intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình đào tạo cao đẳng ngành Quản trị văn phòng - Lưu trữ học (CĐSP Sơn La)

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:196

150
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình đào tạo cao đẳng ngành Quản trị văn phòng - Lưu trữ học của Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La sau đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết của chương trình đào tạo cao đẳng ngành Quản trị văn phòng - Lưu trữ học với mục tiêu đào tạo, mục tiêu cụ thể, thời gian đào tạo, các môn học được đào tạo và nội dung chính của mỗi môn học với các thông tin liên quan. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình đào tạo cao đẳng ngành Quản trị văn phòng - Lưu trữ học (CĐSP Sơn La)

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN  CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LA TRƯỜNG CĐSP SƠN LA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Tên chương trình: Quản trị văn phòng ­ Lưu trữ học Trình độ đào tạo: Cao đẳng Ngành đào tạo: Quản trị văn phòng ­ Lưu trữ học Loại hình đào tạo: Chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số      /QĐ­CĐSP ngày     tháng     năm2008  của  Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Sơn La) 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO  1.1. Mục tiêu tổng quát Đào tạo đội ngũ cán bộ  có đủ  phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, kiến  thức chuyên môn và kỹ năng tay nghề thực hiện các thao tác nghiệp vụ quản trị văn  phòng ­ lưu trữ  học để  đảm đương các công việc của văn phòng; lưu trữ  các văn   bản tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động các cơ  quan Đảng, Nhà nước từ  Trung  ương đến địa phương; công ty, doanh nghiệp Việt Nam và các công ty liên  doanh với nước ngoài.  1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1. Về phẩm chất đạo đức Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị  Văn phòng ­ Lưu trữ  học có lập  trường tư  tưởng vững vàng; có đạo đức, nếp sống lành mạnh; có tinh thần say mê   yêu ngành nghề  được đào tạo; có ý thức trách nhiệm đối với xã hội, đối với cơ  quan. Đặc biệt, có lương tâm, đạo đức, tác phong của người cán bộ  làm công tác   quản trị văn phòng và lưu trữ. 1.2.2. Về kiến thức chuyên môn ­ Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo Quản trị Văn phòng ­ Lưu trữ học  có năng lực thực hiện các chức trách và nhiệm vụ chuyên môn sau: ­ Có năng lực quản lý, triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản quản lý   Nhà nước về các lĩnh vực, chế độ chính sách, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ trong   cơ quan, tổ chức; công tác văn thư, lưu trữ và văn phòng hiện đại.  ­ Có khả  năng tổ  chức và điều hành công việc văn phòng (Hành chính) trong   các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị ­ xã hội; công ty và doanh nghiệp. ­ Thành thạo các kỹ thuật nghiệp vụ: tham mưu, tổng hợp và cung cấp thông  tin phục vụ  cho hoạt động quản lý; kỹ  thuật soạn thảo văn bản; kỹ  thuật tổ  chức   triển khai điều hành hội nghị; kỹ thuật điều hành thực hiện các tác nghiệp chuyên  môn về  công tác văn thư, lưu trữ, thư  ký văn phòng; kỹ  năng giao tiếp trong công  sở; kỹ năng kiểm tra, đánh giá công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực tổ  chức   cán bộ, văn thư, lưu trữ và văn phòng. ­ Sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị văn phòng hiện đại và các  chương trình phần mềm tin học thông dụng trong công tác văn phòng để  trao đổi  thông tin nghiệp vụ. 1
  2. 1.2.3. Về sức khoẻ Đạt yêu cầu về tiêu chuẩn sức khoẻ đối với cán bộ, công chức theo Pháp lệnh   cán bộ, công chức hiện hành. 2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 năm (6 học kỳ) 3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ 166 đơn vị học trình (không tính học phần Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể  chất) 4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ  thông, trung học bổ  túc văn hoá hoặc  tương đương, trúng tuyển qua kỳ  thi tuyển sinh Cao đẳng hàng năm theo quy định   của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP Thực hiện theo niên chế kết hợp học phần. Quy trình đào tạo và điều kiện xét   tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy chế  hiện hành của Bộ  Giáo   dục   và   Đào   tạo   (Quyết   định   số   25/2006/QĐ­BGD&ĐT   ban   hành   ngày  26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 6. THANG ĐIỂM Theo quy định của Quy chế  đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ  chính quy (ban   hành kèm theo Quyết định số  25/2006/QĐ­BGD&ĐT ban hành ngày 26/6/2006 của  Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 7.1. Kiến thức giáo dục đại cương: 29 ĐVHT =  435 tiết TT Tên học phần Số đvht 1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác ­ Lê nin  5 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh  2 3. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam  3 4. Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 10 5. Tin học cơ bản 3 6. Pháp luật đại cương  3 7. Logic học đại cương 3 8. Giáo dục Quốc phòng 9 9. Giáo dục Thể chất 3 Không kể các học phần 8 và 9 29 đvht 7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành: 43 đvht = 645 tiết  TT Tên học phần Số đvht 1. Cơ sở văn hoá Việt Nam 3 2. Tiếng Việt thực hành 3 3. Xã hội học đại cương 3 4. Luật hành chính 3 5. Lịch sử Việt Nam (giai đoạn từ 938 đến nay) 4 6. Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước 4 7. Quản lý Nhà nước 3 8. Tâm lý học quản lý 3 2
