịch sử dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử cấp THCS năm học 2016-2017

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 16/1/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL về việc Hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên. Văn bản nêu rõ: Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX được triển khai thực hiện hàng năm ở tất cả các cấp học giáo dục phổ thông và GDTX; đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ sở giáo dục phổ thông, GDTX và các cơ quan liên quan thuộc ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn. Cán bộ quản lý, giáo viên trường phổ thông, trung tâm GDTX chủ động lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng di sản văn hóa trong dạy học. Di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX được quy định gồm: Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Phương thức tổ chức dạy học các nội dung di sản văn hóa trong trường phổ thông, trung tâm GDTX bao gồm: Lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa); Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có chủ đề liên quan đến di sản có tính chất điển hình và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức chăm sóc di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích; Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp: Dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường, dạy học tại nơi có di sản văn hóa, tổ chức 1
  2. tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa; dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện;…. lựa chọn những phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, khai thác các giá trị của di sản văn hóa. Tài liệu này sẽ góp phần hiện thực hóa văn bản này của 2 Bộ, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình sau khi đã được tiếp thu trong các đợt tập huấn mà Sở tổ chức trước đó. 2
  3. NỘI DUNG CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VÀ SỬ DỤNG DI SẢN TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN 1. Nhận dạng di sản a. Khái niệm về di sản Di sản văn hóa Việt nam bao gồm di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được truyền từ đời này sang đời khác. b. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam - Di sản văn hóa Việt Nam là sự kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em, trải qua 1 quá trình lịch sử lâu đời, kế thừa và tái tạo qua nhiều thế hệ. - Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa văn minh nhân loại. - Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy. c. Phân loại di sản - Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa phi vật thể: là sản phẩm tinh thần gắn liền với cộng đồng cá nhân, vật thể và không gian có liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc cộng đồng và truyền từ thế hệ này sang thế hệ sang thế hệ khác. Di sản văn hóa vật thể bao gồm: - Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, và các giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. 3
  4. - Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. - Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. - Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên. - Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: - Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam. - Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép chữ viết. - Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác. - Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác. - Lễ hội truyền thống - Nghề thủ công truyền thống. - Tri thức dân gian. 2. Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục phổ thông Di sản là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng di sản trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có ý nghĩa quan trọng. - Góp phần đẩy mạnh hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh. - Giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức. 4