  3. 9. Hành chính học 3 10. Thủ tục hành chính 3 11. Nguyên lý thống kê 4 12. Nhập môn khoa học thư viện ­ Thông tin  3 13. Tin học văn phòng 4 Tổng:  43 đvht  7.2.2. Kiến thức ngành: 73 đvht = 1.095 tiết TT Tên học phần Số đvht 1. Văn bản quản lý Nhà nước  4 2. Nghiệp vụ văn thư 4 3. Kỹ thuật soạn thảo văn bản 6 4. Nghiệp vụ thư ký văn phòng 4 5. Tổ chức và khoa học quản lý 3 6. Nghi thức Nhà nước 2 7. Quản trị văn phòng  5 8. Quản trị nhân sự 4 9. Quản trị quy trình thực hiện và đánh giá công việc   4   10. Nhập môn lưu trữ học 2 11. Lịch sử lưu trữ thế giới và Việt Nam  3 12. Phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam 3 Xác định giá trị  tài liệu và thu thập, bổ  sung tài liệu vào lưu  13. 4 trữ 14. Chỉnh lý tài liệu lưu trữ 5 15. Thống kê và công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ 4 16. Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật và nghe nhìn 4 17. Công tác lưu trữ tài liệu Đảng ­ Đoàn và doanh nghiệp 3 18. Pháp luật lưu trữ 2 19. Sử liệu học 2 20. Công tác văn phòng trong hoạt động quản lý 2 21. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư ­ lưu trữ  3 Tổng: 73 7.2.3. Kiến thức bổ trợ: 7 đvht = 105 tiết TT Tên học phần Số đvht 1. Tiếng Anh văn phòng 3 2. Sử dụng trang thiết bị văn phòng 2 3. Kế toán văn phòng 2 Tổng: 7 đvht 7.2.4 Thực tập nghề nghiệp và thi tốt nghiệp: 14 ĐVHT = 210 tiết TT Tên học phần Số đvht 1 Thực tập cuối khoá 6 2 Thi tốt nghiệp 8 Tổng:  14 đvht 3
  4. 8. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY 9. MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN 7.1. Khối kiến thức đại cương 7.1.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác­Lênin: 05 đvht Thực hiện theo Công văn số 2488/BGDĐT–ĐH&SĐH, ngày 25/3/2008 của Bộ  trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 02 đvht Thực hiện theo Công văn số 2488/BGDĐT–ĐH&SĐH, ngày 25/3/2008 của Bộ  trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7.1.3. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: 03 đvht Thực hiện theo Công văn số 2488/BGDĐT–ĐH&SĐH, ngày 25/3/2008 của Bộ  trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7.1.4. Tiếng Anh: 10 ĐVHT Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ  vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường. Yêu cầu đạt trình độ trung  cấp đối với sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ  thông. 7.1.5. Tin học cơ bản: 3 ĐVHT Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và  máy tính. Đồng thời giúp sinh viên nắm vững các thao tác, kỹ năng sử dụng hệ điều   hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn   thảo và lưu trữ  văn bản phục vụ  công tác văn phòng và giải các vấn đề  trong   chuyên môn. 7.1.6. Pháp luật đại cương: 3 ĐVHT Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp   luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý; các quy phạm, các văn bản quy phạm pháp luật  và hệ  thống pháp luật Việt Nam; cấu trúc của bộ  máy Nhà nước cũng như  chức  năng  thẩm   quyền  và   địa   vị   pháp  lý   của   các   cơ   quan    trong   bộ   máy  Nhà   nước   CHXHCN Việt Nam. 7.1.7. Logic học đại cương:  3 ĐVHT Học phần trang bị  cho sinh viên  những cơ  sở  lý luận chung, những phương   pháp nhận thức khoa học, phương pháp chứng minh, phương pháp xác nhận giả  thuyết và những vấn đề của logic. Qua đó, giúp sinh viên nắm được toàn bộ những  kiến thức và phương pháp cần thiết để  nhận thức các tri thức khoa học, cách thức   ứng dụng vào công tác quản trị văn phòng và lưu trữ. 7.1.8. Giáo dục Quốc phòng: 9 ĐVHT Nội dung chương trình dạy theo Quyết  định số  12/2000/QĐ­BGD&ĐT ban  hành ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 7.1.9. Giáo dục thể chất:  3 ĐVHT Nội dung chương trình dạy theo Quyết định số  3244/2000/QĐ­BGD&ĐT ban  hành ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 7.2.1.1. Cơ sở văn hoá Việt Nam: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: không Học phần trang bị  cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ  thống những tri   thức về văn hoá học nói chung, nền văn hoá Việt Nam nói riêng; văn hoá và văn hoá   4
  5. học; chủ thể và khách thể văn hoá Việt Nam; văn hoá với môi trường tự nhiên, môi  trường xã hội; đơn vị và cấu trúc văn hoá; chức năng, cấu trúc, vai trò của văn hoá,   các giai đoạn phát triển của văn hoá Việt Nam. 7.2.1.2. Tiếng Việt thực hành: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: không Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức để thực hiện các thao tác cơ  bản trong việc tiếp nhận, tạo lập văn bản, giới thiệu các kỹ  năng đặt câu và sử  dụng từ  ngữ  sao cho chuẩn xác, phù hợp và đạt hiệu quả  cao trong soạn thảo văn  bản với các tình huống điển hình trong công tác quản trị văn phòng. 7.2.1.3. Xã hội học đại cương: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: không Học phần trang bị  cho sinh viên những kiến thức khái quát về  lịch sử  hình  thành, phát triển khoa học xã hội học; đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội   học; một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học như: xã hội học đô thị và nông thôn; xã  hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hoá... 7.2.1.4. Luật hành chính: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương. Học phần trang bị  cho sinh viên những kiến thức cơ  bản trong quản lý hành  chính Nhà nước; quan hệ pháp luật hành chính; cán bộ, công chức; quyết định hành   chính; thủ  tục hành chính; trách nhiệm pháp lý hành chính. Qua đó, góp phần nâng   cao năng lực của người cán bộ trong hoạt động văn phòng. 7.2.1.5. Lịch sử Việt Nam (giai đoạn từ 938 đến nay): 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần hệ  thống hoá kiến thức cơ  bản của lịch sử  Việt Nam từ 938 đến  nay. Qua đó, sinh viên vận dụng vào học tập cũng như  nghiên cứu các học phần  khác trong chương trình đào tạo (Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước, Nhập môn  lưu trữ học, Sử liệu học). Bồi dưỡng kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp   và đánh giá sự kiện một cách hệ thống. 7.2.1.6. Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước: 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Lịch sử Việt Nam. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử và tổ  chức quyền   lực Nhà nước qua các thời kỳ  (cơ  cấu, nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc. . .).  Đặc biệt, qua nghiên cứu nội dung 4 bản Hiến pháp thấy rõ lịch sử phát triển, kiện   toàn bộ  máy Nhà nước của Việt Nam từ  1945 cho đến nay. Từ  đó, giúp cho sinh   viên thấy được vai trò, nhiệm vụ của Nhà nước trong tiến trình lịch sử Việt Nam. 7.2.1.7. Quản lý Nhà nước: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Luật Hành chính. Học phần trang bị  cho sinh viên những kiến thức về nguyên tắc, nội dung tổ  chức và hoạt động quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc  phòng của các cơ quan hành chính Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực cải cách hành  chính. 7.2.1.8. Tâm lý học quản lý: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương. Học phần trang bị  cho sinh viên những kiến thức về  tâm lý học để  xác định  các đặc điểm nghề nghiệp và đặc điểm tâm lý trong hoạt động quản lý; giao tiếp  5
  6. trong hoạt động quản lý; phong cách lãnh đạo của người quản lý; các phẩm chất   tâm lý, nhân cách của người quản lý và người dưới quyền; phương pháp tác động  của người quản lý đối với người dưới quyền nhằm đạt được mục tiêu. 7.2.1.9. Hành chính học: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Luật Hành chính. Học phần trang bị  cho sinh viên những kiến thức tổng quát về  khái niệm và  nội dung hành chính học; chức năng hành chính và phương thức hoạt động hành   chính; thể  chế  hành chính; tổ  chức hành chính và nhân sự  hành chính; quyết định  hành chính và văn bản hành chính; kiểm tra, kiểm soát hành chính; hiệu lực, hiệu   quả hành chính và cải cách hành chính theo xu hướng hội nhập. 7.2.1.10. Thủ tục hành chính:  3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Hành chính học, Tổ chức và Khoa học quản lý. Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về thủ tục hành chính  và những vấn đề  cải cách thủ  tục hành chính trong các cơ  quan hành chính Nhà   nước; những quy định hiện hành của Nhà nước về  cải cách thủ  tục hành chính  ở  một số lĩnh vực trong cơ quan hành chính Nhà nước. 7.2.1.11. Nguyên lý thống kê:  4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Logic học đại cương, Pháp luật đại cương. Học phần trang bị cho sinh viên lý thuyết cơ bản về thống kê các hiện tượng   kinh tế ­ xã hội. Cung cấp kiến thức về phương pháp điều tra, tổng hợp đánh giá và  trình bày số  liệu thống kê nhằm phản ánh xu thế  phát triển và bản chất của hiện   tượng nghiên cứu. 7.2.1.12. Nhập môn khoa học thư viện ­ Thông tin : 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức tổng thể về mạng lưới thư viện và  các cơ quan thông tin; khả năng và các dịch vụ cung cấp thông tin của các thư viện   và trung tâm thông tin; cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cách thức,   phương pháp khai thác thông tin trên các phương tiện khác nhau; giúp sinh viên biết  cách xử  lý tổng hợp thông tin phục vụ  cho công tác quản lý của lãnh đạo các cấp,   công tác Quản trị văn phòng và lưu trữ.  7.2.1.13. Tin học văn phòng: 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ bản, Tiếng Anh Học   phần   trang   bị   cho   sinh   viên   những   kiến   thức   cơ   bản   về   phần   mềm   Microsoft Word’ XP for Windows, hiểu rõ cú pháp của các câu lệnh, quy trình trình   thực hiện. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể  thực hiện soạn thảo,   trình bày văn bản, làm các bảng biểu thống kê tổng hợp lưu giữ tra tìm thông tin để  cung cấp cho nhà quản lý. 7.2.2.1.Văn bản quản lý Nhà nước : 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Luật hành chính Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức chung nhất về văn bản quản   lý Nhà nước: khái niệm, chức năng của văn bản quản lý Nhà nước; hệ  thống văn  bản quản lý Nhà nước; thể  thức văn bản quản lý Nhà nước và tiêu chuẩn hoá văn  bản quản lý Nhà nước. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ  khả  năng vận dụng lý   thuyết đã học vào thực tiễn để  soạn thảo văn bản đúng chức năng, nhiệm vụ  và   thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước. 6