  5. - Kích thích hứng thú học tập của học sinh. - Phát triển trí tuệ của học sinh. - Giáo dục nhân cách học sinh. - Góp phần phát triển một số kĩ năng sống của học sinh. + Kĩ năng giao tiếp. +Kĩ năng lắng nghe tích cực. + Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng. + Kĩ năng hợp tác. + Kĩ năng tư duy phê phán. + Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. + Kĩ năng đặt mục tiêu. + Kĩ năng quản lý thời gian. + Kĩ năng tìm kiếm, xữ lý thông tin. - Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp lý. 3. Một số vấn đề khi khai thác, sử dụng giá trị các di sản trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông + Mọi di sản đều có giá trị. + Di sản luôn ở xung quanh chúng ta. + Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cán bộ nghiên cứu, cơ quan quản lý di sản. + Nhà trường có trách nhiệm khuyến khích, tạo điều kiện cho việc sử dụng di sản như nguồn học liệu để trau dồi hiểu biết về di sản và rèn luyện phương pháp học tập và kỹ năng sống cho học sinh. II. SỬ DỤNG DI SẢN TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC 1. Những yêu cầu về sử dụng di sản trong dạy học tích cực 5
  6. - Đảm bảo mục tiêu của CTGDPT và mục tiêu GD di sản. - Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo. + Công việc chuẩn bị (Nội dung, phương tiện, thời gian, ...) + Tiến hành hoạt động với di sản (Ghi chép, quan sát,...) + Kết thúc hoạt động (Phát biểu cảm nghĩ, .. + Đánh giá hoạt động (Nhận xét chung, viết thu hoạch, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm...). - Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm. - Kết hợp đa dạng các hình thức thực hiện. 2. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực sử dụng di sản 2.1. Quan niệm 2.2. Một số phương pháp truyền thống theo tinh thần đổi mới. - Trình bày miệng. - Sử dụng đồ dùng trực quan. 2.3. Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại 2.3.1. Dạy học nêu vấn đề 2.3.2. Dạy học theo dự án 2.3.3. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học 3. Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục với di sản 3.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học ở trường phổ thông. 3.2. Tiến hành bài học tại nơi có di sản 3.2.1. Các quan điểm tiếp cận 3.2.2. Nghiên cứu, khai thác di sản. 3.2.3. Yêu cầu tiến hành bài học tại di sản 6
  7. - Thứ nhất: Đảm bảo tốt công tác chuẩn bị( nội dung, địa diểm, kế hoạch... - Thứ hai: Nội dung bài học tại di sản phải đảm bảo tính chính xác, bám sát nội dung mà di sản phản ánh. - Thứ ba: Bài học tại địa điểm có di sản phải phải phát triển được các hoạt động nhận thức tích cực, độc lập óc quan sát, đặc biệt là tư duy độc lập của học sinh. - Thứ tư: Bài học tại di sản phải giúp học sinh “ trực quan sinh động” các chứng tích, hiện vật, phản ánh các kiến thức của môn học mà các em đang tìm hiểu. - Thứ năm: Phải tổ chức cho học sinh tự học trong và sau giờ học. 3.2.4. Các bước tiến hành bài học tại di sản - GV giới thiệu những nét cơ bản về nội dung kiến thức có liên quan đến di sản. - Có thể mời 1 cán bộ địa phương,.... trình bày nội dung phù hợp với bài học. - GV chốt lại những vấn đề chủ yếu, nhất là những vấn đề chủ yếu trong chương trình học. 3.3. Tổ chức tham quan học tập tại nơi có di sản phải được tổ chức chặt chẽ. 3.4. Tổ chức tham quan ngoại khóa - trải nghiệm di sản. 3.5. Sử dụng di sản để tổ chức các hoạt động ngoại khóa. 4. Kiểm tra đánh giá việc sử dụng di sản trong dạy học - Có thể trình bày miệng, hoặc trình bày 1 sản phẩm trên giấy, một bài báo cáo... - Trong các bài kiểm tra định kỳ, thường xuyên nên thiết kế 1 câu hỏi liên quan... - Trong quá trình dạy học với di sản, GV có thể hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình. GV nên làm mẫu nhận xét. HS có thể bắt đầu bằng cách viết những suy xét của mình ra giấy hoặc nói với những bạn khác. Sau đó có thể giúp học sinh tiến tới những hình thức đánh giá phức tạp hơn bằng cách GV đưa ra những câu hỏi như: + Có thể cho tôi biết em đã làm gì khi tiến hành bài học tại địa điểm có di sản? + Ấn tượng lớn nhất trong em là gì? 7
  8. 5. Quy trình thực hiện một bài học tại di sản Quy trình được xây dựng trên cơ sở các bước, nội dung và hoạt động của mỗi bước này hoàn toàn phụ thuộc vào sự sáng tạo của giáo viên. Các hoạt động cần linh hoạt, không rập khuôn, máy móc. Quy trình này đặc biệt nhấn mạnh vào việc tổ chức cho học sinh học tập tại di sản, có thể ứng dụng cho các giờ học trên lớp trong điều kiện giáo viên có sự chuẩn bị tốt về nội dung di sản mình định sử dụng trong tiết học. 5.1. Bước chuẩn bị cho bài học tại di sản - Học sinh: + Tự sưu tầm các tư liệu thông tin liên quan đến chuyên đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên : Hiện vật, ảnh, bài báo, các đoạn văn trong sách. + Sưu tầm trên mạng có kiểm chứng. + Hỏi chuyện cha mẹ, anh chị, hàng xóm,... + Học sinh tự đánh giá, phân tích các tư liệu đó bằng cách chia sẽ các thông tin theo nhóm, lớp . - Giáo viên; + Đọc và nghiên cứu trước tài liệu về di sản. + Soát xét các kiến thức học sinh đã có liên quan đến bài học. + Xem xét học sinh mong muốn gì với bài học. + Liên hệ và phối hợp với các cán bộ phụ trách di sản. 5.2. Tổ chức hoạt động dạy học - Không bắt học sinh nghe quá nhiều hoặc chỉ thụ động trả lời câu hỏi của giáo viên. - Hãy để học sinh xem, tiếp cận, trải nghiệm cùng di sản. - Tổ chức các hoạt động cho học sinh làm việc nhóm, các hoạt động cần gắn liền với chủ đề bài học, mục đích bài học và lứa tuổi học sinh. - Các hoạt động cụ thể gồm: 8
  9. + Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học thông qua các di sản đã được lựa chọn để học sinh được trải nghiệm và hưởng thụ + Giao nhiệm vụ, bài tập thông qua các hoạt động cho từng học sinh hoặc theo nhóm. + Giao nhiệm vụ cho học sinh xem, khảo sát,tìm hiểu, hiểu đúng ý nghĩa, giá trị của di sản, tìm kiếm đúng các thông tin để điền vào phiếu học tập theo chủ đề bài học đã được soạn sẵn + Học sinh có thể ghi lại cảm nhận riêng của mình trong quá trình xem với từng hiện vật hoặc từng nhóm hiện vật một cách ngắn gọn vào sổ cảm tưởng hoặc vở của mình. + Các nhóm học sinh thảo luận và chia sẽ với nhau thông tin, kiến thức mới và cảm xúc của mình theo những vấn đề mà giáo viên hướng dẫn. 5.3. Báo cáo kết quả sau khi học tập - Cho học sinh tự trình bày thu hoạch nhóm của mình - Khuyến khích làm việc theo nhóm - Các hoạt động cụ thể bao gồm: + Tổ chức thảo luận, chia sẻ giữa các nhóm trong lớp về những thông tin thu được trước và trong quá trình đi thăm di sản. + So sánh, liên hệ, đánh giá các nguồn thông tin khác nhau... + Mỗi học sinh tự viết thu hoạch, cảm nhận riêng của mình... + Giáo viên chọn ra những bài hay nhất cho học sinh trình bày + Cho học sinh tự tổ chức trưng bày các sản phẩm làm ra trong cả hai hoạt động như trên: Các tư liệu, hiện vật sưu tầm được, các sản phẩm thủ công, các bài thu hoạch, gắn với nội dung trưng bày vừa được xem. 9