  7. 7.2.2.2. Nghiệp vụ Văn thư:  4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Văn bản quản lý Nhà nước, kỹ  thuật soạn thảo văn  bản  Học phần trang bị  cho sinh viên hệ  thống kiến thức lý luận về  nghiệp vụ  công tác văn thư. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ  khả  năng vận dụng vào thực   tiễn tác nghiệp chuyên môn để quản lý và lưu trữ văn bản tài liệu đáp ứng nhu cầu   quản lý và giải quyết văn bản. 7.2.2.3. Kỹ thuật soạn thảo văn bản: 6 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước, Văn bản quản lý  Nhà nước. Học phần trang bị  cho sinh viên những kiến thức lý luận về  kỹ  thuật soạn  thảo văn bản. Kết thúc học phần, sinh viên có kỹ  năng về  phương pháp thu thập   thông tin cần thiết cho quá trình soạn thảo văn bản; vận dụng vào thực tiễn để  soạn thảo các loại văn bản quản lý Nhà nước hình thành trong quá trình hoạt động  của các cơ  quan Đảng, Nhà nước, công ty, doanh nghiệp, đáp  ứng được yêu cầu   của nhà quản lý các cấp. 7.2.2.4. Nghiệp vụ thư ký văn phòng: 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Văn bản quản lý Nhà nước, Kỹ thuật soạn thảo văn bản  và Tâm lý học quản lý. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một số nghiệp vụ:  nghiệp vụ  tiếp khách, đãi khách, tổ  chức hội nghị, tổ chức chuyến đi công tác của   lãnh đạo, thu thập và xử  lý thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ  quan,  tổ chức. 7.2.2.5. Tổ chức và khoa học quản lý: 3 ĐVHT  Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương, Hành chính học. Học phần trang bị  cho sinh viên những tri thức chung nhất về  khoa học tổ  chức và khoa học quản lý. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ  khả  năng vận dụng  linh hoạt lý thuyết đã học vào thực tiễn để  nắm được phương pháp tổ  chức và  quản lý nói chung và trong một cơ cấu tổ chức nói riêng. 7.2.2.6. Nghi thức Nhà nước: 2 ĐVHT Điều kiện tiên quyết:  Pháp luật đại cương Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ tổ chức   nghi thức Nhà nước, bao gồm: nghi thức công sở, nghi thức tổ  chức các buổi mít  tinh, lễ kỷ niệm, lễ trao tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước, các nghi thức trong   quan hệ quốc tế. 7.2.2.7. Quản trị văn phòng: 5 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Luật hành chính, Pháp luật đại cương, Văn bản quản lý  Nhà nước và Kỹ thuật soạn thảo văn bản. Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vị trí, chức năng,   nhiệm vụ, tổ  chức bộ  máy, mối quan hệ  công tác của văn phòng, vai trò của văn   phòng trong hoạt động quản lý, các loại hình văn phòng cơ  quan  ở  Việt Nam hiện   nay; khái niệm, chức năng, vai trò của quản trị văn phòng và nhà quản trị văn phòng,   nội dung thực hiện chức năng quản trị  văn phòng trong nghiệp vụ  công tác văn  phòng; đổi mới và hiện đại hóa văn phòng. 7.2.2.8. Quản trị nhân sự: 4 ĐVHT 7
  8. Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Tâm lý học quản lý. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực quản   trị  nhân sự, chú trọng những kiến thức và kỹ  năng thực tiễn. Kết thúc học phần,   sinh viên có đủ  khả  năng vận dụng vào các tình huống quản lý nhân sự  thực tế  trong các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp. 7.2.2.9. Quản trị quy trình thực hiện và đánh giá công việc : 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Quản trị nhân sự, Tổ chức và khoa học quản lý. Học phần trang bị  cho sinh viên những kiến thức cơ  bản về  quy trình thực  hiện công việc, đánh giá công việc. Nội dung học phần bao gồm: những vấn đề về  khái niệm, nội dung, kỹ  năng và quy trình thực hiện, đánh giá công việc... nhằm   nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý của các cơ quan Đảng, Nhà nước, công  ty, doanh nghiệp. 7.2.2.10. Nhập môn lưu trữ học: 2 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước, Nghiệp vụ công  tác văn thư. Học phần trang bị  cho sinh viên hệ  thống những nội dung cơ bản về lý luận  tài liệu lưu trữ, công tác lưu trữ; những quy trình nghiệp vụ của công tác lưu trữ nói  chung trước khi tìm hiểu các học phần cụ thể của chuyên ngành lưu trữ. 7.2.2.11. Lịch sử lưu trữ Thế giới và Việt Nam: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học Học phần cung cấp cho sinh viên những tri thức chung nhất về quá trình hình   thành và phát triển công tác lưu trữ  của một số quốc gia tiêu biểu trên thế  giới và   Việt Nam. Kết thúc học phần, sinh viên nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa của công tác   lưu trữ đối với sự phát triển của thế giới và Việt Nam. 7.2.2.12. Phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống lý luận  cũng như thực tiễn việc phân loại tài liệu Phông lưu trữ  Quốc gia Việt Nam, thấy   được mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động lưu trữ  đối với sự  phát triển kinh tế  ­   xã hội. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng vào thực tế công tác   phân loại tài liệu Phông lưu trữ  Quốc gia nói chung và Phông lưu trữ  của cơ  quan   nói riêng.  7.2.2.13. Xác định giá trị tài liệu và thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ: 4  ĐVHT                                                                                              Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận khoa học về xác định  giá trị tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ. Kết thúc học phần, sinh viên   có đủ  khả  năng vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn công tác xác  định giá trị  tài liệu và thu thập bổ  sung tài liệu vào lưu trữ  của từng cơ  quan, tổ  chức. 7.2.2.14. Chỉnh lý tài liệu lưu trữ: 5 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ  học, Xác định giá trị  tài liệu và thu  thập bổ sung tài liệu. Học  phần trang bị  cho sinh  viên  kiến  thức  tổng  hợp  cơ   bản  về   quy  trình   nghiệp vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng tổ  8
  9. chức sắp xếp tài liệu đưa ra chỉnh lý khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác   quản lý, bảo quản, tổ  chức khai thác sử  dụng tài liệu của các cơ  quan, đơn vị, tổ  chức. 7.2.2.15. Thống kê và công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ: 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ, Phân loại tài liệu Phông lưu trữ  Quốc gia Việt Nam; Xác định giá trị và thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ; Chỉnh  lý khoa học tài liệu lưu trữ. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận của công tác thống kê  và tra tìm tài liệu lưu trữ. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ  khả  năng vận dụng   những kiến thức vào thực tiễn công tác thống kê và tra tìm tài liệu đặc thù của các   cơ quan, tổ chức, phát huy giá trị thông tin của tài liệu lưu trữ đó. 7.2.2.16. Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật và nghe nhìn: 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học, Phân loại tài liệu phông lưu trữ  Quốc gia Việt Nam, Xác định giá trị tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ,   Chỉnh lý tài liệu lưu trữ. Học phần trang bị  cho sinh viên những kiến thức cơ bản của tài liệu lưu trữ  KHKT và nghe nhìn; các quy trình nghiệp vụ  lưu trữ  tài liệu KHKT và Nghe nhìn.  Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng những kiến thức cơ bản đã  được học vào thực tiễn công tác lưu trữ  KHKT và Nghe nhìn  ở  các cơ  quan hiện  nay. 7.2.2.17. Công tác lưu trữ tài liệu Đảng ­ Đoàn và doanh nghiệp: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận về đặc thù nghiệp vụ  công tác lưu trữ  tài liệu của Đảng ­ Đoàn và doanh nghiệp để  sinh viên vận dụng  linh hoạt vào thực tiễn công tác sau khi tốt nghiệp. 7.2.2.18. Pháp luật lưu trữ: 2 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Lịch sử lưu trữ Việt Nam và Thế giới Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật lưu trữ  của Việt Nam từ  năm 1945 đến nay và giới thiệu pháp luật lưu trữ  của một số  nước trên thế giới. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng tư duy để nhận xét   ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong pháp luật lưu trữ của Việt Nam hiện nay. 7.2.2.19. Sử liệu học: 2 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Việt Nam và Lịch sử lưu trữ Việt Nam Học phần trang bị  cho sinh viên những kiến thức cơ  bản về  sử  liệu học ­   Ngành khoa học nghiên cứu các sự kiện lịch sử. Từ đó, giúp cho sinh viên biết cách  phân loại, sưu tầm thu thập, xác định giá trị, khai thác sử  dụng sử liệu để  có nhận  thức khách quan, chân thực về các sự kiện lịch sử. 7.2.2.20. Công tác văn phòng trong hoạt động quản lý: 2 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ văn thư, Nghiệp vụ thư ký và Nhập môn lưu  trữ  Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức của Văn phòng và  các nghiệp vụ tổ chức ­ điều hành hoạt động văn phòng. Cụ thể, sinh viên được tìm  hiểu khái niệm về văn phòng; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức của văn phòng;  kỹ thuật hành chính và kỹ thuật tổ chức trong điều hành hoạt động của văn phòng,  vận dụng vào thực tiễn công tác.  9