  10. CHƢƠNG II: SỬ DỤNG TƢ LIỆU VỀ CÁC DI SẢN Ở QUẢNG BÌNH PHỤC VỤ GIẢNG DẠY LỊCH SỬ DÂN TỘC I. CÁC DI SẢN CÓ THỂ ĐƢỢC GIỚI THIỆU TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY LỊCH SỬ DÂN TỘC 1. Di tích khảo cổ học Bàu Tró. 2. Di tích khảo cổ học Cồn Nền 3. Di tích thành nhà Ngo. 4. Di tích thành Lồi Cao Lao Hạ. 5. Di tích lăng mộ Hồ Cưỡng 6. Di tích lăng mộ Hoàng Hối Khanh. 7. Di tích Điện Thành Hoàng Vĩnh Lộc. 8. Di tích sông Gianh. 9. Di tích hệ thống lũy Đào Duy Từ. 10. Di tích lò gốm Mĩ Cương 11. Đền Truy Viễn Đường 12. Làng Xuân Hồi 13. Di tích đền mẫu Liễu Hạnh. 14. Đình làng Lũ Phong 15. Di tích Đình Lí Hòa 16. Di tích Quảng Bình Quan. 17. Di tích thành Đồng Hới. II. TƢ LIỆU VỀ CÁC DI SẢN 1. Di chỉ khảo cổ học Bàu Tró Bàu Tró là tên một hồ nước ngọt thuộc phường Hải Thành, nằm phía Bắc thành phố Đồng Hới. Các nhà khảo cổ học đã nhiều lần tiến hành khai quật và đã phát hiện rất 10
  11. nhiều hiện vật của người nguyên thủy còn lưu giữ trong lòng đất. Qua nghiên cứu, người ta đã khẳng định văn hóa Bàu Tró xuất hiện khoảng cuối thời đại đá mới. Đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa Bàu Tró là sự phổ biến loại rìu, bôn có vai xuôi bên cạnh loại rìu bôn hình thang, mặt cắt ngang, thân hình bầu dục hay hình thấu kính. Loại hình bôn thân cong chiếm tỉ lệ cao hơn rìu. Các công cụ này được làm từ hai loại nguyên liệu chính là đá trầm tích biến chất và đá silic, được mài toàn thân nhưng chưa hết vết ghè đẽo. Đồ trang sức bằng đá đã xuất hiện nhưng vẫn còn hiếm. Hiến mới phát hiện 34 tiêu bản gồm vòng tay, hạt chuỗi hình ống, hình khuyên tai và nhẫn. Trong đó vòng tay là phổ biến nhất. Điều đáng lưu ý là có một số hạt chuỗi làm bằng đá ngọc được cưa, khoan, mài và đánh bóng trau chuốt…. Đồ gốm văn hóa Bàu Tró hết sức phong phú về loại hình và hoa văn trang trí. Có thể khái quát thành những đặc trưng nổi bật như: Phổ biến loại gốm thô, thành phần cấu tạo xương gốm là đất sét pha nhiều hạt cát thô và vụn nhỏ nhuyễn thể. Loại hình đồ gốm đa dạng, bao gồm các loại: nồi, bình, vò, bát, đĩa, cốc … Loại hình gốm đặc trưng cho giai đoạn sớm là nồi có miệng gần thẳng, đáy nhọn, nặn bằng phương pháp dải cuộn kết hợp với bàn đập và hòn kê … Hoa văn điển hình trên đồ gốm văn hóa Bàu Tró là văn khắc vạch kiểu khuông nhạc được trang trí trên nền văn thừng hay chải và được coi là có mặt sớm nhất trong nghệ thuật trang trí gốm cổ ở Việt Nam. Một đặc trưng nổi bật nữa là đồ gốm tô màu. 11
  12. Có hai loại gốm tô màu: đỏ và đen. Màu đen cũng có hai loại: đen bóng và đen ánh chì. Đây chính là điểm khởi đầu cho truyền thống gốm tô màu ở Việt Nam… (Khảo cổ học tiền sử - sơ sử miền Trung - Tây Nguyên của Lê Đình Phúc và Nguyễn Khắc Sử, trang 77, 78; NXB Đại học Huế - 2006) 2. Di chỉ khảo cổ học Cồn Nền Di chỉ Cồn Nền thuộc thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch. Đây là một di chỉ khảo cổ học có hiện vật phong phú bao gồm cả đồ gốm, đồ đá, đồ đồng. Đồ đá có cuốc, rìu, bôn, đục. Kĩ thuật đẽo đá, khoan, cưa đá đã được phổ biến tạo nên những công cụ đá có kiểu dáng đẹp, chủ yếu được làm bằng đá silic. Đồ gốm có nồi, niêu, vò, bát… được làm bằng tay là chủ yếu, có trang trí hoa văn thừng thô, hoa văn thừng mịn, văn song nước, hoa văn chấm gãi … Các hiện vật tìm thấy đã chứng minh cách đây 3500 năm đến 4000 năm cư dân Cồn Nền đã có cuộc sống định cư thành làng xã lâu dài. Họ có một nền nông nghiệp lúa nước khá phát triển; đời sống vă hóa tinh thần phong phú. Cư dân Cồn Nền đã biết làm đẹp bằng các vòng tay, vòng cổ bằng đá, trang trí các đồ vật bằng màu đỏ thổ hoàng, màu đen ánh chì và các loại hoa văn. Di chỉ Cồn Nền (thuộc văn hóa Bàu Tró) là một mắt xích trong mối liên hệ giữa hai thời đại đồ đá và đồ đồng ở Quảng Bình nói riêng và miền Trung nói chung. (Lược theo Quảng Bình di tích và danh thắng - Ban quản lí di tích Quảng Bình - Năm 2002) 3. Di tích Thành Lồi Cao Lao Hạ Di tích lịch sử thành Lồi Cao Lao Hạ còn gọi là thành khu Túc nằm ở bờ nam sông Gianh, thuộc địa phận làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch. Theo sử cũ, thành được xây khoảng cuối thế kỉ III, được củng cố, mở rộng hơn ở thế kỉ IV. Người Chăm sau khi giành được độc lập đã cho xây dựng nhiều thành quách, các công trình phòng thủ quân sự nhằm bảo vệ quốc gia. Quy tắc chung của người Chăm pa trong quá trình xây thành là họ thường chọn những nơi xung yếu, gần cửa sông, cận biển hoặc ngã ba sông, lấy sông làm trục chính và thường nằm ở 12
  13. bờ nam sông. Địa hình tự nhiên (đắc địa) được lợi dụng tối đa nhằm tăng cường tính phòng thủ của tường thành và hào lũy; thành thường có cấu trúc kép, vòng thành phía ngoài có khuynh hướng dựa vào địa hình tự nhiên, vòng thành bên trong được đắp khá quy chỉnh. Thành Lồi Cao Lao Hạ cũng được xây dựng theo nguyên tắc đó. Thành nằm ở vị trí khá hiểm yếu bên bờ nam sông Gianh, lấy sông làm trục chính, có núi bọc phía tây - nam sang đông - nam. Nếu bỏ qua những ngọn núi phía Tây thì vị trí của tòa thành nằm ở điểm cao nhất, xung quanh thành là đồng ruộng phì nhiêu với hệ thống sông ngòi khá thuận lợi về mặt giao thông, giao thương - một đặc điểm dễ nhận thấy ở các tòa thành, đền tháp Chămpa. Theo Thủy kinh Chú, thành được “xây giữa hai con sông Lô Dung và Thọ Linh, chu vi 6 dặm 170 bộ, xây gạch cao hai trượng, trên lại có tường cao một trượng, có nhiều lỗ rỗng, trên tường gạch có lát ván, trên ván dựng năm tầng gác, trên gác có nóc, trên nóc có lầu. Lầu cao7,8 trượng, tháp cũng 5,6 trượng, thành có 13 cửa, tất cả các cung điện đều hướng về phía Nam. Chung quanh thành có 21.000 ngôi nhà, dân chúng ở bao vây chung quanh”. Một góc hào và bờ thành Lồi Cao Lao Hạ còn lại Theo khảo sát thực địa của các nhà nghiên cứu thì thành Lồi Cao Lao Hạ có dạng hình chữ nhật, chiều rộng bắc nam khoảng 200m, chiều dài đông tây khoảng 270m, cao khoảng 2m, chân thành rộng khoảng 10m, mặt thành rộng 5m. Thành có 13
  14. 3 cửa (cửa Nam, cửa Bắc và cửa Đông). Xung quanh tòa thành là thửa ruộng hẹp chạy vòng theo bức tường thành và thấp hơn so với các thửa ruộng xung quanh đó. Từ vị trí địa lý với những dấu tích bờ thành còn sót lại ở thành Cao Lao Hạ, chúng ta thấy rằng, tuy không được xây dựng theo cấu trúc kép như thường thấy ở các thành Chăm khác nhưng có sự bao bọc của dãy núi Trường Sơn và dòng sông Son ở phía Tây, sông Gianh ở phía Bắc đã tạo nên hào lũy tự nhiên cho tòa thành, khiến vị trí của nó trở nên hiểm yếu, đắc địa hơn. Năm 2005, Viện khảo cổ học và Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình phối hợp tiến hành khai quật, khảo sát thành Lồi Cao Lao Hạ và phát hiện được một số hiện vật như gạch Chăm làm bằng đất nung, các mảnh gốm, hũ... và đặc biệt là những mảnh đầu ngói ống trang trí hình thủy quái (kala), đặc trưng của vật liệu kiến trúc Chămpa. Ngoài ra, sự có mặt của những phiến đá to dài, khá bằng phẳng dưới chân thành và những viên gạch nung có kích thước 18cm x 10cm x 40cm giống như những viên gạch người Chăm thường dùng để xây dựng các công trình kiến trúc của mình. Đặc biệt những lớp gạch được xếp chồng lên nhau mà không có lớp vữa kết dính, một kỹ thuật xây khá phổ biến của người Chăm. Thành Lồi Cao Lao Hạ gắn liền với một thời kỳ tồn tại và phát triển mạnh mẽ quốc gia Lâm Ấp (Chămpa) trên đất Quảng Bình; là một trong những công trình kiến trúc thành lũy độc đáo, ẩn chứa tài năng, trí tuệ của người Chăm. Cùng với chiến lũy tự nhiên Đèo Ngang, thành Lồi đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ vùng biên địa cực Bắc của quốc gia Lâm Ấp, góp phần ổn định đời sống chính trị - xã hội trên vùng đất này. Theo Thành Lồi Cao Lao Hạ của Lê Mai - Minh Đức (trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình) và Quảng Bình thời Khai Thiết của Phan Viết Dũng. 4. Di tích Thành nhà Ngo Thành được đế chế Chiêm Thành xây dựng nên. Từ năm 1069 trở về trước đất Lệ Thủy thuộc Chiêm Thành. Vua Chiêm đã cho xây thành để trấn giữ phên dậu phía bắc với Đại Việt. Vị trí của thành được ghi trong “Ô châu cận lục” của Dương Văn An là: “Thành ở xã Uẩn Áo huyện Lệ Thủy. Sông Bình Giang (Kiến Giang) chảy phía 14