  10. 7.2.2.21. Ứng dụng  công nghệ thông tin  vào công tác văn thư ­ lưu trữ: 3 ĐVHT   Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ bản, Tin học Văn phòng, Nghiệp vụ văn thư,  Nghiệp vụ thư ký và Nhập môn lưu trữ học. Học phần trang bị  cho sinh viên những kiến thức cơ  bản về  khả  năng  ứng  dụng CNTT vào công tác quản trị văn phòng, văn thư, lưu trữ. Cụ thể, quản lý văn  bản đi ­ đến, quản lý và tra tìm tài liệu lưu trữ. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ  khả  năng vận dụng cung cấp những thông tin theo yêu cầu của nhà quản lý trong  lĩnh vực công tác văn phòng và công tác lưu trữ. 7.2.3.1. Tiếng Anh văn phòng: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh cơ bản Học phần trang bị  cho sinh viên những kiến thức cơ bản của Tiếng Anh văn  phòng. Từ  đó, thấy được sự  khác nhau giữa sử  dụng Tiếng Anh văn phòng với  Tiếng Anh phổ  thông; giúp sinh viên chuyên ngành Quản trị  văn phòng ­ Lưu trữ  học phát triển và nâng cao các kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập và ý thức   sử dụng Tiếng Anh văn phòng để phục vụ quá trình công tác sau khi tốt nghiệp. 7.2.3.2. Sử dụng trang thiết bị văn phòng: 2 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ  văn thư, Nghiệp vụ  thư  ký và Quản trị  văn   phòng. Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý, cách  sử  dụng, cách bảo quản và ý thức giữ  gìn tiết kiệm của cán bộ  làm công tác văn  phòng. Sau khi được hướng dẫn và trực tiếp thực hành các thao tác trên máy, sinh  viên nắm được chức năng, công dụng của các trang thiết bị  và sử  dụng thành thạo  các trang thiết bị văn phòng một cách an toàn, hiệu quả. 7.2.3.3. Kế toán văn phòng: 2 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương. Học phần trang bị  cho sinh viên những nguyên lý cơ  bản về  nghiệp vụ  của   công tác kế toán văn phòng. Kết thúc học phần, sinh viên có thể nắm được phương  pháp ghi chép tài khoản kế toán, phương pháp lập, đọc và kiểm tra một số báo cáo   tài chính của một đơn vị cụ thể. 7.2.4.1. Thực tập cuối khoá: 6 ĐVHT 7.2.4.2.Thi tốt nghiệp: 8 ĐVHT 10
  11. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN NGÀNH ĐÀO TẠO : QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG – LƯU TRỮ HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN 7.1.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác ­ Lênin: 05 ĐVHT 7.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 02 ĐVHT 7.1.3. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: 03 ĐVHT Thực hiện theo Quyết định số 52/2008/QĐ­BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008  của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. 11
  12. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Tiếng Anh 2. Số đơn vị học trình: 10 đvht. 3. Trình độ: Sinh viên năm 1, 2. 4. Phân bổ thời gian HP 1: 45 tiết HP 2: 45 tiết HP 3: 60 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: Không. 6. Mục tiêu của học phần 6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và tương đối  hệ  thống về  tiếng Anh thực hành hiện đại  ở  trình độ  sơ  cấp trở  lên, nhằm phát  triển 4 kỹ năng thực hành ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh và những   hiểu biết khái quát về một số nước nói tiếng Anh. 6.2. Kỹ năng: Sinh viên sử dụng được 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết Tiếng   Anh ở trình độ A. ­  Nghe: Nghe hiểu các câu hỏi, đoạn hội thoại để  hồi đáp. Nghe hiểu được  đại bộ  phận nội dung thông tin, dữ  kiện như  phân biệt được đúng sai, nghe được   thông tin cần thiết hoặc ý chính … Nội dung của văn bản đó được tái tạo từ  ngữ  liệu đã học với văn cảnh cụ  thể  và lời nói rõ ràng. Ngôn bản có thể   ở  dạng độc  thoại hay đối thoại, có nội dung về các lĩnh vực đời sống sinh hoạt hàng ngày (gặp   gỡ, hò hẹn, mua bán, sở thích, vui chơi giải trí, du lịch….) và giao tiếp xã hội từ đơn   giản đến phức tạp. ­ Nói: Diễn đạt tự nhiên, lưu loát (có thể mắc lỗi ngữ pháp) nhu cầu giao tiếp   cơ  bản về các lĩnh vực thuộc đời sống sinh hoạt hàng ngày và giao tiếp xã hội từ  đơn giản đến phức tạp. Duy trì những câu hội thoại đơn giản, đồng thời củng cố  khả năng dùng các mẫu câu đã học để truyền đạt thông tin, phản hồi với các thông   tin do người khác đưa ra trong phạm vi chủ đề, chức năng ngôn ngữ. ­ Đọc: Có thể đọc hiểu được đại bộ  phận thông tin, dữ  kiện, ý chính … của  văn bản. Hiểu được những thư tín, chỉ dẫn, lịch trình, biểu bảng thông tin, đoạn văn   ngắn có chủ điểm. ­ Viết: Có khả năng viết về các vấn đề cá nhân xã hội, mô tả, kể lại sự việc/   thông tin, viết tóm tắt lại nội dung đã nghe/ nói/ đọc về các vấn đề quen thuộc như  bản thân, gia đình, công việc, sở thích, du lịch giải trí, kế hoạch, đoạn văn ngắn có  chủ  điểm, viết thư  giao dịch, thư bạn bè bằng văn phong phù hợp đúng ngữ  pháp,   chính tả. 6.3. Thái độ, hành vi và năng lực:  Hình thành và phát triển ở sinh viên những  kiến thức, kĩ năng cơ  bản về  tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ  cần thiết để  tiếp tục học hoặc phục vụ  các nhu cầu nghề  nghiệp sau này. Hình thành kĩ năng  học tiếng và phát triển tư duy sẽ có tác động đến khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ và  năng lực ngôn ngữ toàn diện. 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần 12