  15. trước, sông Ngô Giang (hói Quy Hậu) chẹn phía sau, Hai dòng đều Tây Bắc hợp làm một. Ba mặt có sông, một mặt giáp núi, chính là nơi hiểm yếu của nước nhà, phên dậu cuả Hóa thành vậy. Cửa Nam có tấm đá khắc ba chữ Ninh Viễn Thành”. Xưa thành được xây bằng đất và đá, cao 5m, rộng 5m có chỗ 10m. Chu vi khoảng 5000m. Thành có bốn cữa Đông - Tây - Nam - Bắc. Mỗi cửa có điếm canh ở trên. Những dấu tích của thành Ninh Viễn nay vẫn còn, như Bàn thề, Bàn giáo, nằm trên đất “Trưa Kênh” nối từ thành ra đến giáp hói Quy Hậu. Từ năm 1945 phân lại địa giới, thành Ninh Viễn thuộc về làng Quy Hậu. Các cụ xưa nói rằng: Dân gian gọi thành Ninh Viễn là thành Nhà Ngo là vì, ở mỗi cửa thành và góc thành xưa có một chòi canh. Tiếng địa phương quê ta gọi là “chòi doi”, thổ ngữ cổ thì “ngó” và “doi” đồng nghĩa. Lâu dần “nhà ngó” gọi chệch ra thành “nhà ngo”. Lược theo các bài viết trên trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình và Quảng Bình thời khai thiết của TS. Phan Viết Dũng. 5. Di tích lăng mộ Hồ Cƣỡng Hồ Cưỡng sinh vào khoảng niên hiệu Đại Trị (1358 - 1369), đời Trần Dụ Tông. Ông đã từng làm Giám Quân Tả Thánh Dực và làm Đại Trị châu lộ Diễn Châu. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập 2, Bản kỷ, quyển 8, trang 194 Viết: ’’Quý Dậu năm thứ 6 (1393) Minh Hồng Đức thứ 26 mùa xuân tháng Giêng lấy Hồ Cưỡng làm Giám Quân Tả Thành Dực (Cương người ở Diễn Châu), Quý Ly ngầm tìm được dòng dõi họ Hồ định đổi theo họ cũ mới đem Cưỡng làm người tâm phúc.’’ Cuối thế kỷ XIV, Hồ Cưỡng được Lê Quý Ly (Hồ Quý Ly) lúc bấy giờ với tước Đại Vương phong làm Chánh đội trưởng chỉ huy một đạo quân trên 2.400 quân vào đánh Chiêm Thành ở miền Thuận Hóa. Vào đây ông lấy thêm một bà vợ, chiêu dân lập ấp, khai khẩn đất đai và đã trở thành ông tổ họ Hồ khai canh vùng Lý - Nhân - Nam. Trong miếu thờ ở khuôn viên mộ họ Hồ có câu: ’’Thần Hiền khai khẩn Lý - Nhân - Nam’’. Dòng họ Hồ ở Nhân Trạch từ đó được sinh sôi đông đúc. Ông là vị tướng được coi là có tài, đánh giặc nhiều nơi, thắng nhiều trận giòn giã. Gia phả họ Hồ Nhân Trạch có ghi lại những trận đánh do ông chỉ huy như trận đánh ở cửa sông Nhật Lệ, ở Bàu Tró, ở Phú Hội... Con cháu họ Hồ ở Quảng Bình, Nghệ An đều đông đúc, nhiều người thành đạt. Vì có nhiều công lao đối với quê hương, đất nước nên nhân dân làng Quỳnh 15
  16. Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An đã rước bài vị ông Hồ Kha (cha Hồ Cưỡng) và bài vị của Hồ Cưỡng về thờ trong thành hoàng làng. Cả hai cha con ông đều được vua Khải Định sắc phong là Dực Bảo trung hưng thần 7/1925). Ở Quảng Bình, sau khi sắc phong nhà vua cũng cho xây khuôn viên lăng mộ thuộc địa phận xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Lăng mộ có thành bao quanh xây bằng gạch thời Nguyễn, trước cổng là hai trụ biểu, trong cổng là bức bình phong, mặt chính diện của bức bình phong có đắp nổi hình đầu rông. Phần mộ là một khối vữa dày hình bán nguyệt úp sấp, phía trên có hai hình khối đặt hình hai con rùa ngoảnh mặt về hai hướng Đông - Tây. Phía trước mộ có tấm bia bằng đá, mặt trước bia có khắc bốn câu thơ do vua Khải Định ban tặng. Di tích lăng mộ Hồ Cưỡng ở Nhân Trạch - Bố Trạch có giá trị lịch sử tiêu biểu - là nơi an nghỉ của một vị tổ có công khai cơ lập ấp ở Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An và Nhân Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình. Di tích có giá trị giúp chúng ta hiểu thêm về thân thế, sự nghiệp của Hồ Cưỡng trong lịch sử dân tộc. Ông là danh tướng - niềm tự hào của hai dòng họ Hồ ở Quảng Bình và Nghệ An. Lược theo bài viết Hồ Cưỡng ông tổ vùng Lý - Nhân - Nam (Trang Thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình); sách Quảng Bình di tích và danh thắng. 6. Di tích lăng mộ Hoàng Hối Khanh Đền thờ Hoàng Hối Khanh tại thôn Thượng Phong 2 16
  17. Miếu thờ Hoàng Hối Khanh (thôn Hà Thanh - Phong Thủy) Lăng mộ Hoàng Hối Khanh (Đại Giang- Trường Thủy) Lăng mộ Hoàng Hối Khanh nằm trên một khu đất bằng phẳng, non nước hữu tình, gần núi An Mã, thuộc thôn Đại Giang, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy. Miếu thờ Hoàng Hối Khanh tọa lạc trên một khu đất thiêng tại thôn Hà Thanh, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy. Lăng mộ và miếu thờ được xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1845), về sau được trùng tu vài lần. Lăng mộ và miếu thờ xây theo dáng cổ, có mặt bằng hình chữ nhật. Tổng thể hai kiến trúc đều được xây đăng đối theo đường thần đạo, xung 17
  18. quanh có tường bao bọc. Hàng năm, vào ngày 6/6 âm lịch - ngày mất của Hoàng Hối Khanh và lễ kì yên 2/9 - cầu cho quốc thái an, nhân dân Lệ Thủy lại tổ chức cúng tế - tưởng niệm một danh tướng có công lớn với dân tộc nói chung và với vùng đất Lệ Thủy Quảng Bình nói riêng. Ông sinh năm 1363, mất năm 1407, người thôn Bái Trại, xã Định Tăng, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1384, ông thi đỗ Thái học sinh (tương đương học vị Tiến sĩ sau này). Làm quan dưới triều Trần - Hồ, trong giai đoạn vận nước rối ren, khó khăn, phức tạp, hoạt động trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế ông đã thể hiện đầy đủ tài năng, phẩm chất của một người trung nghĩa ái quốc. Đối với vùng đất Quảng Bình, trong thời gian làm tri huyện Nha Nghi (Lệ Thủy) từ 1385 đến năm 1391 ông đã có những đóng góp lớn trong việc khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế bằng mô hình điền trang, tạo điều kiện cho Lệ Thủy phát triển về mọi mặt. Theo ghi chép của sử cũ, khi vào làm tri huyện Nha Nghi, ông đã nghiên cứu kĩ lưỡng thực địa và chọn vùng đất nằm giữa hai con sông Bình Giang và Ngô Giang (vùng tiếp giáp giữa Phong Thủy và Liên Thủy) để đóng huyện sở. Sau đó ông trở ra Thanh Hóa, Nghệ An chiêu tập dân của 12 dòng họ gồm họ Hoàng, Phạm, Trần, Lê, Thân, Khổng, Đào, Phan, Diệp, Bạch, Nguyễn, Võ vào khai hoang lập điền trang cùng với dân sở tại gồm tù binh Chiêm Thành và người Việt được đưa vào từ thời Lí Thánh Tông. Hoàng Hối Khanh khai khẩn được 500 mẫu đất, lập thành một điền trang rộng lớn có trung tâm chỉ huy là thành Ninh Viễn (nằm trên địa bàn hai làng Uẩn Áo, Quy Hậu thuộc Liên Thủy ngày nay). Mô hình điền trang của ông có kiểu kiến trúc trong thành ngoài thị (cách thành khoảng 2km là chợ Tréo) và các làng nghề vây quanh trong khuôn khổ của nền kinh tế tự cung tự cấp. Thời đó, các làng được gọi là Kẻ hoặc Nhà. Kẻ làm nghề nông chiếm đa số: Kẻ Tiểu (Thượng Phong - Phong Thủy), Kẻ Đợi (Đại Phong - Phong Thủy), Kẻ Tuy (Tuy Lộc - Lộc Thủy)…; Kẻ làm nghề chài có Kẻ Soi (Xuân Hồi - Liên Thủy); Kẻ Tréo (Chợ Tréo). Các Nhà chủ yếu là làng nghề thủ công như Nhà Vàng (Hoàng Giang) chuyên sản xuất công cụ lao động cày, hái, đục, chàng…; Nhà Mòi (Mai Hạ) 18