  13. ­ Cung cấp cho người học các hiện tượng ngữ pháp cơ bản (Thì hiện tại đơn,  thì quá khứ  đơn, thì hiện tại tiếp diễn, thì hiện tại hoàn thành, giới từ, đại từ,   động từ, tính từ, trạng từ … ) ­ Cả 4 kỹ năng được phối hợp chặt chẽ, sinh viên được luyện tập qua các chủ  đề thực tế nhằm phát huy tính sáng tạo của bản thân. ­ Số lượng từ vựng liên quan đến các chủ đề gần gũi với đời sống được thông  qua các bài tập cụ thể và tranh minh hoạ. 8. Nhiệm vụ của sinh viên ­ Dự lớp đầy đủ. ­ Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc.  ­ Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập. ­ Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên. 9. Tài liệu học tập ­ Sách New Headway Elementary (Student’s book) ­ Sách New Headway (Workbook) ­ 2 băng đài New Headway: (Tác giả: John and Liz Soars; NXB ĐH Quốc gia  Hà Nội) 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số  285/QĐ­CĐSP   ngày   16/6/2006   về   việc   “Ban   hành   hướng   dẫn   thực   hiện   quy   chế   Đào   tạo   số  25/QĐ­BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn   La”. 11. Thang điểm: 10 12. Nội dung chi tiết chương trình STT TÊN CHƯƠNG ­ BÀI Số tiết 1 Hello Everybody 10 2 Meeting people 10 Test 1 1 3 The world of work 10 Test 2 1 4 Take it easy 10 Test 3 1 Consolidation term 1 2 5 Where do you l4e? 10 6 Can you speak English? 10 Test 1 1 7 Then and now 10 Test 2 1 8 How long ago? 10 Test 3 1 Consolidation term 2 2 9 Food you like! 9 10 Bigger and better! 9 Test 1 1 13
  14. 11 Looking good! 9 12 Life’s an adventure 9 Test 2 1 13 How terrible clever! 9 Test 3 1 14 Have you ever? 9 Test 4 1 Consolidation term 3 2 13.  Ngày phê duyệt:                                      14. Cấp phê duyệt:  14
  15. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Tin học cơ bản 2. Số đơn vị học trình: 3  3. Trình độ: Sinh viên năm 1 4. Phân bố thời gian Lý thuyết: 25 tiết Thực hành: 20 tiết  5. Điều kiện tiên quyết: Không 6. Mục tiêu của học phần 6.1. Kiến thức: Trang bị  cho sinh viên một số kiến thức, kỹ năng cơ  bản về  tin học, có khả  năng vận dụng vào giải quyết các công việc đơn giản, làm cơ  sở  cho việc học tập nâng cao hiểu biết sau này. 6.2. Kỹ  năng: Thực hành tương đối thành thạo các thao tác tổ  chức, quản lý   thư mục, file, sử dụng được chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word để xử  lý các văn bản thông thường.  6.3. Thái độ: Có ý thức và tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần Học phần cung cấp một số  kiến thức đại cương về  tin học, cách sử  dụng  các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt các kỹ năng cơ bản về sử dụng phần   mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word. 8. Nhiệm vụ của sinh viên ­ Dự lớp đầy đủ. ­ Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc.  ­ Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập. ­ Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên. 9. Tài liệu học tập: * Sách, giáo trình chính:  Tài liệu do giảng viên biên soạn * Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình Tin học cơ sở, NXB Đại học sư phạm 2004 2. Microsoft Word 2002 toàn tập, Nhà xuất bản Trẻ 2004 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên   Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số  285/QĐ­CĐSP  ngày   16/6/2006   về   việc   “Ban   hành   hướng   dẫn   thực   hiện   quy   chế   Đào   tạo   số  25/QĐ­BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn   La”. 11. Thang điểm: 10. 12. Nội dung chi tiết học phần Lý  Tổng  TH/ TT TÊN CHƯƠNG ­ BÀI thuyế số tiết KT t 1 CHƯƠNG 1. CÁC KIẾN THỨC CƠ SỞ 15 10 5 1.1. Thông tin và xử lý thông tin 1.2. Một số  kiến thức cơ  bản về  tin học và máy  15
  16. tính 1.3. Cấu trúc chung của máy tính 1.4. Nguyên tắc lưu trữ, xử  lý thông tin trên máy  tính 1.5. Hệ điều hành Windows XP ­ Màn hình làm việc của Windows XP ­ Các thành phần trong màn hình làm việc ­ Các quy ước về thao tác trong thực hành ­ Cách tổ chức, lưu trữ thông tin trong Windows XP ­ Các thao tác cơ bản với thư mục ­ Thao tác cơ bản với tệp tin 2 CHƯƠNG 2. MICROSOFT WORD 2002 30 15 15 2.1 Tổng quan về Microsoft Word 2002 ­ Giới thiệu  ­ Khởi động và thoát khỏi Microsoft Word ­ Màn hình làm việc và các thành phần điều khiển của  Microsoft Word  2.2 Tạo lập văn bản  ­ Quy tắc nhập tiếng Việt và bộ mã tiếng Việt TCVN  6909:2001 ­ Các thao tác cơ bản : tạo mới, lưu cất, đóng, mở văn  bản 2.3. Khối văn bản ­ Khái niệm khối văn bản ­ Chọn khối văn bản, hủy chọn ­ Sao chép, di chuyển, xóa khối văn bản 2.4. Định dạng văn bản ­ Khái niệm định dạng văn bản ­ Định dạng sử dụng thanh công cụ (Tool Bar) ­ Định dạng bằng thực đơn (Menu) ­ Định dạng bằng chổi quét định dạng (Format Painter) ­ Định dạng đoạn (Paragraph) ­ Đánh số trang ­ Ngắt trang văn bản ­  Định dạng văn bản dạng cột  ­ Định dạng điểm dừng Tab ­ Định dạng Bullets and Numbering 2.5. Một số hiệu ứng  ­ Sử dụng các ký hiệu đặc biệt (Symbol) ­ Tạo chữ hoa đầu dòng (Drop Cap) ­ Sử dụng hình ảnh trong văn bản ­ Tạo chữ nghệ thuật (WordArt) ­ Sử dụng Text Box ­ Vẽ hình trong Microsoft Word  2.6. Bảng trong Microsoft Word  16
  17. ­ Tạo bảng mới. ­ Thay đổi kích thước dòng, cột ­ Nhập dữ liệu trong bảng ­ Chèn thêm dòng, cột ­ Xóa bớt dòng, cột ­ Trộn ô, tách ô  ­ Kẻ khung bảng ­ Định dạng nền bảng  2.7. In văn bản ­ Định dạng trang in ­ Định khổ giấy in ­ Xem trước khi in ­ Thực hiện in ấn 13. Ngày phê duyệt: 14. Cấp phê duyệt: 17