  19. chuyên làm nghề dệt, trông dâu nuôi tằm; Nhà Ngo (Uẩn Áo) chuyên sản xuất đồ gốm nồi niêu, ấm đất… Mô hình điền trang của Hoàng Hối Khanh đã làm cho vùng đất Lệ Thủy vốn nghèo nàn trở thành một vùng trù phú, giàu có, một trung tâm kinh tế, chính trị lớn hơn nhiều so với quy mô của các điền trang thời bấy giờ. Trên cơ sở phát triển kinh tế Hoàng Hối Khanh đã nổ lực xây dựng tiềm lực địa phương vững mạnh. Ông thực hiện chính sách khuyến nông, tích trữ quân lương phòng khi có chiến tranh. Trong huyện và trong điền trang của mình ông chăm lo luyện tập quân sĩ, sẵn sàng chiến đấu khi giặc đến. Nhờ vậy, quân đội của Hoàng Hối Khanh khi làm tri huyện Nha Nghi đã đóng góp nhiều cho các cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương phía Nam của Đại Việt. Có thể nói, trong thời gian làm quan ở Quảng Bình, Hoàng Hối Khanh đã để lại một dấu ấn sâu sắc đối với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Lệ Thủy. Sau khi ổn định tình hình Lệ Thủy, Quảng Bình, triều đình điều ông vào trấn giữ vùng biên viễn phía Nam châu Hóa. Nhà Trần ngày càng suy yếu, giặc Minh âm mưu xâm lược nước ta, ông được điều ra làm An phủ sứ lộ Tam Đái (1394); sau đấy được điều về kinh Tây Đô giữ chức Phát vận sứ ty (1394) để chuẩn bị chống giặc Minh. Năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần. Giặc Minh mượn cớ ''phò Trần diệt Hồ'' để xâm lược nước ta. Hoàng Hối Khanh ra làm quan cho nhà Hồ, được thăng chức Đồng tri Khu mật sứ (1401) để đối phó với bọn xâm lược Minh. Ông cho lập xưởng đúc rèn vũ khí, chế tạo súng thần cơ là loại ''Đại bác'' lúc bấy giờ. Năm 1404, ông làm thái thú Đông Lộ, Hồ Hán Thương sái ông chỉ huy, đốc suất xây dựng hệ thống phòng thủ thành Đa Bang kéo dài từ sông Bạch Hạc qua núi Tản Viên, lòng sông Bạch Hạc được đóng cọc phòng thủ đường thuỷ. Sau khi nhà Hồ bị quân Minh đánh bại, Hoàng Hối Khanh không hợp tác với quân Minh đã cùng thân thuộc lên thuyền chạy ra biển. Đến cửa Đan Huy (tức Cửa Hội-Nghệ An) ông nhảy xuống sông tuẫn tiết. Tướng giặc Trương Phụ lấy đầu đem bêu ở chợ Đông Đô. Sau khi Lê Lợi kháng chiến đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, đã truy phong Sắc thần cho ông: "Tước Phong Dực bảo trung hưng, Linh phù đoan túc tôn thần''. 19
  20. Để tưởng nhớ công ơn vị tiền khai khẩn, dân làng Thượng Phong (tức làng Kẻ Tiểu-Tiểu Phúc Lộc khi xưa) đã lập đền thờ bên hữu ngạn sông Kiến Giang. Hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng 6 âm lịch dân làng tổ chức tế lễ long trọng. Ngày 23 tháng 7 năm 1998 Bộ Văn hoá-thông tin ra Quyết định số 1422 QĐ/VHTT công nhận và cấp Bằng di tích lịch sử danh tướng Hoàng Hối Khanh. Lược theo Quảng Bình ẩn tích thời gian Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tỉnh Quảng Bình - 2008; Quảng Bình di tích và danh thắng. 7. Di tích Điện Thành Hoàng Vĩnh Lộc Điện Thành hoàng làng Vĩnh Lộc (xã Quảng Lộc huyện Quảng Trạch) được xây dựng ở đầu làng, trên một thế đất cao, hướng về phía Nam nhìn ra sông Hòa Giang. Điện được xây từ năm 1483. Năm 1815, Điện được xây dựng hoàn chỉnh thành một quần thẻ di tích gồm sân ngoài, san trong, bình phong, tiền điện, hậu điện, miếu tả, miếu hữu. Điện Thành hoàng Vĩnh Lộc là một kiểu kiến trúc độc đáo trong loại hình kiến trúc thời phong kiến ở Quảng Bình. Điện xây khá đẹp, phối trí hài hòa, công phu. Đặc biệt hình tượng rồng được thể hiện với nhiều góc độ: Rồng nhìn chính diện, nhìn nghiêng, rồng bay trên trời, rồng dưới đất lên, rồng chầu cách điệu ở các đầu đao, rồng chầu mặt nguyệt. 8. Điện thờ Thƣợng thƣ Đại Hành khiển Trần Bang Cẩn Trần Bang Cẩn thuộc dòng dõi hoàng tộc, là người có công đánh dẹp giặc Chiêm Thành , được vua Trần Minh Tông tấn phong Đại hành khiển, hàm Thượng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0