  18. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Pháp luật đại cương 2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: Sinh viên năm 1 4. Phân bổ thời gian ­ Lý thuyết: 31 tiết ­ Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 14 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: không 6. Mục tiêu của học phần 6.1. Về  kiến thức: Trang bị  cho sinh viên tương đối có hệ  thống những nội  dung cơ  bản về Nhà nước và pháp luật, những khái niệm chung, khái quát về  Nhà  nước pháp quyền Xã hội chủ  nghĩa và hệ  thống pháp luật Việt Nam. Đồng thời,  sinh viên nắm được một số nội dung pháp luật cụ thể làm nền tảng cho việc học. 6.2. Về kĩ năng: Sinh viên có kĩ năng tiếp cận thực tiễn, vận dụng những kiến  thức đã học để tự tìm hiểu, nghiên cứu và độc lập phân tích các hoạt động, các hiện  tượng chính trị pháp lý trong xã hội. 6.3.Về  thái độ:  Sinh viên có thái độ  tôn trọng và thói quen tự  giác tuân thủ  pháp luật, thực sự là người nói và làm theo pháp luật. 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần ­ Những vấn đề chung về pháp luật đại cương. ­ Một số vấn đề cơ bản về pháp luật. ­ Các cơ chế điều chỉnh của pháp luật. ­ Hệ thống pháp luật và vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt  Nam. 8. Nhiệm vụ của sinh viên ­ Dự lớp đầy đủ. ­ Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc.  ­ Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập. ­ Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên. 9. Tài liệu học tập *  Sách, giáo trình chính ­ Đinh Xuân Thắng ­ Phạm Văn Hùng,  Pháp luật học đại cương, NXB Đại  học Giáo dục, 1999. ­ Trần Văn Thắng (Chủ  biên) ­ Dương Thị  Thanh Mai ­ Nguyễn Trung Tín,  Giáo trình pháp luật, NXB Sư Phạm, 2007. *  Tài liệu tham khảo ­ Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Những vấn đề  lý luận cơ  bản về   Nhà nước và pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo quyết định của Hiệu trưởng Trường CĐSP Sơn La số 285QĐ/CĐSP ngày  16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25QĐ­ BGD  và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy của Trường CĐSP Sơn La” 11. Thang điểm: 10 18
  19. 12. Nội dung chi tiết học phần Tổng  Lý  TH/ TT TÊN CHƯƠNG ­ BÀI số  thuyế KT tiết t CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 1 1.1. Mục tiêu nghiên cứu 10 7 3 1.2. Nội dung nghiên cứu 1.3. Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN  VỀ PHÁP LUẬT 2.1. Nguồn gốc của pháp luật 2 2.2. Bản chất và chức năng của pháp luật 15 10 5 2.3. Hệ thống của Pháp luật 2.4. Các kiểu Pháp luật 2.5. Pháp luật XHCN Việt Nam CHƯƠNG 3. CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH  CỦA PHÁP LUẬT 3.1. Thực hiện Pháp luật 3 10 7 3 3.2. Quan hệ Pháp luật 3.3. Ý thức Pháp luật và Pháp chế 3.4. Cơ chế điều chỉnh của Pháp luật CHƯƠNG 4. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM  VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP  QUYỀN XàHỘI CHỦ NGHĨA 4 4.1. Hệ thống Pháp luật Việt Nam 10 7 3 4.2. Các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam 4.3. Sự phát triển của hệ thống Pháp luật Việt Nam 4.4. Xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam            13. Ngày phê duyệt : 14. Cấp phê duyệt : 19
  20. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Logic đại cương 2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: Sinh viên năm 1 4. Phân bố thời gian:  ­ Lý thuyết: 30 tiết ­ Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 15 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: Không. 6.Mục tiêu của học phần 6.1.Kiến thức: Sinh viên lĩnh hội được các khái niệm đại cương về lôgic học,  các hình thức tư duy cơ bản, các quy luật cơ bản của tư duy và lôgic biện chứng. 6.2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy lôgic và tư duy biện chứng. 6.3.Thái độ: Có ý thức và tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần Cung cấp những tri thức cơ bản của logic học hình thức, mối liên hệ  hữu cơ  giữa logic học và triết học, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của logic học hình  thức, các quy luật cơ  bản và vai trò, ý nghĩa quan trọng của logic học trong việc   hình thành, rèn luyện thói quen tư  duy logic chặt chẽ, trình bày một vấn đề  một   cách khoa học. Học phần cũng trang bị những kiến thức về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và  quan hệ của các khái niệm phán đoán, suy luận, chứng minh logic thường dùng. Từ  đó, sinh viên vận dụng các quy luật logic trong tư  duy, tránh sai lầm thường gặp   trong suy nghĩ và trình bày vấn đề. 8. Nhiệm vụ của sinh viên ­ Dự lớp đầy đủ. ­ Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc.  ­ Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập. ­ Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên. 9. Tài liệu học tập * Sách, giáo trình chính  Nguyễn Như Hải ­ Giáo trình Lôgic học đại cương, NXB Giáo dục 4/2007.  10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số  285/QĐ­CĐSP  ngày   16/6/2006   về   việc   “Ban   hành   hướng   dẫn   thực   hiện   quy   chế   Đào   tạo   số  25/QĐ­BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn   La”. 11. Thang điểm: 10. 12. Nội dung chi tiết học phần Tổng  Lý  TH/ TT TÊN CHƯƠNG ­ BÀI số  thuyế KT tiết t 1 PHẦN 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ LOGIC HỌC  6 4 2 1.1. Thuật ngữ Logic 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2